Ngô Văn Chương DH8SU
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA SƯ PHẠM
Chuyên đề:
Quan Hệ Quốc Tế
Sau Chiến Tranh Lạnh
Đề tài:
Chủ Nghĩa Khủng Bố
Mối Đe Dọa Của Toàn Cầu
Sinh viên:Ngô Văn Chương
Lớp: DH8SU
MSSV:DSU071677
GVHD _ TS: Lê Thanh Tùng
Trang 1
04/201
0
Ngô Văn Chương DH8SU
MỤC LUC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 01
Chương 1
Sự nảy sinh và phát triển của chủ nghĩa khủng bố
1.1: Chủ nghĩa khủng bố 02
1.2: Lịch sử phát triển của chủ nghĩa khủng bố 02
1.3: Nguyên nhân phát triển của chủ nghĩa khủng bố 04
Chương 2
Chủ nghĩa khủng bố sau chiến tranh lạnh và
ảnh hưởng của nó đối với an ninh thế giới
2.1: Chủ nghĩa khủng bố sau chiến tranh lạnh 08
2.2: Đặc điểm của chủ nghĩa khủng bố sau chiến
tranh lạnh 08
2.3: Ảnh hưởng của chủ nghĩa khủng bố đối với
an ninh thế giới 11
Chương 3
Thế giới tăng cường chống lại hoạt động khủng bố 14
LỜI KẾT 18
TÀI LIỆU THAM KHẢO 19
Trang 2
Ngô Văn Chương DH8SU
Trang 3
Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, xu thế tổng thể của thế giới
từ đối đầu chuyễn sang hòa hoãn, hòa bình và phát triển trở thành chủ
đề mang tính thế giới, đồng thời còn xuất hiện xu thế toàn cầu hòa kinh
tế, đa cực hóa cục diện, thong tin hóa xã hội, hiện đại hóa quân sự.
Quan hệ giữa các quốc gia trên thế giới ngà càng mật thiết. Một số
nhân tố bất ổn định ảnh hưởng đến an ninh thế giới vẫn tồn tại, và do
môi trường quốc tế lớn từng bước theo hướng phẳng lặng hơn nhưng
lại sôi nổi hơn thời kì chiến tranh lạnh, khiến mọi người quan tâm chú
ý. Đặc biệt là những năm gần đây, sự kiện gây nổ xảy ra hết chổ này
đến chổ khác đã khiến mọi người cảm thấy chủ nghĩa khủng bố như
bong đen lởn vởn trên địa cầu, thương vong và hậu quả mà nó gây ra
hầu như có thể sánh ngang với chiến tranh cục bộ và xung đột vũ trang,
trở thành nhân tố quan trọng ảnh hưởng nghiêm trọng đến hòa bình và
an ninh thế giới. Có người đã từng nói về việc vì sao chiến tranh lạnh
kết thúc mà cảm giác an toàn của mọi người lại xuống thấp, đó là vì
”thời kỳ chiến tranh lạnh ít nhất chúng ta có thể dự tính được nguy
hiểm sẽ đến từ hướng nào, còn bây giờ thì không thể biết khi nào sẽ
gặp tai họa và tai họa từ đâu đến”.
Ngô Văn Chương DH8SU
CHƯƠNG 1.
SỰ NẢY SINH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA KHỦNG BỐ
1.1: Chủ nghĩa khủng bố:
Chủ nghĩa khủng bố là tên gọi chung của các hành vi phạm tội nhằm đạt được
những mục đích nhất định như: dung các thủ đoạn cực đoan, ám sát, bắt cóc, cướp máy
bay gây nổ, và tiến hành phá hoại, báo thù lừa bịp, tống tiền…Hành động của chủ nghĩa
khủng bố thường có mục đích trên các mặt như: chính trị, kinh tế, tôn giáo ý thức hệ, ảnh
hưởng mà nó gây ra cho tâm lý xã hội và dân chúng vượt xa tổn thất mà bản than sự kiện
gây ra cho người bị hại. Trong thời đại ngày nay, hành động của chủ nghĩa khủng bố đã
có hiệu ứng truyền thong, trở thành một hiện tượng mà xã hội hết sức quan tâm. Một mặt,
phần tử khủng bố luôn có ý đồ thong qua truyền thông để gây ra sự chú ý của công chúng
và làm nảy sinh tâm lý sợ hãi; mặt khác phần tử khủng bố thông thường lẩn vào trong
thường dân làm ảnh hưởng và hạn chế rất lớn đến sự vận dụng chiến thuật khủng bố và
lựa chọn mục tiêu tấn công.
1.2: Lịch sử phát triển của chủ nghĩa khủng bố.
Chủ nghĩa khủng bố phát sinh trong bối cảnh chính trị quốc tế phức tạp và bắt
nguồn từ các nguyên nhân về xã hội, dân tộc, tôn giáo. Trong lịch sử, các hoạt động của
chủ nghĩa khủng bố đã có từ lâu đời. Ví vụ như, Trung Quốc cổ đại có Kinh Kha mưu sát
vua Tần, La Mã cổ đại có Sêda bị đâm chết, đều có lý ý nghĩa khủng bố nhất định.
Nhưng từ “chủ nghĩa khủng bố” xuất hiện sớm nhất trong thời kỳ đại cách mang Pháp
cuối thế kỷ XVIII, giai cấp bị áp bức chịu sự bốc lột lâu dài, sống dưới đáy xã hội đã áp
dụng hành động cực đoan để lật đổ giai cấp thống trị, từ đó dẫn đến một vòng tuần hoàn
ác tính máu trả máu, lấy khủng bố để trả thù khủng bố, khiến cho toàn bộ xã hội rơi vào
thời kỳ sợ hãi không giám lên tiếng. Cùng với sự phát triển của thời đại, chủ nghĩa khủng
bố từng bước trở thành một loại hành động bạo lực mang tính chính trị, và trở thành hành
vi cực đoan được áp dụng của kẻ yếu chống lại kẻ mạnh, nước nghèo chống lại nước giàu
khi thủ đoạn thông thường khó đạt được mục đích. Cuối thế kỷ XIX, các nước tư bản chủ
yếu trên thế giới thực hiện chính sách thực dân trên toàn cầu, đã gieo mầm cho hạt giống
hận thù dân tộc và đối kháng khu vực, họ có trách nhiệm không thể chối cãi đối với việc
chủ nghĩa khủng bố diễn ra ngày càng mạnh ở các nước đang phát triển thuộc thế giới thứ
ba. Mọi người thường cho rằng chủ nghĩa khủng bố không phải là chỉ hành vi khủng bố
thông thường nó chung, đơn độc, ngẫu nhiên, mà chỉ một hành động khủng bố được tiến
hành có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch. Nói chung, mục tiêu của nhũng kẻ khủng bố
là những nhân vật hoặc là sự kiện có thể tạo ảnh hưởng, trong bối cảnh chính trị nhất
định, nhúng trên thực tế chịu thiệt hại lớn nhất là dân thường.
Thập kỷ 60 thế ký XX đã xuất hiện “chủ nghĩa khủng bố quốc tế” có tổ chức trên
phạm vi thế giới. Về mặt pháp luật, chủ nghĩa khủng bố quốc tế là tên gọi chung của các
hoạt động khủng bố không giới hạn trong một nước, nó bao gồm các nhân tố như phạm
nhân thuộc nước nào, người bị hại thuộc nước nào, mục tiêu của hành vi phạm tội là nước
nào, hành vi phạm tội xảy ra ở nước nào và phạm nhân sống ở nước nào. Việc xét xử
hoạt động khủng bố như vậy thông thường phải dựa vào luật quốc tế. Sự nảy sinh chủ
Trang 4
Ngô Văn Chương DH8SU
nghĩa khủng bố quốc tế là do nhiều mâu thuẫn gay gắt tao ra như: chính trị, kinh tế, xã
hội, dân tộc, tôn giáo. Thập kỷ 60 thế kỷ XX, phong trào giải phóng dân tộc nổi lên mạnh
mẽ, nhiều nước thuộc địa thông qua đấu tranh vũ trang đã giành được độc lập. Trong quá
trình đó, một số tổ chức và phần tử vũ trang đã đi vào con đường chủ nghĩa khủng bố,
hòng dùng thủ đoạn vũ tranh để giành lợi ích cho tập đoàn nhỏ và theo đuổi mục đích cá
nhân. Tại một số quốc gia và khu vực có nhiều mâu thuẩn rất phức tạp đan xen, tổ chức
vũ tranh mang tính chất khủng bố nảy sinh từ đó. Những tổ chức vũ tranh đó thường tập
kích quan chức và dân thường, hòng lấy đó để đạt được mục tiêu của dân tộc. Các tổ
chức vũ trang như quân Cộng hòa Bắc Ailen từng tiến hành hoạt dộng khủng bố gần 30
năm nhằm tách Bắc Ailen khỏi nước Anh, nhưng họ đã làm cho hơn 3.000 người bị chết
và hơn 3 vạn người bị thương trong các sự kiện tập kích, ám sát, gây nổ. “tổ chức giải
phóng những con hổ Tamin” của Sri Lanca lấy việc xây dựng quốc gia Tamin làm tôn
chỉ, trong 15 năm đánh nhau với quân chính phủ, họ luôn triển khai hoạt động khủng bố,
làm cho hơn 5 vạn người chết. Thập kỷ 70 thế kỷ XX, hoạt động khủng bố quốc tế bắt
đầu triển khai với tốc độ nhanh, nhưng thông thường vẫn nằm trong phạm trù hành động
của chủ nghĩa khủng bố truyền thống như ám sát, đốt phá, bắt cóc con tin, cướp máy bay,
cưỡng đoạt, phá hoại lừa đảo, gây ô nhiễm môi trường. Cùng với sự kết thúc của chiến
tranh lạnh, tính chất của chủ nghĩa khủng bố cả trong nước hay trên quốc tế đều bắt đầu
có những biến đổi rõ rệt, chủ nghĩa khủng bố đã trở thành một loạt hành vi xuyên quốc
gia cùng với những tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia khác như buôn bán vũ khí trái
phép, buôn ma túy; những hoạt động phạm tội đó câu kết với nhau, không chỉ số lượng
tăng lên nhanh chóng, mà phạm vi cũng từng bước mở rộng. Tỷ lệ người chết cũng ngày
càng tăng cao, có tính thách thức ngày càng lớn đối với an ninh nhân loại. Trên các mặt
như phương thức, thủ đoạn gây án và quy mô phá hoại đều xuất hiện sự nhảy vọt về chất,
trở thành tai họa lớn đối với xã hội mà nhân loại phải đối mặt trong thời kỳ lịch sử mới.
