Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Sử dụng sơ đồ trong việc giảng dạy môn sinh học lớp 10 SKKN THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 14 trang )



sỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÚ THỌ
TRƯỜNG PT DÂN TỘC NỘI TRÚ TỈNH
Sáng kiến kinh nghiệm
SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TRONG VIỆC GIẢNG DẠY MÔN SINH HỌC 10


Người thực hiện: NGUYỄN VĂN SƠN
TÔ : KHTN
Phú Thọ- tháng 5 năm 2009
PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong phưong pháp tổ chức, người học - đối tượng của hoạt động “dạy” đồng thời là
chủ thể của hoạt động “học”, được cuốn hút vào hoạt động học do giáo viên tổ chức và
chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám phá những điều mình chưa rõ chứ không phải thụ
động tiếp thu những tri thức đã được giáo viên sắp đặt sẵn . Đựơc đặt vào những tình
huống thực tế của đời sống, người học trực tiếp quan sát, thảo luận, giải quyết các vấn
đề do người dạy đặt ra theo suy nghĩ của mình từ đó nắm được kiến thức, kĩ năng mới,
vừa nắm được phương pháp “làm ra” kiến thức, kĩ năng đó, không rập khuôn máy móc
theo những khuôn mẫu đã có sẵn, được bộc lộ và phát triển tiềm năng sáng tạo.
Khi mà lượng thông tin ngày càng nhiều mà thời gian học tập ở nhà trường lại có
hạn.Giáo viên không thể truyền đạt hết tất cả những gì mà học sinh cần cho cuộc sống
sau này, chỉ trang bị cho các em những kiến thức cơ bản và phương pháp nhận thức,
phương pháp tự học để có thể tự học suốt đời. Phải tạo điều kiện đẻ học sinh được suy
nghĩ tích cực và bộc lộ những suy nghĩ của mình trong quá trình thảo luận, tranh luận
trong nhóm đồng thời tích cực tìm ra tri thức dưới sự chỉ dẫn của giáo viên.
Cố gắng khắc phục tình trạng “truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng
tạo của người học” là tư tưởng chỉ đạo cho việc đổi mới phương pháp đang đặt ra cho
toàn Ngành giáo dục ( Nghị quyết Trung ương II khoá VIII ) .
Tôi đã cố gắng thực hiện tư tưởng chỉ đạo trên trong quá trình giảng dạy của
mình, đặc biệt trong việc dạy chương trình sinh học lớp 10 phân ban . Để rèn luyện


tư duy và nâng cao năng lực nhận thức cho học sinh có thể có nhiều phương pháp khác
nhau phụ thuộc vào nội dung của từng bài, từng phần và đối tượng học sinh . Trong bài
23 và bài 24: Hô hấp tế bào - của chương : Chuyển hoá vật chất và năng lượng trong tế
bào (Sinh học lớp 10 NC) tôi đã sử dụng sơ đồ để hướng dẫn học sinh khai thác kiến
thức và đã dem lại hiệu quả thiết thực.

PHẦN II :
QUÁ TRÌNH SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TRONG VIỆC GIẢNG DẠY BÀI 23 VÀ BÀI 24
( CHƯƠNG III - SINH HỌC LỚP 10 BAN NC)
I. Cơ sở của việc sử dụng sơ đồ trong việc giảng dạy bài 23 và bài 24
Hô hấp tế bào là một trong những quá trình sinh lí trung tâm của tế bào. Kiến thức
về quá trình sinh lí là kiến thức khó, có nhiều phản ứng sinh hoá phức tạp mang tính
chất trừu tượng, học sinh sẽ rất khó tiếp thu nếu chỉ nghe thầy giáo giảng giải một
chiều.
Để nắm được bản chất của quá trình đòi hỏi học sinh phải có kĩ năng phân tích, tư
duy tổng hợp dưới sự hướng dẫn, tổ chức hoạt động học tập tích cực ở học sinh do giáo
viên tổ chức bằng các hình thức như : phân tích sơ đồ, dùng phiếu học tập, tổ chức hoạt
động nhóm, cho học sinh làm bài tập tại lớp
Mục tiêu của bài này là học sinh phải:
+ Trình bày được khái niệm về hô hấp tế bào.
+ Mô tả được các giai đoạn chính của quá trình đường phân, chu trình
Crep, nắm được khái quát quá trình chuyển hoá vật chất hữu cơ qua sơ đồ .Và từ đó
hiểu được bản chất của hô hấp tế bào và ứng dụng vào cuộc sống.
Để đạt được mục tiêu trên, việc sử dụng sơ đồ và từ sơ đồ dưới sự hướng dẫn và
định hướng của giáo viên để khai thác kiến thức, học sinh lĩnh hội kiến thức một cách
chủ động, tích cực.
II. Qúa trình tiến hành bài dạy:
Rèn luyện tư duy và nâng cao năng lực nhận thức cho học sinh như thế
nào ?
1. Để nắm khái niệm hô hấp tế bào thì trước hết học sinh phải hiểu được khái niệm hô

