Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Tích hợp GDPCMT và CGN vào dạy môn sinh học lớp 10 ban cơ bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (339.38 KB, 17 trang )

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Trong sáng kiếm kinh nghiệm này có sử dụng các từ và cụm từ viết tắt thể
hiện ở bảng dưới đây.
Viết tắt Viết đầy đủ
CGN Chất gây nghiện
GDPCMT Giáo dục phòng chống ma túy
SGK Sách giáo khoa
SGV Sách giáo viên
ĐC Đối chứng
TN Thí nghiệm
PHẦN I: MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài.
1
Nghiện ma túy là một tệ nạn trên toàn thế giới. Theo số liệu thống kê của
tổ chức Y tế thế giới toàn thế giới có khoảng 50 triệu người nghiện ma túy, sử
dụng 3303 tấn thuốc phiện hàng năm. Theo báo cáo của UBQG phòng chống ma
túy tính đến cuối năm 2004, cả nước có 170407 người nghiện có hồ sơ kiểm soát.
Trong đó, sinh viên, học sinh 687 người và 4799 trẻ em nghiệm ma túy nhưng
thực tế người nghiện còn cao hơn nhiều và hàng năm có xu hương tăng, đặc biệt
tăng nhanh ở lứa tuổi trẻ.
Nghị quyết 06/CP, ngày 29/1/1993 của chính phủ đã khẳng định về tệ nạn
ma túy như sau: “ Ma túy là dấu hiệu nguy hiểm làm mất trật tự an toàn xã
hội, xâm hại an toàn đâọ đức truyền thống, phá vỡ hạnh phúc gia đình, gây
ảnh hưởng đến nòi giống và sự tồn vinh của dân tộc”.
Trong tình hình diễn biến phức tạp của tệ nạn ma túy trong xã hội và cộng
đồng, hơn 22 triệu học sinh, sinh viên với sự đa dạng về tâm lí là những đối
tượng có nguy cơ cao để ma túy xâm nhập. Việc GDPCMT và CGN là cần thiết
và cấp bách. Nó không chỉ góp phần thực hiện mục tiêu: nhà trường không có
ma túy mà còn ngăn chặn sự phát triển của hiểm họa ma túy trong toàn quốc.
GDPCMT và CGN là một lĩnh vực giáo dục liên ngành không triển khai
thành một môn học riêng mà tích hợp nội dung GDPCMT và CGN vào các môn


học, các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Trong thực tế giảng dạy môn sinh học – 10 (BCB). Tôi thấy có nhiều nôi
dung kiến thức liên quan có thể tích hợp GDPCMT và CGN điển hình như bài:
Chu kỳ tế bào và quá trình nguyên phân ( bài 18), Sự nhân lên của virut trong tế
bào chủ (bài 30).
Xuất phát từ những lý do trên tôi chọn đề tài “ Tích hợp GDPCMT và
CGN vào dạy một số bài trong chương trình sinh học – 10 ban cơ bản”
II. Phạm vi nghiên cứu.
2
Đề tài được thực hiện trong tiết dạy 18 và 30 của chưng trình sinh học – 10
ban cơ bản
Chọn 4 lớp để dạy thực thực nghiệm.
III. Nhiệm vụ nghiên cứu.
1. Xác định nội dung trong sách khoa sinh học – 10 (BCB) có khả năng tích hợp
GDPCMT và CGN.
2. Xây dựng một số bài giảng có tích hợp GDPCMT và CGN
3. Thực nghiệm sư phạm: Thăm dò khả năng và hiệu quả tích hợp GDPCMT và
CGN vào bài dạy.
IV. Phương pháp nghiên cứu.
1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
Tôi nghiên cứu các tài liệu: Lý luận dạy học, nội dung sách giáo khoa
(BCB), tài liệu bồi dưỡng giáo viên trung học phổ thông chu kỳ III, kĩ thuật dạy
học sinh học…
2. Phương pháp điều tra.
Điều tra thực trạng GDPCMT và CGN tại trường THPT Tân Dân – Phú
Xuyên – Hà Nội.
3.Thực nghiệm sư phạm.
Chia các lớp thực nghiệm làm hai nhóm:
- Lớp thực nghiệm: Dạy theo bài giảng có tích hợp GDPCMT và CGN,
gồm hai lớp 10A2 ( sĩ số 44), 10A4 (sĩ số 45). Tổng số 89 học sinh.

