Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Case 9: Viêm tụy cấp khu trú pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.33 KB, 7 trang )

Case 9: Viêm tụy cấp khu trú
Bệnh nhân nam, 30 tuổi nhập viện vì đau bụng kéo dài từ 1 ngày trước ở
vùng thượng vị, không lan và buồn nôn. Bệnh nhân có tiền căn uống rượu nhiều.

Hình ảnh Doppler năng lượng của tụy: Hình Doppler năng lượng cho
thấy sự tưới máu ở vùng đầu tụy giảm âm.

Hình cắt dọc của tụy: Hình cắt dọc của tụy cho thấy hình ảnh đầu tụy phù
nề (5x4x5 cm), với cấu trúc hồi âm không đồng nhất. Bệnh nhân bị đau khu trú ở
vùng này.

Hình cắt ngang của tụy: Hình cắt ngang cho thấy vùng đầu tụy bị phù nề,
giảm hồi âm của đầu tụy và phần gần của thân tụy so với phần thân tụy còn lại và
đuôi tụy.
CHẨN ĐOÁN
Chẩn đoán phân biệt
Viêm tụy khu trú
U ác tính của tụy
Chẩn đoán xác định
Viêm tụy cấp khu trú thứ phát do rượu
Bàn luận
Trong nhiều trường hợp, siêu âm bụng rất nhạy trong phát hiện viêm tụy
cấp. Tuy nhiên, những yếu tố kỹ thuật như béo phì, có nhiều hơi trong ổ bụng có
thể gây cản trở tầm nhìn của bác sĩ khi quan sát tụy. Trong những trường hợp này,
có thể cần phải cho bệnh nhân chụp CT scan hoặc MRI; hơn nữa, siêu âm qua ngả
nội soi đang trở nên là một phương tiện có độ nhạy cao trong việc đánh giá tụy.
Viêm tụy cấp có khuynh hướng gặp ở nam giới nhiều hơn, với những lý do thường
gặp là nghiện rượu và sỏi mật. Viêm tụy cấp thể nhẹ đôi khi chỉ biểu hiện khu trú
ở tụy, đặc biệt là ở vùng đầu tụy. Trong những trường hợp này, cần phải chẩn
đoán phân biệt với u ác tính của tụy.
Viêm tụy cấp có thể được chia ra làm hai thể: thể nhẹ hoặc thể phù nề và


thể nặng hoặc thể hoại tử. Trong nhiều trường hợp, siêu âm có thể phân biệt được
hai thể này; có thể cần phải sử dụng CT có cản quang hoặc MRI để ghi nhận
được toàn bộ vùng hoại tử và những biến chứng kèm theo, bao gồm tụ dịch, viêm
tấy và abscess. Ngoài ra, nếu cần thiết, siêu âm và CT có thể được dùng để hướng
dẫn can thiệp.
Viêm tụy cấp khu trú có thể biểu hiện dưới dạng một khối nằm ở vùng đầu
tụy, tương tự như carcinoma. Một nghiên cứu mới đây của Loren và cộng sự khảo
sát lại những dấu hiệu trên siêu âm đặc trưng cho viêm tụy khu trú bao gồm một
khối tổn thương giảm âm, đồng nhất, khu trú, không lớn ra về kích thước và có
ranh giới lan tỏa hầu hết nằm ở vùng đầu tụy. Đôi khi có thể có dãn ống mật chủ,
thường hẹp lại một cách từ từ đối lập với hẹp đột ngột trong những trường hợp cấp
tính. CT xoắn ốc hoặc đa lớp cắt rất nhạy trong viêm tụy cấp thể khu trú, đặc biệt
nếu thực hiện chụp ở thì động mạch và tĩnh mạch. Tuy nhiên, không có những tiêu
chuẩn trên CT, siêu âm hay MRI giúp phân biệt thật sự được một focal khu trú do
viêm tụy với u ác tính.
Một nghiên cứu gần đây của Becker và cộng sự đã cho thấy siêu âm
Doppler năng lượng với chất tương phản là một phương tiện khảo sát đáng tin cậy
trong việc phân biệt giữa viêm tụy khu trú với carcinoma tụy. Những tổn thương
tăng tương phản là tổn thương viêm còn những tổn thương giảm tương phản là
những tổn thương ác tính. Độ nhạy trong chẩn đoán phân biệt giữa carcinoma tụy
với viêm tụy là 94% và độ đặc hiệu là 100%. Koito và cộng sự đã báo cáo về công
dụng của siêu âm với chất tương phản trong việc phân biệt giữa những khối choán
chỗ do ung thư với những khối do viêm tụy. Tuy nhiên, những nghiên cứu sử
dụng các phương tiện khác không củng cố những kể quả trên. Johnson và cộng sự
trong một nghiên cứu đã cho thấy MRI với gadolium không có ích trong việc phân
biệt hai loại bệnh lý này.
Như vậy, khối choán chỗ do viêm tụy tạo ra (có thể là cấp hoặc mạn) có thể
tương tự với ung thư tụy và cần phải được lưu ý khi chẩn đoán giữa hai khả năng
trên. Thông thường, để chẩn đoán xác định thì cần phải sử dụng phương pháp sinh
thiết, và nó đã được sử dụng trong trường hợp này. Một loại bệnh khác mới được

mô tả gần đây là viêm tụy do tự miễn, cũng có biểu hiện là một khối giảm âm khu
trú, nhưng thường gặp nhất ở người già với những bệnh nhân có gamma globulin
máu tăng.
Theo những tài liệu hiện tại, những bệnh nhân bị viêm tụy cấp thường cần
phải được siêu âm theo dõi sau vài tháng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Panzironi G, et al. Role of USG in the study of patients with acute
pancreatitis. G Chir. 1997 Jan-Feb; 18(1-2):47-50.
2.Manfredi R, et al. Imaging of acute pancreatitis. Rays. 2001 Apr-Jun;
26(2):135-42.
3.Monzer M, et al. Improved US Visualization of the Pancreatic Tail with
Simethicone, Water, and Patient Rotation. From the 1999 RSNA scientific
assembly.
4.Loren I, et al. New sonographic imaging observations in focal
pancreatitis. Eur Radiol. 1999; 9(5):862-7.
5.Becker D, et al. Echo-enhanced color- and power-Doppler EUS for the
discrimination between focal pancreatitis and pancreatic carcinoma. Gastrointest
Endosc. 2001 Jun; 53(7):784-9.
6.Wakabayashi T, et al. Clinical and imaging features of autoimmune
pancreatitis with focal pancreatic swelling or mass formation: comparison with so-
called tumor-forming pancreatitis and pancreatic carcinoma. Am J Gastroenterol.
2003 Dec; 98(12):2679-87.
7.Koito, et al. AJR 1997 Nov; 169(5):1263-7.
Chaitali
Shah, FRCR
|

Pamela T.
Johnson, MD
|


Ashok
Bhanushali, MD


×