Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHUYÊN MÔN NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (299.92 KB, 24 trang )

ĐỀ TÀI KINH NGHIỆM:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHUYÊN MÔN
NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Phát triển sự nghiệp giáo dục là nhằm nâng cao trình độ dân trí, đào tạo nhân
lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Đó là sự sống còn của dân tộc. Sự nghiệp ấy
có thành hay không được trả lời bằng những con số về chất lượng giáo dục mà chất
lượng giáo dục tiểu học là một thành tố. Thành tố ấy đóng vai trò là một bậc nền
móng của tòa nhà nhân lực. Chất lượng giáo dục của mỗi trường học là tế bào trong
thành tố ấy.
Chất lượng giáo dục của một trường học được thực hiện và thể hiện thông
qua cơ bản ở chất lượng dạy học. Khi nói đến nhiệm vụ của giáo dục đào tạo trong
thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nghị quyết đại hội Đảng X cũng
đã nhấn mạnh: “ưu tiên hàng đầu cho việc nâng cao chất lượng dạy và học. Đổi
mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, nâng cao chất lượng đội ngũ
giáo viên và tăng cường cơ sở vật chất của nhà trường, phát huy khả năng sáng
tạo và độc lập suy nghĩ của học sinh, ”; thực hiện “chuẩn hoá”, “hiện đại hoá”,
“xã hội hoá”.
Như thế nghĩa là, dù một cách tổng quát, Nghị quyết cũng đã chỉ ra những
việc làm cơ bản nhất cần phải làm để nâng cao chất lượng dạy học, qua đó nâng
cao chất lượng giáo dục.
Trong phạm vi một trường tiểu học, những công việc cơ bản ấy, được biểu
hiện cụ thể qua các khâu như: tăng cường công tác bồi dưỡng đội ngũ; thực hiện
giảng dạy sách mới (đổi mới nội dung, chương trình) theo PPDH mới–lấy người
học làm trung tâm (đổi mới PPdạy-học “phát huy khả năng sáng tạo và độc lập suy
nghĩ của học sinh”); tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị; làm tốt công tác xã hội hoá
giáo dục;… Bao trùm lên tất cả các khâu đó, đồng thời như một sợi chỉ đỏ xuyêt
suốt các khâu tạo nên một hiệu quả tổng hợp (Chất lượng dạy-học và chất lượng
giáo dục), đó chính là công tác quản lý trường học-quản lý nhằm nâng cao chất


lượng dạy-học nói riêng, chất lượng giáo dục nói chung.
1
Là một cán bộ quản lý, suốt bao nhiêu năm công tác tôi luôn nhiệt huyết với
nghề, quan tâm sâu sắc tới chất lượng dạy học. Trường Tiểu học là nơi bản
thân đã từng công tác và trưởng thành cũng đã từng là một đơn vị có chất lượng
dạy-học ở mức cao của huyện, đội ngũ học sinh giỏi các cấp năm nào cũng có, đội
ngũ giáo viên nhìn chung nhiệt tình và vững vàng trong chuyên môn,… Đó vừa là
thuận lợi đồng thời vừa là kết quả của sự cố gắng rất cao của của tập thể nhà trường
trong đó không thể thiếu yếu tố quản lý nhằm phát huy được sức mạnh của đội
ngũ. Mặc dù vậy, chất lượng giáo dục vẫn chưa đạt được như mong muốn và chưa
đạt như so với tiêu chí 04/2008/BGD&ĐT quy định hiện hành. Đó là điều tôi luôn
luôn trăn trở. Đúc kết những kinh nghiệm quản lý gần đây đã từng áp dụng mang
lại hiệu quả nho nhỏ là một trong những việc làm của tôi. Một số giải pháp quản lý
chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường tiểu học là thể hiện
của việc đúc kết đó. Rất mong đuợc quý đồng nghiệp áp dụng, kiểm chứng, chia sẻ
và đóng góp phát triển nhằm cùng đạt tới một hiệu quả như đề tài mong muốn.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. NHỮNG KHÓ KHĂN KHI NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI
Thế kỷ 21 nói chung, thập kỷ 10, 11 nói riêng là giai đoạn phát triển không
ngừng của khoa học công nghệ trong đó có sự phát triển bùng nổ của công nghệ
thông tin. Sự phát triển không ngừng của kinh tế xã hội như vậy đòi hỏi mỗi tổ
chức, cá nhân cũng phải không ngừng đổi mới phát triển đáp ứng được yêu cầu của
nghề nghiệp của mỗi người, theo kịp đà phát triển chung của thời đại. Tiến trình
chung đó đã làm nảy sinh yêu cầu đòi hỏi đáp ứng cao đối với các ngành nghề và
con người của nó. Giáo dục và đội ngũ của giáo dục cũng không nằm ngoài tiến
trình đó. Nói một cách cụ thể hơn, giáo dục cũng phải luôn luôn không ngừng đổi
mới để phát triển trong nhịp độ chung. Và ở khía cạnh đặc thù, giáo dục phải đổi
mới vì còn đảm trách một nhiệm vụ cao cả: giáo dục đào tạo ra con người đáp ứng
theo yêu cầu đơn đặt hàng của các ngành nghề của nền kinh tế xã hội. Một trong
những thể hiện này là hàng loạt các văn bản quy định tiêu chuẩn đánh giá cơ quan

đơn vị, cá nhân trong ngành giáo dục có thêm những yêu cầu tiêu chí đánh giá mới,
cao hơn, khó đạt hơn nhiều so với trước.
Ngoài những văn bản phát động mang tính rộng rãi toàn xã hội như cuộc vận
động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, cơ quan đơn vị văn
hóa. Có thể nêu một vài ví dụ về các văn bản quy định trong ngành như:
Quy định Chuẩn chuyên môn nghiệp vụ giáo viên tiểu học ban hành kèm
theo quyết định số 14/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 04/5/2007 của Bộ trưởng bộ Giáo
dục & Đào tạo; Quy định đạo đức nhà giáo; …
2
Các tiêu chuẩn về xây dựng đánh giá các lĩnh vực trường học; về phong trào
xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực; Các quy định tiêu chuẩn chất
lượng trường Tiểu học 04/2008/QĐ-BGDĐT về việc ban hành quy định tiêu chuẩn
đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học ngày 04 tháng 02 năm 2008của Bộ
trưởng bộ Giáo dục & Đào tạo; tiêu chuẩn trường Tiểu học chuẩn quốc gia các mức
độ I, II và các Tiêu chuẩn đánh giá trường tiểu học.
Các quy định đánh giá xếp loại học sinh tiểu học được thay đổi, bổ sung
trong qua trình thực hiện thay sách.
Ngoài ra, còn một vấn đề yêu cầu mang tính thời sự nữa là việc xuất hiện các
cuộc thi học sinh giỏi trên internet, nhiều cuộc thi khác nữa cũng là những ví dụ đòi
hỏi đáp ứng đối với các đơn vị trường học.
Với sự ra đời một cách cụ thể của các tiêu chí quy định này, đòi hỏi không
một người cán bộ quản lý có trách nhiệm, có tâm, có tầm nào lại không trăn trở tìm
cách để đơn vị mình vận động, phát triển.
Vì vậy, khi tìm hiểu thực trạng ở đơn vị trong điều kiện đòi hỏi phát triển
như trên, bản thân nhận thấy có những khó khăn, phức tạp, trở ngại thêm rất nhiều.
Trong phạm vi đề tài đề cập: “Một số giải pháp trong quản lý chuyên môn nhằm
nâng cao chất lượng giáo dục”, xin được nêu ra một số khó khăn như sau:
1. Một vài nét về đặc điểm đơn vị và những khó khăn của nhà trường:
- Trường Tiểu học nằm ở phía đông thị trấn và là một trong hai trường
tiểu học của thị trấn Phước An. Điểm lẻ nằm trên km 30,8 quốc lộ 26 thuộc tổ dân