Trong xã hội loài người, tuy chủ nghĩa khủng bố và chiến tranh đều là hoạt động
bạo lực mang tính chính trị, nghĩa là dùng thủ đoạn bao lực làm cho kẻ thù chịu khuất
phục ý chí của mình. Nhưng giữa hai cái đó có sự khác biệt rỏ rang. Đầu tiên, xét về chủ
thể tiến hành bạo lực, kẻ tiến hành chủ yếu của chiến tranh là tổ chức vũ trang chính quy,
tức quân đội, còn kẻ tham dự chủ yếu của chủ nghĩa khủng bố là những kẻ có tổ chức phi
chính quy nhưng đã trãi qua huấn luyện nhất định. Tiếp đến, về mục tiêu tấn công, đối
tượng chủ yếu của chiến tranh là nhân lực quân sự và cơ sở quân sự của đối phương, còn
hoạt động của chủ nghĩa khủng bố chủ yếu là sát hại những người phi vũ trang. Sau đến,
về thủ đoạn đối kháng, chiến tranh là sự giao chiến được tiến hành công khai giữa hai bên
đối địch, còn hoạt động chủ nghĩa khủng bố lại là sát hại bằng bạo lực được tiến hành
bằng phương pháp tập kích bất ngờ bí mật và ẩn mình. Phía tập kích thường chưa kịp
phản kích, thì đối phương đã cao chạy xa bay mất rồi.
Không thể phủ nhận rằng, hoạt động khủng bố nảy sinh sau chiến tranh lạnh, có
một số là phản kháng của nước nghèo, lạc hậu tiến hành chống lại sự thao túng và áp bức
của nước lớn. Nhưng chủ nghĩa khủng bố và việc chống chủ nghĩa bá quyền là hai việc
có tính chất hoàn toàn khác nhau. Việc chủ nghĩa khủng bố áp dụng hình thức cực đoan
như vậy là hoàn toàn ngược lại với nguyên tắc hòa bình quốc tế, đó chỉ là phá hoại sự
nghiệp hòa bình và phát triển mà nhân loại theo đuổi. Hoạt động ngầm mà được tiến hành
Trang 5
Ngô Văn Chương DH8SU
bằng thủ đoạn cực đoan như vậy là sự phản lại với lương tri và giá tri chân, thiện, mỹ của
nhân loại.
1.3: Nguyên nhân phát triển của chủ nghĩa khủng bố.
Chủ nghĩa khủng bố phát triển và lan tràn nhanh chóng sau chiến tranh lạnh,
nguyên nhân của nó hết sức phức tạp và đa dạng.
Một là, sự giảm đi của năng lực kiềm chế và kiểm soát quốc tế. Trong chiến tranh
lạnh, do hai siêu cường đứng đầu đã hình thành tình thế đối đầu của hai tập đoàn lớn, làm
cho thế giới luôn ở vào trạng thái căng thẳng, lúc nào cũng có thể bùn nổ chiến tranh thế
giới. Tình hình đó một mặt đã hạn chế sụ phát triển của sức sản xuất của xã hội quốc tế,
làm xấu đi trạng thái tâm lý của hòa bình và cái đẹp mà toàn thể nhân loại theo đuổi, mặt
khác cũng làm cho mâu thuẩn xã hội đơn giản đi, mâu thuẩn trong nước phục tùng mâu
thuẩn quốc tế, lợi ích dân tộc cá biệt củng tạm thời phục tùng lợi ích tập đoàn tổng thể.
Liên xô tan rã và sự sụp đổ của cục viện chiến tranh lạnh, sức kết dính của quốc tế trước
kia do sự đối kháng giữa hai khối lớn nhanh chóng mất đi, mâu thuẩn dân tộc, mâu thuẩn
tôn giáo và mâu thuẩn giữa các tổ chức phe phái trong thời gian dài bị cục diện đối kháng
hai cực che lấp, dồn nén và trong thời gian dài không được giải quyết đã nhanh chóng
tăng lên, tạo điều kiện cho sự phát triển và lan tràn chủ nghĩa khủng bố.
Hai là, mâu thuẫn dân tộc ngày càng nổi lên. Mâu thuẫn dân tộc trong thời kỳ
chiến tranh lạnh bị áp chế và ngăn chặn. Cùng với sự kết thúc chiến tranh lạnh, vị trí của
mâu thuẫn đó nhanh chống tăng lên và trở thành chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, lấy lợi ích
dân tộc làm mục tiêu cao nhất, biến thành nguyên nhân chính dẫn đến sự xáo động xã hội
ở tầng nấc sâu hơn. Nó không chỉ có ảnh hưởng sâu sắc đối với kinh tế, chính trị của thế
giới, mà còn ảnh hưởng hết sức quan trọng đối với sự cấu thành và ổn định của tình hình
an ninh thế giới. Xung đột dân tộc giữa A rập-Ixraen ở trung Đông, vấn đề dân tộc Cuốc
ở vùng Vịnh, xung đọt vũ trang ở Ban Căng, vũ trang chống chính quyền Tamin ở Sri
Lanca đều là những vấn đề lịch sử nhiều năm để lại, do trong thời gian dài không được
giải quyết, hậu quả dẫn đến mâu thuẫn dân tộc, tôn giáo càng tích tụ càng sâu sắc và trở
thành ngòi cháy chậm dẫn đến sự bùn nổ của đa số sự kiện khủng bố. Tình hình đó là
nguyên nhân trực tiếp dẫn đến các vụ nổ mang tính chất tự sát xảy ra tháng 1 năm 1996
tại Côlômbô, thủ đô Sri Lanca, vụ nổ mang tính báo thù của “Hamat” trung Đông nổ ra
vào tháng 2, và tình hình căng thẳng khu vực Côsôvô cuả Nam Tư cũ.
Ba là, sự phát triển của chủ nghĩa hồi giáo chính thống và các thế lực tôn giáo
truyền thống khác. Sự khác nhau của các tôn giáo lớn trên thế giới đã nới rộng sự khác
biệt bối cảnh văn hóa ở các nước khu vưc khác nhau trên thế giới. Sau chiến tranh lạnh,
một số thế lực tôn giáo do chia rẽ giáo phái, đã không chỉ đẩy mâu thuẫn văn hóa và ý
thức hệ của nội bộ giáo phái của họ đến chổ cực đoan, mà sinh ra chủ nghĩa khủng bố và
ảnh hưởng đến cục diện an ninh thế giới. Chủ nghĩa Hồi giáo chính thống phát nguồn từ
Ai Cập là một thế lực tôn giáo nổi bật sau chiến tranh lạnh. Tôn chỉ của nó là nhấn mạnh
việc bảo vệ tính thuần khiết của chủ nghĩa Hồi giáo, phản đối sự ô nhiễm trần tục đối với
đao Ixlam, bằng mọi giá lấy đạo Ixlam làm trong sạch xã hội thế tục. Sau chiến tranh lạnh
chủ nghĩa Hồi giáo chính thống không chỉ có thị trường tương đối rộng lớn ở Trung
Trang 6
Ngô Văn Chương DH8SU
Đông mà còn ở rộng ra các khu vực như các nước Tây Á, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Nam Á, đã
hình thành các lực lượng tôn giáo mang tính khủng bố có ảnh hưởng quốc tế. Những hoạt
động cuả các phần tử cực đoancủa nó đã thể hiện mục đíchchính trị rõ ràng, âm mưu
dufnmg thủ đoạn khủng bố để giành chính quyền quốc gia, xây dựng quốc gia hoàn toàn
quốc Ixlam hóa. Tháng 8 năm 1998, kẻ gây ra sự kiện khủng bố ở Keenia, Tandania là
Bin Ladden – một người có tài sản hàng chục triệu USD, hoàn toàn có thể sống một cuộc
sống sung túc mà người thường không có thể có được, nhưng ông ta vứt bỏ cuộc sống
phú quý, đến sống ở vùng rừng núi với mục đích theo đuổi một “ lý tưởng tối cao”, theo
như lời của ông ta thì đó là “ trách nhiệm đầu tiên của chúng ta là chiến đáu vì Ixlam ”.
Ngày 10/09/1998, những tên Taliban của Apganixtan đã giết chết 9 quan chức ngoại giao
Iran ở Apganixtan, nguyên nhân xâu xa là do mâu thuẫn lâu dài giữa phái Sunni của
Apganixtan và phái Chiê của Iran, trong khi đó Taliban lại đẩy mâu thuẫn đó đến chỗ cực
đoan.
Bốn là, sự phát triển nhanh chóng của các giáo phái kiểu mới. Môi trường và
trang thái tâm lý hòa bình sau chiến tranh lạnh không chỉ kiến các tôn giáo truyền thống
trên thế giới nhanh chóng tăng nhanh về số lượng tín đồ và mở rộng khu vực, mà còn làm
cho các tổ chức tôn giáo bị đè nén trước kia hoặc chưa được sự coi trọng của mọi người
có cơ hội bùng phát. Một số tà giáo cực đoan thừa cơ mở rộng ảnh hưởng và dần dần có
thị trường tương đối lớn trong tầng lớp thanh niên. Theo thống kê, trên thế giwois có
khoảng 26 loại tà giáo, trong đó có không ít là những giáo phái đã đén ngày tận thế. Ở
Anh có tới 500 giáo phái hoạt động tương đối sôi động. Ở Pháp những năm gần đây, các
loại giáo phái phi truyền thống tăng lên hơn 170 tổ chức giáo phái, tín đồ tăng 50%.
