Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU VẤN ĐỀ HOÀNG SA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 71 trang )

trờng đại học s phạm Hà Nội
Khoa lịch sử
&

Nguyễn Văn Biểu
chuyên ngành: lịch sử việt nam
Đề tài:
BC U TèM HIU VN HONG SA
TRONG QUAN H VIT NAM TRUNG QU C
Hà Nội - 2009
1
Chương 1
kh¸I qu¸t vÒ hoµng sa
1.1. Địa lý tự nhiên
1.1.1. vị trí
Vị trí địa lí của Hoàng Sa nằm vào khoảng giữa chiều Bắc Nam của Việt
Nam, nó có vai trò đặc biệt quan trọng đối với đất nước ta, nó như một phần cơ thể
không thể thiếu trong một con người. Tầm quan trọng của nó cả trong quả khứ lịch
sử, hiện tại và trong tương lai. Với tầm quan trong như vậy vấn đề đảm bảo an ninh,
đặc biệt là quân đội để mà giữ gìn từng tấc đất của tổ quốc được nước Công Hòa Xã
Hội Việt Nam đặc biệt ưu tiên. Đó là việc trích hàng năm cho ngân sách Quốc Phòng
“Khoảng 1,8%”(tương đương với khoảng 27.000 tỷ đồng)
1
, với vị trí địa lý chiến
lược như vậy nên việc bảo vệ các đảo, quần đảo được ngày một nâng cấp.
Mới đây, đầu tháng 12-2009 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong chuyến
thăm nước Nga đã mua Tàu ngầm hiện đại và máy bay để trang bị cho quốc phòng
Việt Nam. Các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Quân đội nhân dân Việt Nam đã phát
biểu “ta có đủ khả năng để bảo vệ đất nước”…Trong số các đảo, quần đảo trên
Biển Đông có hệ thống quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là lớn nhất nhưng lại
nằm rải rác. Có những chỗ quy tụ lại những nhóm đảo nhỏ.


1.1.2. Diện tích, tọa độ
Quần đảo Hoàng Sa gồm nhiều đảo nhỏ nằm ngang bờ biển các tỉnh
Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam và một phần Quảng Ngãi ở 16.30 vĩ độ Bắc
và 112.15 kinh độ Đông. Đảo Tri Tôn (gần bờ biển Việt Nam nhất) tọa lạc ở
15.47 vỉ độ Bắc và 111.12 kinh độ Đông, cách Cù lao Ré 123 hải lý và đất liền
Quảng Ngãi 135 hải lý (một hải lý tương đương với 1852m). Trong khi đó, cách
đảo Hải Nam (Trung Quốc) 140 hải lý và đất liền 235 hải lý.
1.2. Tên gọi theo người Trung Quốc, Phương Tây
1
Nước CHXHCN Việt Nam. Bộ Quốc Phòng. Quốc Phòng Việt Nam (sách Trắng). Hà Nội
12-2009.
2
Tên gọi Hoàng sa có nhiều tên gọi khác nhau, có sự khác nhau này là do
người gọi đặt tên theo phương diện và và vị trí nào mà thôi, nhưng nó thường
được gọi theo người Việt là chủ yếu, ngoài ra nó được gọi theo tên Tiếng Anh
hay dịch ra tiếng anh. Nó cũng được gọi theo tên các thứ tiếng khác là tiếng
Trung, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Pháp và cả theo tên Hán việt…
Nước Việt Nam với toàn bộ lãnh thổ vùng đất, vùng trời, biển và hải đảo
như ngày nay là cả một quá trình dài đấu tranh gian khổ, khai hoang lấn biển
chinh phục tự nhiên, đấu tranh chống ngoại xâm bảo vệ tổ quốc của ông cha ta.
Việt Nam có diện tích khoảng 331.212 km², với hơn 2.800 hòn đảo, bãi đá
ngầm lớn nhỏ, gần và xa bờ, bao gồm cả Trường Sa và Hoàng Sa mà Việt Nam
tuyên bố chủ quyền; có vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm
lục địa được Chính phủ Việt Nam xác định gần gấp ba lần diện tích đất liền
khoảng trên 1 triệu km² mặt biển.
Tuy là một đất nước không lớn lắm trên Thế giới, nhưng cũng không phải
là nước nhỏ, nước ta thuộc vào nước có diện tích trung bình trên Thế giới. Một
điểm độc đáo là tuy là một nước như vậy nhưng nước ta trải dài theo chiều Bắc-
Nam nên nước ta có đường bờ biển khá dài khoảng 2600km. Do đó mà theo luật
biển quốc tế thì chủ quyền về diện tích mặt biển rất lớn, đó là nguồn lợi rất to

lớn của đất nước ta để từ đó ta có thể thu từ đây rất nhiều nguồn lợi: Dầu mỏ,
khoáng sản, đánh bắt cá, hàng hải…mà nhiều nước khác không có được, hoặc
do không có biển mà không có đặc trưng trên.
Đảng và nhà nước ta rất chú trọng đến tầm quan trọng của biển đảo cả về
mặt kinh tế cũng như chính trị và an ninh quốc gia. Nhưng vấn đề hoạch định phân
giới trên biển như thế nào là một trong những vấn đề rất phức tạp, các nước Đông
Nam Á Hải đảo và cả các nước Đông Á vì món lợi khổng lồ này mà cũng muốn
tranh chấp chia sẻ quyền lợi một cách thiếu hợp pháp thiếu khách quan, do vậy đây
là một vấn đề nóng bỏng việc tranh chấp xung đột vẫn thường xuyên xảy ra làm
cho các nhà lãnh đạo, các cơ quan có chủ quyền không ít đau đâu.
3
Nằm cạnh một nước lớn, với âm mưu và chủ nghĩa bành trướng “Đại
Hán”, Trung Quốc ln có tham vọng mở rộng lãnh thổ xuống phía nam (Đơng
Nam Á), những mấy nghìn năm nay tham vọng đó đã bị dập tắt và chặn đứng tại
Việt Nam. Đó là những chiến cơng oanh liệt mà ơng cha ta đã làm nên một trang
sử sáng ngời về chống: Ngun-Mơng, Chống Minh-Thanh…đã ghi vào lịch sử
nước nhà những trang sử hào hùng nhất. Nghệ thuật qn sự được vun đắp thêm
về chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lòng u nước.
Như vậy, Hồng sa có tầm quan trọng rất to lớn với nước ta, là cửa ngõ
nhìn ra Biển Đơng và Thái Bình Dương là con dường quan trọng thứ ba mà ta
có thể lưu thơng với Thế giới và bên ngồi sau đường bộ và đường hàng khơng.
Nhung nó là con đường thuận lợi và dễ dàng nhất để giao lưu quốc tế.
1.3. Tên gọi theo người Việt Nam
Các tư liệu của Việt Nam cũng như của Phương Tây và ngay cả một
số tư liệu của Trung Quốc cũng thật hết sức rõ ràng, cho biết quá trình chiếm
hữu thật sư,ï hoà bình và thực thi liên tục chủ quyền của Việt Nam trên quần
đảo Hoàng Sa và Trường Sa là một thực tế, khác hẳn với những tư liệu mà
Trung Quốc đã viện dẫn để cố suy diễn chứng minh chủ quyền của mình .
Phân tích những tư liệu của Việt Nam, đối chiếu với những tư liệu của
Trung Quốc được viện dẫn trong bộ sưu tập "Ngã Quốc Nam Hải Chư Đảo Sử

