Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

mot số tu lieu sinh 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.73 MB, 61 trang )

8 khối u bướu không thể tưởng tượng nổi
March 13, 2009
Đây là 8 trường hợp lạ lùng rất thương tâm về những khối u bướu, trong đó có người đàn ông không mặt,
người có u ở môi, u thịt ở cổ,… Nhưng nói trước là 8 hình ảnh dưới đây cực kỳ đáng sợ đấy!
1. Jose: người đàn ông không có mặt
Jose là một trong những ca có khối u bướu trên mặt kinh khủng nhất trong lịch sử y khoa. Người đàn ông
51 tuổi này đến từ Bồ Đào Nha có thể đã gặp nguy hiểm bởi khối u bóp nghẹt cổ bệnh nhân nếu ông ta
không trải qua phẫu thuật (dù cho việc phẫu thuật rất đau đớn). Jose bị mù một bên mắt là do hậu quả của
những khối u thịt phát triển, chảy xệ trên mặt. Khối u này còn lan tiếp ra cả ở miệng, lưỡi bệnh nhân,
thậm chí làm phống ở môi của Jose, xoắn vào nướu lợi và làm long hết răng ra.
Có chiều dài 15cm, thật không thể ngờ rằng ban đầu khối u chỉ là một… cái bớt sẹo nhỏ (Jose có cái bớt
khi 11 tuổi). Năm 16 tuổi, vết bớt nhỏ bắt đầu to ra dần và cứ thế ngày càng lan dần ra khắp mặt Jose.
Mới đây, ông ấy phải sang Anh để trao đổi về khả năng phẫu thuật một phần khối u. Nhưng vì những lý
do riêng, ông phải từ chối ca phẫu thuật. Các bác sĩ ở London đã phải lên kế hoạch để cắt bỏ từ từ khối u
từng chút một để không gây ảnh hưởng nhiều đến bệnh nhân.
2. Huang Chuncai: khối u nặng hơn 20kg trên mặt
Năm 2008, người đàn ông Trung Quốc Huang Chuncai đã phải trải qua 1 ca phẫu thuật để cắt bỏ khối u
nặng tới 20kg trên mặt mình. Ca phẫu thuật đã rất thành công nhưng vì khối u có kích cỡ quá lớn, người
ta chỉ có thể cắt bỏ đi được 1 phần của nó vào thời điểm đó. Chỉ vài ngày sau đó, Huang Chuncai đã lại
phải quay lại phòng mổ một lần nữa để cắt bỏ một phần khác của khối u. Ca phẫu thuật Huang Chuncai
chia làm 2 lần đầu cắt bỏ 1kg u, lần sau đó là 4,5kg, còn tổng cân nặng của khối u là 23kg. Như thế có
nghĩa là anh ta vẫn phải chịu 17,5kg u trên mặt mình. Theo giải thích của các bác sĩ thì Huang Chuncai
mắc phải chứng rối loạn chức năng rất hiếm thấy ở chuỗi dây thần kinh và đó là nguyên nhân gây ra khối
u này.
3. Huang Liqian: khối u nặng 15kg ở cổ
Đây lại là một trường hợp nữa đến từ Trung Quốc, và đã cắt bỏ được khối u năm 2007 sau khi phát hiện
khối u 17 năm trước đó. Huang Liqian 58 tuổi đã phát hiện sự phát triển rất bất thường của một phần u
thịt rất tách biệt trên cổ mình năm 1990 nhưng ông ấy đã lờ nó đi mà không quan tâm đến điều này.
Nhưng năm tháng trôi đi, khối thịt đó ngày một lớn dần về kích cỡ một cách chóng mặt và đạt kích cỡ quả
bóng với cân nặng 15kg. Và sau đó Liqian đã phải đến chi nhánh bệnh viện thuộc khoa Y học của trường
đại học Chongging để cắt bỏ khối u.


