Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

LC chuyển nhượng (transferable)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.18 KB, 14 trang )

TRANSFERABLE L/C
1. Khái niệm:
L/C chuyển nhượng là loại thư tín dụng không hủy ngang, trong đó ngân
hàng phát hành cho phép người thụ hưởng chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ
giá trị thư tín dụng cho một hoặc nhiều người thụ hưởng thứ hai.
L/C phát hành cho người thụ hưởng thứ nhất gọi là L/C gốc (primary L/C).
L/C đã được chỉnh sửa (thay đổi một số nọi dung của L/C gốc) thông báo cho
người thụ hưởng thứ hai gọi là L/C chuyển nhượng (transferred L/C)
Trong giao dịch nói chung, “chuyển nhượng” được thể hiện bởi 2 thuật ngữ
“Transfer” và “Assignment” cần được làm rõ để tránh nhầm lẫn.
- “Transfer” trong giao dịch L/C được hiểu theo nghĩa “chuyển nhượng”
việc thực hiện toàn bộ hay một phần L/C, theo đó, người được chuyueenr
nhượng có quyền đòi tiền, ký phát hối phiếu đòi tiền theo L/C chuyển
nhượng. Quyền này chỉ dành cho những người được chuyển nhượng L/C
(có nghĩa vụ thực hiện L/C và có quyền được nhận tiền).
- “Assignment” trong giao dịch L/C được hiểu là việc người thụ hưởng
nhượng lại quyền được hưởng số tiền của mình theo L/C cho người khác.
Transfer L/C Assignment of amount of L/C
1. Trên L/C phải ghi rõ
“Transferable”, tức là phải có sự
đồng ý của ngân hàng phát
hành (hay người nhập khẩu)
1. Không cần có quy định trên L/C,
tức là không cần sự đồng ý của
ngân hàng phát hành (hay
người thụ hưởng)
2. Chuyển nhượng nghĩa vụ thực
hiện L/C và quyền được đòi tiền
theo L/C
2. Chỉ nhượng lại khoản tiền thu
được từ L/C


3. Có một hay nhiều người thụ
hưởng mới của L/C
3. Không có người thụ hưởng mới
nào theo L/C
2. Đặc điểm
Chịu sự điều chỉnh của điều 38 UCP 600.
Khái niệm chuyển nhượng trong L/C chuyển nhượng bao gồm chuyển nhượng
nghĩa vụ thực hiện L/C và chuyển nhượng quyền được đòi chi trả tiền, tức quyền
được ký phát hối phiếu đòi tiền theo L/C. Chỉ có người hưởng lợi thứ nhất hay một
số người được chuyển nhượng của L/C mới có quyền ký phát hối phiếu đòi tiền
theo L/C. Thông thường, người hưởng lợi thứ nhất là một người môi giới.
Một L/C chuyển nhượng chỉ được phép chuyển nhượng một lần.
Sự chuyển nhượng L/C phải được thực hiện theo L/C gốc. L/C đã chuyển
nhượng phải phản ánh chính xác các điều kiện và điều khoản của L/C gốc
bao gồm xác nhận (nếu có) ngoại trừ:
- Số tiền của L/C.
- Bất kỳ đơn giá nào trong L/C.
- Ngày hết hạn hiệu lực.
- Thời hạn xuất trình chứng từ hoặc ngày giao hàng chậm nhất hoặc thời
hạngửi hàng
(Bất kỳ hay tất cả các ngoại trừ nêu trên có thể giảm hoặc bớt đi)
Ngân hàng chuyển nhượng là ngân hàng được chỉ định thực hiện chuyển
nhượng L/C hoặc trong trường hợp L/C có giá trị tự do, là ngân hàng đích danh
được ngân hàng ủy quyền chuyển nhượng và thực hiện chuyển nhượng. Ngân hàng
phát hành có thể đồng thời là ngân hàng chuyển nhượng.
Nếu không có sự thỏa thuận nào khác vào lúc chuyển nhượng thì tất cả chi phí
chuyển nhượng L/C (như phí hoa hồng, lệ phí, thủ tục phí hoặc chi phí) đều
do người hưởng lợi ban đầu chịu.
Việc chuyển nhượng L/C không có nghĩa là hợp đồng mua bán cũng
được chuyển nhượng. Người hưởng lợi ban đầu vẫn là người chịu trách nhiệm

