Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH - NGŨ HÀNH VÀ Y HỌC ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.52 KB, 20 trang )

HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH
NGŨ HÀNH VÀ Y HỌC


. Ngũ hành và Tạng phủ
- Nếu đem đồ hình Thái cực, áp dụng vào khuôn mặt, nhìn từ sau ra
trước, ta thấy :
- Trán thuộc Tâm.
- Cằm thuộc Thận.
- Má bên trái thuộc Can.
- Má bên phải thuộc Phế.
- Mũi thuộc Tỳ (trung ương).
Việc phân chia này giúp ích rất nhiều trong việc chẩn bệnh.
Thí dụ : Nhìn thấy dấu hiệu báo bệnh ở vùng cằm có thể nghĩ đến
bệnh lý ở thận, hoặc vùng trán có dấu hiệu báo bệnh có thể nghĩ đến rối loạn
ở tâm

- Nếu xếp đồ hình dọc theo cơ thể con người ta thấy :
- Từ ngực trở lên thuộc Tâm.
- Từ thắt lưng xuống thuộc Thận.
- Nửa bên trái thuộc Can.
- Nửa bên phải thuộc Phế.
- Bụng thuộc Tỳ.
Sự phân chia này giúp rất nhiều, trong việc chẩn bệnh : Thí dụ :
- Có nhiều người chỉ cảm thấy lạnh nửa bên người hoặc nửa phần cơ
thể như : bên phải lạnh, bên trái nóng hoặc trên nóng dưới lạnh
- Những người liệt nửa bên trái, thường kèm theo đau nửa đầu, chảy
nước mắt sống (những biểu hiện của Can) Liệt nửa phải thường kèm
theo nói khó khăn, khó đi cầu (những biểu hiện của Phế, Đại trường)
2. Về sinh lý :
a) Quan niệm cổ truyền :


Ứng dụng Ngũ hành vào mặt sinh lý con người là đem ngũ tạng sánh
với Ngũ hành, dựa vào đặc tính sinh lý của Ngũ tạng để tìm ra sự liên hệ với
Ngũ hành.
+ Can và Hành mộc : Tính của cây gỗ thì cứng cỏi giống như chức
năng của Can là 1 vị tướng, vì thế, dùng hành Mộc ví với can.
+ Tâm và Hành hỏa : Lửa cháy thì bốc lên, giống như Tâm bốc lên
mặt và lưỡi, vì thế, dùng hành Hỏa ví với Tâm.
+ Tỳ và Hành thổ : Đất là mẹ đẻ của muôn vật giống là con người sinh
tồn được là nhờ vào các chất dinh dưỡng do Tỳ vị cung cấp, vì thế, dùng
Hành thổ ví với Tỳ.
+ Phế và Hành kim : Kim loại thường phát ra âm thanh giống như con
người phát ra tiếng nói nhờ Phế, vì thế, dùng hành Kim ví với Phế.
+ Thận và Hành thủy : Nước có tác dụng đi xuống, thấm nhuần mọi
chỗ giống như nước uống vào, một phần thấm vào cơ thể, phần còn lại theo
đường tiểu bài tiết ra ngoài, vì vậy đem hành Thủy ví với Thận.
b) Quan điểm hiện đại :
Dựa theo công năng cơ thể, tìm sự tương ứng với hành nào đó trong
Ngũ hành để giải thích sự biến chuyển của Ngũ hành.
- Hành Mộc và sự vận động : Đó là sự vận động của các cơ bắp, các
sợi cơ ở khắp cơ thể. (Cơ năng phát động).
- Hành Hỏa và sự phát nhiệt : Đó là sự sản sinh nhiệt năng do sự
chuyển hóa của các tế bào. (Cơ phát nhiệt).
- Hành Thổ và sự bài tiết (Cơ năng bài tiết) : Đó là vận động đưa chất
ra ngoài cơ thể.
- Hành Kim và sự hấp thụ (Cơ năng hấp thụ) : Đó là vận động thu hút
các chất vào.
- Hành Thủy và sự tàng trữ (Cơ năng tàng trữ) : Đó là vận động tàng
trữ các chất trong cơ thể để dùng khi cần thiết.
Giữa 2 quan niệm cổ điển và hiện đại, có 1 số điều khác biệt :
- Nếu đứng về quan niệm cổ điển , chỉ có 5 chức năng tương ứng :

