Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Những ngộ nhận về giảm béo docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.93 KB, 11 trang )

Những ngộ nhận về giảm béo

Nhiều người thường mắc sai lầm trong việc giảm béo là chỉ chạy
theo những sản phẩm thuốc và thực phẩm có chức năng giảm
cân hay giảm thiểu các chế độ
dinh dưỡng
1. Nhịn ăn là biện pháp giảm
béo nhanh nhất

Không đúng. Một ngày nhịn ăn
gây phương hại cho sức khỏe
hơn là đem lại lợi ích.

Trước hết, nhịn ăn làm chậm quá
trình trao đổi chất trong cơ thể.
Cơ thể thiếu nhiệt lượng sẽ phản
ứng tiêu cực, thay cho việc sử dụng nhiệt lượng dự trữ - cơ thể
dự trữ thêm để phòng những “giờ đen tối” có thể xảy ra.

Nếu nhịn ăn trong vòng vài ngày, sẽ xuất hiện tình trạng teo cơ
và quá trình trao đổi chất suy giảm (có thể lên tới 25%).

2. Không ăn sáng và ăn tối là biện pháp giảm béo hiệu quả?

Hoàn toàn sai. Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày.

Bữa sáng cung cấp “nguyên liệu” cho cơ thể sau một đêm không
được nạp nhiệt lượng, kích thích cơ thể phát động quá trình trao
đổi chất.

Các nhà dinh dưỡng khẳng định rằng, trung bình những người


không ăn sáng trong ngày sẽ ăn nhiều hơn gấp 2,5 lần so với
những người có ăn sáng.

Nếu thường xuyên không ăn bữa tối, sẽ làm chậm quá trình trao
đổi chất và cơ thể sẽ phản ứng bằng cách dự trữ nhiệt lượng
nhiều hơn.

Theo các nhà dinh dưỡng, không nên ăn bữa tối trước khi đi ngủ
với những món giầu cacbonhydrat, nên dùng bữa tối nhẹ với sữa
và rau xanh trước khi đi ngủ 2 tiếng đồng hồ.

3. Muốn giảm béo chỉ nên ăn ngày một bữa?

Không đúng. Bỏ bữa hay ăn “bữa đực, bữa cái” không thường
xuyên là một trong những sai lầm lớn nhất trong dinh dưỡng và
đấy là một trong những nguyên nhân gây béo.

Cơ thể con người phản ứng rất khôn ngoan: Nếu cung cấp
“nguyên liệu” 1lần/ngày, sẽ xuất hiện cơ chế “tiết kiệm” nhiệt
lượng, dự trữ cho những “giờ đen tối”.

Nếu ăn nhiều bữa trong ngày sẽ giúp đẩy nhanh quá trình tiêu
hóa, cơ thể không còn có phản ứng tiêu cực, không sợ thiếu
“nguyên liệu” và không dự trữ nữa. Nạp bao nhiêu nguyên liệu
sẽ tiêu hóa hết bấy nhiêu.

4. Ăn trái cây cũng như rau xanh không gây béo?

Không đúng. Trái cây chứa nhiều đường hơn - nếu ăn quá nhiều
- cũng làm béo người.


Uống nhiều nước trái cây đóng hộp có pha thêm đường và các
chất bảo quản cũng làm béo người. Nên ăn trái cây và uống
nước trái cây ép từ quả tươi vào buổi sáng để cơ thể có nhiều
thời gian tiêu hóa.

Để có thân hình thon thả không nên ăn quá 300g trái cây/ngày.

5. Muốn giảm béo không nên ăn các món giàu chất bột,
đường?

Không hoàn toàn. Cơm, bánh mì, khoai tây, mì sợi là những
món ăn nghèo chất béo và không quá nhiều nhiệt lượng. Chúng
chỉ trở thành những “trái bom” nhiệt lượng khi dùng với những
món như nước sốt giầu chất béo hay trộn với mỡ.