chính với nhà nhập khẩu. Người hưởng lợi thứ nhất có quyền thay thế hóa đơn và
hối phiếu của người hưởng lợi thứ hai bằng của mình (nếu có) nhưng số tiền không
được vượt quá quy định trong L/C. Và trên cơ sở thay thế như vậy thì người hưởng
lợi thứ nhất có thể đòi tiền theo L/C số tiền chênh lệch (nếu có) giữa hóa đơn của
mình và người hưởng lợi thứ hai.
Ưu thế trong thanh toán L/C chuyển nhượng: Nó giúp người trung gian vẫn
có thể cung cấp hàng cho nhà nhập khẩu khi không có hoặc không đủ hàng hóa
3. Các bên tham gia
- Người mở L/C (Aplicant): là người nhập khẩu hay là người mua hàng.
- Người thụ hưởng thứ nhất (First beneficiary): là người trung gian, người mua
hàng của nhà cung cấp và bán lại cho người mua.
- Người thụ hưởng thứ hai (Secondary beneficiary): là người cung cấp hàng
hóa( tùy theo giao dịch mà có một hoặc nhiều người thụ hưởng thứ 2)
- Ngân hàng phát hành (Issuing bank): là ngân hàng phát hành L/C chuyển nhượng.
- Ngân hàng chuyển nhượng (Transferring bank): là NH được chỉ định thông báo
L/C chuyển nhượng cho người thụ hưởng 1 và chuyển L/C này cho những người
thụ hưởng thứ 2 theo yêu cầu của người thụ hưởng 1.
- Ngân hàng thông báo: là NH phục vụ cho người thụ hưởng 2 được NH chuyển
nhượng chỉ định thông báo L/C được chuyển nhượng cho người thụ hưởng 2.
4. Mục đích của L/C chuyển nhượng:
L/C chuyển nhượng được dùng phổ biến trong phương thức mua bán qua
trung gian nhằm đáp ứng các mục đích sau:
• Người hưởng lợi thứ nhất ký được hợp đồng nhưng không đủ hàng nên phải
chuyển nhượng 1 phần hoặc toàn bộ quyền và nghĩa vụ theo L/C cho 1 hoặc nhiều
người cung cấp hàng hóa khác (những người hưởng lợi thứ hai).
• Nhà kinh doanh xuất khẩu trung gian tìm được thị trường tiêu thụ nhưng
không đủ khả năng thực hiện hợp đồng sẽ tiến hành kinh doanh xuất khẩu ăn
chênh lệch giá thông quan giao dịch L/C chuyển nhượng.
• Nhà nhập khẩu mở L/C cho nhà môi giới ( người hưởng lợi thứ 1), trên cơ
sở đó nhà môi giới sẽ chuyển nhượng toàn bộ nghĩa vụ và quyền lợi của L/C cho

người cung ứng hàng hóa thực hiện (người hưởng lợi thứ 2). Qua dịch vụ môi
giới, nhà môi giới được hưởng hoa hồng.
Như vậy, người hưởng lợi thứ nhất có thể đơn thuần chỉ là nhà môi giới, nhà
bao tiêu, nhà đại lý và cũng có thể là nhà xuất khẩu thực sự.
Thu nhập của người trung gian: tùy thuộc vào vai trò của nhà trung gian mà
thu nhập có thể là:
• Nếu là nhà môi giới thì thu nhập sẽ là tiền hoa hồng (thông thườ
ng do nhà xuất khẩu trả).
• Nếu là nhà bao tiêu hay đại lý xuất khẩu thì thu nhập sẽ là khoản
chênh lệch giữa giá mua từ nhà xuất khẩu và giá bán cho nhà nh
ập khẩu.
• Nếu là nhà xuất khẩu thuần túy nhưng do thiếu hàng tạm thời h
oặc do đơn đặt hàng quá lớn thì anh ta sẽ chuyển nhượng một p
hần L/C cho người khác thực hiện mà có thể không đòi hỏi phần
chênh lệch giá.
5. Điều kiện thực hiện L/C chuyển nhượng:
• Các bên tham gia phải đồng ý thực hiện L/C này:
+ Nhà nhập khẩu chấp nhận mở L/C có thể chuyển nhượng. Lý do có thể
là: (1) chưa tìm được nhà cung cấp trực tiếp,buộc phải mua qua
trung gian, bởi vì việc thiết lập quan hệ buôn bán với nước ngoài
phải có năng lực, kinh nghiệm, thời gian, tiền bạc, công sức….; (2)
Giữa nhà nhập khẩu và nhà trung gian đã có mối quan hệ làm ăn lâu
dài, tin tưởng lẫn nhau,nếu giao dịch trực tiếp với nhà xuất khẩu, tức
phải giao dịch với một đối tác mới, phải thiết lập quan hệ từ
đầu, tốn kém và nhiều rủi ro.
+ Nhà xuất khẩu đồng ý chấp nhận L/C chuyển nhượng và tiến hành
giao hàng trực tiếp cho nhà nhập khẩu theo quy định trong L/C.
• Ngân hàng phát hành phải ghi rõ là: “L/C có thể chuyển nhượng” –
“Transferable Credit”. Khi ghi rõ là L/C chuyển nhượng chứng tỏ
người nhập khẩu đã đồng ý cho người hưởng lợi thứ nhất được chỉ