4. Chen Zongtao: khối u nặng 70 kg ở chân phải
Bệnh nhân là anh Chen Zongtao, 29 tuổi, sống ở một ngôi làng hẻo lánh tại Trung Quốc. Do hoàn cảnh
quá khốn khó nên Chen không đủ điều kiện chi trả cho viêc cắt bỏ khối u. Ban đầu, khi Zongtao mới 2
tuổi thì anh có khối u ở chân trái, nhưng về sau nó lại nhanh chóng chuyển sang chân phải và chìm sâu
vào da. Cứ tưởng hết nhưng nhiều năm sau, nó lại phồng ra và đạt sức nặng khủng khiếp là 70kg. Các bác
sĩ ở Changsha, trung tâm tỉnh Hunan cho biết Zongtao đã phải chịu đựng chứng neurofibroma – 1 dạng u
lành. Hiện các y sĩ đang lên kế hoạch để ngăn không cho khối u phát triển thêm nữa.
5. Gao An-ni: có u ở môi dưới
Gao An-ni, cô bé chỉ 8 tuổi đến từ An Yuan, thuộc phía Đông tỉnh Jiangxi, Trung Quốc có khối u ở môi
dưới. Đây là trường hợp bẩm sinh vì khi An-ni sinh ra cô bé đã có khối u này ở môi dưới, và cũng bởi do
quá nghèo nên An-ni không thể điều trị được khối u. Năm 2007, cha An-ni đã đưa cô bé tới gặp các bác sĩ
của chi nhánh bênh viện thuộc trường đại học y Gannan. Nhưng khi bác sĩ nói với cha cô rằng việc cắt bỏ
khối u, chữa trị sẽ khá giống phẫu thuật thẩm mỹ làm đẹp và nó sẽ rất tốn kém thì cha An-ni đã đưa cô bé
trở về mà không làm phẫu thuật.
6. Đào Thị Lài: khối u nặng 4,5kg trên mặt
Đó là cô bé Đào Thị Lài (quê ở Thừa Thiên-Huế, Việt Nam) – người phải chịu đau đớn và không ít khó
khăn phiền toái với khối u loại Schwannoma trên mặt. Ban đầu đó chỉ là một u nhỏ và khá lành ở cổ
nhưng dần dần nó ngày càng sưng phồng, và có kích cỡ bằng 1/3 trọng lượng cơ thể. Khối u khiến cô ăn
rất khó, nói chuyện không dễ dàng bởi với kích cỡ như thế, cô bé phải dồn cả sức lực cơ thể để cân bằng
với chỗ khối u. Với sự phát triển chóng mặt, khối u sẽ rất gây nguy hiểm cho Đào Thị Lài. May mắn là
năm 2008, một nhóm bác sĩ của Trường đại học Miama đã có cuộc di chuyển 10 giờ để sang Việt Nam
thực hiện ca phẫu thuật cho cô bé.
7. Bệnh nhân Phuong (Việt Nam): có một khối u kì dị trên mặt
Anh Phuong (bệnh nhân Việt Nam) mới chỉ 27 tuổi mang khối u trên mặt từ năm 7 tuổi. Dần dần nó
nhanh chóng lan ra khắp má trái anh, thậm chí còn bao lấy cả mắt và mũi. Dù trước đó anh đã thực hiện 3
ca phẫu thuật nhưng khối u vẫn cứ mọc lại như cũ. Không có bác sĩ địa phương hay quốc tế nào dám mời
anh phẫu thuật bởi nó quá nguy hiểm.
8. Chantal Sébire: mặt biến dạng vì chứng esthesioneuroblastoma
Cô giáo về hưu người Pháp Chantal Sébire đã bị biến dạng khuôn mặt do mắc chứng bệnh hiếm có tên là
esthesioneuroblastoma. Cô Chantal Sébire đã đấu tranh để xin được chết.