Liệu Hội Biên" do Hàn Chấn Hoa chủ biên, chúng ta có một số kết quả sau:
Hầu hết các tư liệu Việt Nam, đều là tư liệu thuộc nhà nước, đặc biệt là
Hội Điển, loại sách ghi điển chế biến thành luật lệ của triều đình hoặc các
châu bản, tức những văn bản trao đổi giữa vua và các đình thần hoặc tỉnh
thần. Hầu hết tư liệu của Việt Nam đều trực tiếp minh chứng chủ quyền của
Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tư liệu Việt Nam đã đề cập
đến đòa danh Hoàng Sa, tiếng Nôm, cùng nghóa, gọi là Cát Vàng hay Cồn
Vàng, lại rất nhất quán từ đầu thế kỷ XVII, tức từ thời chúa Nguyễn đến thế
4
kỷ XX. Cho đến nay vẫn còn giữ đòa danh Hoàng Sa. Đòa danh "Hoàng Sa"
hoặc chữ Nôm là "Cát Vàng" lại đã được người Tây Phương xác nhận là
Paracel vào thế kỷ XIX.
Các tư liệu chứng minh chủ quyền của Việt Nam đã xuất hiện liên tục
qua các đời: từ đầu thời Chúa Nguyễn, (tức đầu thế kỷ XVII), sang thời Tây
Sơn rồi tới đầu triều Nguyễn (từ vua Gia Long) qua hoạt động của đội Hoàng
Sa cũng như sự khẳng đònh, sự quản hạt hành chánh của chính quyền Việt
Nam, và sau đó đến các triều Minh Mạng, Thiệu Trò qua hoạt động của thủy
quân. Đại Nam Nhất Thống Chí, vẫn tiếp tục khẳng đònh Hoàng Sa thuộc
cương vực ngoài biển của Việt Nam.
Nếu không kể những tư liệu đại loại như Trung Quốc thường viện dẫn ,
tức là những người khi đi qua Hoàng Sa rồi cảm tác hay viết tới quần đảo này
như Lý Văn Phức đi trên tàu sang Philippines năm 1832 viết “Vọng kiến Vạn
Lý Tràng Sa tác” trong tác phẩm “Đông Hành Thi Thuyết Thảo” …, Việt
Nam có khoảng gần 30 tư liệu các loại, liên tục qua các đời từ đầu thế kỷ
XVII đến khi bò các nước ngoài xâm phạm, đã khẳng đònh chủ quyền của
Việt Nam hết sức rõ ràng.
Trong thời kỳ Đại Việt, thời kỳ Nam Bắc phân tranh và thời Tây Sơn
(1672 - 1801), nguồn tư liệu về Hoàng Sa hầu như chỉ còn lại tư liệu của
chính quyền họ Trònh ở Bắc Hà, chủ yếu là Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ Thư
trong Hồng Đưc Bản Đồ hay Toản Tập An Nam Lộ trong sách Thiên Hạ Bản

đồ (Viện Hán Nôm Hà Nội, ký hiệu A2628) của Đỗ Bá Công Đạo, Chính
Hoà năm thứ 7 (1686) (2.7) và Phủ Biên Tạp Lục của Lê Qúi Đôn năm
1776 .
5
Trong Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ Thư hay Toản Tập An Nam Lộ có bản
đồ là tài liệu xưa nhất, đã ghi phần chú thích của bản đồ với nội dung : "Giữa
biển có một dải cát dài, gọi là Bãi Cát Vàng (Hoàng Sa), dài tới 400 dặm,
rộng 20 dặm Từ cửa Đại Chiêm, đến cửa Sa Kỳ mỗi lần có gíó Tây Nam thì
thương thuyền các nước đi ở phía trong trôi giạt ở đấy; gió Đông Bắc thì
thương thuyền chạy ở ngoài cũng trôi giạt ở đấy, đều cùng chết đói hết cả.
Hàng hóa thì đều để nơi đó. Họ Nguyễn mỗi năm vào cuối mùa Đông đưa 18
chiếc thuyền đến đấy lấy hàng hoá, được phần nhiều là vàng bạc, tiền tệ, súng
đạn. Từ cửa Đại Chiêm vượt biển đến đấy thì phải một ngày rưỡi. Từ cửa Sa
Kỳ đến đấy thì phải nửa ngày”
Khoảng cách từ cửa Đại Chiêm đến Bãi Cát Vàng (chữ Hán Việt là
Hoàng Sa) một ngày rưỡi đường, cũng như từ cửa Sa Kỳ nửa ngày đường là
ghi lộn, vì tất cả các tài liệu khác đều ghi 3 ngày đêm. Vả lại ngoài khơi cửa
Đại Chiêm cũng như cửa Sa Kỳ không có đảo nào dài và có những đặc điểm
mà tài liệu đã mô tả trên , ngoài Bãi Cát Vàng hay Hoàng Sa tức Paracel.
Còn tài liệu trong Phủ Biên Tạp Lục của Lê Qúi Đôn, năm 1776 là
tài liệu cổ, mô tả kỹ càng nhất về Hoàng Sa. Lê Qúi Đôn được Chúa Trònh ở
Đàng Ngoài cử vào Phú Xuân năm 1775 để lo sắp đặt kế hoạch bình đònh hai
trấn Thuận Hoá và Quảng Nam mới được quân Chúa Trònh đánh chiếm của
Chúa Nguyễn từ năm 1774. Đến năm 1776, ông lãnh chức Hiệp Trấn và viết
ra sách Phủ Biên Tạp Lục. Phủ Biên Tạp Lục gồm 6 quyển, trong đó ở
quyển 2 có 2 đoạn văn đề cập đến việc Chúa Nguyễn xác lập chủ quyền của
Đại Việt tại Hoàng Sa như sau:
Một thực tế quan trọng: Phủ Biên Tạp Lục đã chép rất rõ "Hoàng Sa ở
gần đất Liêm Châu của Trung Quốc". Sự thực cũng đã rành rành khi Phủ Biên
Tạp Lục ghi rất chi tiết, rất rõ những hoạt động của đội Hoàng Sa ở phía Bắc, có