- Lớp đối chứng: Dạy theo bài giảng không tích hợp GDPCMT và CGN,
gồm hai lớp 10A3 (sĩ số 45), 10A5 (sĩ số 46). Tổng số 91 học sinh.
4. Xử lý kết quả thực nghiệm.
3
C¸c kÕt qu¶ thu ®îc qua ®iÓm kiÓm tra t«i xö lÝ b»ng to¸n häc thèng kª
- Trung bình cộng:
X
=
n
Xn
ii

Trong đó:
X
là trung bình cộng
X
i
là điểm số trong thang điểm 10
n
i
là số học sinh đạt điểm tương ứng
n là số học sinh

- Độ lệch chuẩn:
δ
=
±
( )
n
XXn

ii


- Hệ số biến dị:

ν
(%) =
X
δ
. 100%
V. Đối tượng – thời gian nghiên cứu.
1. Đối tượng nghiên cứu.
- Bài 18 và bài 30 chương trình sinh học - 10 ban cơ bản.
- Phần mềm soạn giáo án điện tử violet 1.5 và các tài liệu, hình ảnh về ma
túy và chất gây nghiện có liên quan đến bài dạy.
2. Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 1/ 12/2009 đến 25/4/ 2010.
PHẦN II: QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
I. Khảo sát thực tế.
4
1. Điều tra thực trạng GDPCMT và CGN.
Nội dung GDPCMT và CGN không được cấu thành một môn học riêng mà
tích hợp vào một số môn học có liên quan. Tuy nhiên, nội dung GDPCMT và
CGN bị hạn chế.
Trong các tiết dạy, giáo viên chưa khai thác nội dung có thể tích hợp
GDPCMT và CGN.
Trường THPT Tân Dân đã tổ chức được một số chuyên đề ngoại khóa về
GDPCMT và CGN.
2. Khả năng nhận thức của học sinh.
Trước khi thực hiện đề tài, tôi tiến hành khảo sát điểm trung bình môn học
của 180 học sinh thuộc bốn lớp thực nghiệm ở học kỳ I thu được kết quả như sau:

Bảng 1: Điểm trung bình môn học ở học kỳ I
Lớp n Tỷ % điểm trung bình môn học ở học kỳ I
Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém
SL % SL % SL % SL % SL %
10A2 44 0 0 9 20.5 34 77.2 1 2.3 0 0
10A3 45 0 0 10 22.2 32 71.2 3 6.6 0 0
10A4 45 0 0 9 20.0 34 75.6 2 4.4 0 0
10A5 46 0 0 11 23.9 32 69.6 3 6.5 0 0
( SL: Số lượng học sinh đạt học lực giỏi, khá….)
Qua bảng ta thấy kết quả học tập ở cả bốn lớp thực nghiệm không có học
sinh giỏi vag kém còn tỷ lệ học sinh đạt học lực khá, trung bình, yếu của cả bốn
lớp tương tự nhau không có chênh lệch nhiều về học lực. Để khẳng định khả
năng nhân thức của học sinh về ma túy và chất gây nghiện, tôi tiến hành khảo sát
180 học sinh thuộc thuộc bốn lớp thực nghiệm thông qua phiếu điều tra, kết quả
điều được đo bằng điểm số và được thể hiên ở bảng 2:
Hãy cho biết những điều nếu ra dưới đây “đúng” hay “sai”.
Nôi dung Đúng Sai
Khi dùng bát đũa chung với người bị HIV bạn có thể bị lây nhiễm HIV
5
Thuốc lá, bia rượu đều có hại cho sức khỏe
Hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân gây ung thư phổi
Tiêm chích ma túy lần đầu tiên không thể bị nhiễn HIV
HIV là căn bệnh của người phương tây, bạn chỉ có thể bị nhiễm HIV nếu sử
dụng chung bơm kim tiêm với người nước ngoài
Nếu người nào đó khỏe mạnh thì không bị nhiễm HIV
Những người nghiệm ma túy và gái mại dâm là những đối tượng có nguy cơ
cao bị nhiễm HIV
Các chất độc hai ( thuốc trừ sâu, hóa chất…) có thể phá hủy chu ky tế bào
bình thường
Các loại thuốc tân dược như moocphin, senduxen… là ma túy