Năm 2000 cô ấy được chẩn đoán mắc chứng esthesioneuroblastoma, – một dạng hiếm gặp của ung thư,
mà chỉ 200 ca mắc được phát hiện trong vòng 20 năm qua. Sébire đã từ chối điều trị khi cô ấy phát hiện ra
căn bệnh, không hề mong muốn liều lĩnh thử phẫu thuật. Vào ngày 19 tháng 3 năm 2008, Chantal Sébire
đã được phát hiện qua đời tại nhà riêng. Khám nghiệm máu sau đó cho thấy, cô ấy đã không chết một
cách tự nhiên mà đã sử dụng thuốc Pentobarbital (loại thuốc thường được coi là không phù hợp trong y
khoa Pháp) để từ giã cuộc đời.
Nguồn: kenh14.vn
Tags: an ni đã đưa, bác sĩ, ca phẫu thuật, các bác sĩ, các bác sĩ ở, cắt bỏ, cắt bỏ khối, cha an ni đã, chantal
sébire, cô bé, hiện ca phẫu thuật, huang chuncai, phẫu thuật, thực hiện ca phẫu, trên mặt, trung quốc,
trường đại học, việt nam, đào thị lài, để cắt bỏ
Tuyến tuỵ và các hormon tuyến tuỵ
Bài từ Tủ sách Khoa học VLOS.
Jump to: navigation, search
Tuyến tuỵ hay tuỵ tạng (pancreas) được cấu tạo từ hai loại tổ chức:
- Phần ngoại tiết gồm các túi tuyến tuỵ (acini) tiết dịch tuỵ theo ống dẫn tuỵ đổ vào tá tràng (dịch tiết
cũng như tác dụng của dịch tuỵ được trình bày chi tiết hơn tại bài viết về sinh lý tiêu hoá).
Tuyến tuỵ
- Phần nội tiết gồm các đảo tuỵ (hay các đảo Langerhans: islets of Langerhans) tiết hormon (đi trực tiếp
vào máu) trong đó có hai hormon quan trọng là insulin và glucagon.
Tuyến tuỵ của người có đến hàng triệu đảo Langerhans nằm xem kẽ với các túi tuyến tiết dịch tuỵ.
Đường kính các đảo tuỵ chỉ được tính bằng đợn vị micron. Các đảo tuỵ phân bố xung quanh các
mao mạch và tiết hormon trực tiếp vào các mao mạch đó.
Túi tuyến tuỵ
Đảo tuỵ có 3 loại tế bào chính là các tế bào alpha, beta và delta. Các tế bào này khác nhau về hình thái và
tính chất bắt màu. Tế bào beta (chiếm khoảng 60% số lượng) tiết insulin. Tế bào alpha (khoảng
25%) tiết glucagon. Tế bào beta (khoảng 10%) tiết somatostatin. Các tế bào khác có số lượng rất
nhỏ trong đó tế bào PP tiết pancreatic polypeptide.
Đảo tuỵ
Các hormon do từng loại tế bào của đảo tuỵ có tác dụng đến những hormon của tế bào khác: Ví dụ insulin
có khả năng ức chế tiết glucagon, somatostatin ức chế tiết cả insulin và glucagon.

H 12 lưu ý trong chăm sóc bàn chân người bệnh đái tháo
đường
1.Chọn lựa lối sống lành mạnh, khoa học là cách giúp lượng đường, huyết áp và lượng cholesterol trong máu luôn
ở mức bình thường. Đó là cách hữu hiệu để ngăn ngừa và trì hoãn bệnh lý bàn chân đái tháo đường (ĐTĐ) cũng
như bệnh lý liên quan tới tim, mắt, thận do ĐTĐ gây ra.
Cần có kế hoạch theo dõi đường huyết định kỳ và kiểm tra các thông số huyết áp, cholesterol trong máu. Sử dụng
thuốc theo qui định của bác sĩ. Ăn uống hợp lý. Hoạt động thể chất hàng ngày. Ngưng hút thuốc lá.
2. Kiểm tra bàn chân mỗi ngày
Với người có bệnh lý ĐTĐ nên tự kiểm tra bàn chân mỗi ngày, đó là cách tốt nhất để bảo vệ bàn chân. Đôi
khi bàn chân sẽ chẳng có dấu hiệu nào như: đau, loét, đốm đỏ hay sưng. Nhưng hãy kiểm tra chân của bạn
như một thói quen hàng ngày.
Hãy dùng một tấm gương nhỏ soi khắp bàn chân từ lòng tới những kẻ chân, nơi khó quan sát, để có thể thấy
được những bất thường dù là nhỏ nhất.
3. Rửa chân mỗi ngày
Rửa chân mỗi ngày bằng nước ấm. Không nên ngâm chân trong nước quá lâu, tránh làm khô da. Luôn thử
nhiệt độ của nước để tránh quá nóng. Luôn làm khô các kẽ chân sau khi rửa, có thể sử dụng các loại phấn,
bột talc để giữ da khô ở các kẽ ngón chân.
4. Luôn giữ da chân mềm mại
Nếu da chân của bạn thường hay bị khô và vảy sừng, có thể dùng kem làm mềm da hay vaselin để làm mềm
da, nhất là vùng gót và những vùng tì đè khi đi lại. Tránh không được thoa kem làm mềm vào các kẽ chân, vì
đó là điều kiện để gây nên các vết nhiễm trùng nếu có trầy xước.
5. Giữ gót chân không bị chai, vảy sừng
Nếu gót chân của bạn bị chai hoặc nhiều vảy sừng, nên hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa về việc chăm sóc.
Có thể làm bớt vảy sừng ở gót chân bằng cách chà vào đá bọt hay dụng cụ chuyên dụng để loại bỏ tế bào da
chết. Tránh chà nhiều, mạnh gây tổn thương da. Tuyệt đối không tự ý cắt da vùng gót chân và vảy sừng hay
sử dụng dao để bào vùng da dày.
6. Cắt móng chân mỗi tuần hay khi cần
Không nên để móng chân quá dài, hãy cắt ngắn mỗi tuần hay khi móng chân quặp vào da gây đau. Các
móng nên được cắt tròn viền, không nên để góc cạnh. Tránh lấy khóe móng quá nhiều vì có thể làm tổn
thương da.

