1
CHƯƠNG 5: QUẢN TRỊ VẬN CHUYỂN HÀNG HOÁ TRONG KINH DOANH
THƯƠNG MẠI
1- Chức năng và các loại hình vận chuyển hàng hoá.
Vận chuyển hàng hoá là sự di động hàng hoá trong không gian bằng sức người hay phương
tiện vận tải nhằm đảm bảo dự trữ và cung cấp dịch vụ cho khách hàng trên các khu vực thị trường
mục tiêu.
Xét trên toàn bộ nền kinh tế, vận chuyển hàng hoá là do sự cách biệt về không gian giữa
sản xuất và tiêu dùng hàng hoá, và do đó yêu cầu vận chuyền tăng lên cùng với sự phát triển
của nền kinh tế, mà chủ yếu là quá trình tập trung hoá và chuyên môn hoá của sản xuất và tiêu
dùng. Còn xét về chức năng quản trị hậu cần của doanh nghiệp thì vận chuyển hàng hoá một mặt
nhằm bổ sung dự trữ cho mạng lưới hậu cần của doanh nghiệp, mặt khác,nhằm cung cấp dịch
vụ hậu cần cho khách hàng, và do đó, vận chuyển hàng hoá phải thực hiện cả 2 nhiệm vụ hậu cần
doanh nghiệp
: nâng cao chất lượng dịch vụ hậu cần khách hàng và giảm chi
phí.
Trong hệ thống hậu cần của doanh nghiệp thương mại, vận chuyển có vai trò đặc biệt
quan trọng. Nó là một trong những yếu tố hậu cần cơ bản của doanh nghiệp thể hiện ở sơ đồ
của hình 1(H.1). Một hệ thống vận chuyển hợp lý sẽ tăng cường khả năng cạnh tranh cho doanh
nghiệp do nâng cao trình độ dịch vụ khách hàng và giảm chi phí hậu cần
Một trong những tiêu chuẩn dịch vụ khách hàng cơ bản là tốc độ, độ ổn định và tính linh
hoạt trong cung ứng hàng hoá cho khách hàng. Thời gian và độ ổn định cung ứng hàng hoá cho
khách hàng chủ yếu do vận chuyển đáp ứng. Chính vì vậy, tốc độ và độ ổn định là những mục
tiêu chủ yếu của vận chuyển hàng hoá. Quản trị vận chuyển đáp ứng tốt các mục tiêu dịch vụ sẽ
thoả mãn tốt hơn nhu cầu mua hàng của khách hàng, phát triển doanh thu, nâng cao lợi thế cạnh
tranh cho doanh nghiệp.
Vận chuyển ảnh hưởng lớn đến chi phí của cả hệ thống hậu cần, bao gồm chi phí vận
chuyển, dự trữ (trên đường và trong mạng lưới hậu cần ).Tập trung vận chuyển và sử dụng
các phương tiện vận tải tốc độ cao sẽ có tác dụng giảm tổng chi phí hậu cần, và do đó giảm giá
hàng hoá bán ra, phát triển nhu cầu khách hàng (co giãn của cầu theo giá) đem lại lợi thế cạnh
tranh cao cho doanh nghiệp.
Xuất phát từ bản chất hậu cần, vận chuyển có 2 chức năng: chức năng di chuyển và chức
năng dự trữ.
Chức năng di chuyển: Đây là chức năng chủ yếu của vận chuyển. Thực hiện chức
năng này, vận chuyển tiêu tốn các nguồn lực: Thời gian, tài chính và môi trường.
Thời gian là nguồn lực chính mà vận chuyển tiêu tốn và do đó vận chuyển hợp lý khi chi
phí thời gian vận chuyển ít nhất. Chi phí thời gian vận chuyển là một trong những chỉ tiêu cơ
bản đánh giá trình độ dịch vụ hậu cần. Tăng tốc độ vận chuyển đảm bảo duy trì dự trữ hợp lý,
giảm dự trữ trên đường và trong mạng lưới hậu cần, đồng thời cung cấp kịp thời hàng hoá cho
khách hàng. Và do đó, tăng tốc độ vận chuyển hợp lý sẽ đảm bảo nâng cao hiệu quả kinh
doanh cho doanh nghiệp thương mại.
Vận chuyển hàng hoá gắn liền với các chi phí: phương tiện vận tải, lao động, quản lý,
hao hụt .,có nghĩa vận chuyển hàng hoá tiêu tốn các nguồn lực tài chính. Một phương án vận
2
chuyển hợp lý phải đảm bảo giảm chi phí vận chuyển đến mức thấp nhất.
Ghi chú: Từ 1 đến 5- Từ tốt nhất đến kém nhất
3
Vận chuyển hàng hoá cũng đồng nghĩa với tiêu tốn các nguồn lực môi trường. Vận
chuyển trực tiếp tiêu tốn nguồn tài nguyên thiên nhiên đang dần bị cạn kiệt như dầu mỏ,than đá ,
đồng thời làm ô nhiễm môi trường không khí, gây tiếng ồn, làm tắc nghẽn giao thông Chính
vì vậy, nhà nước rất quan tâm đến ngành giao thông vận tải nhằm giảm đến mức thấp nhất ảnh
hưởng của vận chuyển đến môi trường.
Chức năng dự trữ hàng hoá : Đây là chức năng không cơ bản gắn liền với việc tồn trữ
hàng hoá trong quá trình vận chuyển. Dự trữ hàng hoá trong vận chuyển phụ thuộc vào tốc độ
và cường độ vận chuyển. Phương tiện vận tải có tốc độ càng cao thì dự trữ trênđường càng nhỏ.
Đồng thời có thể lợi dụng chức năng này để sử dụng phương tiện vận tải dự trữ hàng hoá thay
cho kho trong những trường hợp nếu sử dụng phương tiện vận tải để dự trữ tốt hơn kho: do thiếu
kho, thay kho dự trữ ngắn ngày để tiết kiệm chi phí bốc dỡ Nguyên tắc dự trữ trên phương tiện
là đảm bảo chất lượng hàng hoá, giảm thời gian vận động của hàng hoá với chi phí thấp.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các loại hình vận chuyển càng phong phú.
Có thể phân loại vận chuyển hàng hoá theo một số tiêu thức sau:
Theo đặc trưng của con đường và phương tiện vận tải, có các loại hình vận chuyển : vận
chuyển đường sắt, đường thuỷ, đường bộ(ôtô), đường không (máy bay), đường ống.Đặc điểm
cơ cấu chi phí của các loại hình vận chuyển này như sau:
- Đường sắt: Chi phí cố định cao, chi phí biến đổi thấp;
- Đường thuỷ: Chi phí cố định trung bình, chi phí biến đổi thấp;
- Đường bộ: Chi phí cố định thấp, chi phí biến đổi trung bình;
- Đường không: Chi phí cố định thấp, chi phí biến đổi cao;
- Đường ống: Chi phí cố định rất cao, chi phí biến đổi thấp nhất.