Những phần tử trí thức Malayxia vốn tương đối là chính thống, nay một số người trong
đó bắt đầu nhiệt tình theo đuổi giáo phái dị đoan. Những tà giáo đó thường lấy những có
sức hấp dẫn nào đó cầm đầu, thay đổi và thêm thắt vào giáo lý của các giáo lý truyền
thống, tăng thêm nhiều nội dung và phương thức “tu hành” độc đáo, lợi dụng các hiện
tượng tự nhiên, khí tượng, và sự đến gần của thế kỷ mới, để gây ra nổi lo lắng và sợ hãi.
Họ tuyên bố ngày tận thế của thế giới sẽ đến, khuyến khích sự xa rời xã hội hiện đại, kích
động sự cuồng nhiệt của tín đồ, yêu cầu tín đồ cống hiến tất cả, kể cả tính mạng. Những
tổ chức khủng bố kiểu mới (tà giáo) sau chiến tranh lạnh đó với phương thức giết người
tập thể hoặc tự sát tập thể, sát hại tàn nhẫn nhân loại, đã tạo ra cái nôi ấm và cái hầm trú
ẩn cho hoạt động và phát triển của chủ nghĩa khủng bố. Sau khi có vụ tự sát tập thể năm
1978 của hơn 900 người theo đạo “ Điện thờ thần” nhân dân “ở Guyana thì các nơi khác
như ở Mỹ, Nhật Bản, Meehico, Canada, Hàn Quốc, Philippin, Pháp, Thụy Sĩ đều liên tục
xảy ra sự kiện giết người hay tự sát tập thể của các tín đồ tà giáo. Ngày 22/03/1997, trong
một gian nhà gỗ ở Quêbếch, ở Canada đã phát hiện ra 5 người nam và nữ tự thiêu, xác
nằm theo kiểu chữ thập ngoặc. Đó là vụ tự sát tập thể của giáo phái “ Điện thờ thần Thái
Dương” cầu mong “ bằng nghi thức tự sát sẽ đến sao Thiên Lang và được sống lại”. Cách
đó 4 ngày, trong một tòa nhà ở thị trấn Gióoc Xanhphia, phía bắc bang Caliphoocnia, Mỹ
lại phát hiện 39 xác chết đều mặt áo đen, để tóc ngắn, trên người đều có số tiền giấy và
tiền xu tương đương nhau. Đó là vụ tự sát tập thể bằng thuốc độc của tín đồ giáo phái “
Cửa Thiên đàng” để cầu xun được lên đĩa bay lên tới Sao Chổi – Halây rồi sẽ thăng thiên,
Những giáo phái mới nổi lên đó khi mới thành lập thì có lý tưởng đẹp đẽ, nhưng cùng với
sự mở rộng của các tổ chức và thực lực tăng lên, tâm lý sai lệch và tình cảm đối lập của
bản thânlãnh tụ giáo phái dần dần đã dẫn dắt giáo phái trở thành công cị hoạt động khủng
Trang 7
Ngô Văn Chương DH8SU
bố. Theo dự đoán của Bộ Quốc phòng Mỹ, năm 2000 hoạt động kiểu đó sẽ càng thịnh
hành, nổi bật và trở thành nguy cơ chết người.
Năm là, sự phổ cập khong ngừng của công nghệ cao. Sự phát triển của công nghệ
cao hiện đại tạo ra động lực lớn cho sự phát triển của kinh tế xã hội, nhưng đồng thời
cũng tạo diều kiện thuận lợi cho một số ít phần tử theo chủ nghĩa khủng bố, khiến cho
hành động phạm tội và chủ nghĩa khủng bố xuyên quốc gia có vũ khí ngày càng tiên tiến,
phương pháp ngày càng tinh xảo, thủ đọan ngày càng phong phú. Một số công nghệ
thông tin có thể kết hợp với thủ đoạn hòa mạng quốc và mạng lưới truyền thông khác đã
cung cấp công cụ mới cho phần tử khủng bố thu thập tình báo để gây án. Công nghệ cao
trước đây được coi là vũ khí và công cụ tương đối tiên tiến và mũi nhọn, thì ngày nay
thông qua con đường thông thương là có thể có được, và đã trở thành phổ cập. Một số
tiến bộ về súng ống thể tích nhỏ nhưng uy lực lớn, loại mìn điều khiển từ xa, các phương
tiện thông tin liên lạc, vật liệu nổ tăng lên, không những khiến cho chủ nghĩa khủng bố có
thể ẩn mình kín hơn, mà còn làm cho hiệu quả của tính tàn sát và phá hoại do những hành
động đó gây ra tăng lên mạnh mẽ, sưc chấn động tăng mạnh, càng dễ đạt được mục tiêu
khủng bố, gây áp lực tới các mục đích kinh tế, chính trị khác.
Sáu là, sự mở rộng của vũ khí giết người hàng loạt và nhân viên chuyên nghiệp.
Vũ khí hạt nhân, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học đều thuộc loại vũ khí mang tính giết
người hàng loạt. Đặc biệt là vũ khí sinh học, do vừa có tính phá hoại lớn nhất, lại tương
đối dễ giành được, thêm vào đó là sự sụp đỏ của Liên Xô, xã hội quốc tế thiếu sự kiểm
soát hiệu quả đối với loại vũ khí giết người hàng loạt, cho nên sau chiến tranh lạnh, cao
trào mua vật liêu vũ khí giết người hàng loạt từ chợ đen hoặc từ một số nước vô trách
nhiệm mà một số kẻ nặc danh dấy lên không ngừng được mở rộng. Những nhà khoa học
hiểu biết và thiết kế về quá trình nghiên cứu đã trở thành con mồi để những kẻ buôn lậu
và phần tử chủ nghĩa khủng bố tranh giành lẫn nhau, hậu quả của nó là chủ nghĩa khủng
bố có đầy đủ khả năng chế tạo vũ khí giết người hàng loạt, tính khủng bố của phần tử chủ
nghĩa khủng bố cũng tăng lên mạnh mẽ. Việc nghiên cứu và chế tạo vũ khí hạt nhân cần
đầu tư lớn để chế tạo những công trình thiết bị hạ taafngnen dễ lộ mục tiêu và dễ bị tấn
công, do đó dễ bị Mỹ phát hiện. Trong khi đó, vũ khí sinh học vừa có tính phá hoại với
mức độ lớn nhất, lại có thể sản xuất được tương đối dễ dàng. Do vây, trong thứ tự quan
trong của ba thứ vũ khí giết người hàng loạt, thì trước đay vũ khí hạt nhân đứng thứ nhất,
sau đến vũ khí hóa học đứng thứ hai, vũ khí sinh học đứng thứ ba, nhưng nay vũ khí sinh
học lại trở thành đứng thứ nhất, sau đến vũ khí hạt nhân và cuối cùng là vũ khí hóa học.
Nghiên cứu cho thấy, một chiếc máy bay trong đêm sáng trời không có gió trên bầu trời
Oasinhtơn – Mỹ phun rải 100kg bào tử bệnh than dưới dạng sương mù thì có thể sát hại
từ một đến ba triệu người, con số này gấp 3000 lần so với số thương vong do một lượng
tương đương của khí đốcalin gây ra. Sự phổ biến của công nghệ tiên tiến không chỉ làm
cho một số nước có liên quan nào đó có thể phát huy tác dụng cân bằng quan trọng trên
vũ đài quốc tế, mà còn cung cấp những phương tiện cần thiết cho những kẻ phiến loạn và
phần tử khủng bố bất mãn, giúp chúng gây ảnh hưởng đối cới lợi ích cơ bản của một số
nước lớn trên thế giới.
Bảy là, sự ủng hộ của một số nước phương Tây đối với hoạt động chống chính
phủ trong nội bộ nước khác. Thời kỳ chiến tranh lạnh, các nước phương Tây như Mỹ, vì
Trang 8
Ngô Văn Chương DH8SU
để tranh giành lợi ích ở các nước đang phát triển Châu Á, Châu Phi, họ đã bồi dưỡng các
lực lượng chống lại các nước như Liên Xô, họ cũng đã từng ra sức ủng hộ hoạt động của
các tổ chức, nhân viên chống chính phủ ở các nước Thế giới thứ ba, giao rắc mầm móng
cho sự phát triển của chủ nghĩa khủng bố, thuê và huấn luyện hàng loạt phần tử cực đoan
Ixlam và các tổ chức nhân viên vũ trang chống chính phủ. Từ cuối thập kỷ 30 thế kỷ XX
tới nay, một số người lãnh đạo của chủ nghĩa Ixlam chính thống còn coi Mỹ và Tây Âu là
lá chắn tránh gió an toàn. Ở đó, chúng có thể rất tiện lợi thu gom vốn và có được tin tức
tình báo. Thập kỷ 70 thế kỷ XX, sau khi Liên Xô đưa quân vào Apganixtan, để ngăn chặn
và tấn công Liên Xô, Mỹ đã chiêu mộ hơn 3000 tên là phần tử cực đoan theo chủ nghĩa
Ixlam chính thống thuộc tổ chức “Hiesn thân cho Thánh chiến” từ các nơi như: Palextin,
Pakixtan, Iran, Angieri, để CIA huấn luyện kỹ thuật chống cộng cho bọn chúng. Trước
khi Liên Xô rút khỏi Apganixtan, đặc biệt là sau khi Liên Xô tan rã, những phần tử cực
đoan đó phân tán ra các nơi trên thế giới, trở thành lực lượng hạt nhân tiến hành hoạt
động khủng bố. Để lật đổ tổng thống Irắc Sadam, làm tan rã I rắc, CIA cung cấp mỗi năm
khoảng 15 triệu USD cho tổ chức khủng bố dân tộc I rắc, xúi giục các thành viê của
chúng tiến hành hoạt động đánh bom khủng boosowr các thành phố lớn như Bát đa. Theo
thống kê, trong gần ba năm, các vụ khủng bố do tổ chức đó gây ra đã làm cho hơn 100
dân thường thiệt mạng.
