Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Phẫu thuật bệnh lõm ngực bẩm sinh (Pectus Excavatum) pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (287.08 KB, 4 trang )

Phẫu thuật bệnh lõm ngực bẩm sinh (Pectus Excavatum).
Bác sĩ Vũ Hữu Vĩnh
Khoa Ngoại Lồng ngực, Bệnh viện Chợ Rẫy (7B1)
Bệnh lõm ngực bẩm sinh (Pectus Excavatum) hay còn gọi là ngực phễu
(funnel chest) là một loại bệnh gây biến dạng lồng ngực bẩm sịnh. Lồng ngực bị
lõm vào trong ở phía trước. Xương ức bị ảnh hưởng nhiều nhất, không còn ở vị trí
bình thường mà một phần thường là phía dưới mũi ức bị lõm vào trong. Bệnh
được mô tả từ những năm 1900 nhưng tới cuối những năm 1930 mới được
Ochsner và De Bakey mô tả và điều trị. Cơ chế bệnh sinh là do tăng sản quá mức
các sụn sườn trong quá trình phát triển của trẻ đẩy xương ức lõm vào trong lồng
ngực.
Nguyên nhân gây bệnh: Chưa có bằng chứng về gen liên quan tới bệnh.
Một vài nghiên cứu cho thấy có yếu tố gia đình (35% theo Andre Hebra, South
Florida School of Medicine). Bệnh có thể gắn với dị tật khác: Marfan syndrome.
Tuy vậy trong 35 bn ở Việt Nam đã phẫu thuật hoặc đã đăng ký tại khoa ngoại LN
BV Chợ Rẫy, không thấy có yếu tố gia đình (đều là trẻ duy nhất trong gia đình bị
bệnh, bố mẹ họ hàng không có ai bị cùng bệnh). Có 1 bn có H/C Marfan
Tỷ lệ mắc bệnh: 1/ 3000 – 4000 trẻ (Mỹ). VN chưa có thống kê.
Cơ chế bệnh sinh: Là quá trình quá phát các sụn sườn và sự phát triển
không tương xứng giữa lồng ngực và các tạng trong lồng ngực làm xương ức lõm
lại.
Năm 1949, Ravitch báo cáo kỹ thuật chỉnh sửa bằng cách lấy bỏ sụn sườn
quá phát nhưng giữ lại màng sụn và cố định xương ức ở vị trí bình thường. Các
sụn sườn sau đó sẽ phát triển theo các màng sụn để lại và tạo một khung mới giữ
xương ức ở vị trí đã được chỉnh sửa và cố định. Sau đó, phẫu thuật được cải biên,
dùng thêm một thanh đỡ (bar) bằng thép không gỉ để đỡ xương ức. Trong gần 50
năm phẫu thuật Ravitch (cải biên) là phẫu thuật duy nhất và chuẩn mực để sửa
chữa dị dạng lõm ngực bẩm sinh. Tuy nhiên đây là phẫu thuật gây tàn phá, để lại
sẹo lớn và một lồng ngực tuy không lõm nhưng cũng không đẹp. Năm 1998,
Donald Nuss giới thiệu phẫu thuật can thiệp tối thiểu (minimally invasive), dùng
một thanh kim loại luồn qua ngực để nâng phần ngực lõm lên. Thanh này được giữ


trong cơ thể khoảng 3 năm thì được lấy ra, lúc đó lồng ngực giữ nguyên được hình
dáng đã được chỉnh sửa. Phẫu thuật này ngày càng được chấp nhận như một
phương pháp thay thế cho kỹ thuật của Ravitch. Khi Nuss đưa ra phẫu thuật vào
năm 1998, phẫu thuật chủ yếu dành cho nhi khoa và cũng chỉ dành cho loại lõm
ngực cân đối (điểm lõm nhất nằm chính giữa xương ức và cân xứng 2 bên ngực).
Về kỹ thuật, có thể hình dung theo hình vẽ dưới đây:

Bệnh viện Chợ Rẫy bắt đầu phẫu thuật bệnh lõm ngực bẩm sinh từ tháng
9/2007. Tới nay đã đi vào thường qui và số ca đã được phẫu thuật đã được 22 ca.
Theo dõi các ca mổ sau đó cho thấy không có tai biến, lồng ngực trở lại bình
thường, các cháu và gia đình đều hài lòng với hình hài của bộ ngực mới. Chỉ có
1/20 ca có di lệc thanh, tuy nhiên mức độ di lệch vừa phải (30 o ) và vẫn đủ đỡ
xương ức về vị trí bình thường.


Trước và sau mổ



×