hấp . Ở phần này giáo viên thường cung cấp khái niệm một cách áp đặt . Với cách dạy
này học sinh nhận thức khái niệm rất mơ hồ và do đó các em khó để hiểu được bản
chất của hô hấp tế bào, một số em sẽ nhầm lẫn giữa hô hấp và đốt cháy. Không tạo
được tiền đề cho việc nắm cơ chế của quá trình.
Khi dạy phần khái niệm, giáo viên đưa ra sơ đồ của quá trình hô hấp, hướng
dẫn học sinh quan sát sơ đồ, yêu cầu học sinh giải thích các giai đoạn tương ứng và từ
đó đi tới khái niệm “Hô hấp tế bào”.
Từ sơ đồ học sinh rút ra được :
+ Hô hâïp tế bào là một quá trình chuyển hoá năng lượng diễn ra trong tế bào
sống.
+ Qua quá trình, các hợp chất hữu cơ (Gluxit) được phân giải qua nhiều sản phẩm
trung gian và cuối cùng tạo ra CO
2
, H
2
O đồng thời năng lượng của chúng được giải
phóng và chuyển hoá thành dạng năng lượng rất dễ sử dụng chứa trong các phân tử
ATP. Ở tế bào nhân thực quá trình này diễn ra trong ti thể.
2. Khi dạy phần các giai đoạn chính của quá trình hô hấp tế bào (cơ chế hô hấp), đểí
học sinh có thể nắm được khái quát toàn bộ quá trình; bao gồm:
- Các giai đoạn.
- Vị trí diễn ra của từng giai đoạn trong tế bào.
Giáo viên sử dụng lại sơ đồ của quá trình hô hấp :
Giáo viên giới thiệu và yêu cầu học sinh quan sát sơ đồ, từ sơ đồ hãy cho biết:
+ Hô hấp tế bào gồm những giai đoạn nào ?
+ Vị trí diễn ra của từng giai đoạn.
Từ sơ đồ học sinh sẽ nêu được hô hấp tế bào có 3 giai đoạn chính:
Đường phân: diễn ra ở tế bào chất.
Chu trình Crep: diễn ra ở chất nền của ti thể.
Chuỗi truyền điện tử: diễn ra trên màng trong của tế bào.

a. Đường phân:
Ở giai đoạn đường phân gồm nhiều phản ứng hoá sinh phức tạp, thực chất của giai
đoạn này là bẻ gãy dần đường glucô (6c) thành sản phẩm cuối cùng của giai đoạn là
axit pyruvic (3các bon) qua một loạt các phản ứng trung gian. Đây là kiến thức tương
đối trừu tượng, để học sinh nắm được bản chất của quá trình, giáo viên đưa ra sơ đồ
chặng đường phân (sơ đồ tóm tắt những phản ứng cơ bản), hướng dẫn học sinh quan
sát sơ đồ sau:
SƠ ĐỒ TÓM TẮT QUÁ TRÌNH ĐƯỜNG PHÂN

