Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

THỰC HÀNH CHÂM CỨU TRỊ LIỆU - MẮT VIÊM DO ĐIỆN QUANG doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.42 KB, 6 trang )




THỰC HÀNH CHÂM CỨU TRỊ LIỆU
MẮT VIÊM DO ĐIỆN QUANG
(Điện Quang Tính Nhãn Viêm - Kerato Conjonctivite
Brulure Electrique - Kerato Conjontivitis by Electric Burn)





A. Đại cương
Đây là bệnh do mắt bị phóng xạ tia Tử ngoại, ánh sáng hoặc khí (hơi
nóng) của hàn điện gây ra. Giác mạc và kết mạc dễ hấp thu tia Tử ngoại. Khi
mắt bị tổn thương rồi, thường qua 1 giai đoạn tiềm phục và tự nhiên phát
bệnh. Thời kỳ tiềm phục dài hoặc ngắn tùy lượng chiếu xạ nhiều hoặc ít.
Thường phát bệnh sau khi bị chiếu xạ 6 - 10 giờ.
B. Triệu chứng
Bắt đầu thấy trong mắt như bị cộm, vướng, và ngày càng nặng dần,
mắt đỏ, sưng, chảy nước mắt, sợ ánh sáng, 2 mắt đau như bị bỏ ng. Nhẹ,
thường 2 - 3 ngày là khỏi.
C. Điều trị
1-Châm Cứu Học Thượng Hải: Sơ Phong, tán nhiệt.
Huyệt chính: Hợp Cốc (Đtr.4) + Phong Trì (Đ.20) + Thái Dương.
Huyệt phụ: Quang Minh (Đ.37) + Tinh Minh (Bq.1) + Toàn Trúc
(Bq.2) + Tứ Bạch (Vi.2).
Kích thích mạnh vừa, thỉnh thoảng vê kim, lưu kim 30 phút.
2- Huyệt chính: Hợp Cốc (Đtr.4), Thái Dương.
Huyệt phụ: Tứ Bạch (Vi.2) . Kích thích vừa (Thường Dụng Trung Y
Liệu Pháp Thủ Sách).


THẦN KINH THỊ GIÁC TEO
(Thị Thần Kinh Nuy Súc - Atrophie Optique - Optic Atrophy)
A. Đại cương
Là bệnh dây thần kinh thị giác bị thoái hóa. Người bệnh cảm thấy sức
nhìn giảm dần cho đến khi mất hẳn. Nhìn ngoài thấy mắt như người bình
thường.
Thuộc loại Thanh Manh, Thông Manh của YHCT.
B. Nguyên nhân
Có thể do:
Can Thận âm hư, tinh huyết kém.
Tỳ Vị hư nên tinh khí không đủ đưa lên nuôi dưỡng mắt.

C. Triệu chứng
Trên lâm sàng thường gặp hai loại chính:
1 - Khí Huyết Hư : thị lực giảm, ăn uống kém, hay mệt mỏi, da xanh,
hơi thở yếu, chất lưỡi nhạt, mạch Tế Nhược.
2 - Can Thận Âm Hư: không còn nhìn thấy gì, da khô, hay đái gắt,
miệng khô khát, tai ù, điếc, lưng đau, gối mỏi, ăn ngủ kém.
D. Điều trị
1- Châm Cứu Học Thượng Hải: Dưỡng Can, ích Thận.
Huyệt chính: Cầu Hậu + Hợp Cốc (Đtr.4) + Phong Trì (Đ.20) + Tinh
Minh (Bq.1).
Huyệt phụ: Can Du (Bq.18) +Quang Minh (Đ.37) + Thận Du (Bq.23)
+ Thừa Khấp (Vi.1) + Túc Tam Lý (Vi.36).
Các huyệt ở vùng mặt châm từ từ vê nhẹ cho cảm giác lan đến hố mắt.
Các huyệt khác kích thích vừa, lưu kim 10 - 15 phút, cách 1 ngày châm 1
lần, 15- 20 lần là 1 liệu trình.
2- Cự Liêu (Vi.3) + Đồng Tử Liêu (Đ.1) + Lạc Khước (Bq.8) + Thừa
Quang (Bq.6) + Thương Dương (Đtr.1) + Thượng Quan (Đ.3) (Tư Sinh
Kinh).

3- Can Du (Bq.18) + Dưỡng Lão (Ttr.6) + Đởm Du (Bq.19) + Quang
Minh (Đ.37) + Thận Du (Bq.23) + Thương Dương (Đtr.1) (Loại Kinh Đồ
Dực).
4- Toàn Trúc (Bq.2) + 5 huyệt ở trên đầu (Thần Đình + Thượng Tinh
(Đc.23) + Tín Hội (Đ.22) + Tiền Đỉnh (Đ.21) + Bá Hội (Đc.20) ) + Uỷ
Trung (Bq.40) [xuất huyết] (Nho Môn Sự Thân).
5- Nhóm 1: Cầu Hậu + Ế Minh + Tinh Minh (Bq.1).
Nhóm 2: Can Du (Bq.18) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thận Du (Bq.23)
(Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).
6- Huyệt chính: Cầu Hậu + Tinh Minh (Bq.1).
Huyệt phụ: Ế Minh + Phong Trì (Đ.20) + Thượng Tinh Minh kích
thích nhẹ (Thường Dụng Trung Y Liệu Pháp Thủ Sách).
7- Huyệt chính: Cầu Hậu + Thượng Tinh Minh (Bq.1). Huyệt phụ:
Hợp Cốc (Đtr.4) + Phong Trì (Đ.20). + Quang Minh (Đ.37) + Thái Dương
Cách 1 ngày châm 1 lần + 7 lần là 1 liệu trình + nghỉ 1 tuần rồi lại tiếp tục
điều trị (Thẩm Dương Y Học Viện).
8- Cầu Hậu + Ngoại Tinh Minh + Tân Toàn Trúc (Tứ Xuyên Trung
Y’ số 5/1985).
Mỗi lần dùng một huyệt.
Phối hợp với Tinh Minh (Bq.1) + Thừa Khấp + Tinh Hạ + Thượng
Minh + Kiến Minh + Kiến Minh 1 + Kiến Minh 2 + Kiến Minh 4 + Phong
Trì (Đ.20) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Quang Minh (Đ.37) .
Mỗi lần chọn 2-3 huyệt + lưu kim 10 - 15 phút.
9- Cầu Hậu + Thừa Khấp hợp với Đại Chùy (Đc.14) + Phong Trì
(Đ.20). Mỗi lần chọn 1 huyệt chính + 1 huyệt phụ. Cách 1 ngày châm 1 lần.
10 lần là một liệu trình.

×