phố 10 và điểm chính trên tỉnh lộ 9, rẽ cách km31 quốc lộ 26 khoảng 1km, thuộc tổ
dân phố 12. Được tách ra (tách cấp học) từ trường Phổ thông cấp 1-2 ngày
05/9/1992. Là một trường tiểu học luôn có số lượng học sinh đông nhất nhì của
huyện, tăng dần số lượng học sinh từ lúc tách đến mức cao nhất vào năm 1995 (52
lớp với trên 1500 học sinh) rồi giảm dần đến thời điểm hiện tại (2012: 22 lớp với
670 học sinh). Ngay từ năm 1994 trở đi đơn vị đã chấm dứt được tình trạng học
sinh bỏ học giữa chừng, số bỏ học hàng năm từ đây là ở mức từ 1% cho đến mức
không có em nào bỏ học; trường đã khẳng định được mình ở chất lượng giáo dục
không ngừng được củng cố và nâng cao: lên lớp hàng năm trung bình đạt 97% ,
hạnh kiểm 100% khá và tốt, tỷ lệ tốt nghiệp hay Hoàn thành chương trình tiểu học
thường đạt 100%, đặc biệt hàng năm luôn có học sinh giỏi các cấp. Chất lượng nói
trên là chất lượng thực chất (Kết quả khảo sát ở năm học 2006-2007 _ năm đầu
tiên thực hiện cuộc vận động Hai không _ là không có em nào ngồi nhầm lớp). Về
đội ngũ, đa số có nghiệp vụ chuyên môn vững vàng, trách nhiệm, có tinh thần đoàn
kết nhất trí cao trong việc xây dựng đơn vị phát triển. Từ 2005, nhà trường có mục
tiêu và kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ I vào năm 2008.
- Kết quả trên là sự cố gắng rất lớn của cả tập thể đơn vị. Tuy nhiên, trong
từng thời đoạn, tỷ lệ chất lượng giáo dục vẫn có những mặt chưa theo kịp mục tiêu
phát triển của nhà trường cũng như các tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục của
3
các văn bản cùng thời. Đơn cử, một số năm học từ 2007-2008 trở về trước, tổng số
học sinh giỏi và khá đạt dưới mức quy định của trường chuẩn quốc gia, tức dưới
40%. Đồng thời trong lúc này, nếu xét theo các tiêu chí quy định chất lượng trường
Tiểu học số 04/2008/QĐ-BGDĐT ngày 04 tháng 02 năm 2008 của Bộ trưởng bộ
Giáo dục & Đào tạo về việc ban hành quy định tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo
dục trường tiểu học thì còn nhiều tiêu chí chưa đạt được hơn nữa. Điều đó có nghĩa
là, dù kết quả giáo dục của nhà trường được khẳng định ở mức khá cao, nhưng với
mong muốn phát triển từ chính bản thân nhà trường cũng như đòi hỏi từ phía ngành
(thể hiện thông qua các văn bản hiện hành đã nêu) thì nhà trường luôn gặp trở ngại
khó khăn rất lớn. Vì càng yêu cầu ở mức cao hơn thì tính bão hòa càng lớn.

1. Về phía học sinh:
- Năng lực học tập hay tốc độ tiếp thu kiến thức của các học sinh là không
giống nhau. Trong một lớp học sinh bất kỳ bao giờ cũng có ít nhất ba đối tượng
học sinh với ít nhất ba mức độ tiếp thu kiến thức khác nhau. Tương đương với ba
đối tượng ấy là nhiều mức độ hứng thú học tập khác nhau, dẫn đến khả năng hoàn
thành nhiệm vụ học tập khác nhau.
- Trong nhiều năm nay, số lượng học sinh vẫn tiếp tục giảm. Điều này do
việc thực hiện chính sách kế hoạch hóa gia đình của địa phương ngày càng có hiệu
quả hơn, tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương chưa làm gia tăng sự
tăng dân số cơ học để có thể qua đó dân số trong độ tuổi sinh đẻ tăng lên làm tăng
tỷ lệ sinh sản.
- Mặc dù là một trường thuộc địa bàn thị trấn nhưng hàng năm qua kết quả
điều tra đều cho thấy có một số lượng không nhỏ học sinh có hoàn cảnh khó khăn
ở đủ các dạng: mức nghèo, cận nghèo, mồ côi cha, mẹ hoặc cả hai; cha mẹ li dị;
không được chung sống với cha mẹ (do đi làm ăn xa); học sinh khuyết tật các
dạng. Số này thường là học yếu kém, lại không được gia đình quan tâm đúng mức
nên công tác phụ đạo, giáo dục, chủ nhiệm gặp nhiều khó khăn.
2. Về phía giáo viên:
- Dù thế mạnh của đội ngũ là sự vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ với sự
tâm huyết trách nhiệm cao nhưng trước yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy
giáo dục thì một bộ phận không nhỏ vẫn ngại đổi mới, còn qua quýt trong lên lớp,
đôi lúc lúng túng, vụng về, hình thức trong vận dụng phương pháp dạy học mới.
- Là một đội ngũ có truyền thống đoàn kết nhất trí cao trong xây dựng đơn vị
phát triển song trong điều kiện số lượng học sinh hàng năm giảm dần làm đội ngũ
thừa, phải giải quyết bằng luân chuyển. Sự đụng chạm quyền lợi của nhau làm nảy
sinh sự đùn đẩy, né tránh hoặc ngầm ra giá cho nhau, khó giải quyết luân chuyển.
Mặt khác, nếu không giải quyết kịp thời để đội ngũ thừa nhiều cũng gây ra sự trông
chờ ỉ lại công việc vào nhau. Hơn thế nữa, nếu giải quyết không khéo rất có thể dẫn
4
đến những thành viên vững vàng, giỏi giang hơn phải gương mẫu ra đi “làm nhiệm

vụ quốc tế”.
- Sự dư thừa đội ngũ còn khiến không thể xảy ra trường hợp ngược lại: nhận
mới đội ngũ để luôn có sự cân đối về cơ cấu tuổi đời. Mặt khác, cơ cấu tuổi đời của
đội ngũ cao, sức ỳ của đội ngũ trong tiếp cận, đổi mới ứng dụng công nghệ thông
tin lớn, lại trong điều kiện công nghệ thông tin luôn phát triển nhanh nên đây cũng
là một trở ngại lớn đối với công tác quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ.
- Cơ cấu đội ngũ theo nghiệp vụ chuyên môn cũng chưa cân đối, vừa thừa
(GV dạy các môn văn hóa) vừa thiếu (giáo viên loại hình) cũng là một trở ngại lớn
trong việc giải quyết bài toán nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG QUẢN LÝ CHUYÊN MÔN NHẰM
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
1. Xây dựng, duy trì, củng cố lề lối làm việc.
Đó là xây dựng lề lối lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành thông suốt từ chi bộ, Ban
giám hiệu, tổ khối chuyên môn đến từng giáo viên, phối hợp chặt chẽ với các tổ
chức đoàn thể.
- Ban giám hiệu mà cao nhất là Hiệu trưởng là người chỉ đạo, tổ chức điều
hành mọi hoạt động của nhà trường đặt dưới sự lãnh đạo của chi bộ nhà trường.
Hiệu trưởng cùng Ban giám hiệu xây dựng hoạch định chiến lược phát triển nhà
trường, kế hoạch thực hiện hàng năm, kì, tháng, , khung hoạt động, giao ban, sinh
hoạt hội họp cũng như các quy định, nội quy làm việc cơ quan.
- Đầu mỗi năm học: Hiệu trưởng phân công trách nhiệm từng phần việc cho
từng cá nhân trong Ban giám hiệu, các cá nhân phụ trách các tổ chuyên môn, tổ
hành chính,các bộ phận khác; các cá nhân là GVCN, giáo viên đứng lớp, nhân viên;
Định rõ trách nhiệm và phần việc đảm nhiệm; Quy định lịch trình hội họp sinh hoạt
thường kỳ, nội quy cơ quan,…
- Các tổ chức đoàn thể đặt dưới sự lãnh đạo của chi bộ Đảng ngoài việc hoạt
động theo tôn chỉ mục đích của tổ chức mình, còn phối hợp cùng nhau để cùng
hoàn thành nhiệm vụ và đặc biệt đảm bảo giúp nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ chính
trị của tập thể nhà trường mình.
- Toàn bộ hệ thống quản lý trong trường đều phải nhất quán nguyên tắc

thống nhất trong sự lãnh đạo của Đảng, đặt nhiệm vụ chính trị của nhà trường lên
hàng đầu, giữ nghiêm lỷ luật lao động, xây dựng, duy trì nền nếp làm việc kỷ
cương – tình thương – trách nhiệm.
2. Xây dựng chiến lược bồi dưỡng đội ngũ và thực hiện bồi dưỡng đội ngũ.
* Đội ngũ là nguồn nhân lực để thực hiện sự nghiệp giáo dục mà trong đó
công việc chính là hoạt động dạy-học. Hoạt động ấy có chất lượng hay không phụ
thuộc trước hết vào trình độ mọi mặt của đội ngũ.
5
*Trước hết từ cán bộ quản lý. Phải là người gương mẫu đi đầu trong việc
tự học, tự đổi mới mình đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ. Phải là người nhanh chóng
nắm bắt thông tin, ứng xử quản lý nhanh nhạy, sáng suốt vận dụng vào hoàn cảnh
của nhà trường mình để biến thành các quyết định quản lý, các kế hoạch cần thực
hiện.
* Phải phân tích thực trạng đội ngũ để xây dựng chiến lược bồi dưỡng đội
ngũ. Các nội dung sau đây là một số biểu hiện của việc thực hiện chiến lược này.
Cần chú ý rằng, xây dựng chiến lược phải có tính khả thi và chia việc thực hiện
thành kế hoạch theo từng năm. Phải biết lường sức mình để định kế hoạch bồi
dưỡng cho mỗi năm khác nhau, mỗi năm nên nhấn mạnh hơn ở mặt này, hay mặt
kia đồng thời vẫn có tính lặp lại để nâng dần mức độ yêu cầu sau mỗi lần thực hiện.
Không nên dàn trải, ôm đồm đặt ra tất cả mọi việc cho một năm để rồi làm không
hết, dẫn đến qua loa, đại khái, kém hiệu quả. Tuy nhiên cũng có những công việc
phải thực hiện thường xuyên và thường niên. Ví dụ như công tác tập huấn chuyên
môn nghiệp vụ, công tác kiểm tra chất lượng giờ dạy trên lớp, kiểm tra công tác
chủ nhiệm, việc thiết lập và lưu trữ hồ sơ của tổ khối, cán bộ, giáo viên.
a. Thông qua việc quán triệt tinh thần chỉ đạo của Đảng của ngành để nhằm
nâng cao nhận thức cho đội ngũ.
- Quan điểm, tinh thần chỉ đạo của Đảng và của ngành được thể hiện thông
qua hệ thống các văn bản. Hệ thống văn bản có rất nhiều. Ở đây muốn nói đến
những loại văn bản mang tính định hướng quan điểm, tư tưởng hành động. Ví dụ
như: Chỉ thị số 06-CT/TW của Bộ Chính trị về thực hiện cuộc vận động “Học tập