định người khác làm thay việc cung cấp hàng,
• Các điều kiện của L/C phải đảm bảo cho việc chuyển nhượng có giá trị
thực hiện, không có những điều khoản vô lý, thiếu logic… cản trở việc
chuyển nhượng. Ví dụ:
+ L/C gốc quy định điều kiện giao hàng là CFR nhưng người thụ
hưởng thứ nhất lại yêu cầu chuyển nhượng L/C với điều kiện FOB.
+ L/C gốc quy định không cho phép giao hàng từng phần trong
khi việc chuyển nhượng lại là một phần
• Người thụ hưởng thứ nhất phải trả tất cả chi phí và ngân hàng không phải thực
hiện chuyển nhượng chừng nào chưa nhận được phí hoặc phải có thỏa thuận riêng
giữa 2 bên.
• L/C còn hiệu lực và còn số tiền để chuyển nhượng.
6. Quy trình:
Mở L/C chuyển nhượng
(1a) (1b)

(2) (4) (5) (6) (6)
Nhà nhập khẩu (người xin
mở L/C )
Nhà xuất khẩu ( người
thụ hưởng thứ hai)
Nhà trung gian ( người
thụ hưởng thứ nhất)
Nhà nhập khẩu (người xin
mở L/C )
Ngân hàng nhà xuất
khẩu
Ngân hàng chuyển
nhượng ( Ngân hàng
thông báo L/C gốc)

Ngân hàng phát hành
(3) (6)
Trong đó:
(1a) Hợp đồng mua bán giữa người trung gian với nhà nhập khẩu.
(1b) Hợp đồng mua bán giữa người trung gian với nhà xuất khẩu.
(2) Nhà nhập khẩu xin mở L/C có thể chuyển nhượng cho người trung gian
hưởng.
(3) Ngân hàng phát hành mở L/C gửi ngân hàng chuyển nhượng để thông
báo cho người trung gian.
(4) Ngân hàng chuyển nhượng thông báo L/C cho người trung gian.
(5) Người trung gian chỉ thị cho ngân hàng chuyển nhượng sửa đổi L/C gốc
và thông báo L/C đã sửa đổi cho nhà xuất khẩu. Chi tiết sửa đổi L/C bao gồm:
• Tên nhà trung gian thay thế cho tên người mở L/C
• Giá trị L/C sửa đổi thấp hơn L/C gốc
• Đơn giá của L/C sửa đổi thấp hơn L/C gốc
• Ngày hết hạn L/C được sửa sớm hơn L/C gốc
• Ngày giao hàng được sửa sớm hơn L/C gốc
(6) Ngân hàng chuyển nhượng kiểm tra tính xác thực các chỉ thị của người
trung gian sẽ chuyển nhượng L/C cho nhà xuất khẩu.
Chú ý: Nếu người hưởng thụ thứ hai ở trong cùng một nước với nhà trung
gian, thì ngân hàng chuyển nhượng có thể thông báo L/C chuyển nhượng trực tiếp
cho người hưởng thụ thứ hai ( nhà xuất khẩu ).
Xuất trình chứng từ
theo L/C chuyển nhượng
(7)
(12) (10) (9) (8) (8)
(11) (8)
Trong đó:
(7) Nhà xuất khẩu nhận được L/C, nếu đồng ý thì tiến hành giao hàng.
(8) Nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ gửi thẳng đến ngân hàng chuyển nhượng