Can Mộc, Tâm Hỏa, Tỳ Thổ, Phế Kim và Thận Thủy. Khi nói đến Can là
phải nói đến Mộc, Tâm phải đi với Hỏa Nếu nói Tâm Thủy hoặc Can
Thủy sẽ bị cho là sai hoặc không biết gì về Ngũ hành ! Nếu chỉ hiểu Can là
Mộc, Tâm là Hỏa sẽ khó có thể giải thích được các cơ chế sinh bệnh 1
cách toàn diện được.
Thí dụ : Cũng bệnh về Tỳ.
- Hỏa của Tỳ vượng gây nôn ra máu.
- Mộc của Tỳ vượng gây co thắt bao tử.
- Thủy của Tỳ suy gây tiêu chảy.
Nếu chỉ quy Tỳ vào hành Thổ thì khó có thể giải thích được các dấu
hiệu gây bệnh do Mộc và Thủy của Tỳ đã gây ra.
Như vậy, nếu xét một cách rộng hơn thì : Mỗi tạng phủ đều có Ngũ
hành chi phối.
- Can Mộc, Can Hỏa, Can Thổ, Can Kim, Can Thủy.
- Tâm Hỏa, Tâm Thổ, Tâm Kim, Tâm Thủy, Tâm Mộc.
- Tỳ Thổ, Tỳ Kim, Tỳ Thủy, Tỳ Mộc, Tỳ Hỏa.
- Phế Kim, Phế Thủy, Phế Mộc, Phế Hỏa, Phế Thổ.
- Thận Thủy, Thận Mộc, Thận Hỏa, Thận Thổ, Thận Kim.
Người xưa, khi quy Mộc cho Can, Hỏa cho Tâm là muốn nhấn
mạnh rằng Mộc có liên hệ và chi phối Can nhiều hơn các tạng khác. Nhưng
không phải vì thế mà cho rằng Mộc không có liên hệ và chi phối các tạng
phủ khác.
Hiểu được như vậy, sẽ rất có lợi trong việc điều trị, nhất là trong việc
chọn huyệt châm cứu, kể cả dùng thuốc.
Thí dụ : Cũng 1 đường kinh Can, xét riêng về Ngũ du huyệt ta có :
huyệt Đại Đôn (Can Mộc Huyệt), Hành gian (Can Hỏa), Thái xung (Can
Thổ), Trung Phong (Can kim), Khúc Tuyền (Can thủy).
Các đường kinh khác cũng đều có 5 huyệt tương ứng với Ngũ hành,
nhờ đó, giúp cho việc chọn huyệt thêm chính xác và hiệu quả hơn.
Thí dụ : Cũng bệnh về mắt :

- Mắt đau, nóng đỏ, biểu hiện Hỏa của Can vượng, phải tả Hỏa huyệt
của Can là huyệt Hành gian.
- Mắt hay bị chảy nước sống là dấu hiệu Thủy của Can suy, cần bổ
Thủy huyệt của Can là huyệt Khúc Tuyền.
- Mắt cận thị yếu kém là dấu hiệu Mộc của Can suy, cần bổ Mộc
huyệt của Can là huyệt Đại Đôn.
Cũng bệnh về mắt mà ở 3 trường hợp chúng ta đã dùng 3 huyệt khác
nhau dù cũng chỉ ở can Kinh. Nếu không hiểu rõ cụ thể sự rối loạn ở hành
nào, bệnh gì cũng chỉ dùng có 1 huyệt duy nhất của kinh Can thì sẽ khó điều
trị thành công.
Ngoài ra, đào sâu hơn ta thấy, mỗi hành đều có 2 mặt mâu thuẫn và
thống nhất là âm dương, do đó, ta có : Âm Mộc, Dương Mộc, Âm Hỏa,
Dương Hỏa, Âm Thổ, Dương Thổ, Âm kim, Dương Kim, Âm Thủy, Dương
Thủy.
Việc phân biệt này sẽ giúp ích rất nhiều trong việc chọn huyệt để điều
trị cho thích hợp.
3. Ngũ hành và chẩn bệnh
Căn cứ vào các triệu chứng xuất hiện qua Ngũ hành như : Ngũ sắc,
Ngũ vị, Ngũ quan, Ngũ chí để tìm ra tạng phủ tương ứng bệnh (Xin xem ở
biểu đồ tổng quát của Ngũ hành, trang cuối của Ngũ hành).
Thí dụ : Bệnh ở mắt có liên quan đến Can vì Nội Kinh ghi : "Can khai
khiếu ở mắt" hoặc bệnh ở Tai có liên hệ đến Thận vì Nội Kinh ghi :" Thận
khai khiếu ở Tai"
4. Ngũ hành và bệnh lý
Ứng dụng Ngũ hành vào bệnh lý, chủ yếu vận dụng quy luật Sinh
Khắc, Tương Thừa, Tương Vũ, Phản sinh khắc, để giải thích các quan hệ
bệnh lý khi 1 cơ quan, tạng phủ nào đó có sự xáo trộn gây ra mất thăng bằng
: thái quá (hưng phấn) hoặc bất cập (ức chế).
Thí dụ : Giận dữ ảnh hưởng đến Can (Nội Kinh : Can chủ sự giận dữ),
Can khí bùng lên, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của Tỳ vị (Can Mộc