và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; chỉ thị số 33/2006/CT-TTg của
Thủ tướng Chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo
dục,… và các văn bản kèm theo khác của ngành cấp trên.
- Việc quán triệt cần làm nổi rõ việc đội ngũ qua đó cần phải xác định tư
tưởng hành động như thế nào cho đúng. Bởi vì đây là yêu cầu của xã hội đã đặt lên
vai người giáo viên nhân dân. Việc tuân thủ hay không tuân thủ cũng giống như
việc ta chạy xuôi dòng hay chạy ngược dòng bánh xe lịch sử của thời đại mà ta
đang sống.
- Khi đã làm cho đội ngũ xác định được tư tưởng hành động đúng cần định
hướng họ vào những việc làm cụ thể của chính ngành mình, trường mình yêu cầu.
Như là không ngừng trau dồi phẩm chất đạo đức nhà giáo, nâng cao trách nhiệm
dạy dỗ con em; không ngừng học hỏi để đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát
huy tích cực học tập ở HS, và đặc biệt để cập nhật hiểu biết theo kịp yêu cầu của
nghề nghiệp,… Từ đó, bản thân mỗi người xác định động cơ làm việc và phấn đấu.
b. Phân công chuyên môn hợp lý, cân đối giữa đội ngũ với số lớp, số phòng;
cân đối con người giữa các tổ; có phương án dự phòng khi có sự thay đổi.
6
Thực hiện giảng dạy để thu được chất lượng giáo dục là chính con người của
đội ngũ mình. Con người ấy có được phát huy hết công suất hay không phụ thuộc
rất lớn vào việc phân công chuyên môn hợp lý. Phân công phải căn cứ vào điều
kiện hoàn cảnh của trường; căn cứ vào chiến lược phát triển chuyên môn của nhà
trường, căn cứ vào nhu cầu năng lực của CB-GV, của các tổ chuyên môn và bản
thân từng để giáo viên bố trí cho phù hợp. Không bố trí thiên vị. Khi cần thiết cần
giải thích cho đội ngũ hiểu rõ những lí do về việc phân công, nhất là với một số GV
phải đảm đương những phần việc mang tính chất chuyên sâu, hay mũi nhọn hay bề
nổi của trường.
Cần phải có phương án dự phòng vì trong điều kiện nhà trường chúng tôi còn
thừa giáo viên đứng lớp, phải giải quyết bằng luân chuyển. Thường các quyết định
luân chuyền không được điều động đúng trước kì khai giảng. Nếu không dự phòng
chắc chắn gây nên sự bị động khi thay đổi đội ngũ. Ảnh hưởng trực tiếp đến chất

lượng giảng dạy.
c. Đồng hành cùng cán bộ, giáo viên trong việc thực hiện dạy nội dung thay
sách theo phương pháp dạy học mới, cách đánh giá mới.
Tức là người cán bộ quản lý phải hòa nhập, vừa nghiên cứu thực hiện giảng
dạy vừa quản lý, để đi sâu vào việc thực hiện tiến trình thay sách và đổi mới
phương pháp dạy học cùng tất cả đội ngũ.
Thực tế theo từng năm thay sách mới, tức từ năm học 2002-2003_lớp 1,
chúng tôi đã cùng dự tập huấn cùng giáo viên chủ chốt; thực hiện tập huấn lại cho
cả trường; sưu tầm băng đĩa dạy mẫu của Bộ để cùng xem, cùng phân tích mổ sẻ
trước khi đem ra áp dụng; sau đó, tiếp tục nâng dần lên bằng việc thực hiện dạy
thử, dạy mẫu các tiết có nội dung điển hình để cùng rút kinh nghiệm. Nhanh chóng
và kịp thời đem ra áp dụng giảng dạy đại trà kết hợp tăng cường kiểm tra giờ dạy
trên lớp để tiếp tục góp ý giúp giáo viên nhanh chóng làm quen việc dạy học theo
sách mới theo quan điểm dạy học mới của ngành. Cuối mỗi năm học thay sách,
tổng kết đúc rút kinh nghiệm dạy học sau một năm dạy học thay sách của lớp đó.
Đặc biệt yêu cầu tất cả đội ngũ từ việc đúc rút kinh nghiệm ấy linh hoạt áp dụng
dùng phương pháp dạy học mới vào các lớp có nội dung chưa thay sách. Liên tục
những công việc đó được chỉ đạo và thực hiện thông suốt cho tất cả những năm học
sạu này. Chính vì vậy, giáo viên không còn thấy bất ngờ, mới lạ khi tiến hành tiến
độ công việc này. Những giáo viên nào còn chưa theo kịp thì cũng tiếp tục theo
đồng nghiệp mà bắt chước, học hỏi và vận dụng.
d. Áp dụng các biện pháp kích cầu tự học, tự nâng cao trình độ trong giáo viên.
Ví dụ như:
Đối với những giáo viên có trình độ chuẩn (hoặc sau này là trình độ trên
chuẩn) và nghiệp vụ sư phạm vững vàng thì:
7
+ Ưu tiên điều động để làm một số công tác chuyên môn trường: Kiểm
tra giờ dạy trên lớp, kiểm tra toàn diện GV, tham gia tổ chức một số hội thi
trong chuyên môn, kiểm tra hồ sơ sổ sách giáo viên,…
+ hoặc phân công họ đảm đương những nhiệm vụ trọng trách trong

chuyên môn nhà trường: đảm đương dạy thử các tiết dạy điển hình (nói ở
trên), thao giảng mẫu, dạy bồi dưỡng học sinh giỏi trường, cử đi tập huấn,…
Đối với toàn đội ngũ thì:
+ Giao trách nhiệm, nhiệm vụ và yêu cầu cao đối với họ trong công
tác chuyên môn nhằm kích thích họ phải tự học để tự làm lấy. Ví dụ: yêu cầu
phải theo dõi và báo cáo kết quả học tập của HS thể hiện trên biểu mẫu
vitinh. Thực hành soạn giáo án vitinh, giáo án điệ tử,…
+ Hỗ trợ họ khi tham gia học các lớp học chuyên môn nghiệp vụ: Bố
trí thời gian tham gia học, hỗ trợ động viên bằng tiền, đăng cai mở lớp học
để họ tham gia học.
+ Tổ chức và tham gia các cuộc thi trong chuyên môn.
e. Tổ chức tập huấn chuyên môn cấp trường, cấp tổ (trong trường hợp tập huấn
lại). Tổ chức sinh hoạt chuyên đề chuyên môn cấp tổ, cấp trường. Ví dụ các
chuyên đề: dạy học theo phương pháp dạy học mới, theo chuẩn KT-KN cần
làm những công việc gì; dạy phụ đạo học sinh yếu kém, bồi dưỡng học sinh
khá giỏi ngay trong mỗi tiết dạy trên lớp; dạy các nội dung khó; cách xây
dựng đề Kiểm tra khớp với chuẩn KT-KN; đặc biệt chú ý nội dung giáo hòa
nhập nhiều đối tường học sinh khó khăn, học sinh khuyết tật trong một lớp.
g. Chỉ đạo làm tốt việc thực hiện điều chỉnh nội dung chương trình dạy học theo
các văn bản chỉ đạo điều chỉnh hiện hành kết hợp với việc thực hiện công
tác bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu của các cuộc thi học sinh giỏi các cấp (nếu
có).
Thông qua triển khai các văn bản hướng dẫn điều chỉnh và hướng dẫn bồi
dưỡng học sinh giỏi ở cấp tiểu học, cần hướng dẫn những vấn đề cụ thể sát
thực với việc giảng dạy hàng ngày của giáo viên. Tổ chức cho các tổ chuyên
môn sinh hoạt thảo luận tìm cách điều chỉnh như thế nào cho hợp yêu cầu chỉ
đạo và sát đúng thực tế, tìm ra các nội dung cần điều chỉnh ở các mức độ: thay
thế một phần, hay toàn bộ bài, thay bằng nội dung nào, lựa chọn những đồ
dung dạy học liên quan nào, để mà vẫn đảm bảo chuẩn kiến thức kỹ năng và
mức độ cần đạt ở học sinh… Sau khi thống nhất lựa chọn thì triển khai đại trà