Cacbonhydrat là nguồn nhiệt lượng cho cơ thể. Muốn không
béo, nên thay những món chứa cacbonhydrat có cấu trúc đơn
giản như bánh mì trắng, cơm trắng bằng những món có cấu trúc
phức hợp như bánh mì đen, gạo chưa giã. Các món ăn này còn
chứa nhiều chất xơ giúp giảm béo và duy trì trạng thái no lâu.

6. Các bài tập tích cực toát mồ hôi có tác dụng làm giảm béo
nhanh?

Đó là sự ngộ nhận. Luyện tập tích cực toát mồ hôi kèm theo gia
tăng nhịp tim chỉ giúp nâng cao khả năng bền bỉ của cơ thể,
không giúp tiêu hóa mỡ. Khi đó, cơ thể tiêu thụ nhiệt lượng của
các mô cơ chứ không phải mô mỡ.


Quá trình tiêu hao mỡ chỉ diễn ra khi nhịp tim gia tăng thêm 65-
80% so với mức tối đa (mức tối đa = 220 - số tuổi). Ví dụ: Bạn
45 tuổi thì mức tối đa của nhịp tim là 175. Để quá trình tiêu hao
mỡ có hiệu quả thì nhịp tim của bạn duy trì trong khoảng 114-
140.

Điều quan trọng nữa là, thời gian luyện tập phải đủ lâu, không
ngắn hơn 30 phút (quá trình tiêu hao mỡ xuất hiện sau 20 phút
tập luyện liên tục).

Những buổi tập vã mồ hôi chỉ có tác dụng giảm trọng lượng do
mất nước chứ không làm tiêu hao đáng kể các mô mỡ.

7. Phụ nữ béo có tuổi càng phải luyện tập giảm béo nhanh?

Không phải như vậy.

Các nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Oslo cho
thấy, những phụ nữ trên 40 tuổi áp dụng các bài tập giảm béo
nhanh dễ bị mắc bệnh loãng xương. Do vậy, để giảm béo an
toàn, nên luyện tập vừa phải, giảm trọng lượng dần dần.

Giáo sư Mayer thuộc Đại học Oslo cho biết, luyện tập sao cho
cơ thể điều chỉnh sự thích nghi cấu trúc xương với trọng lượng,
tránh dẫn đến những rối loạn.

8. Để giảm béo có hiệu quả cần luyện tập hàng ngày, bất
chấp thời tiết và tình trạng sức khỏe?

Không phải như vậy.


Việc luyện tập bất chấp tất cả không đem lại hiệu quả. Khi cảm
thấy khó ở trong người hay mệt mỏi thì nên ngừng tập. Luyện
tập hiệu quả nhất là thực hiện thường xuyên 3-4 lần/tuần, không
được bỏ quãng.

9. Liệu pháp giảm béo tốt nhất là bơi lội?

Không hoàn toàn.

Bơi là vận động rất tốt cho sức khỏe, vì hầu hết các cơ đều được
vận động. Bơi làm săn chắc các cơ và làm cho thân hình thon
thả. Ngoài ra, bơi còn giúp giải tỏa stress, thư giãn.

Nhưng sau mỗi lần bơi thì nhu cầu nạp “nguyên liệu” sẽ gia
tăng. Do vậy, để bơi có tác dụng giảm béo, cần phải bơi thường
xuyên, ít nhất 3lần/tuần với thời gian khoảng 30-45 phút.

10. Những viên thuốc tổng hợp có tác dụng giảm béo kỳ
diệu?

Sai sự thật.

Mặc dù trên thị trường bán đầy rẫy những viên thuốc tổng hợp
giảm béo nhưng cho đến nay chưa ai có thể khẳng định rằng
chúng có tác dụng thực sự.

Đa số loại thuốc này có chứa những hoạt chất gia tăng quá trình
trao đổi chất song không có nghĩa là chúng có tác dụng giảm
béo.


Trong số này, có những loại vô hại nhưng cũng có loại có hại
cho sức khỏe. Dùng những loại thuốc này có tác dụng giảm 2-
3kg nhưng khi không dùng nữa thì trọng lượng lại tăng lên.