Tám là, một số nước lớn trong khi sử lý một số công việc quốc tế kiên trì “tiêu
chuẩn song trùng”. Những nước đó không thể kiên trì một tiêu chuẩn duy nhất trong thái
độ đối với vấn đề chủ nghĩa khủng bố, mà lại thúc đẩy chính sách gọi là “ thuận ta thì
sống, chống ta thì chết”, làm cho một số hoạt động khủng bố không những khó bị ngăn
chặn, ngược lại, lại được dung túng và ủng hộ,. Như ở khu vực Trung Đông, thời kỳ thời
kỳ sau thập kỷ 80 thế kỷ XX, sự kiện khủng bố chiếm 36% tổng số sự kiện khủng bố trên
thế giới. Tình trạng mất cân bằng giữa các lực lượng chính trị và không công bằng lợi
ích, là nguyên hân chủ yếu khó loại trừ tận gốc hoạt động khủng bố ở khu vực đó. Nhưng
một số nước lớn lại coi việc nhân dân Arap chống lại sự kỳ thị chủ tộc , phản đối Ixraen
ngang nhiên chiếm đóng lãnh thổ Palextin, là “chủ nghĩa khủng bố”, đồng thời một số
nước Arap là nhà nước ủng hộ chủ nghĩa khủng bố. Trong khi đó, những hành động bạo
lực của Ixraen chống lại các nước Arap lạu được một số nước lớn cho là “trả thù” và
“phòng vệ” cần thiết. Cuối thập kỷ 90 của thế kỷ XX , trong vấn đề của Socovo của Nam
Tư cũ, các nước phương Tây công khai ủng hộ các thế lực chia rẽ của người Anbani, trên
một mức độ nhất định cũng đã trợ giúp cho dã tâm dùng thủ đoạn bạo lực để mưu cầu
độc lập của họ.
Trang 9
Ngô Văn Chương DH8SU
CHƯƠNG 2
CHỦ NGHĨA KHỦNG BỐ SAU CHIẾN TRANH LẠNH VÀ ẢNH HƯỞNG
CỦA NÓ ĐỐI VỚI AN NINH
2.1: Chủ nghĩa khủng bố sau chiến tranh lạnh.
Sự phát triển của chủ nghĩa khủng bố sau chiến tranh lạnh ngày càng mạnh mẽ đã
cất lên hồi chuông cảnh báo cho xã hội quốc tế. những hoạt động của chủ nghĩa khủng bố
gây hậu quả nghiêm trọng và có ảnh hưởng lớn có thể liệt kê: ngày 21/05/1991, Thủ
tướng Ấn Độ, Ganđi đã bị giết do ám sát khi diễn thuyết tranh cử ở bang Tamin. Ngày
25/02/1994, một người Do Thái Ixraen đã lao vào một nhà thở một htij trấn gần phái
Nam Gieeszrrusalem dùng súng liên thanh bắn vào đám người cầu nguyện làm 57 người
chết và hàng chục người bị thương. Trong vụ bạo động xảy ra tren phạm vi cả nước
Angieri năm 1994, có 6388 người chết, 2289 người bị thương, trong đó có 682 quan chức
chính phủ. Ngày 20/03/1995, năm toa xe điện ngầm khu vực Tokyo, Nhật Bản và 16 địa
điểm khác trong nhà ga đã bị khí độc “Salin” tấn công, hơn 3500 người đã hít phải khí
độc này. Ngày 19/04/1995, văn phòng cục điều tra liên bang Mỹ ở bang Ooclahoma bị
đánh bom làm 169 người tử vong, hơn 500 người khác bị thương. Ngày 22/04/1995, lại
xảy ra sự kiện tổ chức vũ trang của Mặt trận yêu nước Ruanđa làm 2000 người tử vong.
Ngày 04/11/1995, Thủ tướng Ixraen Rabin đã bị bắn chết trong khi tham dự cuộc mit tinh
hòa bình. Ngày 31/01/1996, một chiến xe tải chở đầy thuốc nổ lao vào tòa nhà Ngân hàng
trung ương ở trung tâm thương mại ở thủ đô Côlombia của Xri Lanca và phát nổ làm 90
người chết, 1000 người bị thương. Ngày 17/11/1997, một phần tử không rõ lai lịch đã tấn
công những du khách nước ngoài khi đang đi thăm di tích Rútxô ở Ai Cập, làm gần 60
người thiệt mạng. Ngày 07/08/1998, Đại sứ quán Mỹ ở Keenia và Tanđania đều cùng bị
đánh bom vào khoảng 10h30 theo giờ địa phương, tổng cộng có 258 người chết, hơn
5000 người bị thương.
Liên hợp quốc là tổ chức bảo vệ hòa bình lớn nhất trên thế giới, sau chiến tranh
lạnh cũng trở thành mục tiêu tấn công của chủ nghĩa khủng bố quốc tế. Từ tháng 01 năm
1992 đến 11/03/1997 đã có 131 quan chức và nhân viên Liên hợp quốc gặp nạn ở các nới
trên thế giới, và có hơn 80 con tin là người của Liên hợp quốc đến nay vẫn còn bị giam
giữ hoặc bị mất tích.
2.2: Đặc điểm của chủ nghĩa khủng bố sau chiến tranh lạnh.
Sự phát triển của chủ nghĩa khủng bố quốc tế sau chiến tranh lạnh so với trước
khia đã có những đặc điểm khác biệt rõ ràng, chủ yếu biểu hiện ở những điểm sau:
Hoạt động của chủ nghĩa khủng bố xuất hiện xu thế toàn cầu hóa. Trong chiến
tranh lạnh, khu vực tập trung xảy ra khủng bố tương đối nhiều ở một số khu vực tương
đối chậm phát triển như Châu Á, Châu Phi và Trung Đông. Nhưng hiện nay khủng bố đã
vượt xa ra khỏi một số quốc gia trước khia hoặc của một số tổ chức khủng bố cá biệt của
khu vực, hoặc hành vi khủng bố của các phần tử khủng bố cá biệtmà trở thành một vấn đề
cấp bách mang tính xuyên khu vực, toàn cầu hóa. Các nước như: Ruanđa ở Châu Phi;
Trang 10
Ngô Văn Chương DH8SU
Arâp – Xêút, Iran, Ai Cập ở Trung Đông; Nam Tư ở khu vực Ban Căng; Tatgikixtan của
Liên Xô, Ấn Độ, Pakixtan, Xri Lanca ở Nam Á là các nước thường xảy ra các vụ khủng
bố. Quy mô của khu vực khủng bố diễn ra trên toàn thế giới cũng tăng lên rõ rệt. Các sự
kiện khủng bố gây hoang mang cho dân chúng cũng xuất hiện liên tiếp. Theo thống kê,
sau chiến tranh lạnh, các sự kiện khủng bố tương đối lớn xảy ra ở các nơi trên thế giới
như sau: năm 1993: 431 vụ, năm 1994: 320 vụ, năm 1995 có 440 vụ và đến năm 1996 là
296 vụ. Sự kiện tấn công khủng bố tương đối lớn xảy ra trong năm 1997 là 304 vụ, nhưng
số thương vong do khủng bố lại tăng rất nhiều. Sự kiện khủng bố 1995 làm cho 165
người chết, năm 1996 là 311 người chết, còn đến năm 1997 đã lên tới 1000 người. Trước
đây, khủng bố chủ yếu xảy ra ở các nước mà đạo Ixlam đã ăn sâu bám rễ và các nước
đang phát triển nghèo nàn lạc hậu. Còn thời gian gần đây, hoạt động của chủ nghĩa khủng
bố thế giới chỉ tăng chứ không giảm đã đánh đổ thần tượng “văn minh”, “an ninh”mà
một số nước từng rêu rao, khiến cho một số nước phát triển bị thiệt hai nặng nề. Ở Mỹ,
tiếp theo sự đánh bom căn cứ quân sự Mỹ ở Arap Xeeut vào hạ tuần tháng 6/1996, thì
chưa đến một tháng sau lại xảy ra liên tục các vụ đánh bom như máy bay chở khách của
Công ty hàng không Hoàn Cầu đã bị nổ trên bầu trời một hòn đảo thuộc vùng biển Niu
Ooc, vụ nổ ở công viên Ôlimpic Atlanta. Ở Pháp , tại thủ đô Pải, ở Angieri, các phần tử
cực đoan Ixlam đã gây vụ nổ phá đường sắt, vụ bắt cóc 8 thầy tu người Pháp. Tổ chức
giải phóng dân tộc Cooc của Pháp cũng đã gây ra nhiều vụ nổ bom trên đảo Cooc, đe dọa
chính phủ nếu không đáp ứng nhu cầu của chúng đưa ra, chúng sẽ mở rộng hoạt động
khủng bố từ đảo Cooc vào trong đất liền. Ở Anh, quân cộng hòa Bắc Ailen đã gây ra ba
vụ đánh bom ở Luôn Đôn, Manchetxto và tấn công trại lính của Anh đóng ở Đức. Tại
Tây Ban Nha, Tổ chức tự do của người Bát đã thay đổi sách lược, chuyên tiến hành các
hoạt động khủng bố ở các thành phố du lịch ven biển, có khi cùng lúc tại bốn thành phố
xảy ra hơn 10 vụ đánh bom. Những sự kiện khủng bố đó đã cho thấy mâu thuẫn xã hội
nghiêm trọng và nguy cơ dân tộc tồn tại trong nội bộ các nước phương Tây.