Trong khói thuốc lá có hơn 400 loại chất độc khác nhau trong đó độc nhất là
nicotin
Bảng 2: Kết quả điều tra khả năng nhân thức của học sinh về
ma túy và chất gây nghiện
Lớp n
Số học sinh đạt điểm X
i
X
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
10A2 44 0 0 0 0 2 5 19 12 4 1 1 6.40
10A3 45 0 0 0 0 3 6 16 15 3 1 1 6.36
10A4 45 0 0 0 3 1 7 14 14 3 1 2 6.30
10A5 46 0 0 0 2 4 5 12 16 4 2 1 6.33
Qua bảng ta thấy điểm khảo sát trung bình của các lớp 10A2, 10A3, 10A4,
10A5 lần lượt là 6.40; 6.36; 6.30; 6.33. Cao nhất là lớp 10A2 đạt điểm trung bình
6.40 còn thấp nhất là lớp 10A4 đạt 6.30 ( chỉ thấp hơn lớp 10A2 là 0.1). Sự chênh
lệch về điểm kiểm tra ở bốn lớp là không đáng kể. Qua đó có thể khẳng định lực
học cũng như khả năng nhận thức của học sinh về ma túy và chất gây nghiện ở
các lớp thực nghiệm là như nhau.
II. Những biện pháp thực hiện.
1. Cơ sở lý luận.
Tích hợp (Integration) GDPCMT và CGN là sự kết hợp một cách có hệ
thống các kiến thức GDPCMT và CGN với kiến thức môn học thành một nội
6
dung thống nhất gắn bó chặt chẽ với nhau dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí
luận và thực tiễn được đề cập trong bài học. Thực chất việc tích hợp GDPCMT
và CGN là gắn việc dạy học với cuộc sống, với hoạt động xã hội của học sinh
nhằm phục vụ những nhiệm vụ kinh tế - xã hội của đất nước.
Khi tích hợp GDPCMT và CGN cần lưu ý
+ Đảm bảo nôi dung kiến thức cơ bản của môn học, tiết học.

+ Đảm bảo thời gian của tiết học, không vì tích hợp GDPCMT và CGN mà
kéo dài tiết học, ảnh hưởng tới thời gian nghỉ giữa các tiết học của giáo viên và
học sinh.
+ Tiến hành một cách tự nhiên, không gò bó, không khiêm cưỡng
Tích hợp GDPCMT và CGN có thể được tiến hành theo các mức độ khác
nhau:
+ Mức 1: Nội dung GDPCMT và CGN trùng hoàn toàn hay một phần lớn
nội dung của bài học.
+ Mức 2: Một số đơn vị kiến thức của nội dung GDPCMT và CGN được
đưa vào bài học và trở thành một bộ phận của bài học.
+ Mức 3: Liên hệ nội dung bài học với nội dung GDPCMT và CGN.
2. Xác định nôi dung tích hợp GDPCMT và CGN.
Khi nghiên cứu nội dung chương trình sinh học – 10 ban cơ bản, tôi thấy
nội dụng GDPCMT và CGN có thể khai thác từ sách giáo khoa ở một số bài sau:
Tên bài Nội dung tích hợp
Bài 18: Chu kỳ tế bào và quá trình
nguyên phân
Khi hút thuốc lá, các chất độc trong
khói thuốc làm tổn thương vật chất di
truyền của tế bào. Tế bào phổi bị đột
biến thoát khỏi cơ chế điều hòa phân
bào sẽ phâ chia vô hạn định dẫn đến tạo
khối u. Các tế bào ung thư lại có khả
7
năng di căn, tức là chúng di chuyển vào
máu và đi đến cư trú ở nhiều nơi khác
trong tế bào.
Bài 30: Sự nhân lên của virut trong tế
bào chủ
Tiêm chích ma túy là con đường dễ lây