Sau khi quan sát và phân tích sơ đồ yêu cầu học sinh cho biết:
+ Đường phân gồm những giai đoạn nào? (phần này có thể yêu cầu học sinh đặt tên
cho từng giai đoạn trên sơ đồ: từ glucôzơ đến fructô ?, từ fructô 6c đến A2PG ? ).
+ Những biến đổi cơ bản của mỗi giai đoạn.
+ Sản phẩm của giai đoạn đường phân.
Phần này giáo viên dành thời gian để học sinh nghiên cứu sơ đồ kết hợp với sách giáo
khoa và thảo luận nhóm để trả lời các nội dung trên. Khi nghiên cứu sơ đồ yêu cầu học
sinh chú ý năng lượng được sử dụng và giải phóng ở mỗi giai đoạn, sau đó giáo viên
yêu cầu một em đại diện cho nhóm để trình bày, các nhóm khác theo dõi và bổ sung
sau đó giáo viên hoàn chỉnh lại kiến thức:
Biến đổi1: Hoạt hoá phân tử đường glucôzơ
Glucôzơ kết hợp với 2 phân tử ATP thành Frúc tôzơ 1,6 di phốt phát.
Biến đổi 2: Cắt mạch các bon
Fructôzơ 1,6 di phốt phát bị cắt thành 2 phân tử 3 cac bon (Glixealđêhit 3 phốt phát và
đihiđôxiaxêtôn- phốt phát)
Biến đổi 3: Sản phẩm taọ ra: 2NADH + 4ATP + 2C
3
H
4
O
3

(axit piruvic)
Sản phẩm tạo ra? Yêu cầu học sinh viết phương trình phản ứng của giai đoạn đường
phân:
Enzim
C
6
H
12
O
6
2Axit piruvic + 2ATP + 2NADH
Như vậy từ sơ đồ học sinh thấy được sản phẩm của đường phân gồm:
2Axit piruvic, 2ATP, 2NADH
(Thực tế đã tạo được 4 phân tử ATP nhưng dùng 2 phân tử ATP để hoạt hoá phân tử
glucôzơ)
Để kích thích suy nghĩ của học sinh, giáo viên yêu cầu học sinh quan sát sơ đồ và giải
thích tại sao phải có 2ATP trong phản ứng đầu tiên (năng lượng cần cho sự hoạt hoá
glucôzơ thành fructôzơ 1,6 điphốt phát), 4ATP được giải phóng cùng với 2NADH và
sản phẩm cuối cùng của giai đoạn đường phân là 2 Axit piruvic.
* Axit pyruvic tiếp tục bị biến đổi như thế nào? Sản phẩm đựơc tạo thành trong
giai đoạn tiếp theo là gì?
b. Chu trình Crep:
Sơ đồ về chu trình Crep đã có ở sách giáo khoa, trước hết giáo viên yêu cầu học sinh
nghiên cứu chu trình ở sách giáo khoa để học sinh có thể định hướng được những biến
đổi cơ bản trong chu trình. Hình vẽ ở sách giáo khoa phức tạp, phần này yêu cầu học
sinh phải nắm được những biến đổi cơ bản nhất của từng giai đoạn trong chu trình.
Giáo viên giới thiệu: trước khi đi vào chu trình Crep, axit pyruvic biến đổi thành
axêtyl- CoA, giải phóng một phân tử NADH và 1 phân tử CO
2,
quá trình này được thực