trong tổ đồng thời tiếp tục rút kinh nghiệm điều chỉnh để hoàn thiện hơn cho
năm tiếp theo. Cần chú ý sự điều chỉnh nào cũng phải vừa đáp ứng yêu cầu
chất lượng đại trà và chất lượng mũi nhọn (học sinh giỏi các cấp) trong các kỳ
thi của nhà trường.
8
h. Hằng năm nên tổ chức Hội giảng các tiết dạy điển hình để cùng đúc rút kinh
nghiệm và thực hiện tốt hơn cho toàn đội ngũ.
Ban giám hiệu phải là người đồng hành cùng giáo viên trong mọi tình huống
giảng dạy, giáo dục. Khi đồng hành cùng giáo viên trong giảng dạy bằng phương
pháp mới, nội dung sách mới thì mới nắm bắt được những vấn đề nổi cộm, khó
khăn vướng mắc mà tự bản thân họ lúng túng. Họ rất cần một sự cụ thể như một
mô hình, một lần làm mẫu. Tất nhiên sự bắt chước là không cho phép trong thời đại
dạy-học ngày nay, nhưng mẫu vẫn là cần thiết trong hoàn cảnh này. Để rồi từ đó,
bản thân mỗi người tự tập cách tư duy mới.
Vì vậy, ngoài các tiết thao giảng thường kỳ theo kế hoạch dự giờ thao giảng
chung, cần tổ chức Hội giảng các tiết dạy điển hình (những nội dungbài học mang
tính điển hình cho từng mảng kiến thức, hay cho từng phân môn) cấp trường. Phần
lớn là các tiết dạy mang tính mô hình hóa, cụ thể hóa các nội dung chuyên đề
chuyên môn, đồng thời đi từ dễ đến khó, đi từ môn học chính đến tất cả các môn.
Bởi lẽ: Không phải nội dung các chuyên đề chuyên môn nào cũng được triển khai
thành các tiết dạy cụ thể cho giáo viên. Hầu hết các nội dung chuyên đề nếu không
cụ thể thành các tiết dạy mẫu thì sẽ chỉ là lý thuyết, thậm chí là hô khẩu hiệu. Ví
dục như: ta vẫn thường nói, giảng dạy của giáo viên ở trên lớp cần phải kết hợp phụ
đạo học sinh yếu kém, bồi dưỡng học sinh giỏi ngay tại mỗi tiết học (Theo công
văn 10398/BGD&ĐT-GDTH ngày 28/9/2007 của Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn
nội dung, hình thức tổ chức và phương pháp dạy học cho đối tượng học sinh giỏi ở
tiểu học.) hơn thế nữa còn yêu cầu bồi dưỡng ngay tại lớp tức là ngay tại từng tiết
học, không thành lập lớp chọn. Vậy thực tế dạy và kết hợp như thế nào thì còn là
mông lung đối với nhiều giáo viên. Đó là chưa nói đến những giáo viên còn ít tâm
huyết, thêm vào đó, sách mới hiện nay đã lược bỏ hết những bài tập có dấu * (Sách

cũ hay có những bài tập này, đó là những bài tập khó hơn dành cho những học
sinh khá, giỏi. Dựa vào đây, GV thuận lợi hơn trong tìm kiếm nội dung bồi dưỡng)
thì còn lâu mới nói đến chuyện họ kết hợp bồi dưỡng ngay tại lớp.
Thế nên, để làm điều này, người cán bộ quản lý phải không chỉ nghiên cứu
để triển khai tập huấn chuyên đề chuyên môn sao cho thật dễ hiểu, thật sát với thực
tế giảng dạy của giáo viên, mà còn sau đó, xây dựng các tiết dạy mô hình để toàn
đội ngũ dự giờ, góp ý, phân tích, rút kinh nghiệm để từ đó áp dụng cho chính bản
thân mỗi người.
Ví dụ như:
+ Dạy các tiết có nội dung điển hình thuộc các lớp có nội dung thay
sách trong năm hoặc các năm học trước.
+ Dạy thực hành các tiết dạy thuộc các môn học trong đó áp dụng
phương pháp dạy-học theo định hướng phương pháp dạy-học mới. Ở các tiết
này có sự lựa chọn những nội dung điển hình cho từng môn học để tiến hành
chứ không lựa chọn ngẫu nhiên. Ví dụ: Tiếng Việt chọn các phân môn luyện
9
từ và câu, tập làm văn, hoặc Học vần ở các tiết ôn tập có xen kẽ luyện nói
hoặc kể chuyện,… Toán chọn các tiết dạy có nội dung hình học, hoặc tiết
đầu làm quen với Tìm một thành phần chưa biết trong phép tinh; Các dạng
toán điển hình;…
+ Tiết dạy đối với những nội dung khó dạy,…
+ Xây dựng một số mô hình tiết dạy có trong yêu cầu nhưng chưa có
trong thực tiễn.
Ví dụ:
Tiết dạy luyện tập kết hợp vừa dạy học đảm bảo chuẩn kiến thức - kỹ năng
(KT-KN) vừa phụ đạo cho học sinh yếu kém và vừa bồi dưỡng học sinh khá giỏi
đối với môn Toán, hoặc Tiếng Việt. Ở các tiết học này, yêu cầu giáo viên phải linh
hoạt sắp xếp và soạn sẵn một số nội dung bài tập bám sát chuẩn KT-KN của bài
học (chuẩn cơ bản và chuẩn phát triển). Thiết kế bài giảng đòi hỏi tính chặt chẽ để
tiết kiệm thời gian, đảm bảo không kéo dài quá thời gian tiết học cho phép. Khi tiến

hành lên lớp, đòi hỏi giáo viên cần chú ý cá biệt hóa hoạt động học tập tới từng đối
tượng học sinh, mỗi em thuộc mỗi đối tượng có những nhiệm vụ và yêu cầu khác
nhau. Đồng thời giáo viên phải bao quát và điều khiển được toàn bộ hoạt động cá
biệt ấy của lớp học.
Tiết dạy có tổ chức một số hoạt động mang tính chất trao đổi kinh nghiệm
học tập trong học sinh.
Tiết học về Cách chuẩn bị và tổ chức một tiết sinh hoạt lớp-SHTT đạt hiệu
quả giáo dục.
Khi lên lớp hội giảng, để tránh việc kéo dài thời gian tiết dạy ngoài chủ ý,
cần yêu cầu giáo viên báo trước kế hoạch thời gian đã định trong giáo án trước khi
dạy. Đồng thời trong tiết dạy cần thể hiện được sự chú ý quan tâm dạy-học cho tất
cả các đối tượng học sinh, không vì chạy theo thời gian mà bỏ mặc một số học sinh
chậm tiếp thu, học sinh khuyết tật, khó khăn khác đứng ngoài lề tiết học.
3. Tăng cường thời gian và Phương pháp dạy học có sự hỗ trợ của đồ dùng
dạy học nhằm vừa giảng dạy vừa bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh
yếu kém ngay trong mỗi tiết học.
- Phương pháp dạy học là công cụ, là phương tiện để giáo viên tiến hành
chuyển tải kiến thức đến người học. Theo định hướng mới thì giáo viên sử dụng
phương pháp dạy học phải làm cho người học phát sinh nhu cầu tìm hiểu, lĩnh hội
kiến thức, tức là tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh. Lựa chọn phương
pháp ra sao, sử dụng như thế nào là cả một nghệ thuật, một trình độ và vì thế phụ
thuộc vào năng lực của người dạy. Vì vậy, tăng cường phương pháp dạy-học mới
cho đội ngũ rất quan trọng. Việc chú trọng này đã được trình bày ở phần bồi dưỡng
đội ngũ.
10
- Điều muốn nói ở đây là tăng cường các phương pháp dạy-học đã từng tự
học, tự bồi dưỡng hoặc được tập huấn của bản thân mỗi giáo viên vào các tiết dạy
hàng ngày kết hợp cùng công tác chủ nhiệm lớp để nâng cao hiệu quả của phương
pháp dạy-học.
- Việc xây dựng hệ thống phương pháp dạy-học cho từng tiết dạy của giáo

viên là căn cứ vào mục tiêu của tiết dạy và cũng chính là chuẩn KT-KN của tiết dạy
đó (chuẩn cơ bản). Như thế phải bám vào chuẩn KT_KN mức độ cần đạt để tiến
hành lựa chọn phương pháp dạy-học. Tuy nhiên cần có sự chỉ đạo mở để giáo viên
linh hoạt, mềm dẻo trong dạy học theo chuẩn. Ví dụ như trong nhiều trường hợp
học sinh học còn yếu thì tạm thời dạy nợ chuẩn cho đối tượng này để phụ đạo cho
các em đuổi kịp chuẩn, nhưng số khác cùng lớp này giáo viên lại cần dạy trên
chuẩn (chuẩn phát triển) để bồi dưỡng cho đối tượng năng khiếu.
Cần hiểu rõ rằng, cấu trúc của chuẩn KT-KN và mức độ cần đạt được ở học
sinh mà Bộ GD&ĐT quy định kèm theo quyết định số 16/2006/QĐ-BGD&ĐT
ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT có hai mức độ. Mức chuẩn cơ bản:
mức tối thiểu mà tất cả học sinh đều có thể và cần phải đạt được sau một giai đoạn
học tập. Mức chuẩn phát triển: mức chuẩn cao hơn mà chỉ một số học sinh có khả
năng đạt được (tức học sinh năng khiếu). Không giới hạn mức phát triển đối với
mức chuẩn phát triển, vì mức độ khả năng phát triển năng khiếu từng môn học ở
từng đối tượng học sinh là hoàn toàn khác nhau. Mỗi cấp giáo dục, mỗi nhà trường
có thể quy định mức chuẩn riêng nhưng không được phép dưới mức chuẩn tối thiểu
do cấp trên trực tiếp quy định, đồng thời chuẩn của tất cả các cấp phải không dưới
mức chuẩn do Bộ quy định. Bám vào bộ chuẩn để xây dựng mục tiêu, phương pháp
dạy học cho từng tiết dạy sao cho cuối tiết dạy học sinh phải đạt được mục tiêu,
tức chuẩn KT-KN của tiết đó. Như thế cũng có nghĩa là bám vào chuẩn KT-KN để
tiến hành lựa chọn phương pháp dạy học cho khi lên lớp.
- Một trong những đặc điểm của phương pháp dạy-học mới là tăng cường sử
dụng đồ dùng dạy học, hợp quy luật nhận thức, qua đó tăng thêm vốn hiểu biết môi
trường từ trực quan. Vì vậy cần đặc biệt chú trọng xây dựng, duy trì thói quen sử
dụng đồ dùng dạy học trong giáo viên. Thiết lập hệ thống các tuyến kiểm tra theo
dõi việc sử dụng này. Đó là kiểm tra của các tuyến cá nhân, tuyến tổ, của bộ phận
khác và bằng nhiều hình thức kiểm tra: đột xuất, có kế hoạch, kiểm tra chéo,…
Đồng thời thiết lập hồ sơ theo dõi, lưu trữ để đối chiếu theo dõi trong nhiều năm.
- Việc vừa giảng dạy vừa bồi dưỡng học sinh giỏi và đặc biệt phụ đạo cho
học sinh yếu kém đòi hỏi giáo viên không chỉ phải có phương pháp dạy-học linh