nhiễm HIV/ AIDS
3. Thiết kế bài giảng tích hợp GDPCMT và CGN.
3.1. Xác định mục tiêu và soạn giáo án bài: “ Chu kỳ tế bào và quá trinh
nguyên phân”
Bài này nội dung kiến thức có thể tích hợp GDPCMT và CGN ở mục “Chu
kỳ tế bào”
3.1.1. Mục tiêu.
Hình thành kỹ năng nhận biết tác hại của các chất gây nghiện ( thuốc lá,
rượu…) đối với sức khỏe của con người
3.1.2. Chuẩn bị.
Phần giáo viên: Nghiên cứu SGK, SGV, các tài liệu liên quan và siêu tầm hình
ảnh: Ung thư phôi. Jpg; ung thư gan.jpg; thuốc lá.jpg; thuốc trừ sâu.jpg, các ảnh
động: Chu kỳ tế bào.swf…
Phần học sinh: Đọc trước nôi dung bài “ Chu kỳ tế bào và quá trình nguyên
phân”
3.1.3. Hệ thống làm việc.
Hoạt động 1: Nghiên cứu “ Khái niệm chu kỳ tế bào”
Giáo viên tổ chức nghiên cứu “khái niện chu kỳ tế bào” bằng phương pháp
dạy học theo góc trong thời gian 5 phút, giáo viên chia thành hai góc.
+ Góc quan sát: Giáo viên chiếu đoan phim chu kỳ tế bào.swf , yêu cầu học
sinh quan sát và cho biết kỳ trung gian gồm mấy pha? Nêu diễn biến của từng
pha?
8
+Góc phân tích: Đọc sách khoa, quan sát hình 18.1 ( SGK – ban cơ bản) và
cho biết chu kỳ tế bào là gì? Gồm mấy giai đoạn?
Hoạt động 2: Nghiên cứu “Điều hòa chu kỳ tế bào”.
Giáo viên chia lớp thành các nhóm nhỏ. Phát cho mỗi nhóm một phiếu học
tập và yêu cầu các em đọc SGK thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi sau trong 7
phút
Phiếu học tập

Nghiên cứu ví dụ về thời gian của chu kỳ tế bào người: Tế bào phôi 15 - 20 phút,
tế bào gan 2 lần / năm, tế bào ruột 2 lần/ ngày… và trả lời các câu hỏi sau
Câu hỏi kiến thức trong SGK Câu hỏi khai thác GDPCMT và CGN
1. Em nhận xét về thời gian chu kỳ
tế bào ở người?
2. Nếu các tế bào tự rút ngắn thời
gian của chu kỳ tế bào thì dẫn
đến hậu quả gì?
3. Chu kỳ tế bào trong tế bào được
điều khiển như thế nào?
1. Em hãy kể tên các bệnh mà em
biết khi chu kỳ tế bào bị phá vỡ?
2. Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh
ung thư?
3. Để phòng tránh các bệnh ( ung
thư…) thì con người phải làm gì?
Học sinh làm việc theo hướng dẫn của giáo viên.
3.2.Xác định mục tiêu và soạn giáo án “ Sự nhân lên của virut trong tế bào
chủ”.
Bài này nội dung có thể tích hợp GDPCMT và CGN ở mục “ HIV/AIDS”.
3.2.1. Mục tiêu.
Hình thành ở học sinh lối sống lành mạnh, có thái độ cư xử đúng đắn với
người nghiện ma túy và người thân của họ. Đồng thời nhận biết được mối liên
hệ giữa ma túy và HIV/AIDS.
3.2.2.Chuẩn bị.
Phần giáo viên: Nghiên cứu SGK, GSV, các tài liệu có liên quan và chọn 2
em học sinh có khả năng diễn xuất hướng dẫn các em tập tình huống ở nhà
9
trước.
Phần học sinh: Đọc trước bài “ Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ”.

