Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Tài liệu Hỏi đáp về thuốc và sức khỏe (Phần 1) pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (245.09 KB, 9 trang )

Hỏi đáp về thuốc và sức khỏe (Phần 1):
Dị ứng thức ăn, dùng thuốc gì?
Sau khi ăn xong món ba ba nấu, em thấy ở tay, đùi và bụng nổi mày
đay và ngứa. Có lẽ em bị dị ứng món ăn này. Em phải dùng thuốc gì?
Tô Hồng Vân (Hải Dương)
Thức ăn hay gây dị ứng nhất là tôm, cua, ốc, sò, hến, nhộng, ba ba,
cá dân gian gọi là "chất tanh". Những người sẵn có sơ địa dị ứng (mẫn
cảm, không dung nạp) thì ngay những thức ăn thông thường như lạc, cà
chua, hành, tỏi vẫn có thể gây dị ứng thành mày đay.
Nếu chỉ là mày đay cấp, nhẹ thì chỉ cần dùng kháng histamin như:
phenecgan, dimedron, chlorampheniramin, cimetidin Nặng hơn như phù
Quinck, sốc phản vệ do thức ăn phải được phát hiện và điều trị kịp thời ở
cơ sở y tế chuyên khoa. Tại đây bác sĩ có thể phải dùng kết hợp với các chế
phẩm corticoid (prednisolon, dexamethason, cocticotropin ) uống hoặc
tiêm, truyền
Ngoài ra có thể bôi thuốc chống ngứa có methol, phenol, sulfat kẽm
và không gãi (vì càng gãi càng tăng ngứa, tăng sẩn nề).



Sự khác biệt giữa hai thuốc trị trứng cá
Cháu 16 tuổi, thời gian gần đây xuất hiện rất nhiều mụn trứng cá trên
mặt. Cháu đã đi khám và uống kháng sinh tetracyclin trong vòng 7 ngày
nhưng bệnh vẫn không đỡ nhiều nên bác sĩ đã thay bằng doxyciclin trong
vòng 7 ngày nữa. Cháu xin hỏi có sự khác biệt giữa hai thuốc này không?
Ngọc Hà (Bắc Ninh)
Các tetracyclin tự nhiên được phân lập từ các loài streptomyces và
đều có cấu trúc cơ bản là vòng octahydronaphtaxen. Thuốc hấp thu tốt qua
đường tiêu hóa, tuy nhiên thức ăn làm giảm hấp thu thuốc tới 50%. Các thức
uống hoặc các thuốc có chứa các ion canxi, Mg, nhôm làm giảm hấp thu
thuốc. Thuốc phân bố nhanh vào các mô và dịch cơ thể (trừ dịch não tuỷ)


qua được nhau thai và sữa mẹ với nồng độ cao. Đặc biệt thuốc gắn mạnh vào
xương, răng. Thuốc chuyển hoá ở gan và thải chủ yếu qua phân, một phần
thải qua nước tiểu.
Tetracyclin nguyên là kháng sinh có phổ tác dụng rất rộng, tác dụng
lên nhiều vi khuẩn gram âm và dương, cả ưa khí và kị khí, xoắn khuẩn và vi
khuẩn nội bào clamydia, rickettsia, mycoplasma. Hiện nay, thuốc chủ yếu
được dùng trong các trường hợp sau: bệnh do vi khuẩn nội bào, bệnh dịch tả,
dịch hạch, đau mắt và trứng cá. Ngoài ra, tetracyclin còn được phối hợp với
các kháng sinh khác để điều trị loét dạ dày - tá tràng, các bệnh do sinh vật
đơn bào, ký sinh trùng sốt rét và các vi khuẩn kháng thuốc khác.
Tác dụng không mong muốn thường gặp nhất là rối loạn tiêu hoá, bội
nhiễm nấm ở miệng, thực quản và nấm candida âm đạo; Làm xương, răng ở
trẻ em kém phát triển và biến màu (kể cả khi người mang thai và thời kỳ cho
con bú dùng thuốc cũng ảnh hưởng đến xương và răng của trẻ sau này). Các
tác dụng không mong muốn khác là mày đay, ban đỏ, thiếu máu, giảm tiểu
cầu, giảm bạch cầu trung tính, giảm chức năng gan thận, tăng áp lực nội sọ
Vì vậy thuốc không được dùng cho trẻ em dưới 9 tuổi; người mang thai
(đặc biệt 3 tháng cuối của thai kỳ), thời kỳ cho con bú; người mẫn cảm với
thuốc.
Doxycyclin: Hấp thu tốt qua đường tiêu hoá, sinh khả dụng trên 90%,
vì vậy ít gây rối loạn tiêu hoá hơn tetracyclin. Sự hấp thu của thuốc ít bị ảnh
hưởng bởi thức ăn. Thuốc dùng được cả qua đường tiêm tĩnh mạch. Thải trừ
chủ yếu qua mật nên có thể dùng được cho người bị suy thận, thời gian bán
thải kéo dài, nên chỉ cần dùng ngày một lần.
Tương tự tetracyclin, doxycyclin đặc biệt hay dùng để điều trị bệnh
trứng cá. So với tetracyclin thì doxycyclin ít độc, ít tác dụng không mong
muốn hơn, thuốc ít gắn vào xương, răng nhưng vẫn không dùng cho trẻ em
dưới 9 tuổi, người mang thai và thời kỳ cho con bú.