Các đặc trưng dịch vụ và chi phí của các loại hình phương tiện vận tải được thể hiện ở bảng 1.(B.1)
Đặc
điểm
Phương tiện
Tốc độ
Tính liên
tục
Độ tin
cậy
Khả năng
bảo quản
nhiều loại
hàng
Tính
linh
hoạt
Chi phí
1- Đường sắt 3 4 4 2 2 3
2- Đường thủy 4 5 5 1 4 1
3- Đường bộ
(Ôtô)
2 2 2 3 1 4
4- Đường không
(máy bay)
1 3 3 4 3 5
5- Đường ống 5 1 1 5 5 2
4
Những đặc điểm dịch vụ và chi phí của các loại phương tiện vận tải
Theo đặc trưng sở hữu và mức độ điều tiết của nhà nước, có các loại hình vận chuyển : vận
chuyển riêng, vận chuyển hợp đồng, và vận chuyển
chung.
Vận chuyển riêng là loại hình vận chuyển trong đó, các doanh nghiệp (không phải kinh
doanh vận tải)có phương tiện vận tải và tự cung cấp dịch vụ vận chuyển cho riêng
mình.Vận chuyển riêng ít bị điều tiết bởi luật kinh tế, tuy nhiên phải tuân thủ những điều luật liên
quan đến di chuyển những hàng hoá nguy hiểm, đến an toàn lao động,phương tiện,và các điều
luật xã hội khác do nhà nước ban hành.
Vận chuyển hợp đồng: Người vận chuyển hợp đồng cung cấp dịch vụ vận tải cho khách
hàng có chọn lọc.Cơ sở của hợp đồng là sự thoả thuận về chi phí và dịch vụ giữa người vận
chuyển và chủ hàng mà không bị nhà nước chi phối. Trong từng thời kỳ, người vận chuyển hợp
đồng bị hạn chế tuyến đường và hàng hoá vận chuyển, do đó hạn chế lượng khách hàng và khả
năng cạnh tranh trực tiếp với những người vận chuyển chung(vận chuyển công cộng).
Vận chuyển chung(công cộng): Cơ sở căn bản của hệ thống vận chuyển chung là những
người vận chuyển chung(common carriers). Vận chuyển chung có trách nhiệm cung cấp dịch vụ
với mức giá chung(được qui định)cho công chúng. Quyền hạn vận chuyển chung có thể cho mọi
hàng hoá, hoặc giới hạn chuyên môn hoá cho các loại hàng. Đồng thời người vận chuyển
chung được định rõ khu vực địa lý hoạt động.
Phân theo mức độ phối hợp các loại phương tiện vận tải, có 2 loại hình vận chuyển : vận
chuyển một loại phương tiện và vận chuyển liên vận.
Vận chuyển theo từng phương tiện: dịch vụ vận chuyển do từng đơn vị cung cấp bằng cách
sử dụng phương tiện vận tải của mình. Loại hình vận chuyển này cho phép chuyên doanh hoá cao,
tạo khả năng cạnh tranh và hiệu quả. Nhược điểm của loại hình nàylà khi phải vận chuyển
trên nhiều phương tiện vận tải, phải tiến hành giao dịch với từng người vận chuyển, và, một hệ
thống các nghiệp vụ cho từng phương tiện vận tải đòi hỏi nhiều nỗ lực quản trị và do đó làm tăng
chi phí.
Vận chuyển liên vận: Dịch vụ vận chuyển do một tổ chức phối hợp nhiều loại phương tiện
của nhiều đơn vị vận tải để vận chuyển hàng hóa cho một doanh nghiệp. Loại hình dịch vụ vận
chuyển này tận dụng ưu thế kinh tế vốn có của mỗi loại và do đó, cung ứng dịch vụ vận tải
thống nhất với tổng chi phí thấp nhất. Vận chuyển liên vận bao gồm: Giao hàng bằng
container; vận chuyển liên vận đường sắt-đường thuỷ-ôtô;vận chuyển hàng không-ôtô. Mục tiêu
của vận chuyển liên vận là : Thống nhất đặc điểm ưu thế của mỗi loại để đạt kết quả cao nhất.
2-Các đặc trưng của chi phí và giá cước vận chuyển hàng hoá
Khoảng cách là nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến chi phí vận chuyển do tăng chi phí vận
chuyển biến đổi như lao động,nhiên liệu,chi phí bảo quản Đồ thị sau(H.3) thể hiện mối quan
hệ này. Theo đồ thị, chúng ta nhận thấy:
- Đường cong chi phí không bắt đầu từ gốc toạ độ do chi phí cố định không phụ thuộc
vào khoảng cách;
- Đường cong chi phí là hàm của khoảng cách,và khi khoảng cách tăng lên,tốc độ tăng
chi phí đơn vị giảm dần.Và nếu tính chi phí cho 1t.km thì khi khoảng cách tăng,chi phí bình
5
quân 1 t.km giảm dần.
6
Như vậy, phải hạn chế đến mức thấp nhất việc chuyển đổi phương tiện vận tải trong
quá trình vận chuyển nhằm giảm chi phí vận chuyển hàng hoá.
Khối lượng hàng hoá vận chuyển là nhân tố thứ 2 ảnh hưởng đến chi phí vận chuyển.
Cũng như nhiều hoạt động hậu cần, tính kinh tế nhờ qui mô đúng với vận chuyển hàng hoá. Mối
quan hệ giữa chi phí vận chuyển bình quân và khối lượng hàng hoá vận chuyển được thể
hiện trên đồ thị(H.4):
Theo đồ thị, chi phí bình quân/đơn vị khối lượng hàng hoá vận chuyển giảm khi
khối lượng hàng hoá vận chuyển tăng lên.Đó là do chi phí cố định được phân bổ đều cho toàn
bộ khối lượng hàng hoá vận chuyển. Vận dụng tính chất này để khi vận chuyển, có thể tập hợp lô
hàng nhỏ thành các lô hàng lớn hơn để có ưu thế kinh tế nhờ qui mô.
Độ chặt là sự tương quan giữa khối lượng và dung tích chiếm chỗ.Nhân tố này khá
quan trọng do chi phí vận chuyển luôn luôn được xác định trên 1 đơn vị khối lượng. Phương tiện
bị hạn chế sức chở bởi dung tích hơn là trọng tải. Do lao động và chi phí nhiên liệu không chịu
ảnh hưởng nhiều bởi trọng tải nên sản phẩm có độ chặt càng cao, chi phí bình quân đơn vị
khối lượng vận chuyển càng thấp.Hình 5(H.5) thể hiện mối quan hệ này.Vì thế, các nhà quản trị
hậu cần cố gắng tăng độ chặt của hàng hoá để sử dụng tốt nhất dung tích phương tiện vận tải.