khắc Tỳ Thổ) sinh ra chứng bao tử đau, bao tử loét, gọi là chứng Can Khí
Phạm Vị. Nguyên nhân chủ yếu tại Can vượng lên làm hại Tỳ chứ không
phải do Tỳ tự suy yếu.
Ngoài ra, có thể dùng các biểu hiện của Ngũ hành để tìm ra sự xáo
trộn ở các Hành, Tạng phủ, cơ quan.
Thí dụ : Đau trong xương, tiểu nhiều, lưng đau có thể nghĩ đến Thận
vì : Thận chủ xương, nước tiểu là dịch của Thận, vùng lưng thuộc Thận
Tuy nhiên, cần lưu ý là sự thay đổi của 1 Hành, luôn luôn đưa tới sự
thay đổi của cả 5 hành, nhất là trong các Hội chứng bệnh. Do đó, mối quan
hệ giữa các hành không phải chỉ là giữa 2 - 3 hành mà luôn là mối quan hệ
giữa 5 hành
Mỗi hành khi có sự xáo trộn (Hưng phấn hoặc ức chế), có thể do 5
nguyên nhân :
Thí dụ : Hỏa vượng.
- Có thể do tự nó vượng lên, gọi là Chính Tà.
- Có thể do Mộc vượng làm Hỏa vượng (Mộc sinh Hỏa) tức là do tạng
phủ sinh ra nó gây ra (bệnh từ Mẹ truyền sang con), gọi là Hư Tà.
- Có thể do Thổ vượng, phản sinh Hỏa, tức là do tạng phủ nó sinh ra,
(bệnh từ con truyền sang mẹ) gọi là Thực tà.
- Có thể do Thủy suy, không khắc được Hỏa, tức là có tạng phủ khắc
nó (quy luật Tương Vũ), gọi là Vi Tà.
- Có thể do Kim suy, không phản khắc được Hỏa, nhân cơ hội đó Hỏa
bùng lên theo quy luật Tương Thừa, gọi là Tặc tà.
Như vậy, có thể nhận thấy rằng :
Đối với 1 Hội chứng, gọi là Hỏa vượng, khi thấy có Mộc vượng, Thổ
vượng, Kim suy và Thủy suy. Gọi là Thủy suy khi thấy có Mộc suy, Kim
suy, Thổ vượng và Hỏa vượng Các hành khác cũng lý luận tương tự như
vậy.
5. Ngũ hành và châm cứu
Các kinh thư cổ đã áp dụng Ngũ hành vào 1 số huyệt vị nhất định là

Tỉnh, Vinh (Huỳnh), Du, Kinh, Hợp, gọi là Ngũ du huyệt.
Sự sắp xếp thứ tự của Ngũ du không thay đổi nhưng thứ tự của Ngũ
hành lại thay đổi tùy thuộc vào âm dương của đường kinh. Kinh âm khởi
đầu bằng Mộc, kinh dương bắt đầu bằng Kim, sau đó cứ theo thứ tự Tương
sinh mà sắp xếp huyệt.