Tổ chức của hoạt động khủng bố ngày càng chặt chẽ, thậm chí có cả cơ quan nhà
nước cùng tham gia. Mùa hè năm 1998 được gọi là “ mùa hè của chủ nghĩa khủng bố”.
Sau khi khu vực Bắc Ailen vừa xảy ra hàng trăm cuocj bạo loạn, tháng 8 lại xảy ra vụ
đánh bom bằng ô tô nghiêm trọng nhất trong lịch sử; 20/8, Đại sứ quán Mỹ ở Kenia và
Tandania bị tấn công bằng bom, làm chết thảm thương nhiều người. Sau hai vụ đánh bom
đó không lâu, một số người tự xưng là quân giải phóng ở thánh địa Ixlam tuyên bố rằng
chính họ tổ chức cả hai vụ đánh bom đó, để giành được sự thành công của hai vụ đánh
bom đó, họ phải tập đi tập lại hàng chục năm ở Trung Đông. Còn trong cuộc bạo loạn
tháng 5 ở Indonexia có hàng ngàn cửa hàng của người Hoa, khu trung cư điều bị đập phá,
cưỡng đoạt, đốt cháy có liên quan đến các âm mưu có tỏ chức. Chỉ riêng ở Giacacta đã
phát hiện ra 1190 người bị thiêu chết, 27 người bị đánh chết, 91 người bị thương. Hàng
loạt thương nhân phụ nữ gốc Hoa bị cưỡng bức và sát hại. Cũng có rất nhiều chứng cứ
cho thấy đó là một sự kiện phạm tội khủng bố được tiến hành có âm mưu, có tổ chức, có
sự dính líu của cơ quan nhà nước. Những kẻ tham dự vào vụ khủng bố đó chủ yếu đó có
ba loại: kẻ kích động, kẻ tích cực tham dự và kẻ tiêu cực tham dự. Những kẻ kích động là
loại được huấn luyện, chúng cầm đầu phá hoại, đốt cháy, kích động, cướp bóc. Những kẻ
tích cực tham dự sau khi kích động đã phá hoại với phạm vi lớn hơn. Những kẻ tham dự
tiêu cực lúc đầu quan sát xung quanh, sau đó cũng tham dự phá hoại và cướp bóc.
Trang 11
Ngô Văn Chương DH8SU
Mỹ trở thành mục tiêu chủ yếu của hoạt động khủng bố. Mỹ thực hiện chính sách
cường quyền và chủ nghĩa cường quyền trên phạm vi toàn thế giới, luôn can thiệp vào nội
bộ nước khác, thích dùng chiếc gậy cấm vận, nên đã gây ra tâm lý phản đối trong nhân
dân nhiều nước. Vì vậy, trên một mức độ nhất định, Mỹ trở thành đối tượng trọng điểm
tấn công của những phần tử chủ nghĩa khủng bố. Bin Ladden bị người Mỹ coi là “ma
quỷ” đã viết trong điều một của qui định đạo Ixlam được tuyên bố khi thành lập “ Mặt
trận thánh chiến Ixlam” ngày 23/02/1998 rằng: “ Chúng ta kêu gọi tất cả đao Hồi, tất cả
những giáo đồ thành kính nguyện phục tùng mệnh lệnh của chúa; bất cứ lúc nào, bất cứ ở
đâu cũng phải giết và tước đoạt người Mỹ. Theo thống kê, năm 1993 xảy ra 88 vụ khủng
bố là nhằm vào Mỹ, năm 1996 chiếm tới một nửa tổng số vụ. Ngày 19/04/1995, vụ đánh
bom ở bang Ooclahoma Mỹ, làm 169 người chết, hơn 500 người bị thương. Ngày
23/06/1996 căn cứ không quân Mỹ ở Arap Xê út bị đánh bom làm 19 người chết. Ngày
17/07 cùng năm, máy bay chở khách của công ty hàng không Hoàn Cầu (Global) bị nổ
tung trên bầu trời, hơn 200 người trên máy bay đều gặp nạn. Ngày 27/07 năm đó, vụ đánh
bom cong viên Olimpic Atlanta, Mỹ có 2 người bị chết, 110 người bị thương. Theo các
quan chức của cục điều tra liên bang Mỹ cho biết, các Đại sứ quán của Mỹ trên thế giới
mỗi năm nhận được 30 ngàn cú điện thoại đe dọa. Một tuần sau khi đại sứ quán Mỹ bị
đánh bom tai Đông Phi, nhiều đại sứ quán khác ở Thụy Sĩ, Anbani, Braxin đều nhận
được lời cảnh báo là đã đặt bom trong đại sứ quán làm cho các đại sứ quán buộc phải áp
dụng các biện pháp khác thường như sơ tán khẩn cấp hoặc cảnh giới nghiêm ngặt, và có 6
đại sứ quán Mỹ vì lý do an ninh đã buộc phải đóng cửa tạm thời. Theo thống kê, trong
suốt thập kỷ 90 của thế kỷ XX có gần 40% các hoạt động khủng bố quốc tế nhằm vào
nước Mỹ và người Mỹ. Ngày 16/08/1998, Chính phủ Mỹ buộc phải ra lời cảnh báo đối
với công dân Mỹ trên toàn cầu: do sự kiện đánh bom trước đó ở Đông Phi và lợi ích của
người Mỹ ở nước ngoài bị đe dọa. Chính phủ yêu cầu công dân Mỹ đi du lịch ở nước
hoặc cư trú ở nước ngoài phải nâng cao cảng giác hơn thường ngày và kiểm tra các biện
pháp an ninh.
Công nghệ cao ngày càng được vận dụng nhiều trong hoạt động khủng bố. Những
năm gần đây, thủ đoạn phá hoại của phần tử khủng bố luôn đổi mới. Ngay từ tháng
3/1995, tàu điện ngầm Tokyo – Nhật Bản đã từng xảy ra sự kiện đầu độc bằng khí Salin
của phần tử giáo phái Aum, làm cho một số lượng lớn người bị thương vong, tao ra một
tiền lệ sử dụng vũ khí hóa học để tấn công người vô tội của các phần tử khủng bố. Do sự
phát triển của công nghệ cao, đặc biệt là công nghệ nối mạng điện tử đã cung cấp thủ
đoạn mới cho sự phát triển của thế lực khủng bố. Một số tổ chức đơn lẻ vốn phân tán
khắp nơi trên thế giới, vận dụng mạng máy tín có thể rất nhanh chống kết thành tổ chức
lớn xuyên khu vực, đồng thời có thể lợi dụng mạng máy tính để thu thập và phổ biến
phương pháp giết người và tạo ra khủng bố. Trong vụ 39 tín đồ “ Cửa thiên đàng” tự sát ở
Mỹ, trung tâm hoạt động của nó gần như mỗi người có một máy tính. Những vụ án tương
đối lớn về tội phạm máy tính và hoạt động của chủ nghĩa khủng bố ở Xingapo năm 1997
cho thấy chúng đã tăng lên từ 3 vụ năm lên 24 vụ. Do mạng máy tính ngày càng thâm
nhập vào đời sống hàng ngày của con người, một số sự cố lớn về mạng đã ấp ủ sức sức
khủng bố mãnh liệt. Vi rút máy tính có giá trị tiền tàng trở thành vũ khí tấn công. Ở Mỹ
đã xuất hiện tổ chức tội phạm công nghệ cao “ Mặt trận giải phóng mạng mý tính điện
tử”. Những tổ chức đó sẽ chế tạo và phổ biến vi rút mạng máy tính phá hoại nhằm vào
máy tính, là vũ khí quan trọng trong hoạt động khủng bố đó, nó không chỉ phá hoại hệ
Trang 12
Ngô Văn Chương DH8SU
thống thông tin điện tử ở khắp nơi mà còn để lại thông tin mang tính đe dọa. Mạng
Internet gồm 35 triệu máy tính trên toàn cầu của Mỹ đã bị vi rút của “ mặt trận” nói trên
tấn công và gây tổn thất lớn. Ngoài ra, phần tử khủng bố dựa vào một số sản phẩm công
nghệ cao như đồng hồ điện tử Casio, có thể tùy ý lắp ráp thành mìn hẹn giờ với sức công
phá cao mà rất khó bị phát hiện, càng làm tawnghown nữa mức độ khó khăn trong việc
kiểm tra an ninh. Sự phổ biến vũ khí thong thường sau chiến tranh lạnh đã có tác dụng hỗ
trợ cho sự phát triển của chủ nghĩa khủng bố. Sau khi kết thúc chiến tranh lạnh, do sự đối
đầu của hai tập đoàn quân sự lớn không còn nữa, cục diện căng thẳng quốc tế có xu
hướng hòa hoãn, lượng vũ khí bán trên rõ ràng giảm đi. Nhưng một số lái buôn vũ khí
lớn muốn tiêu thụ tiếp tục muốn kiếm lợi nhuận cao, kể cả hạ thấp điều kiện, giảm điều
kiện kèm theo trong việc tiêu thụ vũ khí và kiểm tra tiêu thụ, dẫn đến vũ khí thông
thường được phổ biến với số lượng lớn, thêm vào đó một số nước công khai cho phép
tiêu thụ súng ống, không chỉ gieo rắc hiểm họa xung đột vũ trang cho một số khu vực mà
còn cung cấp mãnh đát phì nhiêu cho sự nẩy sinh của hoạt động khủng bố. Hiện nay,
khoảng 30 nước có tên lửa tầm ngắn “ gió tây Bắc” do Pháp chế tạo, còn tên lửa như loai
SA của Nga thì rất dễ tìm thấy ở chợ đen. Theo tuyên bố của Bin Lanđen, người bị Mỹ tố
cáo là trùm khủng bố với nguồn tài chính lớn mạnh của mình không chỉ có thể xây dựng
được tổ chức khủng ố của mình mà còn mua được tên lử “ chiếc gai độc” do Mỹ chế tạo.