hoặc gửi qua ngân hàng phục vụ mình.
(9) Ngân hàng chuyển nhượng thông báo cho người trung gian về bộ chứng
từ để người trung gian thay thế hóa đơn và hối phiếu (nếu cần).
(10) Người trung gian thay thế hóa đơn và hối phiếu (nếu cần) rồi chuyển tới
ngân hàng chuyển nhượng.
(11) Ngân hàng chuyển nhượng chuyển bộ chứng từ đến ngân hàng phát
hành để thanh toán
(12) Ngân hàng phát hành kiểm tra bộ chứng từ nếu thấy hợp lệ thì chuyển
cho nhà nhập khẩu đi nhận hàng.
Thanh toán L/C chuyển nhượng
Ngân hàng nhà xuất
khẩu
Ngân hàng chuyển
nhượng ( Ngân hàng
thông báo L/C gốc)
Ngân hàng phát hành
Nhà xuất khẩu ((người
thụ hưởng thứ hai)
Nhà trung gian ( người
thụ hưởng thứ nhất)
Nhà nhập khẩu (người
xin mở L/C)
Nhà xuất khẩu (người
thụ hưởng thứ hai)
Nhà trung gian ( người
thụ hưởng thứ nhất )
Nhà nhập khẩu (người
xin mở L/C)
(13) (15) (17)
(14) (16)

Trong đó:
(13) Ngân hàng phát hành ghi nợ tài khoản của nhà nhập khẩu.
(14) Ngân hàng phát hành chuyển toàn bộ thu nhập cho ngân hàng chuyển
nhượng.
(15) Ghi có lợi nhuận cho nhà trung gian.
(16) Chuyển giá trị thu nhập còn lại cho ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu.
(17) Ghi có giá trị thu nhập còn lại cho nhà xuất khẩu.
7. Rủi ro của L/C đối với các bên
 Nhà xuất khẩu:
+ Việc thanh toán bị phụ thuộc hoàn toàn NHPH và người mở L/C
+ Việc thanh toán sẽ bị từ chối nếu nội dung L/C gốc và L/C chuyển
nhượng không giống nhau.
+ Hóa đơn và hối phiếu do người trung gian lập không hoàn chỉnh sẽ bị
từ chối thanh toán.
+ Việc xuất trình và lưu trữ của người trung gian chậm trễ
 Nhà nhập khẩu:
+ Quy trình và thủ tục chuyển nhượng làm cho giao dịch trở nên phức
tạp.
+ Nhà NK không hề biết nhà XK và không có gì bảo đảm cho nhà NK về
khả năng cũng như thiện chí và sự chân thực của nhà XK.
 Người trung gian
+ Chịu chi phí chuyển nhượng L/C
Ngân hàng nhà xuất
khẩu
Ngân hàng chuyển
nhượng ( Ngân hàng
thông báo L/C gốc)
Ngân hàng phát hành
+ Phụ thuộc vào người cung cấp vì nếu chứng từ không phù hợp với L/C
thì không thực hiện được lợi nhuận.

+ Dễ lộ thị trường cung ứng.
VÍ DỤ:
Thông tin:
Importer/Applicant: XYZ Co., Ltd (Netherland)
Intermediary Party/First Beneficiary: FIBEN Co., Ltd (Korea)
Mạnufacturer/Second Beneficiary: Da Nang Furniture Export Co., Ltd
(Vietnam)
Issuing Bank: Bank of Netherland (Netherland)
Transferring Bank: Korea Bank (Korea)
Second Beneficiary’s Bank: Vietcombank Da Nang (Vietnam)
1. Theo yêu cầu của XYZ Co., Ltd (Netherland), Bank of Netherland
(Netherland) phát hành một LC chuyển nhượng cho phép thanh toán bằng
hình thức chiết khấu trị giá EUR50,000 cho người thụ hưởng ở FIBEN Co., Ltd
(Korea) với các điều kiện và điều khoản như sau:
o Số tiền EUR50,000
o Ngày chấm dứt hiệu lực: 30/3/2011;
o Thời hạn xuất trình chứng từ: 15 ngày sau ngày BL
o Ngày giao hàng chậm nhất: 10/3/2011
o Cảng xếp hàng: Da Nang port, VN; Cảng đến: Rotterdam, Hà Lan
o Ngân hàng thông báo và chuyển nhượng: Korea Bank (Korea)
o Chứng từ yêu cầu xuất trình: Hóa đơn, Vận đơn, C/O, P/L…
2. Nhận được LC do Korea Bank (Korea) thông báo, FIBEN Co., Ltd (Korea) yêu
cầu Korea Bank (Korea) chuyển nhượng LC cho người thụ hương thứ hai ở
Việt Nam là Da Nang Furniture Export Co., Ltd (Vietnam) với các điều kiện và
điều khoản thay đổi như sau:
o Số tiền EUR40,000
o Ngày chấm dứt hiệu lực: 1/4/2011;
o Thời hạn xuất trình chứng từ: 10 ngày sau ngày BL
o Ngày giao hàng chậm nhất: 5/3/2011
o Chứng từ phải được xuất trình tại Korea Bank (Korea)