hoạt mà còn ở việc mất thời gian nhiều cho việc này. Vì vậy, người cán bộ quản lý
cần thấy rõ để bố trí sắp xếp sao cho tăng thêm thời lượng dạy học ngoài thời gian
theo kế hoạch phần cứng. Bố trí tăng số lớp học 2buổi/ngày. Nếu không tăng được
cho tất cả số lớp thì dành số phòng học 2buổi/ngày cho các lớp đầu cấp (lớp bậc
nền của nền). Số lớp còn lại bố trí học thêm buổi 6 (6buôi/tuần) trong đó ưu tiên
11
lớp cuối cấp. Không bố trí được phòng trong ngày hành chính thì dạy học vào ngày
thứ bảy. Ngoài ra, cần có chiến lược để tiến tới việc mở lớp bán trú. Việc dạy học
2buổi/ngày và dạy học thêm, cần linh hoạt vận dụng các văn bản quy định để chỉ
đạo sát sao bằng việc xác định quỹ tiết, cân đối chương trình thời khóa biểu, định
hướng nội dung theo nguyên tắc bám sát chuẩn KT-KN và chương trình dạy học
phần chính khóa.
4. Tăng cường vai trò quản lý chuyên môn của tổ khối.
- Tổ khối chuyên môn là đơn vị chịu sự chỉ đạo, điều hành của Ban giám
hiệu, có trách nhiệm quản lý điều hành hoạt động chuyên môn của tổ khối mình
theo đúng lộ trình quản lý của Ban giám hiệu.
- Căn cứ theo Điều lệ trường tiểu học, và để tổ khối chuyên sâu từng mảng
chuyên môn, trong nhiểu năm chúng tôi chia đội ngũ làm 5 tổ/5 khối lớp, và trong
từng thời đoạn có thể tách thêm 01 tổ mới: Tổ loại hình. Việc tách tổ loại hình là
căn cứ vào điều kiện hoàn cảnh riêng: đặc điểm chuyên môn, lứa tuổi (thường các
giáo viên loại hình đều còn rất trẻ) và việc dạy còn chưa đủ định mức biên chế
tiết/tuần của các giáo viên này. Như thế, vừa tạo ra đội ngũ trẻ năng động được tự
lập hoạt động trong tổ chuyên môn riêng, vừa giao được cho họ trách nhiệm đảm
đương mảng hoạt động ngoài giờ lên lớp cấp trường, một hoạt động theo chỉ đạo
chung đang được tích hợp giáo dục vào các tiết loại hình.
Ngoài các yêu cầu về nhiệm vụ được phân công, bố trí theo các văn bản quy
định, cần tạo điều kiện để các tổ chuyên môn được chủ động độc lập điều hành tổ
hoạt động theo đúng theo kế hoạch quản lý của Ban giám hiệu để nhằm phát huy
sức sáng tạo của từng tổ. Giao trách nhiệm cho Tổ trưởng nắm sát tâm tư nguyện
vọng của từng thành viên phản ánh hoặc tham mưu với Ban giám hiệu trong công

tác chuyên môn. Trong nhiểu trường hợp cũng có thể thay mặt Ban giám hiệu triển
khai một số công việc trong tổ mình quản lý, và chịu trách nhiệm về chất lượng thi
đua mọi mặt của tổ. Đặc biệt tổ trưởng phải là người gương mẫu về mọi mặt trước
mọi thành viên của tổ.
- Thực tế cho thấy, chuyên môn tổ mạnh thì chuyên môn trường mạnh, tổ
trưởng chuyên môn vững thì Ban giám hiệu nhàn. Muốn có tổ trưởng vững, tổ khối
mạnh thì phải xây dựng họ theo tiêu chí yêu cầu của mình. Như chọn khối trưởng
là người có phẩm chất và năng lực chuyên môn vững; bố trí con người cấn đối giữa
các tổ: các nhân tố tích cực, các nhân tố còn cần phải giúp đỡ, các cá nhân là đảng
viên, là giáo viên giỏi,….; huấn luyện các tổ khối trưởng thông qua các cuộc họp,
các buổi tập huấn, dự họp tổ khối và góp ý riêng cho từng tổ khối trưởng khi cần
thiết.
- Kết hợp giữa chỉ định với bầu chọn tổ trưởng để tăng uy tín cho tổ trưởng.
Trao quyền độc lập tự chủ trong quản lý điều hành tổ hoạt động theo lộ trình quản
lý của Ban giám hiệu. Như chủ động điều hành và theo dõi dạy thay kê, theo dõi
12
ngày công, thực hiện kiểm tra chuyên đề và toàn diện giáo viên kể cả việc kiểm tra
giờ dạy trên lớp của giáo viên trong tổ theo khung kế hoạch của trường, tổ chức
sinh hoạt chuyên môn trong đó chuyên sâu triển khai và triển khai lại các chuyên
đề chuyên môn, theo dõi thi đua tổ (GV- HS) về mọi mặt trong đó có theo dõi chất
lượng và số lượng học sinh. Hàng kỳ, hàng năm, thực hiện bình xét thi đua, sơ kết,
báo cáo kết quả và đóng góp ý kiến trong Hội đồng thi đua trường.
- Tăng cường hiệu quả sinh hoạt tổ chuyên môn. Định hướng nội dung sinh
hoạt tổ từng tháng. Cần kiểm tra chất lượng sinh hoạt tổ bằng nhiều kênh thông tin
và thông qua dự họp ở tổ.
- Trong thời đại công nghệ thông tin, phải yêu cầu các tổ chuyên môn đặc
biệt chú trọng cập nhật kiến thức về mảng này để phục vụ yêu cầu công việc nhưng
cũng tránh lạm dụng quá mức.
5. Quản lý đổi mới công tác kiểm tra chuyên môn:
- Đối với đội ngũ, điểm nhấn của kiểm tra chuyên môn là kiểm tra chất lượng

giờ dạy trên lớp (bao gồm: công tác chuẩn bị lên lớp, thiết kế và tiến hành phương
pháp dạy học, hiệu quả tiết dạy, các thiết bị, phương tiện và hồ sơ liên quan, trong
đó, bộc lộ một cách bao trùm lên tất cả các khâu là kỹ năng sư phạm của giáo
viên).
- Đối với kiểm tra chất lượng giờ dạy trên lớp, kiểm tra công tác chủ nhiệm
lớp, các nền nếp giảng dạy, công tác thiết lập bảo quản hồ sơ của các cá nhân, bộ
phận, kiểm tra các nền nếp khác trong chuyên môn thì bằng cách sử dụng nhiều
tuyến kiểm tra (BGH, Tổ, cá nhân) đặc biệt vai trò của tuyến kiểm tra tổ chuyên
môn. Sử dụng nhiều tuyến kiểm tra sẽ tận dụng được nguồn lực và thời gian đảm
bảo cho công tác kiểm tra được diễn ra thường xuyên. Ngoài ra còn giúp cho các bộ
phân, cá nhân kiểm tra chéo nhau, cùng giúp nhau điều chỉnh hành vi. Muốn có lực
lượng kiểm tra nhiều tuyến như thế thì cần thiết phải xây dựng, huấn luyện cho
được lực lượng kiểm tra. Việc xây dựng bắt đầu từ việc chọn người, giao việc, cho
đến việc tập huấn, tập làm, góp ý,… Trong kiểm tra phải đảm bảo đủ các khâu của
quá trình kiểm tra, trân trọng sự cố gắng của đội ngũ mà góp ý, uốn nắn, tư vấn,
thúc đẩy.
- Riêng đối với kiểm tra chất lượng học sinh, cần xây dựng và quản lý ngân
hàng đề kiểm tra định kỳ. Trước hết phải tập huấn cách ra đề cho toàn đội ngũ. Khi
xây dựng đề phải luôn dựa vào chuẩn KT-KN để lựa chọn kiến thức, mức độ, đồng
thời đa dạng các mức độ và loại bài tập để phát triển tư duy, phân loại học sinh và
tạo hứng thú khi học sinh làm bài. Có thể tổ chức cho giáo viên ra đề, tổ chức duyệt
đề vừa bổ sung đề mới, vừa để giáo viên chủ động bám chuẩn khi ra đề kiểm tra,
qua đó biết điều chỉnh việc giảng dạy nhằm giúp học sinh đạt chuẩn KT-KN. Việc
kiểm tra - đánh giá học sinh phải nghiêm túc căn cứ vào văn bản quy định hiện
13
hành, thực hiện lương tâm, trách nhiệm, khách quan, công bằng mới thể hiện được
tính thực chất của chất lượng học sinh.
- Thực hiện bàn giao chất lượng và kết hợp khoán chất lượng giảng dạy giáo
dục giữa giáo viên cũ và mới đầu mỗi năm học.
6. Một số giải pháp quản lý khác:

* Phối hợp với các đoàn thể chăm sóc đời sống tinh thần cho đội ngũ, xây dựng
dư luận tốt đẩy lùi biểu hiện đi ngược sự phát triển, đồng thời tổ chức tốt hoạt
động ngoài giờ lên lớp.
- Cần phối hợp với các tổ chức đoàn thể, đặc biệt là công đoàn trong việc kịp
thời chăm sóc giúp đỡ đồng nghiệp khi gặp khó khăn, hoạn nạn, giúp bản thân mỗi
người có thêm niềm tin cố gắng phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ của bản thân. Đồng
thời tăng thêm mối đoàn kết gắn bó trong tập thể, tinh thần nhất trí xây dựng nhà
trường, phấn đấu vì chất lượng dạy-học thực tế.
- Phối hợp với đoàn thể, đặc biệt là Công đoàn giải quyết thật tốt công tác
luân chuyển giáo viên sao cho việc một số giáo viên đi công tác luân chuyển không
làm ảnh hưởng đến nền nếp mọi mặt công tác của nhà trường, nhất là nền nếp
chuyên môn.
- Thông qua đoàn thể xây dựng dư luận tốt, có lợi cho xu thế phát triển. Dư
luận tốt sẽ là môi trường tốt giáo dục cá nhân tuân thủ mọi quy chế quy định của
ngành cũng như các quy định có tính pháp luật khác, quy định kế hoạch hóa gia
đình. Khi có những biểu hiện xộc xệch trong nhận thức của một cá nhân nào đó,
dư luận sẽ kịp thời phát hiện cũng như có những ý kiến bình luận, góp ý, kịp thời
chỉnh sửa. Hoặc phản ánh lại Ban giám hiệu để có biện pháp xử lý.
- Phối hợp với đoàn thể, huy động cá nhân điển hình và toàn lực tham gia
vào các hoạt động ngoài giờ lên lớp để làm tốt giáo dục toàn diện học sinh. Từ
nhiều năm nay nhà trường đã rất quan tâm đến tổ chức các hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp. Rất nhiều cuộc thi vừa do nhà trường tổ chức, vừa là để tham gia
vào các cuộc thi do cấp trên tổ chức như văn nghệ (gồm nhiều thể loại), thể dục thể
thao, các cuộc thi tìm hiểu pháp luật các loại,… đều thu được chất lượng tốt có
tính giáo dục cao. Qua đây đã khẳng định được chất lượng bề nổi của nhà trường.
Hầu hết các hoạt động ngoài giờ lên lớp đều cần rất nhiều công sức, trí tuệ và tiền
bạc. Vì vậy cần phải huy động toàn lực tham gia qua đó cũng là dịp để phát huy, cọ
xát, học hỏi lẫn nhau trong đội ngũ.
* Làm tốt việc bình xét, thi đua khen thưởng hàng năm.
Phần thưởng là đòn bẩy động cơ thái độ làm việc. Trong trường học, phần

thưởng là không lớn, không giải quyết đựợc nhu cầu về vật chất. Mặc dù vậy, đó
vẫn là danh dự, là nguồn động viên tinh thần rất lớn cho đội ngũ. Vì vậy, khen chê
đúng người đúng việc thì sẽ động viên khích lệ được đội ngũ cố gắng phấn đấu làm
việc và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
14
Bình xét thi đua không chỉ nhìn nhận bằng đánh giá chủ quan của con mắt
người quản lý mà còn dựa vào những đánh giá của đội ngũ. Nhưng nếu thiếu con
mắt chủ quan một cách khách quan, công bằng, vô tư của người quản lý thì sẽ mất
đi vai trò cầm trịch, cầm cân nảy mực của chính người quản lý. Vai trò ấy vừa là
đòi hỏi vừa là vị trí trách nhiệm mà người quản lý phải có được. Ngoài việc căn cứ
vào cách đánh giá theo các văn bản hiện hành, cần lấy tiêu chí về hiệu quả công
việc mang tính giáo dục, bền vững để làm tiêu chí đánh giá. Không được cào bằng,
phiến diện cũng không quá cứng nhắc trong bình xét.
* Làm tốt công tác tham mưu và công tác xã hội hóa giáo dục:
- Tham mưu với cấp chức năng để làm tốt việc giải quyết bài toán về nhân
sự, đội ngũ; để xây dựng đường hướng giáo dục của nhà trường đưa nó vào trong
đường lối, nghị quyết, chính sách phát triển giáo dục ở địa phương.
- Xã hội hóa là mảng thể hiện của công tác tuyên truyền đường lối, chủ
trương, biện pháp, kế hoạch giáo dục, nhiệm vụ năm học của Đảng, của ngành và
của đơn vị đến toàn thể địa phương, bao gồm chính quyền địa phương, các ban
ngành đoàn thể, tổ chức xã hội, nhân dân và phụ huynh học sinh nhằm để phát huy
tổng lực của tất cả xã hội tham gia tích cực vào sự nghiệp giáo dục của nhà trường.
- Nhà trường là một mắt xích trong mối liên hệ giáo dục Nhà trường – Gia
đinh – Xã hội. Hồ Chủ Tịch đã từng nói tại Hội nghị cán bộ Đảng trong ngành Giáo
dục vào tháng 6 năm 1957: “ Giáo dục trong nhà trường chỉ là một phần , còn cần
có sự giáo dục ngoài xã hội và trong gia đình, để giúp cho việc giáo dục trong nhà
trường được tốt hơn.Giáo dục trong nhà trường dù tốt đến mấy nhưng thiểu giáo
dục trong gia đình và ngoài xã hội , thì kết quả cũng không hoàn thành”. Hơn thế
nữa, gia đình và xã hội là nơi học sinh thể nghiệm hành vi và giao tiếp, bộc lộ hiểu
biết về mọi mặt mà các em tiếp thu được từ sự giáo dục ở nhà trường. Vì vậy trong

giáo dục của nhà trường cần hướng tới đạt được những mục tiêu gì, những nội
dung, mục tiêu nào cần sự hỗ trợ đắc lực từ công tác tham mưu - xã hội hóa, người
cán bộ quản lý cần biết và vạch ra kế hoạch để tham mưu, tuyên truyền.
Ngoài những nhu cầu hỗ trợ về cơ sở vật chất, thiết bị, kinh phí – Đây là
những nhu cầu rất lớn và muôn thuở của các cơ sở giáo dục, trong phạm vi đề tài
này xin chỉ nói đến những nhu cầu hỗ trợ về mặt giáo dục dạy và học mang tính
chuyên môn của nhà trường. Như sự quan tâm nắm bắt kế hoạch giáo dục hàng
năm của nhà trường, sự quan tâm giáo dục các em vượt khó học tập, không bỏ học
giữa chừng, chuyên cần học tập; sự chăm lo làm tròn nghĩa vụ của những người
làm cha mẹ; sự hỗ trợ kinh phí cho nhà trường trong công tác giáo dục thông qua
các loại quỹ để tháo gỡ những nút khó khăn trong việc giải quyết dạy học tăng buổi
cho các em, trong việc phụ đạo, bồi dưỡng; sự cam kết với nhà trường trong việc
giáo dục con em về mọi mặt đặc biệt việc quản lý giờ giấc của con em phòng tránh
những tác động xấu từ môi trường và việc chấp hành luật,… Làm tốt những công
việc này không chỉ thúc đẩy một cách thuận lợi hơn việc hoàn thành nhiệm vụ giáo
dục của nhà trường mà còn qua đó giúp cho công tác chủ nhiệm của đội ngũ thuận
15
lợi hơn. Chính vì vậy, cũng cần huy động toàn đội ngũ vào việc thực hiện công tác
xã hội hóa này.
III. KẾT LUẬN CHUNG
1. Kết quả:
- Bản thân dành được uy tín, niềm tin trong tập thể, tự tin hơn trong công
việc quản lý của mình.
- Kết quả chất lượng giáo dục khẳng định thành tích nhà trường. Liên tục từ
rất nhiều năm trường đều đạt trường tiên tiến xuất sắc. Đầu năm 2009 (tháng
3/2009) trường được công nhận trường chuẩn quốc gia mức độ I. Điều đó đem lại
niềm tự hào cho đội ngũ về danh hiệu nhà trường đạt được. Từ đó, xây dựng, củng
cố được khối đoàn kết nhất trí trong tập thể nhà trường hướng mục tiêu xây dựng
đơn vị ngày càng phát triển.
- Đội ngũ có nghiệp vụ chuyên môn vững vàng, cập nhật được trình độ

chuyên môn theo yêu cầu phát triển, rất nhiều giáo viên học nâng cao trình độ (xem
phụ lục); không có giáo viên yếu kém; đội ngũ đoàn kết, nhiệt tình tham gia có
chất lượng các hoạt động khác với các đoàn thể, với địa phương. Các tổ khối đều
đạt các tiêu chí tổ lao động giỏi trừ tiêu chí về giáo viên giỏi do hạn chế về số
lượng công nhận bảo lưu.
- Do làm tốt công tác chất lượng nên ngay cả năm đầu của cuộc vận động
hai không, qua khảo sát chất lượng, trường vẫn không có em nào ngồi nhầm lớp, tỉ
lệ chất lượng đại trà đảm bảo, chất lượng mũi nhọn được duy trì, hầu như không có
em nào bỏ học,… Dưới đây là một số số liệu chi tiết kết quả:
TT Nội dung
Năm học
2002-
2003
2003-
2004
2004-
2005
2005-
2006
2006-
2007
2007-
2008
2008-
2009
2009-
2010
2010-
2011
2011-