Theo báo “ đời sống” xuất bản ở Luân Đôn bằng tiếng Arap thì Bin Ladden có thể có
được vũ khí hạt nhân ở khu vực Trung Á. Nhân tố bất ổn định của khủng bố cùng với sự
phổ biến vũ khí đó đã lan tràn ra toàn thế giới.
2.3: Ảnh hưởng của chủ nghĩa khủng bố đối với an ninh thế giới.
Sự bùng phát ác tính của chủ nghĩa khủng bố trở thành một vấn đề làm xã hội
quốc tế phải hết sức lo lắng ở thời kỳ sau chiến tranh lạnh, ảnh hưởng của nó đối với an
ninh quốc tế à nghiêm trọng và sâu sắc.
Thứ nhất, chủ nghĩa khủng bố đã phá hoại an ninh và ổn định của xã hội quốc tế.
Chủ nghĩa khủng bố là quái thai có tổ chức nhưng lại vô chính phủ. Mặc dù nhìn từ toàn
cục, nó hoàn toàn không thể tạo thành thách thức đối với an ninh thế giới, nhưng trên
thực tế đã là một những căn nguyên chủ yếu gây ra sự bất ổn định của tình hình an ninh
quốc tế. Ở Trung Đông, sự kiện đánh bom khủng bố thường xuyên trở thành nhân tố quan
trọng làm đình trệ tiến trình hòa bình. Ở Châu Phi, sự tàn sát khủng bố dược tiến hành do
tranh giành quyền lực giữa các phe phái của một số nước khiến mọi người phải lo sợ. Ở
Nam Á, sự kiện khủng bố do vấn đề tôn giáo gây ra làm cho mâu thuẫn dân tộc, tôn giáo
ngày càng gây gắt hơn. Chủ nghĩa khủng bố đang gây ra mối nguy hiểm cho an ninh quốc
tế. Tuy nhiên, bằng đón tấn công liên hiệp của xã hội quốc tế, thì tình trạng ngang ngược
của hoạt động khủng bố quốc tế sẽ được ngăn chặn, nhưng một số lượng lớn tổ chức
khủng bố vẫn sinh sôi và hoạt động, bắt chợt tạo ra sự kiện khủng bố. Trong điều kiện
nhất định, với quy mô và sức ảnh hưởng của các vụ khủng bố đổ máu do những kẻ theo
chủ nghĩa khủng bố gây ra, không hề kém một số cuộc xung đột cục bộ, thậm chí không
kém những cuộc chiến tranh với cường độ thấp.
Thứ hai, hoạt động khủng bố đe dọa đến an ninh tính mạng và tài sản đại đa số
người trong xã hội quốc tế. Trước kia, phần tử khủng bố phần nhiều thông qua sự tấn
Trang 13
Ngô Văn Chương DH8SU
cống có lựa chọn để đe dọa đối thủ, hoặc đơn thuần bắt cóc con tin để yêu cầu thả tội
phạm chính trị. Quy mô tấn công khủng bố hiện nay ngày càng lớn, sức chấn động ngày
càng mạnh. Phần tử khủng bố đã phát triển từ một cuộc tấn công trong một lần khủng bố
sang tiến hành nhiều cuộc tấn công trong cùng một thời gian, để sức ảnh hưởng phát huy
hết công suất. Như ngày 07/08/1998, ở hai thành phố của Xuđăng và Kênia cách nhau
724 km, hai xe ôtô chở thuốc nổ liên tiếp gây nổ, thời gian csch nhau mấy phúc. Với thủ
đoạn sát thương số lượng lớn dân thường vô tội để mở rộng ảnh hưởng chính trị là hoạt
động khủng bố đặc trưng, hậu quả nghiêm trọng của nó khiến cho thế giới khiếp sợ.
Trong vụ đánh bom bằng ô tô ở Oclahoma nước Mỹ, số người tử vong là 167 người, bị
thương hơn 400 người. Tháng một năm 1996, số người bị thương vong do đánh bom xảy
ra ở Colombo, Sri Lanca là trên 1450 người. Còn vụ đầu độc trong tàu điện ngầm ở
Tôkyo, là hơn 5000 dân thường bị trúng độc. Theo con số cung cấp dữ kiệu về hoạt động
khủng bố của công ty Land – Mỹ, trong thời gian 10 năm từ năm 1970 – 1979, con số
người gặp nạn trong các vụ khủng bố là 4000 người, bình quân mỗi năm là 400 người.
Trong thập kỷ 80 thế kỷ XX, toàn thế giới tổng cộng xảy ra gần 4000 vụ hoạt động khủng
bố như đánh bom, ám sát, tấn công bằng bạo lực, bắt cóc, cướp máy bay, so với thập kỷ
70 thế kỷ XX tăng 30%, con số tử vong là 8000 người, đến năm cao nhất của thập kỷ 90
thế kỷ XX đã lên tới 865 vụ. Xét về tổng quát, các hoạt động khủng bố với quy mô lớn,
nhỏ xảy ra trung bình mỗi năm 3.000 – 4.000 vụ.
Thứ ba, chủ nghĩa khủng bố đang trở thành nhân tố quan trọng gây chiến tranh
cục bộ và xung đột vũ trang sau chiến tranh lạnh, chủ nghĩa khủng bố kết hợp với chủ
nghĩa dân tộc cực đoan dùng thủ đoạn khủng bố mưu cầu độc lập dân tộc, chia rẽ quốc
gia chủ quyền hiện tại, xu thế đó cũng đang từng bước phát triển. Đặc biệt là sự giãi thể
của Liên Xô và Nam Tư cũ lại càng kích thích một số phần tử chia rẽ dân tộc. Những
năm gần đây, ngoài một số tổ chức thực hiện chia rẽ dân tộc trước kia như Tổ chức giãi
phóng những con hổ Tamin ở Sri Lanca, tổ chức giành độc lập dân tộc người Cuốc, đã lại
xuất hiện thêm một số tổ chức chia rẽ dân tộc mới âm mưu dùng thủ đoạn khủng bố thực
hiện mục đích chia rẽ dân tộc mình. Hoạt động khủng bố của tổ chức chia rẽ dân tộc và
phần tử chia rẽ dân tộc đó đã lôi kéo các nước như Iran, Apsganixtan, Côxôvô cũa Nam
tư cũ và Xuđăng đến bờ vực chiến tranh với quy mô lớn. Ngày 10-9-1998, sau khi nhân
viên đặc biệt của Taliban vũ trang chống chính phủ Ápganixtan sát hại rất tàn bạo 9 nhà
ngoại giao và nhà báo của Iran, dẫn đến quan hệ giữa Iran – Ápganixtan trở nên rất xấu.
Ngày 14, lãnh tụ tối cao của Iran – khômêni ra tuyên bố kêu gọi mạnh mẽ các nước Ixlam
và nhân dân áp dụng biện pháp cứng rắng ngăn chặn các phe phái chính trị quân sự vũ
trang Taliban ở Ápganixtan đang tiếp tục sát hại những người dân vô tội, để cứu vớt
Ápganixtan và điều động hơn 200 nghìn quân đến biên giới Ápganixtan, tiến hành diễn
tập quân sự với quy mô lớn có các binh chủng tham gia. Đồng thời công khai ra lời cảnh
cáo Taliban: “Ngọn lửa chiến tranh một khi đã bùn lên sẽ rất khố dập tắt”. Còn Taliban
cũng nhiều lần điều động tập trung tới 25 nghìn quân và vũ khí với số lượng lớn áp sát
biên giới Iran, còn bố trí tên lửa “Scut” do Liên Xô chế tạo có thể bắn tới một thành phố
lớn của Iran. Trong thời gian đối đầu giữa hai nước, còn diễn ra sự kiện “xâm phạm bầu
trời” và “giao chiến”. Sau khi đại sứ quán Mỹ ở Kênia và Tandania bị đánh bom, để trả
đũa những kẻ khủng bố, Mỹ đã huy động máy bay bắn phá “căn cứ của phần tử khủng
bố” ở trên đất Xuđăng và Ápganixtan. Nhưng cuộc tấn công đó chưa đích thực tấn công
vào phần tử khủng bố mà lại châm ngòi thách thức cuộc chiến tranh cục bộ. Sau khi
Trang 14
Ngô Văn Chương DH8SU
Xuđăng và Ápganixtan bị Mỹ đánh phá đã phản đối kịch liệt, chỉ trích hành động của Mỹ
“vi phạm mọi nguyên tắc của luật quốc tế”. Tổng thống Xuđăng từng tuyên bố ngày 20
tháng 9 rằng nếu Mỹ lại tiến hành uy hiếp và tấn công quân sự với Xuđăng, Xuđăng sẽ
“tiến hành đánh trả mạnh” đối với Mỹ mà không thông qua Hội đồng bảo an Liên hợp
quốc và tổ chức quốc tế. Điều đó khiến quan hệ giữa các quốc gia vốn đã căng thẳng
càng ở vào tình thế gươm tuốt vỏ, nỏ giương dây.
Thứ tư, hoạt động của chủ nghĩa khủng bố quốc tế còn dẫn đến sự tranh chấp
ngoại giao nghiêm trọng giữa một số nước. Mỹ căn cứ theo tiêu chuẩn do minh đặt ra, đã
đưa một số quốc gia vào danh sách các nước ủng hộ khủng bố, khiến quan hệ giữa Mỹ và
một số nước ở trong tình trạng bất hòa lâu dài. Tháng 12 năm 1998, một chiếc máy bay
Boeing 747 của công ty hàng không Liên – Mỹ đang trên đường bay tới Scốtlen thì bị nổ
tung, toàn bộ 259 người trên máy bay không ai còn sống sót. Tranh chấp ngoại giao giữa
Anh, Mỹ và Libi về vấn đề dẫn độ hai người Libi bị tình nghi gây ra vụ đánh bom trên
kéo dài nhiều năm.