Nẻ môi do thuốc?
Tôi bị bệnh vẩy nến, được bác sĩ kê đơn dùng thuốc acitretin uống để
điều trị. Khi dùng thuốc tôi thấy môi cứ khô và nứt nẻ. Hiện tượng trên có
phải do thuốc không? Cách khắc phục thế nào?
Trần Thu Hằng (Nghệ An)
Như vậy là bạn bị bệnh vẩy nến ở tình trạng nặng và trên diện rộng
(không đỡ sau khi đã dùng các liệu pháp điều trị khác) nên mới được chỉ
định dùng đến acitretin. Đây là loại thuốc điều trị bệnh vẩy nến ổn định sừng
hoá có tác dụng toàn thân. Tuy nhiên, bên cạnh tác dụng chữa bệnh, thuốc
có thể gây ra nhiều tác dụng không mong muốn. Trong các nghiên cứu lâm
sàng với acitretin có tới 98% người bệnh dùng thuốc gặp các tác dụng bất lợi
do thuốc gây ra. Viêm môi, nứt nẻ môi; khô, kích ứng niêm mạc mũi; rụng
tóc, bong tróc da ở mí mắt, ngón tay, lòng bàn tay, gan bàn chân là những
tác dụng phụ thường gặp nhất. Trên mắt thuốc gây khô mắt, ở hệ tiêu hoá
thuốc gây buồn nôn, nôn Trường hợp của bạn là do tác dụng phụ của thuốc
gây nên. Bạn nên trao đổi với bác sĩ điều trị của mình để được điều trị thuốc
thích hợp hơn với bạn.



Chú ý khi uống thuốc tránh thai với các thuốc khác
Tôi nghe nói khi sử dụng đồng thời một thuốc viên tránh thai với một
thuốc khác có thể sẽ làm thất bại việc tránh thai bằng thuốc, nghĩa là vẫn có
thể có thai. Điều này có đúng không và cách khắc phục như thế nào?
Nguyễn Thị Hoa (Nam Định)
Có khá nhiều loại thuốc đã được báo cáo là có khả năng làm giảm
hiệu lực của viên tránh thai. Đó là:
- Nhóm thuốc do cảm ứng enzym chuyển hoá thuốc ở gan làm thuốc

tránh thai bị chuyển hoá nhanh hơn nên làm giảm hiệu lực của thuốc tránh
thai như: thuốc chống lao (rifampicin), thuốc chống động kinh (hydantoin,
phenobarbital, carbamazepin) và thuốc hạ sốt primidon. Nên tránh dùng các
thuốc này cùng với thuốc tránh thai hoặc nếu không có thể dùng tăng thêm
liều thuốc tránh thai.
- Nhóm thuốc do làm giảm vòng tuần hoàn ở gan, ruột của thuốc tránh
thai: penicillin, tetracyclin và các dẫn xuất. Trong trường hợp phải dùng
cùng với các thuốc này, nên tạm thời sử dụng thêm các biện pháp tránh thai
khác cho an toàn.
Ngoài ra, một số thuốc như than hoạt và các chất hấp phụ khác, các
thuốc chống trầm cảm loại 3 vòng, vitamin C, chloramphenicol, cimetidin,
promethazin, các sulffamid, các loại hormon tuyến giáp cũng có thể làm
giảm hiệu lực của thuốc viên tránh thai.
Uống thuốc kháng sinh sao cho hiệu quả?
Đối với các bệnh nhiễm khuẩn thì kháng sinh là một trong những
thuốc bắt buộc phải dùng. Cần lưu ý rằng ngoài kỹ thuật bào chế thì cách
uống thuốc cũng ảnh hưởng rất nhiều đến tác dụng của thuốc. Vậy để phát
huy tối đa tác dụng của thuốc cần lưu ý:
Lượng nước dùng để uống thuốc: Phải đủ lớn (khoảng 200-250ml nước) để
thuốc trôi nhanh xuống dạ dày mà không bị mắc lại ở thực quản. Tốt nhất nên
dùng nước đun sôi để nguội. Điều này còn quan trọng hơn đối với các kháng sinh
có độ tan thấp. Ví dụ: amoxicilin nếu uống 1 viên có hàm lượng 500mg với 250ml
nước thì tác dụng của thuốc sẽ gấp đôi so với uống lượng kháng sinh này với
25ml nước.
Ảnh hưởng của bữa ăn: Đối với các thuốc kháng sinh kém bền vững trong
môi trường acid như nhóm beta-lactamin (amoxicilin, ticarcilin), nhóm macrolid
(erythromycin, clarithromycin, azithromycin, spiramycin) hoặc các thuốc kháng
sinh bị thức ăn làm giảm hấp thu (tetracyclin, lincomycin) nên uống xa các bữa
ăn khoảng 1 giờ. Nếu uống các thuốc này trong bữa ăn sẽ làm cho thời gian lưu lại
của thuốc ở dạ dày lâu hơn, thuốc sẽ bị dịch vị acid của dạ dày phân huỷ làm cho

thuốc kém hoặc mất tác dụng. Tuy nhiên đối với các kháng sinh không bị thức ăn
cản trở hấp thu như nhóm fluoroquinolon, doxycylin lại nên uống trong bữa ăn để
lợi dụng bữa ăn làm giảm các tác dụng phụ của thuốc (buồn nôn, loét) trên hệ tiêu
hoá.
Ảnh hưởng của các thuốc dùng kèm: Các chất có đặc tính bao phủ niêm
mạc (smecta, kaolin) hoặc các chất có khả năng hấp phụ (than hoạt) hoặc các ion
kim loại hoá trị cao (sắt II, sắt III, can-xi ) có khả năng tạo phức với kháng sinh
đều làm giảm sinh khả dụng của thuốc kháng sinh. Vì vậy cần tránh kê đơn trong
những phối hợp này. Trong trường hợp bắt buộc phải kê đơn (điều trị viêm loét dạ
dày hoặc điều trị tiêu chảy ở trẻ em) nên uống thuốc kháng sinh cách các thuốc
điều trị phối hợp ít nhất 2 giờ.

×