Nhận xét về cách phân chia của cổ điển ta thấy :
Nếu chỉ phân chia như trên, sẽ không đủ để giải quyết vấn đề mâu
thuẫn thống nhất là Âm Dương ngay trong mỗi hành. Ngay trong mỗi hành
đều có Âm dương, do đó, mỗi huyệt của Ngũ du cũng đều có Âm dương. Vì
vậy, cùng 1 huyệt, cùng 1 tên, 1 chức năng nhưng lại có 2 công dụng khác
nhau : Dương Hỏa (hưng phấn Hỏa) và Âm hỏa (ức chế Hỏa)
Thí dụ : Huyệt Ngư tế, tuy là Hỏa huyệt của phế kinh, nhưng cũng có
thể là Phế âm Hỏa hoặc Phế dương Hỏa, tùy theo vị trí bên phải hoặc bên
trái của huyệt.
Việc phân chia cụ thể theo Âm dương sẽ giúp rất nhiều trong việc xác
định và chọn huyệt thích hợp trong điều trị.
Thí dụ : Người bệnh ho ra máu, chứng này do Hỏa của Phế vượng lên.
Tuy nhiên :
- Trong trường hợp cấp tính, thực chứng, do Dương Hỏa vượng, cách
chữa là Tả Dương Hỏa huyệt của Phế tức Tả huyệt Ngư tế bên trái.
- Trong trường hợp mãn tính, hư chứng, do Âm Hỏa suy, không ức
chế được Dương Hỏa làm cho dương Hỏa bùng lên, cách chữa là phải bổ
Âm hỏa huyệt của Phế là huyệt Ngư tế bên phải.
6. Ngũ hành và Dược liệu
Y học cổ truyền dùng Ngũ hành áp dụng vào việc sử dụng thuốc đối
với bệnh tật của tạng phủ trên cơ sở liên quan giữa Vị, Sắc đối với tạng
phủ. Đây là nền tảng của việc Quy Kinh.
Thí dụ : Vị chua, màu xanh vào Can
Vị cay, màu trắng vào phế

Ngoài ra, trong việc bào chế, có thể vận dụng đặc tính của Ngũ hành
để thay đổi hoặc tăng cường hiệu quả của thuốc.
Thí dụ : Tẩm thuốc với dấm (vị chua) để dẫn thuốc vào Can, Tẩm
thuốc với Muối (vị mặn) để dẫn thuốc vào Thận
Việc áp dụng màu sắc của Ngũ hành vào Dược liệu cũng đang được
các nước ngoài quan tâm đến.
Theo Canadian Consumer Bộ y tế và phúc lợi xã hội Canada, đề ra
chương trình dán nhãn vào các loại thực phẩm bán ở thị trường, căn cứ theo
giá trị dinh dưỡng của các loại :
- Nhãn xanh đậm trên các sản phẩm sữa, chỉ rõ rằng các loại thực
phẩm đó tốt cho xương và răng. (Xương và răng là biểu hiện của Thận, màu
xanh đen là màu của Thận).
- Màu vàng dán vào bánh mì và các loại ngũ cốc chỉ rõ rằng những
loại này là thức ăn cung cấp năng lượng (màu vàng là màu của Tỳ, Tỳ chủ
tiêu hóa, sinh cơ nhục ).
- Màu xanh lục dán vào rau quả là bổ mắt (Can khai khiếu ở mắt, màu
xanh là màu của Can).
- Màu đỏ dán vào cá và thịt chỉ rõ những loại này bổ máu và cơ (màu
đỏ là màu của Tâm hỏa, Tâm chủ huyết - Cân cơ thuộc về Can, ở đây là Hỏa
phản sinh Mộc).
7. Ngũ hành và điều trị
Trong việc điều trị, cần nắm vững quy luật Sinh Khắc của Ngũ hành
thì việc trị liệu mới đạt được hiệu quả cao.
A Tương sinh
Cần nhớ nguyên tắc : "Hư bổ mẫu, Thực tả tử".
a) Hư bổ mẫu : Trong trường hợp Thổ sinh Kim thì Thổ là mẹ (mẫu)
và Kim là con (Tử). Trong trường hợp bệnh mạn tính, hư chứng, Tạng phủ
bị bệnh lâu ngày, không đủ sức tự phục hồi được, cần nhờ 1 nguồn cung cấp
khác giúp nó phục hồi. Muốn thế, cách hay nhất là nhớ ngay chính cái sinh
ra nó, tức bổ cho mẹ nó để mẹ nó giúp cho nó.