7. Luôn mang giày và vớ mềm
Tránh tình trạng đi chân trần ngay cả đi trong nhà vì bàn chân của bạn có thể giẫm phải những dị vật có thể
làm tổn thương lòng bàn chân. Luôn mang vớ mềm, ít mối ráp kèm theo để tránh những vết chai da do giày,
dép cọ sát lâu ngày để lại. Đế giày hay dép phải thật mềm.
8. Bảo vệ chân trước môi trường quá nóng hoặc lạnh
Khi đi trên đường đất nóng hay bãi biển phải luôn mang giày. Có thể dùng kem chống nắng hoặc mềm da để
tránh da bị cháy. Tránh xa đôi chân ra các nguồn nhiệt như: bếp, lò sưởi, nước nóng vì bạn có thể bị phỏng
mà không biết. Tối khi ngủ hãy mang vớ tránh lạnh bàn chân, hay khi thời tiết trở lạnh hãy luôn kiểm tra bàn
chân, tránh tình trạng tê cóng.
9. Luôn giữ dòng máu lưu thông tốt ở chân
Khi ngồi hãy để thẳng chân, tránh tình trạng tắc mạch máu do gập gối quá lâu. Luôn cử động cẳng, bàn chân
mỗi 5 phút hay nhón gót tại chỗ nhằm tăng co bóp các cơ vùng cẳng chân giúp máu lưu thông tốt hơn.
Không nên mang vớ và quần quá chật.
10. Tăng cường hoạt động thể chất
Tham khảo với bác sĩ chuyên khoa về chế độ hoạt động thể chất. Hãy tập luyện mỗi ngày 30 phút. Các môn
thể dục có thể thực hiện được: đi bộ, đạp xe đạp, bơi lội,… Tránh các hoạt động gắn sức hoặc các hoạt động
làm tăng áp lực tì đè lên bàn chân: chạy, nhảy… Phải luôn khởi động làm nóng trước khi thực hiện các bài
tập luyện. Mang giày thể thao phù hợp.
11. Liên lạc tốt với bác sĩ chăm sóc gia đình
Luôn luôn hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi thực hiện bất cứ những hoạt động nào. Vì đôi khi
những hoạt động đó có thể làm nặng thêm tình trạng tổn thương bàn chân của bạn. Hãy tái khám ngay khi
bàn chân có biểu hiện bất thường: đau, loét, đốm đỏ hay sưng Kiểm tra cảm giác của bàn chân mỗi lần đi
khám ít nhất 1 lần/năm. Cung cấp đầy đủ thông tin về tình trạng sức khỏe và cách tự chăm sóc bàn chân tại
nhà để nhận được lời khuyên.
12. Hãy thực hiện ngay từ bây giờ
Hãy tự chăm sóc bàn chân của bạn ngay từ bây giờ dù chưa có biểu hiện gì. Lên kế hoạch chăm sóc theo
các bước đã nêu trên. Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết cho việc chăm sóc bàn chân của bạn.
BS. TRỊNH TRUNG TIẾN
hướng mới trong điều trị bệnh đái tháo đường
Sức Khỏe Đời Sống - 1 tháng trước 16 lượt xem

Đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh rối loạn chuyển hóa chất đường do hormon insulin của tụy bị thiếu hay giảm
tác động trong cơ thể. Đây là căn bệnh trầm trọng của thời đại vì ngày càng nhiều người mắc bệnh và việc
chữa trị hết sức nan giải. Gần đây các công trình nghiên cứu ghép tế bào gốc để điều trị bệnh ĐTĐ đã mang
lại một hy vọng mới rất sáng sủa.
Bệnh ĐTĐ có hai thể chính: ĐTĐ loại 1 do tụy tạng không tiết insulin và loại 2 do tiết giảm insulin và đề kháng
insulin.
ĐTĐ loại 1 (týp 1): có khoảng 5-10% tổng số bệnh nhân ĐTĐ thuộc loại 1, phần lớn xảy ra ở trẻ em và người
trẻ tuổi (dưới 30 tuổi). Các triệu chứng thường khởi phát đột ngột và tiến triển nhanh nếu không điều trị. Giai
đoạn toàn phát có tình trạng thiếu insulin tuyệt đối gây tăng đường huyết và nhiễm ceton. Triệu chứng điển
hình là đi tiểu nhiều, uống nhiều, đôi khi ăn nhiều, mờ mắt, dị cảm và sụt cân, trẻ em chậm phát triển và dễ bị
nhiễm khuẩn.
ĐTĐ loại 2 (týp 2): chiếm khoảng 90-95% số bệnh nhân, thường gặp ở lứa tuổi trên 40, nhưng gần đây xuất
hiện ngày càng nhiều ở lứa tuổi 30, thậm chí cả lứa tuổi thanh thiếu niên. Bệnh nhân ít có triệu chứng và
thường chỉ được phát hiện bởi các triệu chứng của biến chứng, hoặc chỉ được phát hiện tình cờ khi đi xét
nghiệm máu trước khi mổ hoặc khi có biến chứng nặng như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não; khi bị
nhiễm khuẩn da kéo dài; bệnh nhân nữ hay bị ngứa âm hộ do nhiễm nấm; bệnh nhân nam bị liệt dương.
Các triệu chứng chủ yếu của cả hai thể bệnh là tiểu nhiều, ăn nhiều, uống nhiều, sụt cân nhanh. Lượng nước
tiểu trong một ngày thường từ 3-4 lít hoặc hơn, nước tiểu trong, khi khô thường để lại vết bẩn hoặc mảng
trắng. Tiểu dầm ban đêm do đa niệu có thể là dấu hiệu khởi phát bệnh ở trẻ nhỏ. Với bệnh nhân ĐTĐ loại 2
thường không có bất kỳ triệu chứng nào ở giai đoạn đầu và vì vậy bệnh thường chẩn đoán muộn khoảng 7-
10 năm. Một số triệu chứng xét nghiệm: định lượng đường huyết lúc đói trên 126mg/dl ; sau khi ăn hoặc bất
kỳ trên 200mg/dl; đo điện tim có thể phát hiện sớm các biểu hiện thiếu máu cơ tim; soi đáy mắt phát hiện tổn
thương võng mạc
Những phương pháp điều trị phối hợp gồm: chế độ ăn uống cần đảm bảo đủ chất đạm, đường, béo, vitamin,
muối khoáng, nước hợp lý. Hoạt động thể lực bình thường hàng ngày. Duy trì được cân nặng ở mức hợp lý.
Hạn chế các yếu tố nguy cơ như rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, suy thận Thuốc uống: insulin dùng cho
bệnh nhân ĐTĐ týp1 và chỉ dùng cho bệnh nhân ĐTĐ týp 2 khi đã thay đổi chế độ ăn, luyện tập và dùng các
thuốc điều trị ĐTĐ tổng hợp mà không hiệu quả.
Một phương pháp tiên tiến trước đây là thay ghép tế bào tụy của người tình nguyện cho bệnh nhân. Từ năm
1988, hơn 500 trường hợp ghép những tế bào tụy tạng của những người cho trên những bệnh nhân ĐTĐ týp