6
lần lính Hoàng Sa bò bão trôi dạt vào cảng Thanh Lan của Trung Quốc. Đội
Hoàng Sa vừa kiêm quản đội Bắc Hải ở phía Nam tức Trường Sa ngày nay.
Ngoài những tài liệu trên còn có nhiều văn bản hiện còn lưu trữ trong
dân gian ở Phường An Vónh tại Cù Lao Ré, nay thuộc huyện đảo Lý Sơn,
tỉnh Quảng Ngãi do PGS. Nguyễn Quang Ngọc, và Vũ Văn Quân (khoa Sử,
Đại Học Quốc Gia Hà Nội) phát hiện.
Chẳng hạn như đơn của ông Hà Liễu, cai hợp phường Cù Lao Ré, xã
An Vónh, xin chính quyền Tây Sơn cho phép đội Hoàng Sa tiếp tục hoạt động
và tờ chỉ thò ngày 14 tháng 2 Thái Đức năm thứ 9 (1786) của quan Thái Phó
Tổng Lý Quân Binh Dân Chư Vụ Thượng Tướng Công đốc suất công việc
của đội Hoàng Sa.
Năm 1773, sau 2 năm khởi nghóa, quân Tây Sơn làm chủ miền đất từ
Quảng Nam đến Bình Thuận trong đó có đất Quảng Ngãi. Những hoạt động
của đội Hoàng Sa ở xã An Vónh được đặt dưới quyền kiểm soát của chính
quyền Tây Sơn.
Với truyền thống hoạt động hàng trăm năm, dân xã An Vónh, vốn tự lập
về phương tiện tàu thuyền, lại quen việc, nên luôn luôn tham gia vào đội
Hoàng Sa. Vì thế, cuối thời chúa Nguyễn ở xứ Đàng Trong (Nam Hà), khi
quân Tây Sơn nổi dậy, kiểm soát được vùng đất Quảng Nghóa, dân xã An
Vónh vẫn tiếp tục hoạt động ở ngoài khơi xã của mình.
Sang thời kỳ Triều Nguyễn từ năm 1802 đến năm 1909, có rất nhiều
tài liệu chính sử minh chứng chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng
Sa và Trường Sa.
Trước hết là Dư Đòa Chí trong Bộ Lòch Triều Hiến Chương Loại Chí
của Phan Huy Chú (1821) và sách Hoàng Việt Đòa Dư Chí (1833). Cả hai tài
7
liệu trên đều viết về Phủ Tư Nghóa mà nội dung hầu hết nói đến Hoàng Sa.
Phủ Tư Nghóa thuộc vào Thừa Tuyên Quảng Nam, được đặt tên từ thời Lê
Thánh Tông giữa thế kỷ XV đã được Nguyễn Hoàng đổi thành phủ Quảng

Nghóa từ năm 1602. Sang thời Tây Sơn đổi thành Hoà Nghóa, đến năm 1801
đổi thành trấn. Đến Minh Mạng thứ 10 (1829) đổi thành tỉnh . Minh Mạng
thứ 13 (1832) tỉnh Quảng Nghóa lại có phủ mang tên cũ là Tư Nghóa.
Phan Huy Chú viết về phủ Tư Nghóa thời Lê thay vì Quảng Nghóa và dùng
các đòa danh cũ cũng thời Lê như Nghóa Giang (huyện), Bình Dương (huyện).
Điều này chứng tỏ Phan Huy Chú sử dụng tài liệu đòa dư của Lê Trònh ở Bắc
Hà. Điều đó cũng hợp lý, vì tác giả biên soạn công trình này hồi đầu triều
Nguyễn, trong thời gian Phan Huy Chú còn đang lân đận khoa cử chỉ đậu Tú tài
trong 2 kỳ thi. Đến năm Minh Mạng thứ 2 (1821), Phan Huy Chú mới dâng bộ
sách này cho vua Minh Mạng và cho biết ông đã soạn trong 10 năm. Trong khi
Hoàng Việt Đòa Dư Chí đã cập nhật hoá các đòa danh thời Chúa Nguyễn đặt như
huyện Chương Nghóa (ghi chú là cựu Nghóa Giang) huyện Bình Sơn (cựu Bình
Dương), song lại sử dụng đòa danh Tư Nghóa Phủ.
Nội dung về Hoàng Sa của hai cuốn sách trên có nhiều điểm tương tự
như trong Phủ Biên Tạp Lục của Lê Qúi Đôn cuối thế kỷ XVIII, chỉ khác ở
điểm :“Tiền Vương Lòch Triều trí Hoàng Sa đội ” thay vì “Tiền Nguyễn thò
triù Hoàng Sa đội” - Bởi tác giả viết hai cuốn sách trên sống dưới triều đại
Nguyễn, khác với Lê Qúi Đôn sống dưới triều đại Lê Trònh ở Bắc Hà.
Lòch Triều Hiến Chương Loại Chí của Phan Huy Chú là một công trình
biên khảo bách khoa lòch sử lớn gồm 49 quyển, ghi chép đủ mọi phép tắc của
các triều đại Việt Nam.
8
Chính Dư Đòa Chí quyển 5, ở phần Quảng Nam, có nói đến phủ Tư
Nghóa. Hầu hết nội dung nói về phủ Tư Nghóa là nói đến Hoàng Sa. Chứng tỏ
Hoàng Sa rất quan yếu đối với phủ Tư Nghóa hồi bấy giờ. Qua nội dung ông
viết, thấy rất rõ ông đã sử dụng sách Phủ Biên Tạp Lục của Lê Qúi Đôn, đã
tóm gọn bớt nhiều nội dung của Phủ Biên Tạp Lục. Trong Văn Tòch Chí,
Phan Huy Chú cũng đã kế thừa Phủ Biên Tạp Lục của Lê Qúi Đôn. Ngoài tả
cảnh vật của Hoàng Sa, ông cũng cho biết: “Tiền Vương Lòch Triều (các
chúa Nguyễn) đặt đội Hoàng Sa 70 tên cũng lấy dân An Vónh luân phiên