2012
I. HỌC SINH
1 Tổng số lớp 38 36 34 32 31 27 26 26 25 25
2 Lớp VSCĐ cấp huyện 12 15 16 18 22 21 23
3
Tổng số học sinh 1163 1093 996 941 901 836 803 756 750 707
4
Hạnh kiểm: TS 1163 1093 996 941 901 836 803 756 750 707

Tốt-Khá (hay TH Đủ) 1150 1076 965 930 882 833 801 755 750 706
16

Tỷ lệ % 98.9 98.4 96.9 98.8 97.9 99.6 99.8 99.9
100.0
99.9
5
Học sinh giỏi cấp tỉnh 3 6 8 19 6 0 2 6 4 3
6
HS giỏi cấp huyện 2 28 6 14 1 52 2 14 26 47
7
Học sinh khá và giỏi 468 543 443 341 305 305 363 435 366 446

Tỉ lệ % 40.2 49.7 44.5 36.2 33.9 36.5 45.2 57.5 48.8 63.1
8
Tổng số HS lên lớp 1135 1075 977 917 831 814 785 739 736 696

Đạt tỉ lệ lên lớp 97.6 98.4 98.1 97.4 92.2 97.4 97.8 97.8 98.1 98.4
9
HS Tốt nghiệpTH
(HTCTTH) 247 250 216 213 211 163 165 149 172 157

Tỷ lệ %
100% 100% 100% 100% 93% 100% 100% 100% 100% 100%
10
Học sinh bỏ học 0 0 0 0 0
3
0 0 0 0

Tỷ lệ % 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.36 0.00 0.00 0.00 0.00
11
Hiệu quả đào tạo
238/
260
240/
261
203/
221
205/
222
205/
218
155/
163
155/
160
149/
155
158/
167
144/
156


% 91,0 92,0 91,9 92,5 94,0 95,1 96,9 96,1 94,6 92,3
II. GIÁO VIÊN
Tổng số 50 51 50 49 48 45 44 44 43 43
1 Số CSTĐ 12 12 12 12 10 9 7 8 7
2 GVG quốc gia 1 1 1 1 2 2
*
1
*
1
*
1
*
1
3 GVG cấp tỉnh 2 2 2 3 1 2 2
1
(*
2
)
1
(*
2
)
1
(*
2
)
4
GVG huyện đang bảo
lưu 8 8 8 8 5 4 3 5 6 6

TỔ LAO ĐỘNG GIỎI
5/5
tổ
5/5
tổ
5/5
tổ
5/5
tổ
5/5
tổ
5/5
tổ
4/5
tổ
4/5
tổ
3/6
tổ
3/6
tổ
Ghi chú: *
1
Trong 02 GVG Quốc gia có 01 nghỉ hưu, 01 được bổ nhiệm CBQL ở đơn vị mới.
*
2
Trong 02 GVG tỉnh có 01 chuyển đơn vị và được bổ nhiệm CBQL năm 2011.
*
3
Trong 03 em bỏ học có 01 em theo GĐ di chuyển nơi ở nhiều lần, 02 em do khuyết tật lớn tuổi.

2. Bài học kinh nghiệm:
- Hiệu quả giáo dục của một trường học được thể hiện ở chất lượng dạy-học,
chất lượng giáo dục. Vì vậy, chất lượng dạy-học, chất lượng giáo dục phải là mối
quan tâm hàng đầu của các cán bộ quản lý vì mọi công tác quản lý có hiệu quả hay
không phải được thể hiện ở chất lượng giáo dục. Do đó, tăng cường và đổi mới các
biện phảp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục phải là việc làm trọng tâm
xuyên suốt hoạt động quản lý của người quản lý.
- Để đáp ứng yêu cầu trên, người cán bộ quản lý phải có tâm huyết với nghề,
ngang tầm nhiệm vụ, làm việc có kế hoạch, khoa học, nắm bắt tinh, ứng xử nhanh
nhạy, phong cách làm việc dân chủ, tôn trọng mọi người,… Muốn vậy phải gương
mẫu học tập, cập nhật nâng cao trình độ về mọi mặt. Song hành với đó là có biện
pháp kích thích toàn đội ngũ học tập, tự bồi dưỡng theo kịp yêu cầu của nhiệm vụ.
17
- Đối với đội ngũ, tiếp tục học hỏi, tìm tòi áp dụng phương pháp mới, dạy-
học hoà nhập được tất cả các đối tượng học sinh khác nhau trong lớp và tăng thời
gian phụ đạo bồi dưỡng học sinh là những việc làm đóng góp rất hữu ích cho nâng
cao chất lượng giảng dạy, giáo dục. Công việc đó đã luôn được chú trọng thực hiện
và thực tế cho thấy đạt kết quả khả quan, song mức độ đạt được vẫn còn đặt ra
nhiều việc phải làm, phải nghiên cứu rút kinh nghiệm. Vì vậy cần luôn tiếp tục tìm
tòi các phương pháp quản lý phát huy tác dụng của các biện pháp này.
3. Kết luận và kiến nghị.
Đất nước ta đang đổi mới để phát triển. Sự nghiệp đổi mới đất nước mà Đảng
ta đang khởi xướng và lãnh đạo là thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội
dân chủ, công bằng, văn minh”. Để đạt được mục tiêu lớn đó đòi hỏi phải có con
người thực hiện. Nhân tố con người được đặt vào vị trí trung tâm của chiến lược
kinh tế - xã hội, xây dựng và phát triển đất nước. Như vậy có nghĩa là sự phát triển
nguồn lực con người quyết định sự phát triển xã hội.
Muốn đào tạo ra những con người đáp ứng yêu cầu trên cần phải có nguồn
lực thực hiện công việc đó. Điều đó, trước hết phải nói đến vai trò của đội ngũ giáo
viên nói chung trong đó có đội ngũ giáo viên tiểu học nói riêng. Họ là lực lượng

quyết định chất lượng giáo dục của mỗi trường học, của sự nghiệp giáo dục.
Để giúp họ có điều kiện hoàn thành tốt trọng trách này, trước hết Đảng và
Nhà nước cần có những chủ trương, chính sách cụ thể, thiết thực nhằm động viên
họ cả về vật chất lẫn tinh thần để họ toàn tâm, toàn lực vì sự nghiệp giáo dục.Thực
hiện những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, ngành giáo dục cần có
kế hoạch rà soát, thanh lọc đội ngũ và giải quyết các chế độ chính sách phù hợp để
đội ngũ giáo viên thật sự là những người tiên phong, những tấm gương sáng, xứng
đáng với sự kính trọng của toàn xã hội, những người được cả xã hội gọi là “Thầy”.
Đối với nhà trường mà trước hết là tập thể lãnh đạo nhà trường cần phải có kế
hoạch cụ thể , phù hợp để sắp xếp tạo mọi điều kiện cho đội ngũ thầy cô giáo được
tham gia bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và nâng cao chất lượng giảng
dạy. Cần phải tăng cường các biện pháp quản lý để mang hết tinh thần, trách
nhiệm, sức lực của đội ngũ mình vào cuộc chiến đấu trên mặt trận dạy-học đầy gian
nan, vất vả.
Bản thân tôi, với cương vị là phó hiệu trưởng nhà trường, với vốn hiểu biết và
kinh nghiệm của mình cũng nhận thấy rằng: Công tác quản lý chuyên môn của
lãnh đạo nhà trường và của tổ chuyên môn là bộ phận cơ bản có vai trò quyết định
hiệu quả rất lớn trong hệ thống quản lý nhà trường. Vì vậy cần luôn chú trọng tăng
cường, đổi mới công tác quản lý của bộ phận này mới phát huy được tổng lực đội
ngũ trong và ngoài nhà trường giúp cho công tác giáo dục đạt hiệu quả. Song hành
với việc đó là việc lãnh đạo nhà trường phải luôn là người ham học hỏi, có chí tiến
thủ, tư duy đúng đắn, ứng xử nhanh nhạy, không ngại đổi mới,…
18
Thế nên họ nói riêng, những nhà giáo nói chung là những người rất vất vả, sự
vất vả của sự nghiệp trồng người. Rất kính mong được sự quan tâm hỗ trợ nhiều
hơn nữa của Đảng và chính quyền, ngành giáo dục các cấp về mọi mặt để họ hoàn
thành sứ mệnh được giao. Ví dụ như:
Giải quyết có hiệu quả công tác nhân sự để tránh nơi thừa nơi thiếu, vừa lãng
phí vừa bị động trong quản lý của hiệu trưởng. Song hành với công việc này đồng
thời quan trọng hơn cả là quan tâm đến chất lượng của nhân sự được bố trí với cả