1 đã được thực hiện trên thế giới. Tuy nhiên kết quả không mấy khả quan vì: việc giữ gìn và chọn lọc những
tế bào được ghép vẫn rất khó khăn; kết quả chỉ ở mức khiêm tốn: khoảng 11% bệnh nhân không cần tiêm
insulin một năm sau khi được ghép; tất cả bệnh nhân ghép kiểu này phải được điều trị hủy bỏ miễn dịch suốt
đời nên rất phức tạp và tốn kém. Đặc biệt gần đây các nhà khoa học đã nghiên cứu ghép tế bào gốc tự thân
để điều trị bệnh ĐTĐ với những kết quả rất đáng khích lệ.
Chu trình sản xuất insulin của tuyến tụy.
Hy vọng mới từ việc ghép tế bào gốc để điều trị bệnh ĐTĐ
Dựa trên cơ sở khoa học: thứ nhất là tuyến tụy phải luôn luôn giữ số lượng tế bào bêta không thay đổi, nếu
không sẽ xảy ra bệnh ĐTĐ, do đó vấn đề chủ yếu là sự đổi mới những tế bào này như thế nào; thứ hai, năm
2003, Markus Stoffel thuộc Đại học Rockfeller University đã nghiên cứu phát biểu rằng trong tủy xương có
một nguồn tế bào tiền bối của những đảo nhỏ Langerhans tuyến tụy. Nhóm nghiên cứu của GS. Richard Burt
ở Trường đại học Northwestern University de Chicago đã tiến hành thực nghiệm và công bố trong Journal of
the American Medical Association (JAMA) công trình nghiên cứu theo dõi trong 3 năm trên một nhóm 23 bệnh
nhân ĐTĐ. Nhóm bệnh nhân này đã được dùng phương pháp ghép các tế bào gốc lấy trong tủy xương của
chính họ. Ưu điểm của kỹ thuật ghép này là bệnh nhân nhận các tế bào của chính mình nên không phải đối
phó với hiện tượng cơ thể loại bỏ "mảnh ghép", không phải điều trị hủy bỏ miễn dịch suốt đời. Kết quả rất
khả quan: 23 bệnh nhân không cần tiêm insulin mỗi ngày trong 14-50 tháng liền; một bệnh nhân trong hơn 4
năm, 4 bệnh nhân trong 3 năm và 3 bệnh nhân khác trong 2 năm không cần tiêm insulin; 15 bệnh nhân mới
đã được thực nghiệm những cải tiến mới nhất về kỹ thuật đã không cần đến insulin 19 tháng.
Như vậy là sau phương thức ghép tế bào tụy tạng, phương pháp ghép tế bào gốc tủy xương đã đánh dấu
một bước ngoặt mới trong việc điểu trị bệnh ĐTĐ, mang lại hy vọng lớn cho bệnh nhân ĐTĐ.
Phẫu thuật thành công khối u 7kg cho bé gái Việt Nam
Các bác sĩ Hoa Kỳ đã tiến hành thành công ca phẫu thuật để loại bỏ một khối u khổng lồ
trên mặt của một bé gái 15 tuổi đến từ Việt Nam có tên là Đào Thị Lai.
Đào Thị Lai trước khi được phẫu thuật một tuần (Bild)
Theo tin của Bệnh viện nhi Jackson Memorial ở thành phố Maiami (bang Florida – Hoa Kỳ): Ca phẫu thuật đã
diễn ra vào 29/4, nó kéo dài 14 giờ đồng hồ và đạt được thành công ngoài sự mong đợi. Bệnh nhân người
Việt Nam Đào Thị Lai đang dần bình phục trong phòng hồi sức.
Khôi u lành tính đã bắt đầu xuất hiện ở vùng lưỡi của người bệnh, sau đó phát triển không ngừng và có kích
thước gần gấp đôi đầu của Đào Thị Lai, Sau khi được tách ra khỏi người bệnh, khối u này đã được nhân