sung vào”. Song có dò bản đã chép nhầm tháng giêng thay vì tháng ba như
Phủ Biên Tạp Lục cho biết hàng năm"từ tháng ba đội Hoàng Sa đi làm
nhiệm vụ cũng 3 ngày 3 đêm bằng 5 chiếc tiểu điếu thuyền đến Hoàng Sa rồi
cũng tháng 8 về đến cửa Eo tới thành Phú Xuân và cũng mang theo lương
thực cho 6 tháng".
Hoàng Việt Dư Đòa Chí (1833), không đề tên tác giả, được khắc in vào
năm Minh Mạng thứ 14 ( 1833) và sau đó được tái khắc in nhiều lần. Người
ta thường gọi là cuốn Đòa Dư Minh Mạng.
Nhiều người như Phạm Thận Duật đã ghi “Hoàng Việt Đòa Dư Chí”
lại chính là của Phan Huy Chú trong tài liệu tham bác của cuốn “Hưng Hoá
Ký Lược”
2
. Điều này chứng tỏ Hoàng Việt Đòa Dư Chí bắt nguồn từ Dư Đòa
Chí trong Lòch Triều Hiến Chương Loại Chí của Phan Huy Chú. Đại để nội
dung có nhiều điều giống nhau, song đôi chỗ có khác nhau về từ hoặc thêm,
bớt và nhất là cách trình bày. Thay vì Dư Đòa Chí gồm 5 quyển, thì Hoàng
Việt Đòa Dư Chí chỉ có 2 quyển với cấu trúc khác nhau.
Trong “Đại Nam Thực Lục”, Phần Tiền Biên quyển 10 (soạn năm 1821)
là loại tài liệu chính thức của nhà nước Việt Nam nói về Hoàng Sa. Thủ phủ
2
Tac giả nói về vùng Sơn Tây, Phú Thọ, n Bái….(phần lớn các tỉnh phía tây bắc ngày nay).
9
chúa Nguyễn là Phú Xuân bò quân Trònh rồi quân Tây Sơn chiếm đóng nên
nhiều tư liệu thời chúa Nguyễn nhất là về Hoàng Sa của chính chúa Nguyễn
đã không còn lại đến ngày nay. Đây là tài liệu đầu tiên viết về Hoàng Sa
trong thời chúa Nguyễn mà triều đình nhà Nguyễn đã cho chép lại.
Ngoài ra, Đại Nam Thực Lục Tiền Biên cũng chép: “hồi quốc sơ đặt
đội Hoàng Sa, hàng năm cứ tháng 3 cỡi thuyền ra đảo, 3 ngày 3 đêm tới nơi,
đến tháng 8 về”, và cũng chép về đội Bắc Hải mộ dân Tứ Chính, Bình cố
hoặc xã Cảnh Dương sung vào, hoạt động ở phía Nam, Côn Lôn, Hà tiên do

đội Hoàng Sa kiêm quản.
Trong “Đại Nam Thực Lục Chính Biên” (in năm 1848) có 11 đoạn viết về
quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa với nhiều nội dung mới, phong phú, rất cụ thể
về sự thực thi chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Một số đoạn tiêu biểu được nói như sau, như: “Đại Nam Thực Lục” (Chính
Biên): đệ nhất kỷ, quyển 50 (đời vua Gia Long), chép rất rõ ràng:“tháng
giêng năm t Hợi (1815) sai bọn Phạm Quang Ảnh thuộc đội Hoàng Sa ra
đảo Hoàng Sa xem xét, đo đạc thủy trình ” .
Một đoạn khác trong Đại Nam Thực Lục Chính Biên, chép: “Năm Bính
Tý, niên hiệu Gia Long thứ 15 (1816), vua Gia Long ra lệnh cho thủy quân
và đội Hoàng Sa đi thuyền ra Hoàng Sa để xem xét và đo đạc thủy trình ”.
Tài liệu q giá nhất, cũng thuộc Triều Nguyễn là Châu bản triều
Nguyễn (thế kỷ XIX), ở đó người ta tìm thấy những bản tấu, phúc tấu của các
đình thần các bộ như bộ Công, bộ Hộ và các cơ quan khác hay những dụ của
các nhà vua về việc thực thi chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng
Sa dưới triều Nguyễn như việc vãng thám, đo đạc, vẽ hoạ đồ Hoàng Sa, cắm
cột mốc Cũng có nội dung bản tấu cho biết những hoạt động hàng năm trên
10
bò hoãn tháng khởi hành như năm Minh Mạng thứ 19 (1838) thay vì hạ tuần
tháng 3 khởi hành, mãi tới hạ tuần tháng 4 vẫn chưa khởi hành, hoặc năm
Thiệu Trò thứ 5 (1845) có chỉ hỗn việc do thám năm 1846.
Trong châu bản triều Nguyễn thế kỷ XIX, có những đoạn nói về chủ
quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa sau nay, “Dụ ngày 18 tháng 7
năm Minh Mạng thứ 16 (1835) thưởng phạt những người công tác tại Hoàng
Sa. Trong Châu bản tập Minh Mạng số 54, trang 92 có đoạn viết vua Minh
Mạng ra chỉ dụ giao cho Bộ Công phạt cai đội Hoàng Sa Phạm Văn Nguyên
80 trượng vì tội trì hoãn thời gian công tác hay phạt 80 trượng giám thành
Trần Văn Vân, Nguyễn Văn Tiệm, Nguyễn Văn Hoằng chưa chu tất việc vẽ
bản đồ Hoàng Sa. Trong khi đó lại thưởng dân binh đội Hoàng Sa Võ Văn
Hùng, Phạm Văn Sanh, mỗi người một quan tiền vì đã có công hướng dẫn hải