hiện trên màng kép của ti thể (thông qua sơ dồ học sinh đã quan sát) sau đó giáo viên
sử dụng sơ đồ sau:
SƠ ĐỒ CHU TRÌNH CREP
Hướng dẫn học sinh quan sát chu trình, từ sơ đồ học sinh cho biết :
+ Chu trình Crep qua những giai đoạn nào?
+ Những biến đổi cơ bản trong chu trình .
+ Sản phẩm của chu trình.
Tương tự, phần này giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm, mỗi nhóm là 1bàn, rồi cho
đại diện của một nhóm báo cáo, các nhóm khác bổ sung. Sau đó giáo viên có thể phân
tích cho học sinh rõ thêm 5 giai đoạn của chu trình Crep:
a. Từ Axêtyl- CoA kết hợp với Ôxalô axêtictạo thành axit xitric (6C)
b. Từ axit xitric (6C) qua 3 phản ứng loại được 1 CO
2
và tạo ra 1NADH cùng với
axêtô glutaric (5C).
c. Từ axit xêtô glutaric (5C) loại 1 CO
2
tạo ra 1 NADH cùng với a xit (4C).
d. Từ axit (4C) qua phản ứng tạo 1 phân tử ATP và 1 phân tử FADH
2
e. Cuối cùng qua 2 phản ứng tạo được 1NADH và giải phóng ôxalô axêtic (4C).
Sau khi phân tích các giai đoạn, để kích thích tư duy của học sinh giáo viên đặt vấn
đề :
Ý nghĩa của chu trình Crep là gi? (phân giải chất hữu cơ giải phóng năng lượng một
phần tích luỹ trong ATP, một phần tạo nhiệt cho tế bào.Tạo nguồn cacbon cho quá
trình tổng hợp, có rất nhiều chất hữu cơ la ìsản phẩm trung gian cho quá trình chuyển
hoá các chất).
Trên cơ sở kiến thức đó yêu cầu học sinh viết phương trình của chu trình Crep :
Ôxi hoá
2 Axêtyl - CoA 4CO

2
+ 2ATP + 6NADH + 2FADH
2
Để học sinh nắm kiến thức hai giai đoạn này chắc chắn, giáo viên sử dụng sơ đồ chung
của 2 giai đoạn: đường phân và chu trình Crep :
Học
sinh quan sát sơ đồ và kiến thức vừa học, yêu cầu các em hoàn chỉnh bảng sau (phiếu
học tập) :
Các giai đoạn
Đặc điểm phân biệt
Vị trí Nguyên liệu Sản phẩm Năng lượng
Đường phân
Chu trình Crep
Yêu cầu học sinh cho biết số lượng ATP, NADH, FADH
2
được tạo thành trong 2 quá
trình đường phân và chu trình Crep:
Đường phân: 2ATP, 2NADH
Chu trình Crep: + Giai đoạn chuẩn bị : 2NADH
+ Chu trình : 2ATP, 6NADH, 2FADH
2
c. Chuỗi truyền điện tử :
Cho học sinh đọc thông tin ở sách giáo khoa, sau đó sử dụng sơ đồ chung của quá
trình hô hấp, trên cơ sở các sản phẩm được tạo thành ở 2 giai đoạn trên đã được học,
giáo viên đặt câu hỏi gợi ý: Năng lượng dùng trong hoạt động sống là dạng năng lượng
gì? (ATP). Như vậy các sản phẩm NADH và FADH
2
được tạo thành phải qua một quá
trình chuyền điện tử tới chất nhận cuối cùng là O
2

qua một chuỗi phản ứng ôxy hoá
khử kế tiếp để giải phóng năng lượng ATP.
Để học sinh hiểu rõ hơn về mặt năng lượng được tạo ra, giáo viên cung cấp thông
tin : Qua quá trình chuyền điện tử đến chất nhận cuối cùng là O
2
, từ 1 phân tử NADH
sẽ tạo thành 3 phân tử ATP và từ 1 phân tử FADH
2
tạo thành 2 phân tử ATP . Yêu cầu
học sinh tính tổng năng lượng được tạothành trong quá trình chuyển điện tử và viết
phương trình của chuỗi truyền điện tử
Phương trình :
6O
2

10NADH + 2FADH
2
34ATP + 6H
2
O
Từ sơ đồ học sinh tính được tổng năng lượng giải phóng trong quá trình hô hấp: 4 phân
tử ATP được tạo thành trực tiếp và 34 phân tử ATP tạo thành do quá trình chuyển điện
tử theo sơ đồ sau:
C
Cũng từ sơ đồ học sinh nêu được mối quan hệ giữa đường phân, chu trình Crep và
chuỗi truyền điện tử.
3. Dạy phần phân giải các chất khác :
Giáo viên đặt vấn đề để học sinh định hướng, suy nghĩ: Nguyên liệu chủ yếu của quá
trình hô hấp là Glucô (sản phẩm chủ yếu của quá trình quang hợp), các sản phẩm khác
do quá trình quang hợp tạo ra như prôtêin, lipit có được sử dụng để làm nguồn

