Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Đáp án đề thi GV giỏi cấp tỉnh THCS chu kỳ 2009-2012 tỉnh Nghệ An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (836.01 KB, 5 trang )

SỞ GD&ĐT NGHỆ AN
KÌ THI CHỌN GIÁO VIÊN DẠY GIỎI TỈNH CẤP THCS
CHU KÌ 2009 – 2012
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHÍNH THỨC
Môn: Địa lí.
(Hướng dẫn chấm này gồm có 04 trang)
Câu Những nội dung chính Điểm
Câu
1
2.0 đ
Những điểm mới trong việc sử dụng phương pháp thuyết trình và phương
pháp đàm thoại trong dạy học Địa lý THCS.
*) Phương pháp thuyết trình:
- Thuyết trình nêu vấn đề: nêu lên những tình huống, vấn đề…kích thích tư duy, buộc
HS phải động não…
0,25
- Yêu cầu học sinh nhắc lại những ý chính, trình bày 1 biểu tượng, khái niệm…sau
khi GV thuyết trình buộc HS phải hoạt động để kiểm tra lại việc hiểu bài và ghi nhớ
bài của mình…
0,25
- Ghi lên bảng cấu trúc dàn ý nội dung bài thuyết trình những điểm chính hoặc
một loạt các câu hỏi để định hướng hoạt động nhận thức của HS…
0,25
- Trong khi thuyết trình, có thể điền các nội dung chính vào dàn bài, sử dụng sơ đồ,
biểu đồ… giúp học sinh nắm bài tốt hơn.
0,25
- GV cần sử dụng thành thạo một số kỹ thuật cần thiết cho thuyết trình như: đừng nói
quá nhanh và quá nhiều; không nên đứng 1 chỗ khi thuyết trình; thay đổi cường độ,
âm lượng giọng nói…
0,25
*) Phương pháp đàm thoại:


- Hệ thống câu hỏi phải được lựa chọn, có chất lượng và sắp xếp hợp lí, có quan hệ lôgíc…
0,25
- Nắm được khả năng của HS -> các câu hỏi gợi ý không nên quá nhiều hoặc quá ít…
0,25
-
Nội dung các câu hỏi phải được soạn thảo sao cho phù hợp với trình độ học sinh…
0,25
Câu
2
4.5 đ
1. Hình vẽ thể hiện các đai khí áp và gió trên bề mặt trái đất.



2,0
Trang 1
*) Lưu ý: - Nếu chỉ vẽ đúng các đai khí áp hoặc hướng gió thì cho 1 điểm.
- Thí sinh không vẽ các hoàn lưu gió vẫn cho điểm tối đa.
- Nếu vẽ đúng thêm các hoàn lưu gió thì thưởng 0,25 đ nhưng tổng
điểm của câu 2 không quá 4,5 điểm.
*) Nhận xét sự phân bố của các đai khí áp: Các đai áp cao, áp thấp phân bố
xen kẽ và đối xứng nhau qua đai áp thấp xích đạo.
0,5
2. Hoàn thành bảng:
Gió Tây ôn đới Gió Mậu dịch
Nguồn gốc
Thổi từ các khu áp cao
chí tuyến về phía vùng
áp thấp ôn đới.
Thổi từ các áp cao ở 2

chí tuyến về áp thấp Xích
đạo
Thời gian hoạt động Quanh năm Quanh năm
Hướng gió chủ yếu
Hướng Tây.
(Bán cầu Bắc: Tây Nam;
Bán cầu Nam: Tây Bắc)
Bán cầu Bắc: Đông Bắc
Bán cầu Nam: Đông
Nam
Tính chất Ẩm, mưa nhiều Khô, ít mưa.
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu
3
5,0 đ

1. Kể tên các tỉnh thành phố ở vùng Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông
Cửu Long.
- Đồng bằng sông Hồng gồm có 10 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Hải
Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Nam Định, Hà Nam, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Ninh
Bình.
0,5
- Đồng bằng sông Cửu Long gồm có 13 tỉnh, thành phố: Cần Thơ, Long An,
Đồng Tháp, Tiền Giang, Hậu Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, An
Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu.
0,5
2. So sánh tình hình sản xuất công nghiệp của hai đồng bằng trên.

*) Giống nhau:
- Có cơ cấu công nghiệp khá đa dạng… (dẫn chứng) 0,25
- Đều phát triển khá mạnh ngành công nghiệp chế tạo máy và hóa chất để phục vụ
nông nghiệp.
0,25
*) Khác nhau:
Trang 2
Đồng bằng sông Hồng Đồng bằng sông Cửu Long
Quy mô
Lớn hơn, CN chiếm tỉ trọng lớn
hơn 36 % GDP của vùng. (2002)
Nhỏ hơn, CN chiếm tỉ trọng
khoảng 20 % GDP của vùng.
(2002)
Cơ cấu
Đa dạng hơn. Các ngành chính:
Cơ khí, hóa chất, điện-điện tử,
thực phẩm, hàng tiêu dùng,
VLXD…
Các ngành CN chủ yếu: Chế biến
lương thực-thực phẩm, Đồ hộp
xuất khẩu, VLXD…
Trung
tâm
CN
Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định,
Hải Dương, Bắc Ninh, Hà Nam.
Cần Thơ, Long Xuyên, Cà Mau.
0,5
0,5