trình của thủy quân đi Hoàng Sa…
Việt Sử Cương Giám Khảo Lược quyển IV của Nguyễn Thông (1877).
Hoàng Sa như sau: “Vạn Lý Trường Sa: từ đảo Lý Sơn (tục gọi là Ngoại La
(tức Cù Lao Ré) đi thuyền về phía Đông, ba ngày ba đêm thì đến. Nước Việt
Nam ta ở buổi quốc sơ thường kén những đinh tráng hai hộ An Hải và An
Vónh, mà đặt đội Hoàng Sa để đi kiếm lượm những vật ngoài biển, hàng năm
cứ tháng 2 đi, tháng 8 về. Bãi Cát dăng từ phía Đông mà sang phiá Nam,
chỗ nổi lên chỗ chìm xuống, không biết mấy nghìn dặm. Ở trong có vụng
sâu, thuyền có thể đậu được. Trên bãi có nước ngọt. Chim biển có nhiều
giống không biết tên. Có một cái miếu cổ, lợp ngói, biển ngạch khắc mấy
chữ "Vạn lý Ba Bình" (muôn dặm sóng êm), không biết dựng từ đời nào. Các
quân nhân đến đây thường đưa những quả Phương Nam mà vãi ở trong và
ngoài miếu, mong cho mọc cây để làm dấu mà nhận. Từ khi đội Hoàng Sa
11
bãi, gần đây không ai hỏi đến miếu ấy nữa. Truyện ký của người xưa nói
nhiều về cảnh đẹp của “Thập Châu Tam đảo”. Ngày nay suy ra không thể
nói là không có những đất ấy, nhưng nói là chỗ ở của thần tiên thì sai”
3
.
Trong bộ sách “Đại Nam Nhất Thống Chí” (1882), ấn hành năm Duy
Tân thứ 3 (1910), quyển 6 : tỉnh Quảng Ngãi có 2 đoạn văn chép rõ quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa.
Trong quyển III “Quốc Triều Chính Biên Toát Yếu” của Quốc Sử Quán
triều Nguyễn, đời vua Minh Mạng, có một số đoạn liên quan đến Hoàng Sa,
Như: "Hoàng Sa ở hải phận Quảng Ngãi có một chỗ có cồn cát trắng cây cối
xum xuê tươi tốt. Ở trong cồn cát có một cái giếng. Phía tây nam có một ngôi
miếu xưa, bia đá khắc bốn chữ "Vạn Lý Ba Bình" (nghóa là muôn dặm sóng
yên). Cồn cát trắng trước kia có tên là Phật Tự Sơn. Các bờ đông, tây và nam
đều có san hô. Có một đồi đá nổi lên, chu vi 340 trượng, cao 1 trượng 3 thước,
ngang với đồi cát, gọi là Bàn Than Thạch. Ra lệnh xây miếu và dựng bia ở chốn

này. Trước miếu có xây bình phong". (quyển 3, tờ 97b-98a)…
Ngoài ra các bản đồ cổ của Việt Nam từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX
đều vẽ Bãi Cát Vàng hay Hoàng Sa và Vạn Lý Trường Sa trong cương vực
của Việt Nam. Chẳng hạn bản đồ trong Toản Tập Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ
Thư (có tác giả gọi là tồn tập) của Đỗ Bá Công Đạo hay bản đồ Đường Qua
Quảng Nam đời Lê do M.G Dumontier. Bản đồ Đại Nam Nhất Thống Toàn
Đồ trong Nam Bắc Kỳ Hội Đồ. Rất tiếc những bản đồ chi tiết cũng như tổng
quát vẽ các đảo Hoàng Sa thời nhà Nguyễn nhất là thời Vua Minh Mạng do
thời tiết khắc nghiệt cũng như chiến tranh tàn phá đã không còn lưu giữ.
3
Dẫn theo Phan Ngọc Hồ, Nguyễn Đình Hòe: “những ngun nhân gây biến động lãnh thổ
các đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Tạp chí KHXH. DDHQGHN. 1998.
12
Những tư liệu của Trung Quốc minh chứng chủ quyền của Việt Nam tại
quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Trong thời gian chưa có sự tranh chấp chủ
quyền, tức trước năm 1909, rất nhiều tài liệu của Trung Quốc cũng như
Phương Tây đều gián tiếp hay trực tiếp xác nhận chủ quyền của Việt Nam
tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Trước tiên là Hải Ngoại Kỷ Sự của Thích Đại Sán (người Trung Quốc)
năm 1696.
Trong quyển 3 của Hải Ngoại Kỷ Sự đã nói đến Vạn Lý Trường Sa tức
Hoàng Sa và đã khẳng đònh Chúa Ngãi đã hành sử chủ quyền của mình trên
quần đảo này như sau:
"Bởi vì có những cồn cát nằm thẳng bờ biển, chạy dài từ Đông Bắc qua
Tây Nam; động cao dựng đứng như vách tường, bãi thấp cũng ngang mặt
nước biển; mặt cát khô rắn như sắt, rủi thuyền chạm phải ắt tan tành; bãi cát
rộng cả trăm dặm, chiều dài thăm thẳm chẳng biết bao nhiêu mà kể, gọi là
“Vạn Lý Trường Sa” , mù tít chẳng thấy cỏ cây nhà cửa; nếu thuyền bò trái
gió trái nước tấp vào dầu không tan nát cũng không gạo không nước, trở
thành ma đói mà thôi. Quảng ấy cách Đại Việt bảy ngày đường, chừng bảy

