Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Tài liệu Ngũ Hành và Y Học (Phần 3) docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (234.81 KB, 9 trang )

Ngũ Hành và Y Học
(Phần 3)
7. Ngũ hành và điều trị
Trong việc điều trị, cần nắm vững quy luật Sinh Khắc của Ngũ hành thì
việc trị liệu mới đạt được hiệu quả cao.
A.- Tương sinh
Cần nhớ nguyên tắc : "Hư bổ mẫu, Thực tả tử".
a) Hư bổ mẫu : Trong trường hợp Thổ sinh Kim thì Thổ là mẹ (mẫu) và
Kim là con (Tử). Trong trường hợp bệnh mạn tính, hư chứng, Tạng phủ bị bệnh
lâu ngày, không đủ sức tự phục hồi được, cần nhờ 1 nguồn cung cấp khác giúp nó
phục hồi. Muốn thế, cách hay nhất là nhớ ngay chính cái sinh ra nó, tức bổ cho mẹ
nó để mẹ nó giúp cho nó.
Thí dụ : Người bệnh Lao Phổi lâu ngày (Phế hư lao).
Trên nguyên tắc, bệnh ở Phế, Phế suy, sẽ được điều trị ở Phế, tức là bổ Phế,
tuy nhiên vì bệnh lâu ngày, Phế kém chức năng, không đủ sức tự phục hồi, do đó,
cần áp dụng nguyên tắc : "Hư bổ mẫu". Tỳ Thổ sinh Phế Kim, do đó phải bổ Tỳ
Thổ. Thực tế lâm sàng cho thấy, trong việc điều trị lao phổi, ngoài việc dùng thuốc
diệt trùng, ăn uống bồi dưỡng tốt sẽ giúp việc điều trị lao phổi phục hồi nhanh
hơn. Đây là ý nghĩa mà người xưa thường đề cập đến : "Dĩ thổ sinh Kim".
Trong châm cứu có 2 cách áp dụng nguyên tắc Hư bổ mẫu :
- Có thể dùng ngay 1 đường kinh để bổ. Thí dụ, Phế Kim suy, có thể bổ
huyệt Thái uyên vì Thái uyên là Thổ huyệt của Phế Kinh.
- Nếu dùng huyệt khác kinh thì Phế kinh suy, bổ ở kinh Tỳ vì Tỳ Thổ sinh
Phế Kim.
Theo báo cáo nước ngoài, Dược sĩ Carlos Miyares Cao đại học tổng hợp La
Habana (Cuba) từ năm 1971 đã chiết xuất từ Nhau thai nhi 1 chất có khả năng kích
thích sự phát triển các tế bào sinh sắc tố của da tên là Melagenia để trị bệnh Bạch
biến (vitiligo) còn gọi là Lang ben rất có hiệu quả. (Nhau thai nhi, thuộc thổ, bệnh
ở da liên hệ đến Phế Kim, ở đây áp dụng nguyên tắc Thổ sinh Kim).
b) Thực Tả Tử
Theo nguyên tắc này, thay vì tả trực tiếp Tạng phủ hoặc kinh bệnh, thì lại


điều trị ở Tạng phủ hoặc Kinh được nó sinh. Mộc sinh hỏa thì thay vì tả Mộc lại tả
Hỏa.
Thí dụ : Chứng Cao Huyết Áp do Can Dương vượng.
Theo ngũ hành, Can Mộc sinh Tâm hỏa, khi điều trị, điều chỉnh ở Tâm (an
thần).
Trong châm cứu, thay vì Tả Huyệt Đại Đôn (Mộc huyệt của can) lại Tả
huyệt Hành gian (Hỏa huyệt của Can).
B.- Tương khắc
Dùng quy luật tương khắc để điều chỉnh rối loạn giữa các hành.
Thí dụ : Người bệnh xuất huyết.
Huyết màu đỏ thuộc Hỏa, có thể dùng những vị thuốc màu đen (hoặc sao
cháy thành than) như Cỏ mực, Trắc bá... để chữa, vì màu đen thuộc Thủy, Thủy
khắc Hỏa.
BẢNG TÓM TẮT ĐIỀU TRỊ BẰNG NGŨ HÀNH
Tạng
Phủ
Bổ,
Hư Bổ Mẫu
Lý Do Tả,
Thực Tả Tử
Lý Do
Can Thận Thủy Tâm Mộc
Mộc Thủy sinh Mộc Hỏa sinh Hỏa
Tâm
Hỏa
Can
Mộc
Mộc
sinh Hỏa
Tỳ

Thổ
Hỏa
sinh Thổ
Tỳ
Thổ
Tâm
Hỏa
Hỏa
sinh Thổ
Phế
Kim
Thổ
sinh Kim
Phế
Kim
Tỳ
Thổ
Thổ
sinh Kim
Thận
Thủy
Kim
sinh Thủy
Thận
Thủy
Phế
Kim
Kim
sinh Thủy
Can

Mộc
Thủy
sinh Mộc
7. Ngũ Hành và Phòng Bệnh
- Dựa vào Ngũ hành vận khí để biết được đặc điểm của bệnh tật từng năm
để dự phòng. Thí dụ : Năm Hỏa thái quá, bệnh sốt nhiệt nhiều, bệnh viêm nhiễm
nhiều... cần tăng cường cách phòng chống nhiệt : ăn nhiều thức ăn mát, ở chỗ
thoáng... Bổ các Thủy huyệt...
- Dựa vào màu sắc, khí, vị của thức ăn, mà biết bệnh gì nên ăn hoặc kiêng
những gì.
Thí dụ : Thận suy kém, không nên ăn thức ăn quá mặn, vì vị của Thận là vì
mặn, mặn quá làm hại Thận. Không uống nước đá vì Nội Kinh ghi : "Thận ố Hàn -
Thận ghét lạnh"...
8. Ngũ Hành và Biện Chứng
Dùng Ngũ hành, áp dụng vào từng trường hợp, từng sự việc để tìm ra mối
quan hệ gây rối loạn dẫn đến xáo trộn bệnh lý. Công việc này đòi hỏi phải đào sâu
vào từng hành, tìm ra những mối quan hệ giữa các rối loạn với các hành như thế
nào về phương diện Y học cổ truyền lẫn Y học hiện đại. Nếu nắm được phương
pháp lý luận biện chứng, sẽ giúp rất nhiều trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh.

BIỂU ĐỔ TỒNG KẾT QUY LOẠI NGŨ HÀNH
THIÊN NHIÊN
Ngũ Mộc Hỏa Thổ Ki Thủy

×