o Korea Bank cam kết sẽ thanh toán khi nhận được tiền hàng từ Bank of
Netherland (Netherland).
3. Nhận được LC chuyển nhượng, Da Nang Furniture Export Co., Ltd
(Vietnam) thực hiện giao hàng và xuất trình chứng từ theo yêu cầu (bao gồm
hóa đơn và hối phiếu trị giá EUR40,000) cho Korea Bank (Korea) thông qua
Vietcombank Da Nang.
4. Nhận được chứng từ từ Vietcombank Da Nang, Korea Bank (Korea) kiểm
tra và thông báo cho FIBEN Co., Ltd (Korea) để FIBEN Co., Ltd (Korea) thay
hóa đơn và hối phiếu với số tiền EUR50,000.
5. Korea Bank (Korea) gửi chứng từ (bao gồm hóa đơn và hối phiếu đã được
thay đổi) đến Bank of Netherland (Netherland). Ngân hàng này kiểm tra
chứng từ phù hợp và thực hiện thanh toán theo chỉ thị của Korea Bank
(Korea).
6. Nhận được tiền hàng từ Bank of Netherland (Netherland), Korea Bank
(Korea) thực hiện thanh toán cho Da Nang Furniture Export Co., Ltd
(Vietnam) EUR40,000 theo chỉ thị của Vietcombank Da Nang và thanh toán
cho FIBEN Co., Ltd (Korea) số tiền chênh lệch hóa đơn, tức là, EUR10,000.
PHÂN TÍCH
1. Các bên tham gia:
1. XYZ Co., Ltd (Netherland) , ( người mở L/C)
2. Bank of Netherland ( ngân hàng phát hành)
3. FIBEN Co., Ltd (Korea) , (nguoi thụ hưởng thứ 1)
4. Korea Bank (Korea), (NH chuyển nhượng)
5. Da Nang Furniture Export Co., Ltd (Vietnam) ,( người thụ hương thứ hai ở
Việt Nam)
6. Vietcombank Da Nang( ngân hàng đại diện tại VN cua nguoi thua hưởng
thứ 2) ( ngân hàng thông báo)
2. Mục đích:
Nhà kinh doanh xuất khẩu trung gian (FIBEN Co., Ltd (Korea) tìm được thị
trường tiêu thụ nhưng không đủ khả năng thực hiện hợp đồng sẽ tiến

hành kinh doanh xuất khẩu ăn chênh lệch giá thông quan giao dịch L/C
chuyển nhượng. * Nhà nhập khẩu XYZ Co., Ltd (Netherland) mở L/C cho
nhà môi giới ( người hưởng lợi thứ 1) FIBEN Co., Ltd (Korea) , qua dịch vụ
môi giới, nhà môi giới được hưởng hoa hồng.
3. Quy trình:
3.1. Mở L/C chuyển nhượng
(1a) (1b)

(2) (4) (5) (6) (6)
(3) (6)
Trong đó:
(1a) Hợp đồng mua bán giữa FIBEN Co, Ltd với XYZ Co., Ltd (Netherland)
(1b) Hợp đồng mua bán giữa FIBEN Co, Ltd với Da Nang Furniture Export Co.,
Ltd (Vietnam).
(2) XYZ Co., Ltd (Netherland) xin mở L/C có thể chuyển nhượng cho FIBEN Co,
Ltd (Korea) hưởng.
Nhà xuất khẩu ( người
thụ hưởng thứ hai): Da
Nang Furniture Export
Co., Ltd (Vietnam)
Nhà trung gian (người
thụ hưởng thứ nhất):
FIBEN Co, Ltd (Korea)
Nhà nhập khẩu (người xin
mở L/C ): XYZ Co., Ltd
(Netherland)
Nhà nhập khẩu (người xin
mở L/C )
Ngân hàng chuyển
nhượng ( Ngân hàng