trăm dặm. Thời Quốc vương trước, hằng năm sai thuyền đi đánh cá đi dọc
theo bãi cát, lượm vàng bạc khí cụ của các thuyền lui tấp vào. Mùa thu nước
dâng cạn, chảy rút về hướng Đông bò một ngọn sóng đưa thuyền có thể trôi
xa cả trăm dặm; sức gió chẳng mạnh , sợ có hiểm hoạ Trường Sa".
Thích Đại Sán đã kể lại kinh nghiệm hải trình qua vùng Hoàng Sa tức
Vạn Lý Trường Sa và cho biết ước lượng khoảng cách từ vùng Hoàng Sa đến
Đại Việt khoảng bảy ngày đường. Những tài liệu của Việt Nam như đã cho biết
giữa các đảo phải đi đến mất 1 ngày đường, nên nếu phải trải qua hàng trăm
13
dặm tới Đại Việt đi mất tới 7 ngày đường, trong khi từ bờ biển Việt Nam đi tới
đảo gần nhất của quần đảo Hoàng Sa chỉ mất 3 ngày 3 đêm là hợp lý.
Thích Đại Sán viết “Thời Quốc Vương trước , ở đây hàng năm sai
thuyền đi đánh cá đi dọc theo bãi cát, lượm vàng bạc, khí cụ của các thuyền
bò đắm ở Hoàng Sa” cũng phù hợp với các tài liệu Việt Nam về hoạt động
đội Hoàng Sa, song rõ hơn là xác đònh thời gian trước thời Quốc Vương
Nguyễn Phúc Chu (1691 - 1725), có nghóa là ít ra cũng ở thời Nguyễn Phúc
Trăn (1687 - 1691) hoặc các Chúa Nguyễn khác. Trong thời gian này, chưa
có tranh chấp nên Thích Đại Sán là người Trung Quốc đã có thái độ khách
quan ghi nhận chủ quyền của Đại Việt đối với Hoàng Sa như trình bày ở
trên. Cũng như các phần lãnh thổ khác của Đại Việt, chẳng bao giờ có các
văn bản của triều đình Trung Quốc xác nhận. Truyền thống chiếm hữu lãnh
thổ của Phương Tây cũng chẳng bao giờ công bố cho các nước khác được
biết. Chỉ có thực tế lòch sử xảy ra như thế nào thì những người am hiểu tường
tận như Thích Đại Sán biết rõ sự việc xảy ra ở Đại Việt xứ Đàng Trong đã
ghi nhận như thế.
Các bản đồ cổ Trung quốc do chính người Trung quốc vẽ từ năm 1909
trở về trước đều minh chứng Tây Sa và Nam Sa chưa thuộc về Trung quốc.
Khảo sát tất cả các bản đồ cổ của Trung quốc từ năm 1909 trở về trước,
người ta thấy tất cả các bản đồ cổ nước Trung quốc do người Trung quốc vẽ
không có bản đồ nào có ghi các quần đảo Tây Sa, Nam Sa hay bất cứ các

đảo nào mà Trung quốc suy diễn là Tây Sa và Nam Sa có nằm trong các bản
đồ cổ ấy. Tất cả các bản đồ cổ ấy đều xác đònh đảo Hải Nam là cực Nam của
biên giới phía Nam của Trung quốc.
14
Chẳng hạn như "Dư đòa đồ" đời Nguyên của Chu Tư Bản được vẽ thu
nhỏ lại trong sách "Quảng Dư đồ" của La Hồng Tiên quyển 1, thực hiện năm
1561, phần cực Nam lãnh thổ Trung Quốc là đảo Hải Nam .
Trong Quyển "Thiên Hạ Thống Nhất Chi Đồ" đời Minh trong Đại Minh
Nhất Thống Chí, năm 1461, quyển đầu, đã vẽ cực nam Trung Quốc là đảo
Hải Nam. "Hoàng Minh Đại Thống Nhất Tổng Đồ" đời Minh, trong Hoàng
Minh Chức Phương Đòa Đồ của Trần Tổ Thụ, 1635, quyển thượng đã vẽ phần
cực nam Trung Quốc là đảo Hải Nam.
Trong "Lộ Phủ, Châu Huyện Đồ" đời Nguyên vẽ lại trong Kim Cổ Dư
Đồ của Nguyễn Quốc Phụ đời Minh, năm 1638, quyển hạ đã vẽ phần cực
nam Trung Quốc là đảo Hải Nam.
Một quyển khác “Hoàng Triều Phủ Sảnh, Châu , Huyện Toàn Đồ" đời
Thanh, khuyết danh, năm 1862, vẽ theo "Nội Phủ Đòa Đồ" gồm 26 mảnh
mang tên "Đại Thanh Trực Tỉnh Toàn Đồ" đã vẽ phần cực nam Trung Quốc
là đảo Hải Nam.
Vào cuối thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX có các cuốn sau, có thể kể ra như sau.
"Hoàng Triều Nhất Thống Dư Đòa Tổng Đồ" trong tập Hoàng Triều
Nhất Thống Dư Đòa Tổng Đồ (khuyết danh), năm 1894, đã vẽ phần cực nam
Trung Quốc là đảo Hải Nam.
"Quảng Đông Tỉnh Đồ" trong Quảng Đông Dư Đòa Toàn Đồ, do quan
chức tỉnh Quảng Đông soạn năm 1897, có lời tựa của tổng đốc Trương Nhân
Tuấn đều không thấy bất kỳ quần đảo nào ở biển Nam Trung Hoa.
" Đại Thanh Đế Quốc", trong tập "Đại Thanh Đế Quốc Toàn Đồ" do
Thường Vụ n Thư Quán Thượng Hải, 1905, tái bản lần thứ 4 năm 1910, đã
vẽ phần cực Nam lãnh thổ Trung quốc là đảo Hải Nam.
15