nguyên liệu của quá trình hô hấp không? Quá trình phân giaií các nguyên liệu này diễn
ra như thế nào?
Sử dụng sơ đồ tóm tắt quá trình phân giải các chất trong tế bào:
SƠ ĐỒ SỰ PHÂN GIẢI CÁC CHẤT KHÁC
Giáo viên giải thích sơ đô,ö yêu cầu học sinh quan sát và nhận xét sự giống và khác
nhau trong quá trình phân giải prôtêin, lipit, cacbon hiđrat.
Đường phân :
Prôtêin A xit amin Axêtyl - CoA
Lipit Glixêrol + axit béo A xêtil - CoA
Sau đó đi vào chu trình Crep . Như vậy sự phân giải các nguyên liệu chỉ khác nhau ở
chặng đường phân sau đó đều tạo thành axêtyl - CoA và đi vào chu trình Crep cuối
cùng giải phóng CO
2
, H
2
O và năng lượng. Tất cả các kiến thức đó được học sinh tự rút
ra từ quan sát sơ đồ.
Trong bài chỉ giới hạn ở phần sự phân giải các chất hữu cơ trong điều kiện có O
2
, tuy
nhiên để kích thích tư duy của học sinh giỏi, giáo viên đặt vấn đề: Điều gì xãy ra nếu
như trong tế bào không có O
2
? Cho học sinh suy nghĩ rồi giải thích để học sinh thấy sự
khác nhau giữa hô hấp có O
2
( hiếu khí ) và hô hấp không có O
2
( kịñ khí ). Có thể liên
hệ lại kiến thức của bài enzim để học sinh tự suy luận : Khi không có O

2
thì không xãy
ra phản ứng H
+
với OH
-
do đó phản ứng trong chu trình Crep không xãy ra.
Sau đó sử dụng sơ đồ :
Hướng dẫn học sinh nghiên cứu thêm quá trình lên men ở vi sinh vật
PHẦN III : KẾT LUẬN
Qua hai tiết dạy được tiến hành như trên, học sinh học tập rất hào hứng, tham gia một
cách tích cực vào bài giảng.
Học sinh tích cực suy nghĩ và được bộc lộ suy nghĩ của mình qua trao đổi nhóm và
tranh luận trước lớp.
Rèn cho học sinh được kỹ năng quan sát, phân tích, tổng hợp kiến thức qua việc phân
tích sơ đồ, kỹ năng hợp tác nhóm và làm việc độc lập. Trong cách dạy này học sinh
không chỉ tích cực thu nhận kiến thức mà nâng dần năng
lực tư duy bằng lập luận, phân tích, tổng hợp và trên cơ sở đó các em có thể suy luận
kiến thức ở mức cao hơn. Đây là cơ hội để học sinh phát triển năng lực tư duy sáng tạo
. Các em được tích cực hoạt động trong quá trình lĩnh hội kiến thức chắc chắn sẽ nắm
vững kiến thức và nhớ lâu hơn, khả năng vận dụng sẽ tốt hơn . Kết quả đó được phản
ánh qua chất lượng kiểm tra hai bài này ở lớp 10B ( năm học 2008 - 2009):
100% học sinh nắm được kiến thức cơ bản của hai bài, trong đó có:
21 em đạt điểm giỏi chiếm : 45,7%
16 em đạt điểm khá chiếm : 35,8%
9 em đạt điểm trung bình chiếm : 9,5%
Trên đây là một số kinh nghiệm trong việc sử dụng sơ đồ trong quá trình dạy bài 22 và
bài 23 ( sinh học 10 ban nâng cao ) để khai thác kiến thức, nâng cao năng lực nhận
thức cho học sinh mà tôi đã áp dụng trong quá trình giảng dạy của mình, tôi xin được
nêu ra để mong được trao đổi, chia sẻ với đồng nghiệp nhằm để ngày càng có thêm

được nhiều kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy. Tôi mong muốn được đón nhận
những ý kiến góp ý chân thành của đồng nghiệp để chất lượng giảng dạy của mình
ngày càng được tốt hơn.
Thị xã Phú Thọ, ngày 20 tháng 5 năm 2009
Người thực hiện :
NGUYỄN VĂN SƠN

×