Việc bao gói và sử dụng bao bì tiêu chuấn sẽ lợi dụng được nhân tố này.
Hình dạng hàng hoá có ảnh hưởng đến việc sử dụng dung tích phương tiện vận tải.
Hàng hoá cồng kềnh,hình dạng không thống nhất làm giảm khả năng chứa hàng, giảm hệ số
sử dụng trọng tải, và do đó làm tăng chi phí. Khi vận chuyển đường dài, có thể vận chuyển hàng
hoá ở dạng đóng hộp linh kiện, sau đó lắp ráp ở khu vực tiêu thụ.
Điều kiện bảo quản và xếp dỡ hàng hoá trong quá trình vận chuyển ảnh hưởng đến chi phí
vận chuyển. Hàng hoá đòi hỏi điều kiện bảo quản đặc biệt thì sẽ có chi phí cao hơn.
Trách nhiệm pháp lý có liên quan đến những rủi ro,thiệt hại trong quá trình vận chuyển.
Các yếu tố sau ảnh hưởng đến mức độ thiệt hại do rủi ro: hàng hoá dễ hỏng,những thiệt hại do
chất xếp, khả năng xẩy ra trộm cắp, khả năng cháy nổ, giá trị của hàng hoá. Giá trị của hàng hoá
càng cao và xác suất rủi ro càng lớn thì chi phí càng nhiều. Người vận chuyển phải mua bảo hiểm
để đề phòng khả năng xấu nhất hoặc chấp nhận bất kỳ mọi sự thiệt hại. Người giao hàng có thể
giảm rủi ro và do đó giảm chi phí vận chuyển bằng cách cải tiến bao gói hoặc giảm bớt những khả
năng xẩy ra hao hụt hoặc thiệt hại.
Giá cước
Giá/đ
vị
khối
lượng
Khoảng cách Khối lượng v.c
7
H.3: Mối quan hệ giữa khoảng H.4: Mối quan hệ giữa khối lượng và
cách và chi phí vận chuyển chi phí vận chuyển /đơn vị k.l
Giá/đ
vị
khối
lượng
Độ chặt sản phẩm
H.5: Mối quan hệ giữa độ chặt và chi phí
vận chuyển /đơn vị khối lượng
Nhân tố thị trường là sự phân bố các nguồn cung ứng và các khu vực tiêu thụ. Sự phân
bố này càng cân đối tạo nên khả năng sử dụng phương tiện vận tải chạy 2 chiều và do đó giảm
được chi phí vận chuyển. Tuy nhiên trong thực tế, sự phân bố các nguồn cung ứng và các khu
vực tiêu thụ thường mất cân đối, do đó công tác kế hoạch hoá tuyến đường vận chuyển của các
đơn vị vận tải và việc thiết kế hệ thống hậu cần của các doanh nghiệp thương mại có tác dụng
nâng cao hệ số sử dụng quãng đường vận chuyển, giảm chi phí vận chuyển.
Giá cước mà nhà quản trị hậu cần phải trả tương ứng với các đặc trưng chi phí của mỗi
loại hình dịch vụ vận chuyển. Giá cước vận chuyển hợp lý thường có xu hướng phù hợp với chi
phí sản xuất ra dịch vụ vận chuyển. Do mỗi loại hình dịch vụ vận chuyển có những đặc điểm chi
phí khác nhau, cho nên ứng với một trường hợp nhất định, ưu thế giá cước của dịch vụ này thì
lại có thể không hiệu quả đối với dịch vụ vận chuyển khác.
Dịch vụ vận chuyển phải gánh chịu nhiều chi phí như :lao động, xăng dầu, bảo dưỡng,
lệ phí đường, chi phí hành chính, và những chi phí khác. Phối thức các chi phí này được chia
thành 2 loại: chi phí biến đổi- những chi phí thay đổi theo dịch vụ và qui mô vận chuyển, và
chi phí cố định-không thay đổi theo dịch vụ và qui mô vận chuyển. Lẽ dĩ nhiên, mọi chi phí đều
biến đổi nếu thời gian và qui mô vận chuyển vượt quá một giới hạn nhất định. Tuy nhiên, với mục
đích xác định giá vận chuyển cần phải nghiên cứu những chi phí biến đổi cũng như chi phí cố
định trong những điều kiện bình thường. Mọi chi phí khác được coi là biến đổi.
Chi phí cố định bao gồm lệ phí con đường, bảo dưỡng, chi phí nhà ga bến cảng, thiết bị
vận tải, chi phí quản lý hành chính; chi phí biến đổi thường là những chi phí gắn liền với quá
trình vận chuyển như xăng dầu và lao động, bảo dưỡng thiết bị, bảo quản hàng hoá, và những chi
phí tạo lập lô hàng và cung ứng. Không có sự phân biệt thật rõ ràng giữa chi phí cố định và biến
đổi, tuy nhiên có sự khác biệt về chi phí và cơ cấu chi phí cố định-biến đổi khá lớn giữa các loại
hình vận chuyển. Mọi chi phí có phần là cố định và có phần là biến đổi, và việc đưa các yếu tố
chi phí vào loại này hay loại khác là vấn đề có tính chủ quan.
6
Giá cước vận chuyển căn cứ vào 2 khía cạnh quan trọng: khoảng cách và qui mô lô hàng
vận chuyển. Trong mỗi trường hợp, không có sự khác nhau nhiều giữa chi phí cố định và biến
đổi. Để minh hoạ cho điều này, chúng ta xem xét các đặc điểm chi phí của vận chuyển đường sắt.
Tổng chi phí dịch vụ vận chuyển khác nhau theo khoảng cách, thể hiện trên hình 6a(H.6a). Điều
này là đúng do tổng số nhiên liệu sử dụng tuỳ thuộc vào khoảng cách, còn tổng số lao động vận
chuyển là hàm của khoảng cách(thời gian). Đây là những chi phí biến đổi. Chi phí cố định là
quan trọng đối với đường sắt do ngành đường sắt sở hữu đường vận chuyển, nhà kho và nhà ga,
và các thiết bị. Những chi phí này được coi là không thay đổi theo khoảng cách vận chuyển.
Tổng chi phí cố định và biến đổi là tổng chi phí vận chuyển.
Ngược lại, hình 6b(H.6b) trình bày hàm của chi phí vận chuyển đường sắt theo qui mô
lô hàng giao. Trong trường hợp này, lao động vận chuyển không phải là chi phí biến đổi, mà chi
phí bảo quản được coi là biến đổi. Giảm bớt đáng kể việc bảo quản các lô hàng vận chuyển là
nguyên nhân gián đoạn đường cong tổng chi phí, như đã thể hiện trên hình 6b giữa qui mô lô hàng
LCL và CL và giữa qui mô lô hàng đầy tải và không đầy tải. Việc giảm giá cước vì lượng phần lớn
là do chi phí.