3.2.3 Hệ thống làm việc.
Hoạt động 1:
Nội dung tình huống: Hai mẹ con Tú đang ngồi ăn cơm, Tú uể oải nhai vẻ
mặt trầm tư, buồn bã. Mẹ Tú vừa gắp thức ăn cho con vừa hỏi. Hôm nay con
mệt à?
Tú: Không ạ!
Me: Vậy con có chuyện gì đó rất buồn phải không? Biết đâu mẹ lại giúp được
con?
Tú đặt bát cơm xuống và hạ thấp giọng: Mẹ ơi! Anh bạn Hà bị ốm, bạn ấy
phải vào suốt để trông nom anh ấy.
Mẹ Tú chép miệng: Tội nghiệp con bé rõ ngoan, học giỏi mà khổ. Mẹ mất
sớm, bố lại bị tai nạn. Con và Hà là bạn thân từ nhỏ, con nên thường xuyên
qua bên đó giúp nó việc nhà và chép hộ bài.
Tú ngập ngừng: Mẹ có biết anh ấy bị gì không? Anh ấy sử dụng ma túy bị
bác bảo vệ ở trường bắt quả tang được đưa vào trại cai nghiện nhưng hôm vừa
rồi anh ấy bị ốm đưa vào viện bác sỹ thử máu và cho biết anh ấy bị nhiếm
HIV.
Mẹ Tú giật nẩy mình và la lớn: Trời ơi! Vậy thì mẹ cấm con không được
chơi với Hà nữa kể cả lại gần nó không phải vạ đấy con ơi!
Tú khóc và van xin mẹ: Mẹ ơi! Thế thì tội nghiệp cho Hà quá, anh ấy bị chứ
có phải bạn ấy đâu. Hơn nữa anh ấy mới ở giai đoạn sơ nhiễm.
Mẹ Tú tức giận: Thôi không nói nữa! đã bảo cấm chơi là cấm, kể cả cái Hà
có bén mảng đến đây mẹ cũng sẽ nói thẳng với nó và không cho nó vào nhà
nữa.
Tổ chức hoạt động:
10
Sau khi hai em thể hiện xong phần tình huống, giáo viên cho các em thảo
luận nhóm những câu hỏi sau trong 7 phút
1. Quan niệm của mẹ Tú có đúng không?
2. Nếu em là Tú em sẽ làm như thế nào để cho mẹ hiểu và thông cảm

không cấm em chơi với Hà?
3. Người anh của Hà sẽ trải qua các giai đoạn phát triển bẹnh như thế nào?
4. Nếu em là Hà sẽ chăm sóc giúp đỡ người anh ra sao?
5. Theo em anh của Hà bị nhiễm HIV do đâu? Nêu cách phòng tránh
HIV/AIDS?
Giáo viên chia nhóm mỗi nhóm là một bàn 4 - 5 học sinh và mỗi nhón
thảo luận 2 câu hỏi vì nếu cả 5 câu sẽ không đủ thời gian.
Sau khi cho đại diện của nhóm trình bầy và tranh luận với nhau, giáo viên
bổ sung và giảng giải để giúp học sinh có được kiến thức cơ bản về HIV. Đồng
thời có thái đôi đúng đắn với người nhiễm HIV và người thân của họ. Mặt khác,
thấy được mối quan hệ giữa tiêm chích ma túy với HIV/AIDS.
PHẦN III: KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM
Sau khi dạy xong bài 18 và bài 30 ở lớp thực nghiệm cũng như lớp đối
chứng. Tôi sử dụng 10 câu hỏi trắc nghiệm khác quan kiểm tra nhận thức của
học sinh về ma túy và chất gây nghiện để kiểm tra hiệu quả việc tích hợp
GDPCMT và CGN vào dạy bài 18 và bài 30, hiệu quả được đo bằng điểm số mỗi
bài kiểm tra kết quả thu được thể hiện ở bảng 3, bảng 4 và hình 1.
Nội dung bài kiểm tra như sau:
Họ và tên………………… Kiêm tra 15 phút Mã đề 01
Lớp 10A Môn: Sinh học
Câu1 :Các tác nhân gây ung thư là?
11
a. Thuốc lá, rượu b. Hóa chất độc hai
c. Thuốc trừ sâu d. cả a, b, c đều đúng
Câu2 : Để phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS chúng ta cần phải?
a. Sống lành mạnh b. Không tiêm chích ma túy
c. Quan hệ tình dục an toàn d. Tất cả đều đúng
Câu3: Đối với người nhiễm HIV chúng ta cần phải?
a. Tránh xa, không tiếp xúc b. Tập trung họ trong một trại cách ly
c. Chia sẻ động viên họ vượt qua mặc cảm d. Tất cả các đáp án trên