hai mặt đức và tài đủ để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
Có những thiết chế quản lý để vừa khuyến khích ứng dụng công nghệ thông
tin vừa tránh xu thế lạm dụng.
Có thêm những sân chơi về thi học sinh giỏi trên mạng không chỉ là Toán,
Anh văn mà cả những môn học khác, kể cả lịch sử đồng thời có cơ chế quản lý mở
để tạo điều kiện cho các nhà trường vận dụng linh hoạt vừa huy động được kinh phí
vừa đa dạng việc tổ chức các hình thức bồi dưỡng học sinh để công tác bồi dưỡng
cho học sinh tham gia các cuộc thi bổ ích này đạt kết quả tốt.
Trên đây là một số những đúc rút kinh nghiệm của bản thân trong việc quản
lý chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở đơn vị của mình. Những kết
quả đạt được chưa làm vừa lòng của không chỉ bản thân. Trên con đường phát triển
không có chỗ cho điểm dừng. Sẽ còn tiếp tục áp dụng, đúc rút, kiểm nghiệm và
phát triển thêm là việc làm và mong muốn đối với chính bản thân và với đồng
nghiệp. Kính mong quý đồng nghiệp lưu tâm. Xin chân thành cảm ơn./.
Krông Pắk, ngày 10 tháng 10 năm 2012
Người viết
Phụ lục 1
BẢNG THEO DÕI GIÁO VIÊN HỌC NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ
(Toàn đội ngũ, từ 2000 – 2012)
STT Họ và tên
Năm
sinh
Giới
tính
Chuyên
ngành
Năm
vào
ngành
Trình độ

C.môn khi ra
nghề
Trình độ chuyên môn nâng cao
Ghi chúTrình độ
Năm
TN
ĐHSP CĐ TH
1 Nguyễn Thị Ngãi 1964 Nữ G.viên 1989 THSP12+1
THSP 12+2 2005

2 Nguyễn Thị Lan 1965 Nữ G.viên 1984 THSP12+1
CĐSP 2007

3 Trần Thị Hoá 1670 Nữ G.viên 1991 THSP 9+3
ĐHSP 2006

4 Bùi Thị Huấn 1968 Nữ G.viên 1989 THSP12+1
THSP 12+2 2005

5 Phạm Hoàng Thu Dung 1974 Nữ G.viên 1994 THSP12+1
ĐHSP 2011

6 Nguyễn Thanh Bình 1986 Nam G.viên 2008 CĐSP TD
ĐHSP TD 2012

19
7 Nguyễn Minh Hậu 1984 Nam G.viên 2005 THSP Tin
ĐH Tin 2012

8 Nguyễn Thị Vân 1969 Nữ G.viên 1989 THSP12+1

ĐHSP
GDCD 2006

9 Nguyễn Thị Yến 1960 Nữ G.viên 1979 THSP12+2


10 Hồ Hoàng Dạ Thảo 1972 Nữ G.viên 1995 THSP12+1
THSP12+2 2005

11 Trần Thị Xuân Lưu 1969 Nữ G.viên 1990 THSP12+1
CĐSP 2007

12 Nguyễn Thị Hoa Lan 1968 Nữ G.viên 1994 THSP12+2
ĐHSP 2008

13 Trần Thị Hoà 1963 Nữ G.viên 1984 THSP12+1
THSP12+2 2005

14 Bùi Thị Bích Thảo 1981 Nữ G.viên 2004 CĐSP MT


15 Lê Mỹ Lệ 1970 Nữ G.viên 1988 THSP 9+3
ĐHSP 2000

16 Tăng thị Hằng 1984 Nữ G.viên 2010 THSP MT


17 Biện Thị Vân 1964 Nữ G.viên 1982 THSP12+1
ĐHSP 2009


18 Võ Thị Hải 1972 Nữ G.viên 1990 THSP 9+3
ĐHSP 2005

19 Nguyễn Thị Nhung 1966 Nữ G.viên 1984 THSP12+1
ĐHSP 2005

20 Trịnh Đình Lộc 1954 Nam G.viên 1986 THSP 9+1
ĐHSP 2006

21 Võ Thị Thanh Long 1965 Nữ G.viên 1989 THSP 12+1
CĐSP 1010

22 Nguyễn Thị Tố Uyên 1980 Nữ G.viên 2003 THSP ÂN
ĐHSP 2010

23 Nguyễn Thị Tính 1971 Nữ G.viên 1988 THSP 9+1
ĐHSP 2006

24 Phan Thị Thanh Bình 1961 Nữ G.viên 1982 THSP 9+3
ĐHSP 2008

25 Nguyễn Mạnh Diên 1965 Nữ G.viên 1984 THSP 12+1
ĐHSP 2006

26 Ngô Thị Hiền 1972 Nữ G.viên 1993 THSP12+1
ĐHSP 2006

27 Huỳnh Thị Thanh Xuân 1967 Nữ G.viên 1985 THSP 9+3



28 Phạm Thị Thường 1985 Nữ G.viên 2007 THSP ÂN
ĐHSP ÂN Đang học
29 Thái Thị Kim Loan 1965 Nữ G.viên 1985 THSP12+1
ĐHSP 2006

30 Trần Thị Hưng 1960 Nữ G.viên 1980 THSP12+1
THSP12+2 2005

31 Nguyễn Thị Hường B 1966 Nữ G.viên 1993 THSP12+1
ĐHSP 2008

32 Tống Thị Diệp Hương 1976 Nữ G.viên 1994 THSP 9+3
ĐHSP 2007

33 Trần Thị Oanh 1974 Nữ G.viên 1993 THSP12+2
ĐHSP 2011

34 Trịnh Thị Chuyên 1958 Nữ G.viên 1978 THSP12+2
THSP12+2 2005

35 Nguyễn Thị Hường A 1962 Nữ G.viên 1986 THSP12+1
THSP12+2 2005

36 Nguyễn Thị Thu Hương 1978 Nữ G.viên 2002 THSP ÂN
ĐHSP 2006

37 Trần Thị Xuân Hoài 1978 Nữ G.viên 1995 THSP 9+3
ĐHSP 2003

38 Nguyễn Thị Cam 1963 Nữ G.viên THSP12+1

THSP12+2 2005

39 Trần Thị Soa 1968 Nữ G.viên THSP12+1
CĐSP 2007

40 Phạm Ngọc Dung 1969 Nữ G.viên 1991 THSP12+2
ĐHSP 2006

41 Vũ Thị Dung 1965 Nữ G.viên THSP 9+3


42 Trần Thị Loan 1960 Nữ G.viên THSP12+1
THSP12+2 2005

43 Hoàng Thị Nam 1968 Nữ G.viên 1989 THSP12+1
ĐHSP 2008 Chuyển đi
44 Bùi Thị Kim Dung 1976 Nữ G.viên 1996 THSP 9+3
ĐHSP 2000 Chuyển đi
45 Trần Thị Hòa 1959 Nữ G.viên 1978 THSP12+2
Nghỉ trước tuổi
46 Nguyễn Thị Sen 1957 Nữ G.viên 1976 THSP cấp tốc
Nghỉ trước tuổi
47 Bùi Thị Nga 1952 Nữ G.viên 1976 THSP12+1
Nghỉ hưu
48 Lê Thị Liên 1950 Nữ G.viên 1976 THSP12+2
Nghỉ hưu
49 Nguyễn Thị Phượng Nữ G.viên THSP12+1
THSP12+2 2005 Chuyển đi
Phụ lục 2
BẢNG THỐNG KÊ TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN NĂM 2000 và 2012

20
Năm
Tổng
số
Trên chuẩn Đạt chuẩn
Chưa
chuẩn
Ghi chú
Chia ra
Tỷ lệ
Trung
cấp
Tỷ lệ
Đại học
Cao
đẳng
2000 40 0 0 0 12 30% 28
2012 36 22 4 72,2% 11 27,8% 1
MỤC LỤC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ Trang 1
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Trang 2
I. NHỮNG KHÓ KHĂN KHI NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI
Trang 2
1. Một vài nét về đặc điểm đơn vị và những khó khăn của nhà trường:
2. Về phía học sinh:
21
3. Về phía giáo viên:
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG QUẢN LÝ CHUYÊN MÔN NHẰM
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC Trang 5
1. Xây dựng, duy trì, củng cố lề lối làm việc.

2. Xây dựng chiến lược bồi dưỡng đội ngũ và thực hiện bồi dưỡng đội ngũ.
3. Tăng cường thời gian và Phương pháp dạy học có sự hỗ trợ của đồ dùng
dạy học nhằm vừa giảng dạy vừa bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh
yếu kém ngay trong mỗi tiết học.
4. Tăng cường vai trò quản lý chuyên môn của tổ khối.
5. Quản lý đổi mới công tác kiểm tra chuyên môn:
6. Một số giải pháp quản lý khác:
III. KẾT LUẬN CHUNG Trang 16
1. Kết quả:
2. Bài học kinh nghiệm:
3. Kết luận và kiến nghị.
Phụ lục 1 Trang 22
Phụ lục 2 Trang 21
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
Xếp loại: ………………………………
Krông Pắk, ngày …… tháng …… năm 2012
HIỆU TRƯỞNG
22
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP HUYỆN
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
….…………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
….…………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
….…………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

….…………………………………………………………………………………
Xếp loại: ………………………………
Krông Pắk, ngày …… tháng …… năm 20……
23
24

×