Các đơn vị vận chuyển thường sử dụng các chiến lược giá cước : chiến lược giá cước chi
phí, chiến lược giá cước giá trị dịch vụ, và chiến lược giá cước hỗn hợp.
Chiến lược giá cước chi phí có nghĩa giá cước được xác định trên cơ sở chi phí cung ứng
dịch vụ cộng thêm giới hạn lợi nhuận. Chiến lược này thường áp dụng để vận chuyển những
hàng hoá có giá trị thấp hoặc trong tình thế cạnh tranh cao.
Với qui mô đã cho Với khoảng cách đã cho
Chi Chi
Phí Tổng c.p Chi phí phí
cố định
Chi phí
Biến đổi
Chi phí
cố định
Khoảng cách Lô hàng Các toa Đoàn tàu v.c một
(nơi giao-nơi nhận) Phối hợp phối hợp một sản phẩm
LCL CL
a- Chi phí là hàm của khoảng cách b- Chi phí là hàm của qui mô
H.6: Chi phí vận chuyển(và doanh thu) là hàm của qui mô và khoảng cách
Chiến lược giá trị dịch vụ nhằm định giá dựa trên giá trị dịch vụ mà người mua chấp
nhận.Đây là chiến lược giá cước cao do cung cấp dịch vụ vận chuyển có trình độ cao cho
khách hàng (dịch vụ vận chuyển hoàn hảo, tốc độ cao, ). Chiến lược này thường áp dụng trong
trường hợp vận chuyển hàng hoá có giá trị cao hoặc trong những tình thế marketing đặc biệt: Yêu
cầu cung ứng khẩn cấp hàng hoá cho thị trường, hoặc trong điều kiện cạnh tranh hạn chế.
Chiến lược phối hợp là chiến lược tạo mức giá trung gian giưã mức thấp nhất của giá
theo chi phí và mức cao nhất của giá theo giá trị dịch vụ. Trong thực tế, đa số các đơn vị vận
chuyển áp dụng giá trung gian, có nghĩa vừa dựa trên chi phí và tình thế cạnh tranh để định giá.
3-Mục tiêu và nguyên tắc vận chuyển hàng hoá
Đối với các doanh nghiệp thương mại, có 3 mục tiêu vận chuyển hàng hoá. Đó là mục tiêu
chi phí, mục tiêu tốc độ, và mục tiêu ổn định.
Mục tiêu chi phí là một trong những mục tiêu hàng đầu của vận chuyển hàng hoá. Quản
trị phải đưa ra những quyết định vận chuyển nhằm giảm đến mức thấp nhất chi phí của cả hệ
thống hậu cần. Chi phí vận chuyển là số tiền phải trả để di chuyển hàng hoá giữa các vị trí địa lý,
chi phí quản lý và bảo quản hàng hoá trong quá trình vận chuyển. Chi phí phụ thuộc nhiều yếu tố,
đặc biệt phụ thuộc hệ thống hậu cần nhằm sử dụng các giải pháp để tối thiểu hoá tổng chi phí
của cả hệ thống. Điều này có nghĩa, tối thiểu hoá chi phí vận chuyển không phải luôn luôn liên
quan đến tổng chi phí hậu cần thấp nhất.
Tốc độ là mục tiêu dịch vụ hàng đầu của vận chuyển. Trình độ dịch vụ khách hàng chịu
ảnh hưởng nhiều của chi phí thời gian vận chuyển. Trong một chu kỳ thực hiện đơn đặt hàng,
thời gian vận chuyển chiếm nhiều nhất,và do đó tốc độ vận chuyển có liên quan đến việc đáp
ứng kịp thời hàng hoá cho khách hàng, đến dự trữ hàng hoá của khách hàng. Tốc độ và chi phí
vận chuyển liên quan với nhau theo 2 hướng. Thứ nhất, các đơn vị vận chuyển có khả năng cung
cấp dịch vụ vận chuyển nhanh hơn thì cước phí sẽ cao hơn; thứ hai, dịch vụ vận chuyển càng
nhanh, thời gian dự trữ trên đường càng giảm. Do đó, chọn phương án vận chuyển phải cân đối
được tốc độ và chi phí vận chuyển. Thông thường, doanh nghiệp thương mại chọn mục tiêu chi
phí khi vận chuyển bổ sung dự trữ, còn khi vận chuyển cung ứng hàng hoá cho khách hàng thì
chọn mục tiêu tốc độ.
Độ ổn định vận chuyển là sự biến động thời gian cần thiết để thực hiện quá trình di
chuyển xác định đối vơí các lô hàng giao, nhận. Độ ổn định phản ánh độ tin cậy của vận chuyển
và được coi là đặc trưng quan trọng nhất của chất lượng vận chuyển. Độ ổn định vận chuyển ảnh
hưởng đến cả dự trữ của người mua, người bán và những cơ hội, rủi ro trong kinh doanh. Tốc độ
và độ ổn định tạo nên chất lượng dịch vụ của vận chuyển.
Như vậy:
-Trong thiết kế hệ thống hậu cần, phải khéo léo đạt được sự cân đối giữa chi phí
vận chuyển và chất lượng dịch vụ. Trong một số trường hợp, chi phí thấp là cần thiết; ở tình thế
khác, dịch vụ là cần thiết để đạt được mục đích kinh doanh. Quá trình tìm kiếm và quản trị phối
thức vận chuyển hợp lý là trách nhiệm hàng đầu của hậu cần.
cần :
-Có 3 khía cạnh vận chuyển mà nhà quản trị phải luôn nhớ có liên quan đến hệ thống hậu
+Thứ nhất: Chọn cơ sở hậu cần để thiết lập cấu trúc mạng nhằm tăng cường hệ thống
vận tải và đồng thời hạn chế các phương án lựa chọn;
+ Thứ hai: Tổng chi phí vận chuyển cao hơn cước phí vận chuyển;
+ Thứ ba: Toàn bộ mọi nỗ lực để thống nhất khả năng vận chuyển vào trong hệ thống
hậu cần có thể bị thất bại nếu dịch vụ cung ứng phân tán và mâu thuẫn.
Có 2 nguyên tắc vận chuyển :Nguyên tắc kinh tế nhờ qui mô và nguyên tắc kinh tế nhờ
khoảng cách.
Nguyên tắc kinh tế nhờ qui mô có nghĩa, qui mô lô hàng vận chuyển càng lớn thì chi
phí vận chuyển trên một đơn vị khối lượng sẽ giảm. Điều này là do khi tăng qui mô lô hàng
vận chuyển, những chi phí cố định như: chi phí hành chính, chi phí huy động phương tiện vận tải
và xếp dỡ hàng hoá, chi phí đặt hàng không đổi khi tăng khối lượng hàng vận chuyển. Và do đó,
chi phí bình quân trên một đơn vị khối lượng hàng hoá giảm xuống. Thực hiện nguyên tắc này,
trong việc triển khai hệ thống hậu cần phải bằng mọi cách tập trung hoá vận chuyển, đặc biệt khi
vận chuyển ở khoảng cách lớn.