"Đại Thanh Đế Quốc Vò Trí Khu Hoạch Đồ" (1909), cũng như bản đồ
trên đã vẽ phần cực nam Trung Quốc là đảo Hải Nam.
Sau năm 1909, nhiều bản đồ Trung Quốc đã vẽ Tây Sa, Nam Sa trong
lãnh thổ của Trung Quốc, trong đó có "Trung Quốc Cương Giới Biến Thiên
Đồ" năm 1939, đã vẽ ranh giới thuộc quốc đời Thanh xuống tận gần
Indonesia, gồm cả Triều Tiên.
Sau khi Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng Hoàng Sa tháng 1 nănm
1974, nhiều đoàn khảo cổ Trung Quốc đến các đảo thuộc quần đảo này và
gọi là “phát hiện” nhằm nhiều cổ vật như tiền cổ, đồ sứ, đồ đá chạm trổ trên
các hòn đảo này, song đều không có giá trò gì để minh xác chủ quyền Trung
Quốc bởi đồng tiền La Mã đã từng được phát hiện ở Óc Eo (An Giang), ở
miền Nam Việt Nam nhưng không thể chứng minh rằng Óc Eo (An Giang)
thuộc chủ quyền La Mã. Các nhân viên khảo cổ Trung Quốc còn phát hiện
được 14 ngôi miếu cô hồn và cho rằng chúng có từ thời Minh Thanh. Trong
các ngôi miếu cô hồn ấy lại có 2 ngôi miếu ở đảo Vónh Hưng, tức đảo Phú
Lâm (Ýle Boisée) đã được nhóm Hàn Chấn Hoa biên chép lại từ bài báo “Từ
quần đảo Tây Sa trở về” trên Đại Công Báo Hương Cảng , ngày 31 tháng 3
năm 1957, ghi rõ :
“Trên đảo Vónh Hưng (Phú Lâm) hiện nay có 2 ngôi miếu mà ngư dân
tự xây dựng nên. Miếu mặt Nam gọi là “Cô hồn miếu”, miếu ở mặt Bắc gọi
là “Hoàng Sa Tự”.“Hoàng Sa Tự” là bằng chứng hiển nhiên vết tích của
việc xác lập chủ quyền của Việt Nam mà các vua chúa Việt Nam, thờiù thời
Minh Mạng sai thủy quân ra Hoàng Sa xây dựng miếu, chùa.
Tư liệu Phương Tây xác nhận về chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa.
16
Năm 1494, Giáo Hoàng Alexandre VI đã dùng quyền lực tinh thần để
phân các vùng ảnh hưởng trên thế giới cho hai nước Tây Ban Nha và Bồ Đào
Nha. Sự phân chia này được chính thức hoá trong hiệp ước Tordesillas 1494.
Do đấy, các đội thương thuyền của Bồ Đào Nha đã đi về phương Đông tức

Ấn Độ và Trung Quốc. Bồ Đào Nha đã thiết lập một thương điếm ở Ma Cao
(Trung Quốc) từ năm 1511 và biến Ma Cao thành thuộc đòa từ 1557. Từ đó
các thương thuyền qua lại Biển Đông và có những nhà hàng hải Bồ Đào Nha
thám hiểm vùng Biển Đông trong đó có đảo Hoàng Sa.
Nhà hàng hải Bồ Đào Nha Fernão Mendes Pinto, một giáo só Dòng Tên
đã viết cuốn sách du ký Peragrinacão (dòch ra tiếng Pháp là Pérégrination
nói về chuyến du hành năm 1545, được xuất bản tại Lisbonne năm
1614.trong đó FM., Pinto đã mô tả về quần đảo Hoàng Sa mà ông gọi là Pulo
Pracela (Pracela tiếng Bồ Đào Nha có nghóa là san hô, Pulo có nghóa là đảo,
cù lao). Cũng trong thời gian này, các nhà truyền giáo đi theo các thương
thuyền đã đến truyền đạo vào Đàng Ngoài của Việt Nam vào 1533 (đó là
giáo sĩ I-ni-khu, người đầu tiên đến Việt Nam truyền giáo).
Con đường hàng hải vào đầu thế kỷ XVI từ Malacca đến Macao đã bắt
đầu gặp trở ngại, các thương thuyền bò đụng vào các bãi đá ngầm ở Biển
Đông. Qua những cuộc khảo sát với rất nhiều nhật ký hải trình của các nhà
thám hiểm Bồ Đào Nha trong nửa sau thế kỷ XVI đã nói về một dải cao
tầng bãi đá ngầm Pullo Sissir (Baixos de Pullo Sissir), (vó độ 10) mà người ta
thấy rất nguy hiểm, càng ngày người ta càng thấy rất rộng, bao quát cả một
vùng đảo Hoàng Sa và Trường Sa ngày nay, tương tự như những hiểu biết
của các nhà đòa lý của Việt Nam cùng thời. Càng ngày người ta càng có
nhiều thông tin song chỉ lờ mờ rằng có rất nhiều những bãi đá ngầm nổi lập
17
lờ trên mặt nước chỉ cao khoảng chừng một đầu người, luôn luôn bò sóng biển
che lấp. Ban đêm, có khi tàu thuyền đi đến sát mũi nó mới nhận ra được. Có
một số đảo phủ cỏ và muối, một số bãi cát. Những hải trình không gặp đá
ngầm thường rất hẹp và nếu người ta đi qua được yên lành thì chỉ nhờ có
Chúa phù hộ cho mà thôi. Các tác giả khuyên các nhà hàng hải chớ bao giờ
rời xa bờ biển Champa.
Cũng giống như các nhật ký hải trình, các tấm hải đồ của các nhà hàng
hải Bồ Đào Nha trong nửa sau thế kỷ XVI phản ánh một quan niệm, hiểu