Nhiều nhà khoa học đã cảnh báo rằng, dùng các loại thuốc giảm
béo này chỉ có tác dụng làm tiêu nước trong cơ thể và đẩy nhanh
quá trình tiêu hóa. Phần lớn các loại thuốc này đều có lời hướng
dẫn rằng: Dùng thuốc cùng với chế độ ăn uống nghèo năng
lượng và hoạt động thể lực.

Không nên dùng những loại thuốc tổng hợp giảm béo mà nên
dùng một số loại chiết xuất từ thảo mộc chứa nhiều chất xơ.

Trên thị trường có bán loại thuốc được chiết xuất từ tảo biển
agar-agar, từ trái dứa, táo, củ cải, đậu đỗ. Chúng không có tác
dụng dinh dưỡng mà chỉ có tác dụng hút nước và nở trong dạ
dày (có loại nở gấp 200 lần), tạo cảm giác không đói, làm chậm
quá trình tiêu hóa cacbanhydrat, làm gia tăng tiết dịch mật. Việc
dùng chiết xuất chất xơ trong liệu pháp giảm béo cùng với chế
độ ăn uống nghèo nhiệt lượng là giải pháp

Chúng không có tác dụng dinh dưỡng mà chỉ có tác dụng hút
nước và nở trong dạ dày (có loại nở gấp 200 lần), tạo cảm giác
không đói, làm chậm quá trình tiêu hoá cacbonhydrat, làm gia
tăng tiết dịch mật.

Việc dùng chiết xuất chất xơ trong liệu pháp giảm béo cùng với
chế độ ăn, uống nghèo nhiệt lượng là liệu pháp giảm béo hiệu
quả đã được các nhà khoa học khẳng định. Hằng ngày có thể

dùng 30-45g. Việc dùng quá liều có thể gây đau bụng, ợ chua
hay đi ngoài.

Gần đây, một số hãng dược phẩm đã chiết xuất từ cám gạo, giá
đỗ, đậu tương và ngũ cốc, chè xanh hợp chất có tác dụng làm
giảm hoạt động của các enzyme phân huỷ thức ăn thành các vi
phân tử, đồng thời hạn chế cơ thể hấp thụ các vi phân tử này.

Một trong số hợp chất đó là HCA (Hydroxy Citrinic Acid) và a-
xít gymmema có tác dụng làm hạn chế hấp thụ đường glucoza
và kiềm chế việc chuyển hóa cacbonhydrat thành mỡ.

CLA (Conjugated Linoleic Acid) cũng là hợp chất từ thảo dược,
chứa trong hạt hướng dương và hạt lanh, có tác dụng đẩy nhanh
quá trình chuyển hoá chất béo thành nhiệt lượng, ngăn ngừa dự
trữ mỡ và ngăn chặn enzyme đưa chất béo vào các tế bào mỡ,
bảo vệ cơ thể trước hiệu ứng jo-jo.

Hợp chất có trong cà phê, kakao, chè là cafein cũng có tác dụng
làm giảm nguồn dự trữ mỡ trong cơ thể. Nhưng lạm dụng hợp
chất cofein sẽ gây mất ngủ, loạn nhịp tim.

Hợp chất chiết xuất từ vỏ cua và vỏ tôm là chitosan - có tác
dụng hạn chế tiêu hoá chất béo. Trong môi trường dịch dạ dày,
chitosan tạo thành chất đặc quánh hút các phân tử chất béo và
tống ra khỏi cơ thể.

Các nghiên cứu khoa học tại Ba Lan cho thấy, chitosan rất có
hiệu quả trong liệu pháp giảm béo nhưng có kết hợp với chế độ
ăn, uống thích hợp và hoạt động thể lực thường xuyên. Đây là

hợp chất rất an toàn cho con người và còn có tác dụng điều
chỉnh huyết áp.

Các nhà dinh dưỡng thuộc Viện Thực phẩm và Dinh dưỡng Ba
Lan khuyến cáo: Mặc dù có tác dụng nhưng không nên dùng lâu
dài vì chitosan hạn chế hấp thụ các loại a-xít béo không no, làm
cơ thể khó khăn trong việc hấp thụ các loại vitamin hoà tan
trong mỡ như vitamin A, E và D.

×