Trang 15
Ngô Văn Chương DH8SU
CHƯƠNG III
THẾ GIỚI TĂNG CƯỜNG CHỐNG LẠI HOẠT ĐỘNG KHỦNG BỐ
Tháng 4 năm 1995, ngày thứ tư sau vụ đánh bom ở Ôcalahôma, Tổng thống Mỹ
Bill Clintơn đã đưa ra câu trả lời cứng rắn đối với thế lưc khủng bố: “Nếu không tử hình
những kẻ phạm tội tày trời như vậy thì không biết phạm tội gì mới nên xử cực hình”. Do
chủ nghĩa khủng bố ngày càng ngang ngược uy hiếp nghiêm trọng đến hào bình và phát
triển của thế giới sau chiến tranh lạnh, dẫn đến sự bất an và phẩn nộ trong nhân dân thế
giới. Cuộc đấu tranh khủng bố đã được chính phủ các nước chú ý cao độ và được coi là
mục tiêu và nhiệm vụ chung của xã hội quốc tế. Nhiều nước trên thế giới đã thông qua
lập pháp coi hoạt động khủng bố là loại tội phạm hình sự mới, và tăng cường lực lượng
của cơ cấu tình báo, đưa ra dự luật chống khủng bố, tăng cường biện pháp bảo vệ an
ninh, tăng thêm kinh phí, mở rộng quyền cho cảnh sát, tích cực tổ chức xây dựng bộ đội
đặc biệt chống khủng bố, thay đổi biện pháp như trình tự tư pháp, tăng thêm sức mạnh
chống khủng bố. Ngày 5-1-1996, hội nghị lần thứ 14 của Hội đồng bộ trưởng nội vụ các
quốc gia Arập đã thông qua một dự án chiến lược cộng đồng Arập chống lại hoạt động
khủng bố. Ngày 23 tháng 1, Pêru và Boolivia quyết định áp dụng hành động liên hợp
chống hoạt động khủng bố và thỏa thuận điều chỉnh pháp luật để đối phó với loại tội
phạm này. Trong bản tuyên ngôn tháng 4 của Bộ trưởng nội chính nước Anh đã tuyên bố,
nước Anh coi hành động tấn công của chủ nghĩa khủng bố là đại sự mà chính phủ quan
tâm nhất, và đã phê chuẩn luật “chống khủng bố”, tăng thêm điều lệ mới, trao quyền lực
nhiều hơn cho cảnh sát, nghành bảo vệ an ninh cũng định dùng 70% ngân sách vào việc
chống hoạt động khủng bố. Nước Pháp tuyên bố trong thời gian 1995-1997 đã bắt được
1.676 phần tử khủng bố, trong số đó, phần tử cực đoan của chủ nghĩa chính thống Ixlam
là 1.037 tên, chiếm 62,7%, phần tử chủ nghĩa chia rẽ dân tộc người Coóc là 317 tên,
chiếm 18,7%. Dồng thời chủ trương kết hợp hoạt động chống khủng bố với hoạt động
chống buôn lậu vũ khí, ma túy, lắp đặt phi pháp mạng máy tính. Ngày 5-6-1997, Tổng
thống Philíppin Ramôts ký lệnh yêu cầu quân đội gánh vác nhiệm vụ mới tấn công tập
đoàn khủng bố. Căn cứ vào việc tổng thống đã trao quyền, quân đội khi cần thiết có thể
bố trí máy bay hoặc chiến hạm để đối phó với phần tử khủng bố. Trước sự kiện mưu sát
và tấn công của tổ chức dân tộc và tự do của xứ Bascơ, chính phủ Tây Ban Nha đưa ra
yêu cầu quyết tâm kiên trì tấn công chủ nghĩa khủng bố, và tuyên bố chính phủ sẽ không
có bất kỳ lý do gì để đàm phán với tổ chức khủng bố xứ Bascơ (ETA). Năm 1995, để đối
phó với phần tử khủng bố, chính phủ Hy Lạp đã xác định lại kế hoạch, dùng khoảng 30
triệu USD vào việc chống khủng bố và với sự ủng hộ của Mỹ, đã bỏ ra 2 triệu USD làm
tiền thưởng phá án. Tháng 1 năm1996, các quốc gia độc lập SNG đã tiến hành hội nghị
nguyên thủ quốc gia ở Mastxcơva, thảo luận 27 đề tài và ký kết “Thỏa thuận phòng ngừa
xung đột vũ trang và sự lan rông của hoạt động khủng bố trên lãnh thổ các nước SNG”.
Tháng 4 năm 1996, Thượng viện và Hạ viện của Mỹ còn lần lược thông qua dự luật
chống khủng bố, quy định chính phủ trong 4 năm sau sẽ bỏ ra một tỷ USD cho hoạt động
chống khủng bố của liên bang và cơ cấu cấp bang. Đồng thời xác định 120 thành phố có
mật độ dân cư đông để triển khai luyện tập phòng chống khủng bố. Đối với nhân viên và
quân nhân làm việc ở nước ngoài, cũng tiến hành huấn luyện chống khủng bố trong vòng
một tuần. Bộ quốc phòng Mỹ coi việc ngăn chặn sự uy hiếp của chủ nghĩa khủng bố và
phồng chống việc dùng máy tính thao túng chiến trường trong tương lai là trọng điểm
Trang 16
Ngô Văn Chương DH8SU
nghiên cứu quân sự. Để đối phó có hiệu quả đối với hành động của chủ nghĩa khủng bố.
Như Cục điều tra liên bang Mỹ thành lập riêng bộ đội hành động đặc biệt để tấn công
phần tử khủng bố trong nước. Nga cũng giao nhiệm vụ chống khủng bố cho đội biệt động
“Anpha” và đội biệt động “Cờ hiệu” trước kia trực thuộc cục an ninh và cục phản gián.
Đồng thời, còn thành lập thêm phân đội đặc chủng chống khủng bố hạt nhân “Vega”. Về
chỉ huy cũng quy định, khi phần tử khủng bố sử dụng vũ khí giết người hàng loạt, Nếu
Cục điều tra liên bang và bộ tư pháp khó kiểm soát nổi thì giao quyền cho quân đội phụ
trách toàn bộ hoạt cộng chống khủng bố. Năm 1997, bộ đội tác chiến đặc biệt lục quân
Mỹ lần lược diễn tập ở 144 quốc gia, nhiệm vụ của nó nặng gấp 3 lần so với năm 1991.
Với chủ nghĩa khủng bố có tính chất xuyên quốc gia, nếu chỉ dựa vào sức mạnh
của một hoặc vài quốc gia thì khó có thể ngăn ngừa và chặn đứng, vì thế trên thế giới đã
có người đề xuất: cần phải làm giống như chiến tranh vùng Vịnh, tổ chức hành động nhất
trí của nhiều quốc gia để tấn công chủ ngĩa khủng bố. Vì thế, tổ chức quốc tế lớn nhất thế
giới – Liên hợp quốc cũng căn cứ vào tình hình lan tràn của chủ nghĩa khủng bố bắt tay
vào tăng cường hành dộng liên hợp chống khủng bố. Hàng năm Liên hơp quốc tổ chức
Hội nghị chuyên đề chống khủng bố và tấn công tội phạm, phát triển cảnh sát hình sự
quốc tế thành lực lượng quan trọng chống khủng bố liên mạng trên toàn cầu. Để phòng
ngừa và ngăn chặn các hoạt động khủng bố quốc tế, Liên hợp quốc và cơ cấu thuộc
quyền của nó đã lần lược định tra Công ước Tôkyô, La Hay và Montreal vào năm 1963,
1970 và 1971 về việc chống cướp máy bay trên không. Năm 1979, Đại hội đồng Liên
hợp quốc lại thông qua “Công ước quốc tế về chống bắt giữ con tin”. Đại hội đồng Liên
hợp quốc cũng đã nhiều lần thông qua quyết định kêu gọi phòng chống loại trừ chủ nghĩa
khủng bố, xác định rõ ràng hoạt động khủng bố ở bất cứ nơi nào trên thế giới đều là tội
phạm, và yêu cầu tất cả các nước áp dụng biện pháp hiệu quả, quyết đoán để tăng cường
tấn công và tiêu diệt triệt để chủ nghĩa khủng bố quốc tế. Tháng 4 năm 1995, Liên hợp
quốc lại một lần nủa triệu tập hội nghị toàn thế giới về chống tội phạm. Đây là hội nghị
toàn thế giới lần thứ 9 đưa việc chống tội phạm và hoạt dộng của chuur nghĩa khủng bố
vào trương trình nghị sự quan trọng, Hội nghị có 147 chính phủ và tổ chức các nước khu
vực tham gia, trong đó có cả Trung Quốc. Dưới sự thỏa hiệp và điều hòa giữa Liên hợp
quốc và tổ chức dân sự, các nước trên thế giới không chỉ tăng thêm sự quan tâm của nước
mình đối với vấn đề chủ nghĩa khủng bố, mà còn tăng cường hợp tác quốc tế, khu cực
giữa hai bên và nhiều bên. Sau khi sứ quán Mỹ ở Kênia và Tandania bị đánh bom tháng 8
năm 1998, xã hội quốc tế nhất trí đưa lời kêu gọi mạnh mẽ yêu cầu ngăn chặn và tấn công
hoạt động khủng bố quốc tế. Ngày 13 tháng 8, nghị quyết mà Hội đồng bảo an Liên hợp
quốc thông qua đã nhấn mạnh, cần phải tăng cường hợp tác quốc tế, áp dụng các biện
pháp hửu hiệu thiết thực, ngăn chặn, tấn công và loại bỏ chủ nghĩa khủng bố dưới mọi
hình thức ảnh hưởng đến toàn bộ xã hội quốc tế.