Nguyên tắc kinh tế nhờ khoảng cách có nghĩa chi phí vận chuyển trên một đơn vị sản
phẩm dịch vụ vận chuyển - T.Km -theo từng loại phương tiện vận tải sẽ giảm xuống khi khoảng
cách vận chuyển tăng lên. Đó là vì chi phí cố định không thay đổi khi khoảng cách thay đổi.
Thực hiện nguyên tắc này,trong việc tổ chức vận chuyển hàng hoá phải giảm đến mức thấp nhất
số lần chuyển tải, tránh thay đổi quá nhiều phương tiện vận tải trong quá trình vận chuyển
Quản trị vận chuyển hàng hoá trong doanh nghiệp thương mại bao gồm những quyết định
cơ bản-các biện pháp cơ bản-: Quyết định phương thức vận chuyển hợp lý; quyết định phương tiện
vận tải và con đường vận chuyển hợp lý, quyết định đơn vị vận tải hợp lý.
3-Quyết định phương thức vận chuyển hợp lý.
Phương thức vận chuyển trong doanh nghiệp thương mại là cách thức di chuyển hàng hoá
từ nguồn hàng đến khách hàng theo những điều kiện nhất định nhằm hợp lý hoá sự vận động của
hàng hoá trong kênh hậu cần doanh nghiệp.
Thực chất của quyết định phương thức vận chuyển là lựa chọn kênh hậu cần trong
doanh nghiệp một cách hợp lý nhất- đảm bảo thoả mãn nhu cầu dịch vụ khách hàng với chi phí ít
nhất. Có
2 phương thức vận chuyển : vận chuyển thẳng và vận chuyển qua kho(kênh hậu cần trực tiếp
và kênh gián tiếp). Có thể mô tả một cách đơn giản các phương thức vận chuyển ở sơ đồ (H.7)
Tuỳ thuộc góc độ tiếp cận tổng thể hoặc cục bộ trong kênh phân phối mà vận chuyển thẳng
được hiểu theo những quan niệm khác nhau.
Về mặt tổng thể, vận chuyển thẳng được hiểu là sự di động của hàng hoá từ khởi đầu của
vận động hàng hoá tới thẳng cửa hàng bán lẻ mà không dừng lại ở các khâu kho trung gian,
Về mặt cục bộ(trong phạm vi doanh nghiệp thương mại ), vận chuyển thẳng là sự di động
của hàng hoá từ nguồn hàng thẳng đến cơ sở hậu cần của khách hàng hoặc cửa hàng bán lẻ mà
không qua bất kỳ một khâu kho trung gian nào. Như vậy, vận chuyển thẳng trong doanh nghiệp
thương mại bán buôn có đích cuối cùng là cơ sở hậu cần của khách hàng mua buôn- kho hoặc
cửa hàng bán lẻ; còn trong doanh nghiệp thương mại bán lẻ, đích cuối cùng là mạng lưới các cửa
hàng bán lẻ của doanh nghiệp
Kho nguồn
hàng
Kênh hậu cần
trực tiếp
Cơ sở hậu cần
khách hàng
Kênh hậu cần gián tiếp
Hệ thống kho
doanh nghiệp
H.7: Các loại kênh hậu cần của doanh nghiệp thương mại
Trong những tình thế nhất định, vận chuyển thẳng có những ưu thế: Tăng nhanh quá trình
dịch chuyển hàng hoá và do đó giảm dự trữ hàng hoá trong doanh nghiệp; có thể giảm được chi
phí vận chuyển trong trường hợp cự ly vận chuyển ngắn do giảm được số lần xếp dỡ hàng hoá.
Tuy nhiên, vận chuyển thẳng hạn chế khả năng cung ứng dịch vụ cho khách hàng, cho nên chỉ sử
dụng trong những điều kiện nhất định.
Những điều kiện để áp dụng phương thức vận chuyển thẳng là:
-Không làm giảm trình độ dịch vụ khách hàng :Số lượng, cơ cấu, đặc điểm hàng hoá; thời
gian cung ứng hàng hoá phải đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Điều này cũng có nghĩa: lô
hàng mua phải phù hợp với lô hàng bán-qui mô lô hàng không quá lớn, cơ cấu đơn giản, hàng hoá
không phải qua khâu tổ chức mặt hàng thương mại; cự ly vận chuyển ngắn, điều kiện vận
chuyển không phức tạp-không phải chuyển tải qua nhiều phương tiện; thời gian thực hiện đơn
đặt hàng mua của nguồn hàng nhanh, đáp ứng yêu cầu thời gian cung ứng hàng hoá cho khách
hàng;
-Tổng chi phí vận chuyển thẳng phải giảm: chi phí dự trữ(dự trữ trên đường) và cước phí
vận tải chuyển thẳng nhỏ hơn chi phí dự trữ (dự trữ trên đường và kho) và cước phí vận tải
(vận chuyển đến kho và từ kho cung ứng cho khách hàng ). Điều này cũng có nghĩa: qui mô lô
hàng vận chuyển thẳng phải đủ lớn, điều kiện giao thông vận tải phải thuận tiện.
Như vậy, phương thức vận chuyển thẳng thích ứng với mục tiêu định hướng chi phí chứ
không phải dịch vụ, và trong điều kiện kinh tế thị trường phát triển với sự cạnh tranh dịch vụ gay
gắt, nó ít được sử dụng.
Phương thức vận chuyển phổ biến hơn cả vẫn là vận chuyển qua kho. Vận chuyển qua kho
là phương thức vận chuyển trong đó, hàng hoá từ nguồn hàng cung ứng cho khách hàng phải qua ít
nhất một khâu kho. Thực chất của phương thức vận chuyển qua kho là triển khai kênh hậu cần gián
tiếp trong doanh nghiệp. Có thể vận chuyển qua một hoặc nhiều khâu kho tuỳ thuộc vào nhiều
nhân tố hệ thống hậu cần :Khoảng cách giữa nguồn hàng và khách hàng, mạng lưới kho và giao
thông vận tải, đặc điểm của hàng hoá vận chuyển. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường tập
trung và chuyên môn hoá, vận chuyển qua kho có nhiều ưu thế vì nó đảm bảo thoả mãn tốt nhất
nhu cầu dịch vụ của khách hàng với chi phí thấp.
Do hàng hoá dự trữ trong mạng lưới kho được phân bố hợp lý nên đảm bảo thoả mãn
nhu cầu của khách hàng cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu đồng thời cung ứng nhanh và ổn định
hàng hoá cho khách hàng.