0,5
3. Giải thích tại sao Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lương thực lớn
nhất cả nước ?
*) Vùng có nhiều thế mạnh để phát triển:
- Tự nhiên: + Là đồng bằng châu thổ lớn nhất cả nước, diện tích hơn 4 triệu ha. Chủ
yếu là đất phù sa, khả năng mở rộng diện tích lớn…
0,25
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm cận xích đạo, ổn định …nguồn nước dồi dào… 0,25
- Kinh tế - xã hội:
+
Nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp hàng hóa
0,25
+ Nhà nước có nhiều chính sách ưu tiên phát triển… 0,25
+ Thi trường tiêu thụ được mở rộng, khá ổn định… 0,25
*) Thành tựu:
- Sản lượng liên tục tăng, chiếm hơn 50% cả nước… (dẫn chứng) 0,25
- Bình quân lương thực theo đầu người cao, gấp 2,3 lần trung bình cả nước (Dẫn chứng)
0,25
- Là vùng xuất khẩu gạo chủ lực của nước ta
0,25
Câu
4
3,5 đ
1. Khu vực địa hình đồi núi nước ta được chia thành: 4 vùng
- Vùng núi Đông Bắc Bắc Bộ
0,5
- Vùng núi Tây Bắc Bắc Bộ
- Vùng núi Trường Sơn Bắc
- Vùng núi và cao nguyên Trường Sơn Nam
*) Lưu ý: Nếu thí sinh kể thiếu tên vùng không cho điểm.

2. So sánh địa hình hai vùng núi Đông Bắc Bắc Bộ và Tây Bắc Bắc Bộ.
*) Giống nhau:Có địa hình Caxtơ khá phổ biến…thấp dần từ tây bắc -> đông nam…
0,25
*) Khác nhau:
Trang 3
Vùng núi Đông Bắc Bắc Bộ Vùng núi Tây Bắc Bắc Bộ
Phạm
vi
Nằm ở tả ngạn sông Hồng, từ dãy
núi Con Voi đến vùng đồi núi ven
biển Quảng Ninh
Nằm giữa sông Hồng và sông Cả.
Đặc
điểm
chung
Gồm nhiều dải núi cánh cung lớn
hình rẻ quạt, chạy theo hướng bắc
và đông bắc, quy tụ ở Tam Đảo.
Đỉnh núi cao nhất là Tây Côn
Lĩnh 2419m.
Gồm nhiều dãy núi chạy song song
hướng tây bắc - đông nam
(kể tên các dãy núi chính ) Đỉnh
núi cao nhất là Phan-xi-păng 3143m.
Các
dạng
địa
hình
chính
Có 4 cánh cung lớn (dẫn chứng).

Một số đỉnh cao trên 2000m nằm
ở thượng nguồn sông Chảy. Giáp
biên giới Việt-Trung là các khối
núi đá vôi đồ sộ. Ở trung tâm là
vùng đồi núi thấp độ cao trung
bình 500-600m…giáp đồng băng
là là vùng đồi trung du thấp dưới
100m…
Có 3 mạch núi chính: phía Đông là
Hoàng Liên Sơn; phía Tây núi cao
trung bình dãy sông Mã chạy dọc
biên giới Việt-Lào; Ở giữa thấp hơn
là các dãy núi xen lẫn các sơn
nguyên, cao nguyên đá vôi…(dẫn
chứng). Nối tiếp là vùng đồi núi
Ninh Bình, Thanh Hóa, nằm ở giữa
các dãy núi là các thung lũng sông
cùng hướng…(dẫn chứng)
0,5
0,5
0,5
Vùng núi Đông Bắc Bắc Bộ Vùng núi Tây Bắc Bắc Bộ
Ảnh
hưởng
đến
KH,TT
Địa hình đón gió mùa đông bắc
vào sâu, khí hậu lạnh nhất cả
nước, vành đai nhiệt đới xuống
thấp.

Địa hình chắn gió đông bắc và gió
tây nam gây nên hiệu ứng phơn
mạnh, khí hậu khô hạn. Nhiều vành
đai tự nhiên theo chiều cao.
Cảnh
đẹp
Ba Bể, Hạ Long… Sa Pa, Mai Châu…
0,5
0,25
Câu
5
5.0 đ
1. Tính giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của nước ta thời kỳ 1990 - 2005.
(Đơn vi: triệu USD)
Năm Xuất khẩu Nhập khẩu
1990 2404.0 2752.4
1992 2590.7 2540.8
1994 4054.3 5852.8
1998 9360.3 11499.6
2000 14482.7 15636.5
2005 32447.1 36761.1
1,0
2. Lựa chọn và vẽ biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu xuất
nhập của nước ta trong thời gian trên.
*) Xử lí số liệu: (Đơn vị: %)
Trang 4
Năm Xuất khẩu Nhập khẩu
1990 46.6 53.4
1992 50.4 49.6
1994 41.0 59.0

1998 44.9 55.1
2000 48.1 51.9
2005 46.9 53.1

0,5
*) Vẽ biểu đồ:
- Yêu cầu: + Biểu đồ miền. Biểu đồ đảm bảo tình chính xác, thẩm mĩ, có tên biểu
đồ, chú giải, số liệu (Nếu thiếu 1 trong các yêu cầu trên trừ 0,25 điểm)
+ Nếu vẽ các dạng biểu đồ khác không cho điểm.
1,5
*) Nhận xét:
- Tổng giá trị xuất nhập khẩu liên tục tăng… (dẫn chứng) 0,5
- Giá trị xuất khẩu và nhập khẩu tăng nhanh… (dẫn chứng) 0,5
- Giá trị nhập khẩu vẫn lớn hơn giá trị xuất khẩu, nước ta vẫn là nước nhập siêu (dẫn chứng)
0,5
- Cán cân xuất nhập khẩu dần đến sự cân đối… (dẫn chứng)
0,5
*) Chú ý: - Tổng điểm toàn bài là 20 điểm.
- Thí sinh có thể làm theo nhiều cách khác nhau nhưng bảo đảm ý chính,
đúng nội dung vẫn cho điểm.
Trang 5

×