Câu4: Hoạt động nào sau đây không lây nhiễm HIV?
a.Sử dụng chung bơm kim tiêm với người nhiễm HIV b.Bắt tay qua giao tiếp
c.Truyền máu đã bị nhiễm HIV d. Quan hệ tình dục với gái mại dâm
Câu5: Chọn câu đúng trong các câu sau?
a.Tiêm chích ma túy lần đầu không thể bịn nhiễm HIV
b. Nếu người nào có sức đề kháng tôt thì không bị nhiễm HIV
c. HIV có thể lây qua tiêm chích ma túy, qua tình dục không an toàn
d. Chỉ gái mại dâm mới bị nhiễm HIV
Câu6: Các chất nào sau đây không phải là ma túy?
a. Moocphin b. Nhựa cần sa c. Nicotin d. Heroin
Câu7: ở người chu kỳ tế bào bị rối loạn thường dẫn đến?
a. Ung thư b. Sô lượng tế bào giảm
c. Tăng cường sức đề kháng d. Số lượng tế bào tăng từ từ
Câu8: Đối tượng dễ bị nhiễm HIV?
a. Người nghiện và người già b. Trẻ em sơ sinh, người có sức đề kháng kém
c.Người nghiện ma túy, gái mại dâm d. Thanh niên, người cao tuổi
Câu9: Trong khói thuốc lá có hơn 400 các chất độc hại trong đó chất độc hại nhất
là?
a. Nicotin b. ancol c. Axetol d. cacbonic
12
Câu10: Uống rượu không gây ra bệnh nào dưới đây?
a. Bệnh về gan b. Bệnh mất ngủ
c. Bệnh về tim d. Giảm khả năng sinh sản
Đáp án mã đề 01
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
D D C B C C A C A B
Bảng 3: Kết quả kiểm tra 15 phút
Lớp n
Số học sinh đạt điểm X
i

X
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
TN 10A2 44 0 0 0 0 0 3 1 12 19 8 1 7.70
10A4 45 0 0 0 0 1 1 2 8 22 9 2 7.90
ĐC 10A3 45 0 0 0 1 2 6 18 15 2 1 0 6.20
10A5 46 0 0 0 0 3 7 17 14 3 2 0 6.30
(TN: Thí nghiệm; ĐC: Đối chứng)
Bảng 4: So sánh kết quả kiểm tra 15 giữa lớp
thực nghiệm và lớp đối chứng.
Lớp n
Điểm số
X δ V(%)
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
TN 89 0 0 0 0 1 4 3 20 41 17 3 7.8
0
1.1
0
14.10
ĐC 91 0 0 0 1 5 13 35 29 5 3 0 6.3
0
1.1
0
17.70
Qua bảng trên cho thấy, điểm trung bình ở lớp thực nghiệm là 7.80 trong
khi đó ở lớp đối chứng là 6.30 về độ lệch chuẩn ở các lớp thực nghiệm và lớp đối
chứng bằng nhau và đều bằng là 1.10 còn về hệ số biến dị của lớp thực nghiệm
thấp hơn lớp đối chứng. Điều đó chứng tỏ lớp thí nghiệm có độ đồng đều cao hơn
lớp đối chứng. Kết quả thu được minh họa ở hình sau:
13
Hình 1: Đồ thị biểu diễn kết quả thực nghiệm