Vận chuyển hàng hoá qua mạng lưới kho được phân bố hợp lý sẽ phát huy tính kinh tế
nhờ qui mô trong vận chuyển và do đó giảm được chi phí vận chuyển. Chính vì vậy,xác định
một phương thức vận chuyển hợp lý phải gắn liền với việc qui hoạch mạng lưới kho hợp lý.
4-Quyết định phương tiện vận tải hợp lý
Gắn liền với quyết định phương thức vận chuyển là quyết định phương tiện vận tải.
Quyết định phương tiện vận tải nhằm tạo ra cơ cấu phương tiện đảm bảo cung cấp dịch vụ cho
khách hàng tốt nhất và chi phí thấp nhất.Tuỳ thuộc vào mục đích vận chuyển -bổ sung dự trữ
hay cung ứng hàng hoá cho khách hàng -mà quyết định phương tiện vận tải định hướng chi phí
hay dịch vụ. Thông thường, vận chuyển bổ sung dự trữ định hướng chi phí, có nghĩa lấy tiêu
chuẩn chi phí để lựa chọn phương án phương tiện vận tải; vận chuyển cung ứng hàng hoá cho
khách hàng lấy tiêu chuẩn trình độ dịch vụ khách hàng, và do đó là khả năng phát triển doanh thu,
lợi nhuận, hoặc khả năng cạnh tranh để chọn phương án phương tiện vận tải.
Quyết định phương tiện vận tải phải căn cứ vào những yếu tố sau:
dịch vụ;
- Căn cứ vào mục đích vận chuyển để xác định mục tiêu phương tiện vận tải :chi phí hay
- Căn cứ vào những đặc trưng dịch vụ và chi phí của các loại phương tiện vận tải (B.1)để
lựa chọn phương tiện vận tải đáp ứng những yêu cầu dịch vụ với tổng chi phí thấp nhất(H.8)
- Căn cứ vào việc phân tích nhu cầu dịch vụ khách hàng, khả năng cung ứng dịch vụ của đối
thủ cạnh tranh nhằm xác định loại phương tiện vận tải đáp ứng yêu cầu cạnh tranh-dịch vụ
của doanh nghiệp;
- Căn cứ vào việc phân tích khả năng lợi nhuận để chọn phương tiện vận tải ứng với trình
độ dịch vụ khách hàng tối ưu;
Chi
phí
Tổng chi phí
Chi phí dịch vụ
vận chuyển
Chi phí dự trữ
(kho + trên đường)
Đường sắt Ôtô
Dịch vụ vận chuyển
Máy bay
(tốc độ và độ tin cậy cao hơn)
H.8: Sự trái ngược giữa chi phí vận chuyển và dự trữ - Hàm của
những đặc trưng dịch vụ vận chuyển
- Căn cứ vào việc phân tích tổng chi phí liên quan đến loại phương tiện vận tải : chi phí dự
trữ trên đường và kho, cước phí vận chuyển. để chọn phương tiện vận tải cho chi phí thấp nhất.
tải.
- Căn cứ tình hình phân bố nguồn hàng và khách hàng, mạng lưới kho và giao thông vận
Khi lựa chọn phương tiện vận tải, phải cân nhắc nhiều nhân tố. Có một số nhân tố mà
những người ra quyết định không thể kiểm soát được:
- Thứ nhất: Cần khuyến khích sự hợp tác hiệu quả giữa người cung ứng và người mua
nếu biết được lý do gây ra chi phí là xác thực. Nếu người bán và người mua là những thực thể
pháp lý độc lập thì những thông tin về chi phí không đáng tin cậy. Trong trường hợp này, sự nhạy
cảm với phản ứng của bên khác đối với việc lựa chọn dịch vụ vận tải, hoặc mức độ thu hút
khách hàng sẽ cho biết phương hướng hợp tác.
-Thứ hai: ở đâu có người cung ứng cạnh tranh trong kênh phân phối, người mua và
người bán sẽ hành độnh để đạt được sự phù hợp tối ưu dịch vụ - chi phí vận tải. Tuy nhiên, lý lẽ
của các bên có thể không đảm bảo chắc chắn.
- Thứ ba: Hiệu quả của giá cả thường không được cân nhắc. Nếu người bán cung cấp
dịch vụ vận tải chất lượng cao hơn, họ có thể nâng giá hàng hoá để bù vào chi phí gia tăng.
Người mua sẽ phải cân nhắc cả giá và hiệu quả vận chuyển khi quyết định người cung ứng.
- Thứ tư: Những thay đổi giá cước vận chuyển, thay đổi phối thức sản phẩm và thay
đổi chi phí dự trữ, cũng như sự trả đũa dịch vụ vận chuyển của đối thủ cạnh tranh, sẽ bổ sung
thêm các yếu tố năng động vào những vấn đề không được nghiên cứu trực tiếp.
- Thứ năm: ảnh hưởng gián tiếp lựa chọn phương tiện vận tải về dự trữ của người
bán không được đánh giá. Người bán có thể có mức dự trữ tăng, giảm là do qui mô lô hàng phù
hợp với việc lựa chọn phương tiện vận tải tương tự như người mua. Nhà cung ứng có thể điều
chỉnh giá để phản ánh những cái đó. Ngược lại, sẽ ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương tiện vận
tải.
Đồng thời với quyết định phương tiện vận tải, phải xây dựng hành trình vận chuyển nhằm
giảm bớt chi phí vận chuyển và tăng tốc độ giao hàng. Trong trường hợp hành trình con thoi-vận
chuyển từ một nơi giao đến một nơi nhận-có thể sử dụng phương pháp giải bài toán vận tải;
trong trường hợp hành trình rải hàng-nhận hàng một nơi và giao cho nhiều nơi-có thể sử dụng
thuật toán người đưa thư để thiết lập hành trình vận chuyển.
5- Quyết định người vận chuyển.
Người vận chuyển có ảnh hưởng rất lớn đến các tiêu chuẩn dịch vụ và chi phí. Do đó
phải lựa chọn một cách cẩn thận. Cần phải đánh giá người vận chuyển theo nhiều tiêu chuẩn
để lựa chọn. Quá trình lựa chọn người vận chuyển tiến hành theo các bước sau đây:
- Bước một: Xác định các tiêu chuẩn đánh giá.
Trên quan điểm tiếp thị, phải phân tích các tiêu chuẩn đánh giá người vận chuyển
định hướng người nhận chứ không phải định hướng người giao, tức là định hướng khách hàng.
Các tiêu chuẩn này bao gồm dịch vụ và chi phí. Có thể cân nhắc các tiêu chuẩn sau: chi phí, thời
gian vận chuyển, độ tin cậy thời gian vận chuyển, khả năng vận chuyển các loại hàng, tính linh
hoạt, và độ an toàn của hàng hoá trong quá trình vận chuyển.
- Bước hai: Xác định độ quan trọng của mỗi tiêu chuẩn.