Thí dụ : Người bệnh Lao Phổi lâu ngày (Phế hư lao).
Trên nguyên tắc, bệnh ở Phế, Phế suy, sẽ được điều trị ở Phế, tức là
bổ Phế, tuy nhiên vì bệnh lâu ngày, Phế kém chức năng, không đủ sức tự
phục hồi, do đó, cần áp dụng nguyên tắc : "Hư bổ mẫu". Tỳ Thổ sinh Phế
Kim, do đó phải bổ Tỳ Thổ. Thực tế lâm sàng cho thấy, trong việc điều trị
lao phổi, ngoài việc dùng thuốc diệt trùng, ăn uống bồi dưỡng tốt sẽ giúp
việc điều trị lao phổi phục hồi nhanh hơn. Đây là ý nghĩa mà người xưa
thường đề cập đến : "Dĩ thổ sinh Kim".
Trong châm cứu có 2 cách áp dụng nguyên tắc Hư bổ mẫu :
- Có thể dùng ngay 1 đường kinh để bổ. Thí dụ, Phế Kim suy, có thể
bổ huyệt Thái uyên vì Thái uyên là Thổ huyệt của Phế Kinh.
- Nếu dùng huyệt khác kinh thì Phế kinh suy, bổ ở kinh Tỳ vì Tỳ Thổ
sinh Phế Kim.
Theo báo cáo nước ngoài, Dược sĩ Carlos Miyares Cao đại học tổng
hợp La Habana (Cuba) từ năm 1971 đã chiết xuất từ Nhau thai nhi 1 chất có
khả năng kích thích sự phát triển các tế bào sinh sắc tố của da tên là
Melagenia để trị bệnh Bạch biến (vitiligo) còn gọi là Lang ben rất có hiệu
quả. (Nhau thai nhi, thuộc thổ, bệnh ở da liên hệ đến Phế Kim, ở đây áp
dụng nguyên tắc Thổ sinh Kim).
b) Thực Tả Tử
Theo nguyên tắc này, thay vì tả trực tiếp Tạng phủ hoặc kinh bệnh, thì
lại điều trị ở Tạng phủ hoặc Kinh được nó sinh. Mộc sinh hỏa thì thay vì tả
Mộc lại tả Hỏa.
Thí dụ : Chứng Cao Huyết Áp do Can Dương vượng.
Theo ngũ hành, Can Mộc sinh Tâm hỏa, khi điều trị, điều chỉnh ở
Tâm (an thần).
Trong châm cứu, thay vì Tả Huyệt Đại Đôn (Mộc huyệt của can) lại
Tả huyệt Hành gian (Hỏa huyệt của Can).
B Tương khắc
Dùng quy luật tương khắc để điều chỉnh rối loạn giữa các hành.

Thí dụ : Người bệnh xuất huyết.
Huyết màu đỏ thuộc Hỏa, có thể dùng những vị thuốc màu đen (hoặc
sao cháy thành than) như Cỏ mực, Trắc bá để chữa, vì màu đen thuộc
Thủy, Thủy khắc Hỏa.
BẢNG TÓM TẮT ĐIỀU TRỊ BẰNG NGŨ HÀNH
Tạng
Phủ
Bổ, Hư Bổ
Mẫu
Lý Do Tả, Thực
Tả Tử
Lý Do
Can Mộc

