Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Case 8: Viêm tụy mạn pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.89 KB, 6 trang )

Case 8: Viêm tụy mạn
Bệnh nhân nữ, 55 tuổi, có tiền căn ghiện rượu nặng và có nhiều đợt đau
thượng vị tái phát. Bệnh nhân được chỉ định siêu âm bụng.

Hình siêu âm cắt ngang của tụy: Tụy có mẫu hồi âm rất không đồng nhất
với nhiều đốm phản xạ sáng, có nhiều khả năng là biểu hiện của tình trạng canxi
hóa phù hợp với viêm tụy mạn. Chú ý vùng đầu tụy, là phần dãn ra của ống tụy.

Hình siêu âm cắt ngang của tụy: Hình này thể hiện rõ hơn hình ảnh canxi
hóa của tụy cũng như đường đi của ống tụy bị dãn dọc theo thân tụy. Tĩnh mạch
lách cũng được tìm thấy trên hình.
CHẨN ĐOÁN
Viêm tụy mạn kèm vôi hóa.
Bàn luận:
Viêm tụy có thể là cấp hay mạn. Những yếu tố thúc đẩy làm tụy phóng
thích ra những enzyme tự hủy làm hoại tử mô. Viêm tụy mạn được định nghĩa là
quá trình phá hủy tiến triển và kéo dài của nhu mô tụy sau đó là quá trình xơ hóa
và thường có tính chất tiến triển.
Bệnh học
Viêm tụy mạn có thể do:
 Tắc nghẽn (xảy ra thứ phát do khối u hoặc sẹo)
 Canxi hóa (như trong những trường hợp viêm tụy do rượu).
 Di truyền.
 Những nguyên nhân khác như sỏi mật, thuốc, những bệnh tự miễn,
một số bệnh di truyền (ống tụy đôi, xơ hóa nang).
 Tự phát
Biến chứng thường gặp nhất của viêm tụy mạn là đái tháo đường, chảy mồ
hôi đầu, hấp thu kém. Bệnh nhân thường nhập viện vì những triệu chứng do các
biến chứng gây ra và thường xuyên than phiền về tình trạng đau lưng mạn tính.
Một khi bệnh đái tháo đường xuất hiện, những cơn đau bụng thường tự biến mất.
Viêm tụy do rượu


Nghiện rượu là nguyên nhân thường gặp nhất gây viêm tụy mạn có canxi
hóa và những biến chứng của nó (như trong trường hợp này). Nghiện rượu gây rối
loạn điều hòa cholinergic của quá trình chế tiết của tụy dẫn đến giảm nồng độ
citrate (citrate có tác dụng kiềm hãm canxi) và do đó dẫn đến tăng nồng độ canxi
rồi lắng đọng lại tạo thành sỏi.
Có những bằng chứng mới trong y văn hiện nay củng cố cho giả thuyết cho
rằng viêm tụy do rượu bắt đầu bằng một đợt cấp và lập đi lập lại nhiều lần dẫn đến
rối loạn chức năng tụy nội tiết và ngoại tiết. Tuy nhiên, không phải tất cả những
người nghiện rượu mạn đều bị tình trạng rối loạn này và một số yếu tố kèm theo
như yếu tố di truyền liên quan đến chuyển hóa ethanol, nhiễm virus, hút thuốc lá
(ngoài ra, hút thuốc lá còn là một yếu tố nguy cơ riêng biệt) cũng đóng một vai trò
nào đó.
Do những bệnh nhân này thường nhập viện với tình trạng đau bụng tái phát
nhiều lần nên siêu âm thường là phương tiện khảo sát được chọn dùng đầu tiên.
Những tính chất của tụy bị hủy hoại do rượu trên siêu âm bao gồm:
 Kích thước bình thường hoặc nhỏ hơn bình thường.
 Mẫu hồi âm không đồng nhất.
 Có những đốm tăng âm nhỏ với bờ không đều bên trong tụy, gợi ý
đến tình trạng canxi hóa. Có thể thấy những nốt vôi hóa ở ống tụy.
 Ống tụy dãn (> 3mm), lòng nhấp nhô bởi nhiều hạt và thành không
đều, đối lập với tình trạng dãn ống tụy ở những trường hợp u ác tính.
Nếu có biến chứng, hình ảnh siêu âm có thể là:
 Nang giả tụy – có hình ảnh một khối dạng nang nằm ở quanh tụy
hoặc ở trong tụy.
 Những bất thường về mạch máu, chẳng hạn như túi giả phình.
Siêu âm qua nội soi có độ nhạy cao hơn trong việc đánh giá những thay đổi
ở giai đoạn sớm của viêm tụy mạn do rượu. Một nghiên cứu được tiến hành bởi
Kahl và cộng sự đã cho thấy siêu âm qua nội soi có độ nhạy là 1o0% trong việc
phát hiện ra những thay đổi trong giai đoạn sớm của viêm tụy mạn tính ngay cả
khi ERCP (nội soi mật tụy ngược dòng) cho kết quả bình thường. Những phương

tiện khảo sát khác có thể được dùng để ghi nhận hình ảnh của viêm tụy mạn bao
gồm CT xoắn ốc, MRI và ERCP.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Buscail L. Diagnosis and management of chronic pancreatitis. Rev Prat.
2002 Sep 15; 52(14):1561-6.
2. Sarles H. Chronic calcifying pancreatitis, pancreatic calculi. New data.
Presse Med. 1985 Oct 26; 14(36):1877-81.
3. Weinstein BJ, et al. Ultrasonography of pancreatic lithiasis. Radiology.
1980 Jan; 134(1):185-9.
4. Apte MV, et al. Alcohol-induced pancreatic injury. Best Pract Res Clin
Gastroenterol. 2003 Aug; 17(4):593-612.
5. Greenlee HB. The role of surgery for chronic pancreatitis and its
complications. Surg Annu. 1983; 15:283-305.
6. Kahl S, et al. EUS in the diagnosis of early chronic pancreatitis: a
prospective follow-up study. Gastrointest Endosc. 2002 Apr; 55(4):507-11.
7. Raimondo M, et al. Diagnosis of early chronic pancreatitis by endoscopic
ultrasound. Are we there yet? JOP. 2004 Jan;5(1):1-7.
Chaitali Shah, FRCR

|

Pamela T. Johnson, MD


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×