Độ quan trọng của mỗi tiêu chuẩn được xác định theo hệ số phù hợp với quan điểm
của người giao hàng. Có thể xếp loại độ quan trọng theo thứ tự: hệ số 1 là quan trọng nhất, hệ số
3 là kém nhất.
- Bước ba: Đánh giá kết quả thực hiện mỗi tiêu chuẩn của từng người vận chuyển
Kết quả thực hiện tiêu chuẩn của từng người vận chuyển được đánh giá bằng cách
cho điểm với thang điểm từ 1-tốt đến 3-kém; điểm đánh giá này phải bao gồm cả yếu tố số
lượng và chất lượng.
-Bước bốn: Xác định tổng số điểm đánh giá.
Tổng số điểm đánh giá được xác định bằng cách nhân điểm thực hiện tiêu chuẩn với hệ
số quan trọng để được điểm đánh giá từng tiêu chuẩn, sau đó, cộng điểm đánh giá các tiêu chuẩn
được tổng số điểm đánh giá. Người vận chuyển nào có tổng số điểm đánh giá thấp nhất thì được
đánh giá cao nhất.
Trong môi trường hậu cần ngày nay, việc đánh giá và lựa chọn người vận chuyển khó
khăn hơn do những người vận chuyển đều tăng cường khả năng cung cấp dịch vụ vận chuyển.
Vì vậy, ngoài việc đánh giá các tiêu chuẩn chi phí và dịch vụ, cần cân nhắc thêm các yếu tố bổ
sung. Bảng
2(B.2) minh hoạ phương pháp đánh giá này.
Như vậy, nếu không xét thêm các nhân tố khác thì người vận chuyển A được lựa chọn
để đặt các mối quan hệ vận chuyển hàng hoá, bởi tổng số điểm đánh giá là 22 nhỏ hơn tổng số
điểm đánh giá của người vận chuyển B-24 điểm.
Kết quả đánh giá
Người vận chuyển A Người vận chuyển B
Điểm tiêu
chuẩn
Tổng
điểm
Điểm tiêu
chuẩn
Tổng
điểm
1. Chi phí 1 1 1 2 2
2. Thời gian vận chuyển 3 2 6 3 9
3. Độ tin cậy 1 3 3 1 1
4. Khả năng vận chuyển các
loại hàng
2 2 4 1 2
5. Tính linh hoạt 2 2 4 1 2
6. Độ an toàn vận chuyển 2 2 4 3 6
Cộng 22 24
B.2: Đánh giá người vận chuyển bằng phương pháp cho điểm
6- Quyết định phối hợp vận chuyển.
Trong vận chuyển, giá cước giảm cùng với qui mô lô hàng vận chuyển lớn để
khuyến khích các nhà quản trị giao hàng với số lượng lớn. Phối hợp giao các lô hàng nhỏ trong
cùng một lô
hàng lớn là cách chủ yếu để đạt được chi phí vận chuyển /1đơn vị khối lượng thấp hơn. Việc
phối hợp các lô hàng giao thường được tiến hành theo 4 cách:
- Cách 1: Phối hợp dự trữ
Có nghĩa dự trữ các mặt hàng đáp ứng cho cùng một nhu cầu. Điều này cho phép giao
lô hàng lớn, thậm chí chở đầy phương tiện vận tải.
- Cách 2: Phối hợp phương tiện
Có nghĩa, nếu lô hàng giao nhỏ hơn trọng tải phương tiện, thì có thể kết hợp các lô hàng
có cùng hướng vận động để vận chuyển trong cùng một phương tiện vận tải có trọng tải lớn.
-Cách 3: Phối hợp kho.
Trong trường hợp khoảng cách vận chuyển từ nguồn hàng đến các khu vực tiêu thụ lớn,
có thể phối hợp mạng lưới kho trong kênh hậu cần để tập trung vận chuyển hàng hoá giữa kho
thu nhận và kho phân phối ở cự ly xa, và sau đó vận chuyển cung ứng hàng hoá cho khách hàng ở
cự ly ngắn.
- Cách 4: Phối hợp thời gian.
Trì hoãn thực hiện các đơn hàng của nhiều khách hàng cho đến khi tạo nên lô hàng lớn hơn
để tập trung vận chuyển.
Ví dụ: Một công ty bán buôn phân phối hàng hoá từ tổng kho cho 3 trạm bán buôn
khu vực. Phân tích các đơn đặt hàng của 3 trạm trong 3 ngày liên tiếp có số liệu qui mô
đơn đặt hàng(tính theo đơn vị sản phẩm ) như sau:
T ừ t
ổ n
g
k h
o
đ
ế n Ngày
1 Ngày
2 Ngày
3
Trạm A 5.000 25.000 18.000
Trạm B 7.000 12.000 21.000
Trạm C 42.000 38.000 61.000
Công ty thường giao các lô hàng cùng ngày nhận đơn đặt hàng. Các nhà quản trị đang nghĩ
xem có nên phối hợp các đơn đặt hàng của 3 ngày hay không
Trên cơ sở giá cước vận chuyển, có thể tính được tổng cước phí vận chuyển hàng
hoá trong trường hợp thực hiện đơn đặt hàng trong từng ngày:
Đơn vị: 1000đ
Trạm Ngày 1 Ngày 2 Ngày 3 Cộng
A 34,2.5000=171000 11,4.25000=285000 13,6.18000=224800 700800
B 36,0.7000=252000 14,4.12000=172800 12,0.21000=252000 676800
C 6,8.42000=285600 6,8.40000=272000 6,8.61000=414800 972400
Cộng 708.600 729.800 891.600 2.350.000
40 .
000:
Lô hàng 38.000 coi như chở đầy phương tiện vận tải 40.000
Nếu các đơn đặt hàng giữ lại 3 ngày sau đó mới giao, chi phí vận chuyển sẽ
là: Tr
ạ m 3
n g ày
A 8,2.48000=393600
B 8,6.40000=344000
C 6,8.141000=988800
Cộng 1.696.400
Tiết kiệm chi phí vận chuyển do phối hợp đơn đặt hàng sẽ là:
2.350.000-1.696.400=683.600(nghìn đồng)
Trên cơ sở này, so sánh ảnh hưởng của việc kéo dài thời gian cung ứng đến doanh thu, và
đánh giá xem phối hợp đơn hàng có lợi
không.
7- Quá trình nghiệp vụ vận chuyển.
Quá trình nghiệp vụ vận chuyển là hệ thống các mặt công tác nhằm di chuyển hàng hoá từ
nơi giao hàng đến nơi nhận hàng, đảm bảo thoả mãn những yêu cầu của quá trình mua, bán với chi
phí thấp nhất. Quá trình nghiệp vụ vận chuyển nằm trong 2 quá trình hậu cần cơ bản của doanh
nghiệp thương mại :quá trình nghiệp vụ mua và quá trình nghiệp vụ bán(H.9).
