Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Cân đong đo đếm sức khỏe – Phần 3 pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.66 KB, 7 trang )

Cân đong đo đếm sức khỏe
– Phần 3

Mỗi một lĩnh vực đều có những
thước đo riêng, đối với y tế và sức
khỏe cũng vậy. Những chỉ số sức
khỏe là những con số bạn chắc chắn
sẽ phải chung sống cả đời, việc hiểu
những con số này không chỉ là việc
của bác sĩ, vì đó là những con số thiết thân với bạn và
hiểu được chúng chỉ giúp bạn sống khỏe mạnh hơn mà
thôi.



Chỉ số khối cơ thể (BMI)
Chỉ số lý tưởng: trong khoảng 18,5 đến 24,9

Chỉ số khối cơ thể (BMI) là kết quả phương pháp đo tương
quan chiều cao và cân nặng của bạn (công thức tính: BMI =
cân nặng (kg) / bình phương chiều cao (m)). Nếu chỉ số
BMI của bạn là dưới 18,5 nghĩa là bạn đang thiếu cân và có
khả năng chu kỳ kinh nguyệt không đều, có thể mắc phải
các vấn đề về sinh sản, thiếu máu, mất xương và có thể dẫn
đến loãng xương. Tuy nhiên, chỉ số BMI quá cao cũng là
một vấn đề: từ 25 đến 29,9 – thừa cân, trên 30 – béo phì.
Béo phì làm tăng nguy cơ mắc tất cả các loại bệnh. Tuy
nhiên, chỉ số BMI không thể nói lên tất cả, vấn đề còn nằm
ở chu vi vòng eo của bạn. Nếu vòng eo của bạn lớn hơn
89cm, bạn đang có nguy cơ bị tiểu đường loại 2, bệnh tim
và nhiều vấn đề khác về sức khỏe, cho dù chỉ số BMI của


bạn ở mức bình thường đi chăng nữa.
Cách kiểm soát chỉ số: Hãy tiến hành kiểm tra chỉ số BMI
hằng năm, hoặc bất cứ khi nào trọng lượng của bạn tăng lên
hay giảm xuống đáng kể. Nếu chỉ số BMI của bạn quá cao,
hãy thực hiện chế độ ăn kiêng hợp lý và tăng cường tập thể
thao. Hãy mua một loại thước dây tiện dụng để theo dõi
kích thước vòng bụng của bạn thường xuyên.
Protein phản ứng C (CRP)
Chỉ số lý tưởng: Thấp hơn 1.0 mg/L
Lượng protein phản ứng C (CRP)
được tìm thấy trong máu, được đo
bằng Mg/Lít, là một dấu hiệu của viêm
nhiễm mãn tính cấp thấp, có liên quan
đến bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và
một số dạng ung thư.

Cách kiểm soát chỉ số: Hãy xét nghiệm CRP khi bạn
không biết rõ nguy cơ bệnh tim của mình. CRP thường
không được đo thường xuyên, nhưng đó thực sự là một
kiểm tra cần thiết, đặc biệt là khi bạn không biết về nguy cơ
của bản thân cũng như bệnh sử của gia đình có liên quan
đến bệnh tim. Các bác sĩ thường kiểm tra mức độ CRP khi
họ chưa có quyết định chính xác về cách thức điều trị tích
cực đối với những trường hợp có nồng độ cholesterol cao
hoặc có các biểu hiện đau thắt ngực không rõ nguyên nhân.
Các bác sĩ cũng có thể tự kiểm tra nếu bệnh nhân không
cho thấy nhiều nguy cơ mắc bệnh nhưng bệnh sử gia đình

có nhiều mối liên quan đến bệnh tim. Trong trường hợp
này, nếu phát hiện ra nồng độ CRP của bệnh nhân ở mức

cao, bác sĩ có thể kê toa thuốc điều trị, chẳng hạn như thuốc
statins, song song với việc đề nghị bệnh nhân thực hiện
những thay đổi tích cực hơn trong lối sống (cụ thể là thực
hiện một chế độ ăn uống hợp lý và tập thể dục nhiều hơn),
sự thay đổi này phải được thực hiện càng sớm càng tốt.
Nếu bạn có mức độ CRP cao, bác sĩ của bạn sẽ khuyên bạn
thực hiện một số thay đổi trong lối sống và ăn các thực
phẩm giàu axit béo Omega-3 (như cá hồi, quả óc chó, dầu
canola, hạt lanh) để giúp giảm viêm trong cơ thể.
Chiều cao trưởng thành

Chỉ số lý tưởng: Phụ thuộc vào chiều
cao khi bạn được 21 tuổi.
So sánh chiều cao theo thời gian với
chiều cao tối đa khi trưởng thành của
chính mình (thường ở tuổi 21) để biết
được rằng bạn có giữ được chiều cao
của mình và nguy cơ mất xương theo thời gian.

Kiểm soát chỉ số: Nên đo chiều cao hàng năm. Nếu chiều
cao của bạn bị giảm khoảng 4cm sau độ tuổi 21, điều đó có
thể cho thấy bạn bị mất xương (loãng xương), bạn nên làm
xét nghiệm mật độ xương hay chụp X-quang cột sống.
Khoảng ½ phụ nữ bị gãy xương hoặc loãng xương trong
suốt cuộc đời của họ. Vì vậy, nếu chiều cao của bạn bị
giảm đi ở bất cứ độ tuổi nào, và mật độ xương của bạn bị
xác định vào loại thấp, bạn nên lưu ý: xương của bạn rất
yếu và có nguy cơ bị gãy trong cả những trường hợp va đập
hay té ngã nhẹ. Để tăng cường bảo vệ chúng, hãy thực hiện
một chế độ dinh dưỡng giàu canxi và vitamin D, thực hiện

các bài tập thể dục tạo sức nén (chẳng hạn như đi bộ nhanh
hoặc chơi tennis) và thường xuyên rèn luyện sức mạnh của
xương. Hút thuốc và uống rượu chính là những tác nhân
gây ảnh hưởng xấu đến xương. Bạn có thể sử dụng các loại
thuốc bảo vệ xương khi có lời khuyên của bác sĩ.
Làm thế nào để làm chủ các chỉ số sức khỏe?

Để duy trì các chỉ số sức khỏe
nói trên trong phạm vi khỏe
mạnh, hãy thực hiện những điều
sau:
• Dành 150 đến 240 phút mỗi
tuần để tập aerobic, bao gồm cả
những bài tập ép cân như đi hộ,
chạy bộ vào hầu hết các ngày.
• Thực hiện các bài tập rèn luyện sức mạnh và sự dẻo dai
(về cân nặng, về sức chịu đựng) mỗi tuần từ 2 -3 lần.
• Ăn từ 5 – 9 khẩu phần trái cây và rau xanh mỗi ngày.
• Ăn các loại cá béo hai lần mỗi tuần, hoặc bổ sung dầu cá
(3 gam hoặc ít hơn) mỗi ngày.
• Cung cấp đủ ít nhất 75 mg Vitamin C (tương đương
khoảng 1 ly nước cam) mỗi ngày.
• Tiêu thụ từ 1.000 đến 1.200 mg canxi và ít nhất 1.000 IU
(đơn vị quốc tế) vitamin D mỗi ngày.
• Hạn chế tối đa lượng rượu có trong các thức uống hằng
ngày.
• Không hút thuốc.
• Ngủ đủ 7 – 8 tiếng mỗi đêm.



×