Qua đồ thị cho thấy đa số học sinh lớp thực nghiệm đạt điểm cao ( 7,8,9)
trong đó số học sinh đạt điểm 8 là nhiều nhất. Số học sinh không đạt yêu cầu
không đáng kể chỉ một học sinh ( 4 điểm) trong khi đó ở lớp đối chứng đa số học
sinh chỉ đạt ( 5,6,7) số học sinh đạt điểm 6 là nhiều nhất số học sinh không đạt
yêu cầu cũng nhiều hơn ( 6 học sinh). Có học sinh chỉ đạt có 3 điểm.
Qua sự phân tích ở trên cho thấy mức độ nhận thức của học sinh về ma túy
và chất gây nghiện ở lớp thực nghiệm cao hơn so với lớp đối chứng. Điều đó
chứng tỏ hiệu quả của việc tích hợp GDPCMT và CGN vào dạy học ở môn sinh
học
14
PHẦN IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. Kết luận.
Qua nghiên cứu chương trình sách giao khoa sinh 10 ban cơ bản tôi thấy
có một số bài như “ Chu kỳ tế bào và quá trình nguyên phân”; “Sự nhân lên
của virut trong tế bào chủ” có khả năng tích hợp GDPCMT và CGN.
Bước đầu khẳng định hiệu quả và tính khả thi của việc tích hợp GDPCMT
và CGN, góp phần thực hiện mục tiêu phấn đấu nhà trường không có ma túy
mà còn ngăn chặn sự phát triển của hiện họa ma túy trong toàn quốc.
Sử dụng bài giảng có tích hợp GDPCMT và CGN góp phần thực hiện luật
phòng chống ma túy và nghị quyết số 40/2000/QHX về đổi mới chương trình
giáo dục phổ thông của Quốc hội.
II. Kiến nghị.
15
Qua đây cá nhân tôi cũng kiến nghj với các cấp quản lý giáo dục một số
vấn đề sau:
Cần quan tâm hơn nữa đến việc trạng bị, cơ sở vật chất phục vụ hoạt động
GDPCMT và CGN: Tài liệu hướng dẫn giáo dục phòng chống ma túy, trang bị
máy tính, máy chiếu…
Định kỳ mở các lớp bồi dưỡng cho giáo viên kiến thức về ma túy và chất
gây nghiện ở các bộ môn có khả năng tích hợp GDPCMT và CGN như môn giáo

dục công dân, hóa học, sinh học….bên cạnh đó cung cấp nhiều hơn nữa các tài
liệu giảng dạy.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. GS – TS. Đinh Quang Báo (chủ biên), PGS – TS. Nguyễn Đức Thành,
Lý luận dạy học, NXBGD – 1997.
2. Nguyễn Thành Đạt (chủ biên) và cộng sự, Sinh học 10 ( ban cơ bản),
NXBGD – 2007.
3. Nguyễn Văn Duệ ( chủ biên), Dương Tiến Sỹ, Kỹ thuật dạy học sinh
học, NXBGD – 1997.
4. Vũ Văn Vụ ( chủ biên) và cộng sự, Sinh học 10 (ban khoa học tự
nhiên), NXBGD – 2007.
16
5. Nguyễn Thị Minh Phương và công sự, Tài liệu hướng dẫn giáo viên về
giáo dục phòng chống ma túy và chất gây nghiện ở trường trung học
phổ thông, NXBGD – 2006.
6. Trang Web. Violet.vn của công ty bạch kim
17

×