thông báo L/C gốc):
Korea Bank (Korea)
Ngân hàng nhà xuất
khẩu: Vietcombank Da
Nang (Vietnam)
Ngân hàng phát hành:
Bank of Netherland
(Netherland)
(3) Bank of Netherland (Netherland) mở L/C gửi Korea Bank (Korea) để
thông báo cho FIBEN Co, Ltd (Korea).
(4) Korea Bank (Korea) thông báo L/C cho FIBEN Co, Ltd (Korea).
(5) FIBEN Co, Ltd (Korea) chỉ thị cho Korea Bank (Korea) sửa đổi L/C gốc và
thông báo L/C đã sửa đổi cho Da Nang Furniture Export Co., Ltd (Vietnam).
Chi tiết sửa đổi L/C bao gồm:
• Tên nhà trung gian là FIBEN Co, Ltd (Korea) thay thế cho tên người mở
L/C là XYZ Co., Ltd (Netherland).
• Giá trị L/C sửa đổi thấp hơn L/C gốc là EUR 10,000.
• Đơn giá của L/C sửa đổi là EUR 40,000 thấp hơn L/C gốc EUR 50,000.
• Ngày hết hạn L/C (1/4/2011) được sửa trễ hơn L/C gốc( 30/3/2011)
• Ngày giao hàng (5/3/2011) được sửa sớm hơn L/C gốc (10/3/2011)
(6) Korea Bank (Korea) kiểm tra tính xác thực các chỉ thị của FIBEN Co, Ltd
(Korea) sẽ chuyển nhượng L/C cho) Da Nang Furniture Export Co., Ltd
(Vietnam).
3.2. Xuất trình chứng từ theo L/C chuyển nhượng.
(7)
(12) (10) (9) (8) (8)
(11) (8)
Nhà nhập khẩu (người
xin mở L/C): XYZ Co., Ltd
(Netherland)

Nhà xuất khẩu ((người
thụ hưởng thứ hai): Da
Nang Furniture Export
Co., Ltd (Vietnam)
Nhà trung gian ( người
thụ hưởng thứ nhất):
FIBEN Co., Ltd
Ngân hàng nhà xuất
khẩu: Vietcombank Da
Nang (Vietnam)
Ngân hàng chuyển
nhượng ( Ngân hàng
thông báo L/C gốc):
Korea Bank (Korea)
Ngân hàng phát hành:
Bank of Netherland
(Netherland)
Trong đó:
(7) Da Nang Furniture Export Co., Ltd (Vietnam) nhận được L/C, nếu đồng ý
thì tiến hành giao hàng.
(8) Da Nang Furniture Export Co., Ltd (Vietnam) lập bộ chứng từ gửi thẳng
đến Korea Bank (Korea).
(9) Korea Bank (Korea) thông báo cho FIBEN Co., Ltd về bộ chứng từ để
FIBEN Co., Ltd thay thế hóa đơn và hối phiếu (nếu cần).
(10) FIBEN Co., Ltd thay thế hóa đơn và hối phiếu (nếu cần) rồi chuyển tới
Korea Bank (Korea).
(11) Korea Bank (Korea) chuyển bộ chứng từ đến Bank of Netherland
(Netherland) để thanh toán
(12) Bank of Netherland (Netherland) kiểm tra bộ chứng từ nếu thấy hợp lệ
thì chuyển cho XYZ Co., Ltd (Netherland) đi nhận hàng.

3.3. Thanh toán L/C chuyển nhượng
(13) (15) (17)
(14) (16)
Nhà xuất khẩu (người
thụ hưởng thứ hai)
Nhà trung gian ( người
thụ hưởng thứ nhất ):
FIBEN Co., Ltd (Korea)
Nhà nhập khẩu (người
xin mở L/C): XYZ Co., Ltd
(Netherland)
Ngân hàng nhà xuất
khẩu: Vietcombank Da
Nang (Vietnam)
Ngân hàng chuyển nhượng
( Ngân hàng thông báo L/C
gốc): Korea Bank (Korea)
Ngân hàng phát hành:
Bank of Netherland
(Netherland)
Trong đó:
(13) Bank of Netherland (Netherland) ghi nợ tài khoản của XYZ Co., Ltd
(Netherland).
(14) Bank of Netherland (Netherland) chuyển toàn bộ thu nhập cho Korea
Bank (Korea)
(15) Ghi có lợi nhuận cho FIBEN Co., Ltd.
(16) Chuyển giá trị thu nhập còn lại cho ngân hàng phục vụ Da Nang
Furniture Export Co., Ltd (Vietnam) là ngân hàng Vietcombank Da Nang
(Vietnam)
(17) Ghi có giá trị thu nhập còn lại cho Da Nang Furniture Export Co., Ltd

(Vietnam).

×