Hiện nay, trong biện pháp cụ thể phòng ngừa và chống khủng bố của hầu hết các
nước trên thế giới tuy có khác nhau, nhưng đều đi đến nhất trí về các nguyên tắc chủ yếu,
bao gồm: xác định tất cả các hành động khủng bố đều là hành vi phạm tội không thể tha
thứ, bất luận động cơ của nó là như thế nào đều phải bị trừng trị; đối với hành động cướp
đoạt tài sản của chủ nghĩa khủng bố, quyết không thõa hiệp và nhượng bộ để tránh dẫn
đến sự gia tăng hành động khủng bố; khi công dân của một nước bị bắt cóc ở nước ngoài,
có thể yêu cầu chính phủ nước sở tại và có chủ quyền căn cứ vào luật quốc tế để thực
Trang 17
Ngô Văn Chương DH8SU
hiện chức trách của mình là phải bảo vệ an ninh cho tất cả những người có mặt trên lãnh
thổ nước họ, bao gồm việc giãi thoát an toàn cho con tin. Trong hoạt động tấn công vào
chủ nghĩa khủng bố, các nước và tổ chức có liên quan được tiếp cận và giữ liên hệ chặt
chẽ với chính phủ nước sở tại và có chủ quyền; đồng thời, cung cấp tình báo và viện trợ
kỹ thuật cho nước đó với mức độ lớn nhất; xây dựng và tìm kiếm con đường hợp tác
quốc tế để tăng cường sức mạnh chống khủng bố.
Trong hoạt động chống khủng bố dưới mọi hình thức, thì cấm vận kinh tế trở
thành một biện pháp quan trọng. Ngày 16-4-1996, Hội dồng bảo an Liên hiệp quốc thông
qua quyết nghị số 1054 thực hiện cấm vận ngoại giao với Xuđăng. Đó là lần đầu tiên
Liên hợp quốc căn cứ vào chương 7 của hiến trương Liên hợp quốc thực hiện chế tài
Xuđăng vì bị tình nghi là ủng hộ chủ nghĩa khủng bố. Tháng 1 năm 1997, Mỹ và một số
nước tuyên bố kéo dài cấm vận với Libi mà khi đó sắp hết hạn, lý do là chính phủ nước
này vẫn thực hiện chính sách khủng bố. Hành động cấm vận do xã hội quốc tế áp dụng đó
có ý nghĩa tích cực đối với việc ngăn chặn nảy sinh và lan tràn chủ nghĩa khủng bố.
Tháng 8 năm 1998, sau hai ngày Mỹ tấn công bằng tên lửa để trả đũa vào căn cứ của Bin
La đen ở Ápganixtan, Tổng thống Mỹ Bill Clintơn ra lệnh ngăn cấm bất cứ công ty Mỹ
nào có bất cứ sự giao dịch tiền tệ nào đối với kẻ giàu có lưu vong đó, đây cũng là biện
pháp quan trọng được áp dụng để ngăn chặn hành dộng khủng bố tiếp tục lan tràn .
Nhưng do tài sản của Bin Lađen phân tán ở nhiều nước và nhiều lỉnh vực đầu tư, nhiều
tài khoảng không có cách nào dưa vào phạm vi quản hạt tư pháp của Mỹ, vì thế lệnh cấm
vận của Mỹ cuối cùng có tác dụng như thế nào thì vẫn khó mà định luận.
Đứng trước hoạt dộng khủng bố ngày càng gia tăng, xã hội quốc tế cũng đang tìm
tòi giải pháp mới để tăng thêm sức mạnh chống khủng bố. Tháng 8 năm 1998, vào ngày
thứ 13 sau khi hai sứ quán Mỹ ở Đông phi bị đánh bom, Mỹ đã điều máy bay tấn công
vào một xưởng chế thuốc của Xuđăng bi nghi ngờ là cứ điểm của chủ nghĩa khủng bố và
phóng hàng chục quả tên lửa Cruise vào doanh trại của Bin Lađen ở Ápganixtan hòng
tiêu diệt luôn Binlađen và đồng bọn. đó là lần đầu tiên quân Mỹ sử dụng vũ khí tiên tiến
nhất như loại tên lửa đó để tấn công hoạt động khủng bố. Hành động này có thể mở ra
một con đường mới để đối phó với hoạt động của chủ nghĩa khủng bố sau này. Nhưng
nhìn từ kết quả cuộc tấn công quân sự của Mỹ, không những bản thân Bin Lađen bình
yên vô sự, mà hiệu quả tấn công vào doanh trại và đồng bọn của hắn cũng không được
như dự tính. Dư luận của một số quốc gia cũng đưa ra một số ý kiến khác nhau về hành
động đó, đó là sự khủng bố đối với quốc gia chủ quyền khác và dân thường với danh
nghĩa chống chủ nghĩa khủng bố, cũng tức là dùng bản thân chủ nghĩa khủng bố để đập
lại chủ nghĩa khủng bố; như vậy, chỉ có thể dẫn đến sự leo thang bạo lực mới. Hành động
của Mỹ đã tạo ra tiền lệ muốn đánh ai là đánh.
Để tấn công hoạt động tội phạm và chủ nghĩa khủng bố trong lĩnh vực công nghệ
cao, đa số các nước phát triển và các nước đang phát triển có nền kinh tế phát triển tương
đối nhanh trên thế giới, đều tăng cường sự khống chế giám sát đối với mạng máy tính, và
tăng đầu tư vốn vào kỹ thuật, thiết lạp mang máy tính có cơ cấu chống khủng bố, theo dõi
“cạm bẫy” trên mạng của hacker máy tính, hổ trợ truy lùng kiểm tra chứng cứ tội phạm.
Cục điều tra Liên bang Mỹ đã thành lập tổ chức chuyên án hình sự biệt hiệu C-37, nhiệm
vụ của nó là giám sát theo dõi hacker xâm nhập may tính trên mạng.Sau hai năm thành
Trang 18
Ngô Văn Chương DH8SU
lập, C-37 đã theo dõi và phá được hơn 800 vụ án trên may tính tương đối lớn. Các phần
tử dùng máy tính để hoạt động khủng bố đã gây chấn động rất lớn. Ngoài Mỹ ra, một số
nước phát triển phương Tây và các nước Nhật Bản, Xingapo, Hàn Quốc ở châu Á hết sức
coi trọng biện pháp chống khủng bố trong lĩnh vực công nghệ cao, và giành được những
kết quả rõ rệt.
Trang 19
Ngô Văn Chương DH8SU
LỜI KẾT
Bức tranh thế giới đầu thế kỷ 21 được vẽ nên không chỉ bởi màu xanh của lá cây,
màu hồng của tình yêu, hạnh phúc mà còn được phủ bởi màu đen của khói súng, màu đỏ
của máu và lửa, của sự thù địch đang tăng lên và của sự chia rẽ ngày càng sâu sắc hơn.
Chúng ta đã đạt được tiến bộ quan trọng trong cuộc chiến toàn cầu chống khủng
bố. Tuy nhiên, chiến thắng cuối cùng của chiến dịch toàn cầu chống khủng bố này sẽ phụ
thuộc phần lớn vào hai yếu tố: ý chí chính trị quốc tế bền vững và xây dựng năng lực hiệu
quả.
Trước tiên, chúng ta phải duy trì và tăng cường ý chí chính trị của các nhà nước
để đấu tranh chống chủ nghĩa khủng bố. Chìa khóa để duy trì một liên minh là phải
thường xuyên nhắc nhở với các nước thành viên rằng cuộc chiến vẫn chưa kết thúc và
rằng nỗ lực bền bỉ rõ ràng là vì lợi ích lâu dài của họ. Chúng ta đã đạt được bước tiến
quan trọng trong lĩnh vực này.
Thứ hai, chúng ta cần phải nâng cao năng lực của tất cả các nước để đấu tranh
chống khủng bố. Hoa Kỳ không thể tự mình điều tra tất cả các đầu mối, bắt giữ tất cả
những kẻ bị tình nghi, thu thập và phân tích tất cả thông tin tình báo, trừng phạt tất cả
những kẻ tài trợ cho khủng bố, ngăn chặn phổ biến vũ khí giết người hàng loạt, hay tìm
kiếm và tấn công tất cả các căn cứ khủng bố.
Hoa Kỳ cùng chia sẻ mục tiêu hỗ trợ các chính phủ trở thành những đối tác đầy
đủ và tự lực trong cuộc chiến toàn cầu chống khủng bố.
Cuộc chiến này sẽ không biết trước hồi kết, nhưng chắc chắn sẽ có thêm những
cuộc tấn công đẫm máu. Chúng ta, cũng như nhân loại có lương tri trên thế giới, không
bao giờ và sẽ không bao giờ đồng tình với các vụ tấn công mang màu sắc khủng bố dù nó
ở bất cứ nơi đâu, trong bất cứ hoàn cảnh nào và biện minh cho bất cứ mục đích gì. Tất cả
chỉ đem đến đau thương cho những người vô tội mà thôi, trong lúc này hay lúc khác. Sự
thù địch của một bên sẽ chỉ dem lại cho nó không gì khác sự thù địch của phía bên kia và
nguy hiểm hơn khi đó không phải là sự thù địch của một người hay một nhóm người mà
là sự thù địch của cả một dân tộc, của các thế hệ nối tiếp nhau. Và như thế, đâu sẽ là điểm
kết cho một vòng tròn các hành động bạo lực từ hai phía? Chỉ có một kết quả mà chúng
ta có thể thấy được là phụ nữ, trẻ em, những người vô tội phải gánh chịu những đau
thương mất mát trong thế kỷ 21 này, khi mà loài người ít nhất cũng đã tự công nhận là
mình đã đạt đến một mức độ văn minh nào đó.
Hãy dừng lại khi chúng ta còn có thể.
Trang 20
Ngô Văn Chương DH8SU
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. VƯƠNG DẬT CHÂU (CB) _AN NINH QUỐC TẾ TRONG THỜI ĐẠI
TOÀN CẦU HÓA _ NXB Chính Trị Quốc Gia HN _2004.
2. WWW. CHU NGHIA KHUNG BO.COM
Trang 21