viên bệnh viện đặt lên bàn cân và người ta đọc được chỉ số … gần 7 kg.
Bác sĩ Jesus Gomez, người đang điều trị cho Đào Thị Lai cho biết: “Khối u lớn như vậy là rất hiếm gặp, nếu
không được phẫu thuật thì người bệnh sẽ bị ngạt thở”.
Khối u bắt đầu phát triển từ khi Đào Thị Lai được 3 tuổi, trong những năm qua, khối u đã làm biến dạng hoàn
toàn khuôn mặt của cô bé này. Nó đã chèn ép lên khí quản và hạn chế các vận động của người bệnh. Vì
bệnh tật mà Đào Thị Lai không thể đi học, việc ăn uống hàng ngày cũng là một cực hình.
Họp báo trước khi ca mổ được tiến hành (Bild)
Theo bác sĩ Jesus Gomez và người cộng sự của ông là Robert Marx thì: Từ nay cuộc sống của cô gái Việt
Nam này sẽ thay đổi theo chiều hướng tích cực bởi sự thành công của ca phẫu thuật. Toàn bộ khối u đã
được cắt bỏ, Đào Thị Lai đã vượt qua được ca phẫu thuật kéo dài này.
Vì Đào Thị Lai là bệnh nhân đến từ Việt Nam nên không được hưởng bảo hiểm y tế của Mỹ. Quỹ nhi đồng
Quốc tế (IKF) đang đứng ra quyên góp tiền cho ca phẫu thuật này. Bệnh viện đã hứa sẽ giảm viện phí cho
Đào Thị Lai ở mức tối đa. Mặc dù vậy, theo tính toán của IKF thì chi phí cho Đào Thị Lai sẽ vào khoảng
107.000 USD.
Nguồn đọc thêm: />Khối u 15 kg trên mặt
Cập nhật: 31/12/2008 - 17:34 - Nguồn: Zing.vn
Email bài này Bản in
Khối u này phát triển từ khi người đàn ông Trung Quốc này lên 4 tuổi. Hiện giờ mắt trái anh không thể nhìn
thấy gì nữa.
Xương sống của anh hiện giờ bị biến đổi vì anh luôn phải cúi xuống do khối u quá nặng. Cũng do trọng
lượng của khối u, anh hiện giờ chỉ cao 1,35m và
Khối u 15 kg trên mặt
Cập nhật: 31/12/2008 - 17:34 - Nguồn: Zing.vn
Email bài này Bản in
Khối u này phát triển từ khi người đàn ông Trung Quốc này lên 4 tuổi. Hiện giờ mắt trái anh không thể nhìn
thấy gì nữa.
Xương sống của anh hiện giờ bị biến đổi vì anh luôn phải cúi xuống do khối u quá nặng. Cũng do trọng
lượng của khối u, anh hiện giờ chỉ cao 1,35m và trọng lượng cơ thể không được 40 kg.
Khối u 15kg trên mặt.
Khối u này ảnh hưởng đến xương sống của anh.

Thời gian anh trong bệnh viện phẫu thuật.

Bé g18 tháng tuổi "đeo" 2 khối u khổng lồ
Cập nhật: 06/06/2009 - 11:39 GMT-6
Tham gia thảo luận bài này Bản in
Carlos Tocas mới 18 tháng tuổi nhưng bé đã phải mang 2 khối u khổng lồ ở cổ và ngực nặng tổng cộng gần
3 kg.

ái nhỏ nhất thế giới
Đăng rao vặt miễn phí cho hàng triệu người xem
(Dân trí) - Bé gái Jyoti Amge người Ấn Độ chỉ cao 58cm mặc dù năm nay em
đã 15 tuổi. Em thậm chí còn lùn hơn đứa trẻ chưa đầy 2 tuổi của nhà hàng
xóm.
Jyoti Amge được mệnh danh là bé gái nhỏ nhất thế giới theo Sách các Kỷ lục của
người Ấn Độ. Em bị mắc chứng loạn sản sụn - căn bệnh gây ra do khuyết tật ở
sụn và xương làm xương tay và chân không phát triển tới kích thước thông
thường. Giờ đây, thay vì có thân hình của một thiếu nữ, Jyoti chỉ cao có 58cm.
Dáng người nhỏ xíu của Jyoti có nghĩa là em phải có những bộ quần áo và trang
sức được thiết kế riêng cho em. Jyoti quá nhỏ để sử dụng dao dĩa kích cỡ bình
thường vì thế mà em phải sử dụng bộ đồ ăn đặc biệt, ngủ trên một chiếc giường
nhỏ được làm theo đơn đặt hàng. Thậm chí, đồ dùng ở nhà tắm cũng phải dùng
riêng.
Joyti bé tí xíu nhưng xinh đẹp
và đáng yêu.

Nhưng không vì thế mà Jyoti bất mãn với dáng người tí xíu của mình. Jyoti cho hay em thích sự nổi tiếng
mà chiều cao khiêm tốn đã mang lại cho em.
Jyoti Amge nói: “Em tự hào vì là người bé nhỏ. Em thích sự quan tâm của mọi người. Em không sợ lùn và
cũng không lấy làm tiếc vì điều này. Em cũng giống như bao người khác, thích ăn kẹo và có những giấc

mơ. Em không cảm thấy có gì khác biệt”.
Jyoti thậm chí còn thấp bé hơn đứa trẻ mới 13 tháng tuổi
của nhà hàng xóm.