Như vậy, hoàn thiện quá trình nghiệp vụ vận chuyển có vai trò rất lớn trong việc thực hiện
những mục tiêu của vận chuyển hàng hoá, nâng cao trình độ dịch vụ khách hàng, giảm chi phí
hậu cần, đảm bảo lợi thế cạnh tranh và khả năng lợi nhuận cao cho doanh nghiệp. Tuỳ thuộc
vào các mối quan hệ mua bán, vận chuyển mà thành phần tham gia có thể khác nhau, nhưng về cơ
bản là: người giao(nguồn hàng),doanh nghiệp thương mại, khách hàng, người vận chuyển
(H.10). Quá trình nghiệp vụ vận chuyển bao gồm 4 giai đoạn cơ bản: chuẩn bị gửi hàng; gửi
hàng; bảo vệ và bốc dỡ hàng hoá trên đường vận chuyển; và giao hàng.
Xử lý đơn
đặt hàng
Chuyển
đơn Đ.H
Đơn Đ.H
của K.H
Xác định
n. hàng
Đặt và xúc
tiến mua
Nguồn
hàng
Chuẩn bị
lô hàng
V.chuyển
lô hàng
Cung ứng
Cho K.H
Tiếp nhận
hàng
Vận
Chuyển
a- Quá trình nghiệp vụ bán b- Quá trình nghiệp vụ mua
H.9- Vị trí của vận chuyển trong các quá trình nghiệp vụ mua-bán
Quan hệ vận chuyển
Quan hệ mua-bán hàng hoá
Nguồn hàng
Khách hàng
Doanh nghiệp
Người vận chuyển
H.10- Các mối quan hệ mua-bán và vận chuyển hàng hoá
1/Chuẩn bị gửi hàng
Bao gồm những mặt công tác đảm bảo sẵn sàng để vận chuyển hàng hoá. Yêu cầu của
giai đoạn này là: Lô hàng vận chuyển phải phù hợp với lịch giao hàng và hợp đồng, đảm bảo
những điều kiện giao nhận vận chuyển và phải thuận tiện để thực hiện các khâu nghiệp vụ khác.
Chuẩn bị gửi hàng có 2 mặt công tác cơ bản là: chuẩn bị về hàng hoá, và chuẩn bị các loại giấy tờ.
Chuẩn bị về hàng hoá thực chất là tạo lập lô hàng để giao cho khách hàng. Đây là nội
dung cơ bản trong công đoạn nghiệp vụ phát hàng ở kho;
Chuẩn bị về giấy tờ nhằm tạo nên những điều kiện kinh tế - pháp lý trong vận chuyển
và giao nhận hàng hoá, đảm bảo cho hàng hoá vận chuyển được thông suốt, giao nhận nhanh, và
do đó tăng tốc độ quá trình nghiệp vụ vận chuyển hàng hoá.
2/Gửi hàng
Bao gồm những mặt công tác chuyển giao hàng hoá lên phương tiện vận tải. Yêu cầu của
giai đoạn này là: Xác định trách nhiệm vật chất về hàng hoá vận chuyển giữa các bên có liên
quan- người giao, nhận và vận chuyển hàng hoá, tận dụng trọng tải và dung tích của phương tiện
vận tải, đảm bảo an toàn cho hàng hoá trong quá trình vận chuyển.
Tuỳ thuộc loại dịch vụ vận chuyển sử dụng mà nội dung gửi hàng phức tạp hoặc đơn
giản. Gửi hàng tại kho bằng phương tiện vận tải ôtô là đơn giản nhất; phức tạp nhất vẫn là gửi
hàng bằng phương tiện vận tải đường dài như :đường sắt, đường thuỷ,đường không.Nội dung gửi
hàng bằng đường sắt bao gồm: viết giấy gửi hàng- xác định địa điểm gửi hàng- chuyển hàng ra
địa điểm bốc xếp- kiểm tra số lượng và chất lượng hàng hoá - kiểm tra phương tiện vận tải -
chất xếp hàng lên phương tiện vận tải - làm thủ tục chứng từ giao nhận.
3/Bảo vệ và bốc dỡ hàng hoá trên đường vận chuyển.
Bao gồm những mặt công tác gắn liền với việc di chuyển hàng hoá từ nơi giao đến
nơi nhận hàng. Yêu cầu: đảm bảo di chuyển hàng hoá nhanh, liên tục, giảm đến mức thấp nhất
hao hụt hàng hoá trong quá trình di chuyển và bốc dỡ chuyển tải.
Trách nhiệm bảo vệ hàng hoá trong quá trình vận chuyển có thể thuộc về bên sở hữu
hàng hoá - nguồn hàng, doanh nghiệp thương mại, khách hàng-hoặc người vận chuyển tuỳ thuộc
vào đặc điểm hàng hoá, địa điểm giao hàng, khả năng thực hiện các dịch vụ của người vận
chuyển. Trong vận chuyển hiện đại, người vận chuyển đảm nhiệm cả dịch vụ bảo vệ hàng hoá, và
do đó nâng cao trách nhiệm của bên vận chuyển đồng thời giải phóng các bên sở hữu hàng hoá
khỏi công tác này.
Trong quá trình vận chuyển, phải thường xuyên kiểm tra hàng hoá, duy trì và tạo
nên những điều kiện bảo vệ và bảo quản hàng hoá, xử lý kịp thời và hợp lý những trường hợp
hàng hoá bị suy giảm chất lượng.
Trong quá trình vận chuyển, có thể phải thay đổi phương tiện vận tải do chuyển đổi
loại hình phương tiện(đường sắt-ôtô, đường thuỷ-ôtô, ), hoặc do hư hỏng cầu đường hay
phương tiện vận tải. ,và do đó phải tiến hành bốc dỡ hàng hoá. Trách nhiệm bốc dỡ trong quá
trình vận chuyển thường là do người vận chuyển đảm nhiệm bằng cách sử dụng các loại hình tổ
chức lực lượng bốc dỡ khác nhau. Cần phải quản lý tốt hàng hoá trong quá trình bốc dỡ chuyển tải.
4/Giao hàng.
Bao gồm những mặt công tác nhằm chuyển giao hàng hoá từ phương tiện vận tải cho
bên nhận hàng. Đây là giai đoạn kết thúc và thể hiện kết quả của cả quá trình nghiệp vụ vận
chuyển. Yêu cầu của giai đoạn này là: Xác định trách nhiệm vật chất giữa các bên giao, nhận và
vận chuyển hàng hoá; giải phóng nhanh phương tiện vận tải, đảm bảo giữ gìn an toàn cho hàng
hoá.
Tuỳ thuộc vào việc giao hàng từ loại phương tiện vận tải nào mà nội dung giao hàng
đơn giản hay phức tạp. Đối với bên nhận hàng thì đây là nghiệp vụ tiếp nhận hàng hoá và do đó
có nội dung như nghiệp vụ tiếp nhận hàng hoá ở kho.