Thận Thủy Thủy sinh
Mộc
Tâm Hỏa Mộc sinh Hỏa

Tâm Hỏa

Can Mộc Mộc sinh
Hỏa
Tỳ Thổ Hỏa sinh Thổ
Tỳ Thổ Tâm Hỏa Hỏa sinh Thổ

Phế Kim Thổ sinh Kim

Phế Kim Tỳ Thổ Thổ sinh
Kim
Thận Thủy Kim sinh

Thủy
Thận
Thủy
Phế Kim Kim sinh
Thủy
Can Mộc Thủy sinh
Mộc
7. Ngũ Hành và Phòng Bệnh
- Dựa vào Ngũ hành vận khí để biết được đặc điểm của bệnh tật từng
năm để dự phòng. Thí dụ : Năm Hỏa thái quá, bệnh sốt nhiệt nhiều, bệnh
viêm nhiễm nhiều cần tăng cường cách phòng chống nhiệt : ăn nhiều thức
ăn mát, ở chỗ thoáng Bổ các Thủy huyệt
- Dựa vào màu sắc, khí, vị của thức ăn, mà biết bệnh gì nên ăn hoặc
kiêng những gì.
Thí dụ : Thận suy kém, không nên ăn thức ăn quá mặn, vì vị của Thận
là vì mặn, mặn quá làm hại Thận. Không uống nước đá vì Nội Kinh ghi :
"Thận ố Hàn - Thận ghét lạnh"
8. Ngũ Hành và Biện Chứng
Dùng Ngũ hành, áp dụng vào từng trường hợp, từng sự việc để tìm ra
mối quan hệ gây rối loạn dẫn đến xáo trộn bệnh lý. Công việc này đòi hỏi
phải đào sâu vào từng hành, tìm ra những mối quan hệ giữa các rối loạn với
các hành như thế nào về phương diện Y học cổ truyền lẫn Y học hiện đại.
Nếu nắm được phương pháp lý luận biện chứng, sẽ giúp rất nhiều trong việc
chẩn đoán và điều trị bệnh.

BIỂU ĐỔ TỒNG KẾT QUY LOẠI NGŨ HÀNH
THIÊN NHIÊN
Ngũ
hành
Phát

triển
Phương
Thời
gian
Khí
Mộc
Sinh
Đông
Sáng
Phong
Chua
Xanh
Vặn Vẹo
Hỏa
Trưởng
Nam
Trưa
Nhiệt
Đắng
Đỏ
Bốc lên
Thổ
Thay đổi
Trung
ương
Giữa trưa
Thấp
Ngọt
Vàng
Kim

Thu
Tây
Chiều
Táo
Cay
Trắng
Thay
Thủy
Tàng
Bắc
Tối
Hàn
Mặn
Đen
Thấm
Vị
Sắc
Tính
Quẻ
Số sinh
Số thành

Thẳng
Tốn
3
8
Ly
2
7
Cấy gặt

Khôn
5
10
đổi
Đoài
4
9
xuống
Khảm
1
6
CƠ THỂ
Tạng
Phủ
Giác
quan
Dư ra
Thể
Chí
Dịch
Biến
động
Thanh
Can Mộc
Đởm
Mắt
Móng tay
chân
Gân cơ
Giận

Nước mắt
Co quắp
Gọi
Giốc
Tâm Hỏa
Tiểu
trường
Lưỡi
Tóc
Mạch
máu
Mừng
Mồ hôi
Nhăn nhó

Nói
Tỳ Thổ
Vị
Miệng
Da
Thịt
Lo
Nước
miếng
Ọc
Hát
Cung
Phế Kim
Đại
trường

Mũi
Lông mao

Da
Buồn
Nước mũi
Ho
Than
Thương
Thận
thủy
B.
quang
Tai
Răng
Xương
Sợ
Nước
tiểu
Run
Âm
Chức
Cơ năng
Thích
Ghét
Ồ mắt
Ồ lưỡi
Tướng quân
Vận động
Tỉnh

Rung động
Tròng đen
Rìa trái
Trủy
Quân chủ

Tuần
hoàn
Mát
Nóng nẩy

2 khoé
Đầu lưỡi
Cai kho
Tiêu hóa
Khô ráo
Ẩm ướt
2 mí
Giữa lưỡi
Quản trị
Hô hấp
Hoạt
nhuận
Khô ráo
Tròng
trắng
Rìa lưỡi
Rên

Sức

mạnh
Bài tiết
Ôn
Lạnh
Con
ngươi
Cuống
lưỡi

×