Thật đáng ngạc nhiên là Jyoti vẫn đến trường như các bạn bằng tuổi. Bạn bè cùng lớp đối xử với em rất
công bằng và Jyoti được dành riêng một bộ bàn ghế bé xíu.
Thân hình bé nhỏ của Jyoti Amge cũng đã mang lại những ích lợi. Cô bé là ngôi sao nhí tại thành phố
Nagpur quê hương em ở miền trung Ấn Độ. Mọi người đổ xô tới để được tận mắt chiêm ngưỡng cô bé. Một
số người thậm chí còn coi là nữ thần.
Joyti được cấp một bộ bàn ghế riêng phù hợp với dáng người
của em.

Cha của Jyoti là ông Kishanji, doanh nhân 52 tuổi, nói: “Tôi không thể xa cô bé thậm chí là chỉ một ngày. Tôi
rất yêu quý con gái. Cô bé khiến tôi rất tự hào. Nhiều người có uy tín trong cộng đồng người Hinđu đã tới
và cầu nguyện cho Jyoti. Họ cầu nguyện để em hạnh phúc và sống thọ”.
Bà mẹ Ranjana, 45 tuổi, cho biết thêm: “Khi Jyoti chào đời, cô bé là một đứa trẻ bình thường. Chúng tôi bắt
đầu biết về căn bệnh của Jyoti năm bé lên 5 tuổi. Chúng tôi đã gặp một một chuyên gia tư vấn và ông ấy
nói Jyoti sẽ không thể lớn thêm và sẽ giữ nguyên kích thước này. Jyoti bé nhỏ nhưng đáng yêu và chúng tôi
rất yêu cô bé”.
Joyti có chiều cao vô cùng khiêm tốn so với các bạn bè cùng
tuổi.

Cũng giống như bạn bè cùng trang lứa, Jyoti thích nghe nhạc pop và xem đĩa DVD. Gần đây, cô đã thu âm
một album cùng với ngôi sao nhạc pop Ấn Độ mà em rất hâm mộ, Mika Singh.
Dù có thân hình bé nhỏ nhưng Jyoti cũng có những khát vọng rất lớn lao. Cô bé hi vọng một ngày nào đó
sẽ bước chân vào kinh đô điện ảnh Ấn Độ Bollywood với tư cách là một nữ diễn viên.
Giống bất kỳ bạn trẻ nào, Jyoti thích nghe nhạc và xem đĩa
DVD.

Người đàn ông nhỏ nhất thế giới qua đời

Vzone - 3 tuần trước 67 lượt xem 1 tin đăng lại
Ngày 13/3/2010 He Pingping đã qua đời tại Rome ở tuổi 21 vì căn bệnh tim.
Viết bình luậnLưu bài này
Pingping nhập viện 2 tuần trước sau khi xuất hiện những cơn đau ở ngực trong lúc đang tham gia một
chương trình truyền hình có tên gọi "The Record Show" tại thủ đô của Italia. Và thứ bảy trước (13/3), người
đàn ông nhỏ nhất thế giới đã ra đi ở tuổi 21.
He Pingping chỉ cao 74,6 cm
Pingping sinh năm 1988 ở Wulanchabu thuộc Khu tự trị Nội Mông, Trung Quốc, với thể trạng nhỏ bé ngay từ
ban đầu. Theo cha của Pingping, khi sinh ra, anh chỉ nằm lọt thỏm trong bàn tay của người lớn. Pingping
chính thức được công nhận là người đàn ông nhỏ nhất thế giới năm 2008 với chiều cao 74,6 cm.
Ông Craig Glenday, Tổng biên tập Sách Kỷ lục Guinness Thế giới, cho rằng Pingping đã có một ảnh hưởng
rất lớn với toàn thế giới. Ông bị ấn tượng bởi nụ cười và tính cách tinh nghịch của Pingping.
Thi hài của He Pingping đang được làm thủ tục để chuyển về Trung Quốc chôn cất.
Cuộc gặp gỡ giữa 'nhỏ nhất' và 'to nhất':
Cuộc gặp gỡ giữa Pingping và Bao Xishun -
người cao nhất thế giới trước năm 2006
Với người phụ nữ cao nhất thế giới
He Pingping và Sultan Kösen với chiều cao 2,46m -
người cao nhất thế giới hiện nay
Tử Hà

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×