biết chung về một quần đảo mà họ gọi là Pracel giống như một dải "ruban"
dài hay như một lưỡi dao dài cong chứ không gãy khúc, kéo dọc suốt ngoài
khơi với bờ biển Đàng Trong lúc bấy giờ. Những tấm bản đồ hiếm có tìm
thấy xưa nhất có ghi nhận quần đảo Hoàng Sa (Parcel) của người Bồ Đào
Nha còn là những bản đồ vào giữa thế kỷ XVI. Đó là bản đồ Bartholomen
Velho (1560) được ghi lại trong sách của P.Y. Manguin và bản đồ khuyết
danh trong cuốn Livro da Marinharia, ghi lại trong cuốn Peregrination của
F.M. Pinto. Hai tấm bản đồ có ghi niên đại 1560 tương đối giống nhau đã
phản ánh trung thực sự hiểu biết lúc bấy giờ của người Phương Tây về Hoàng
Sa. Nói chung người Phương Tây lúc bấy giờ mà tiêu biểu là người Bồ Đào
Nha chưa hiểu biết rõ về Hoàng Sa cũng chưa biết các đảo này thuộc về chủ
quyền của nước nào. Hình dáng Hoàng Sa mà người Bồ ghi hàng chữ J Do
Pracel trên cũng ở phía Bắc một dải dài những chấm nhỏ chạy từ khoảng Cù
Lao Chàm ở ngoài khơi Hội An, được gọi là Pulo Campello tới Cù Lao Thu
(đảo Phú Qúi) được ghi bằng Pulo Sissir, ngoài khơi Phan Thiết ngày nay.
Cái dải dài rộng và những chấm đậm ở phiá Bắc, càng về phía Nam càng
hẹp lại và tận cùng bằng cái chấm nhỏ giống như một dải “ruban” nhọn phía
18
dưới. Dải “ruban” Pracel ấy trong “Livro da Marinharia” của FM Pinto được
ghi nhiều chấm hơn, phía Bắc đậm hơn, bề ngang phần dưới hẹp hẳn…
Bước qua thế kỷ XVII, do nhiều nguyên nhân, người Bồ Đào Nha đã
mất thế độc quyền ở Biển Đông. Một số quốc gia khác đã vượt trội, tăng
cường sự có mặt của mình ở vùng biển này, đi lại ngày càng nhiều chung
quanh quần đảo Hoàng Sa. Đòch thủ có thế lực lớn mạnh nhất của Bồ Đào
Nha lúc này là Hà Lan. Tiếp theo là Anh và Pháp. Khác với phương thức
kinh doanh của người Bồ Đào Nha trong thế kỷ trước, các hoạt động hàng hải
của Hà Lan, Anh và Pháp trong thế kỷ này chủ yếu dựa vào những công ty
thương mại quốc tế, được các chính quyền nhà nước ấy ủy quyền và bảo trợ,
điển hình là các công ty Đông n - Hà Lan (V.O.C.) thành lập năm 1602 và
các công ty Đông n Anh (East India Company) thành lập năm 1600. Hoàng

Sa nằm trên các tuyến đường giao thương quốc tế lúc bấy giờ đã được người
Tây Phương coi là một vò trí chiến lược trọng yếu.
Sang thế kỷ XVIII, những cuộc khảo sát Biển Đông của các công ty
Đông n rất kỹ càng. Từ cuộc thám hiểm đo đạc của phái bộ Kergariou -
Locmacria vào những năm 1778 - 1787 ở Biển Đông đã giúp cho người
Phương Tây hiểu biết rõ hơn, trung thực hơn, không còn lờ mờ và sợ hãi như
những huyền thoại trước đây về Biển Đông. Các hải trình tương đối an toàn
hơn, tuy họ không hề phủ nhận sự nguy hiểm và hoạ đắm tàu ở khu vực quần
đảo Paracels.
Người Pháp qua các hoạt động của các giáo só, thương gia nhất là từ khi
giám mục Pigneau de Béhaine giúp Nguyễn Ánh về quân sự, đã bắt đầu
quan tâm đến Việt Nam và kế thừa những hiểu biết của người Bồ Đào Nha,
Hà Lan, đã biết rất rõ về nội tình chính trò Đàng Trong cũng như Đàng Ngoài
19
thời phân tranh cũng như khi thống nhất. Từ đó, người Phương Tây mới biết
rõ chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa.
Như thế, chính người Pháp mới bắt đầu cung cấp những tài liệu xác
thực về sự xác lập chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa, Sau đây là tên những tài liệu chủ yếu: Nhật Ký trên tàu
Amphitrite (năm 1701) xác nhận Paracels là một quần đảo thuộc về nước An
Nam; “Le Mémoire sur la Cochinchine” của Jean Baptiste Chaigneau (1769 -
1825) (hay được gọi với tên là Sê-Nơ), viết vào những năm cuối đời Gia Long
(1816 - 1819) đã khẳng đònh năm 1816 vua Gia Long đã xác lập chủ quyền
Việt Nam trên quần đảo Paracels; “Univers, histoire et description de tous
les peuples, de leurs religions, moeurs et coutumes” của giám mục Taberd
xuất bản năm 1833 cho rằng hoàng đế Gia Long chính thức khẳng đònh chủ
quyền trên quần đảo Hoàng Sa năm 1816; An Nam Đại Quốc Họa Đồ của
giám mục Taberd xuất bản năm 1838 khẳng đònh Cát Vàng (Hoàng Sa) là
Paracels và nằm trong lãnh hải Việt Nam; The Journal of the Asiatic Society
of Bengal , Vol VI đã đăng bài của giám mục Taberd xác nhận vua Gia Long

chính thức giữ chủ quyền quần đảo Paracels) …
Như vậy có thể thấy các tài liệu chủ yếu của các giáo sĩ nước ngồi ghị chép
lại là chính, ngồi ra của các thương nhân, và của cả thực dân trong giai đoạn âm
mưu xâm lược nước ta cho đến khi đặt ách đơ hộ của Pháp với người An Nam.
1.4. Tầm quan trọng của Hồng Sa
Quần đảo Hồng Sa nằm trên huyết mạch của Biển Đơng, con đường vận
chuyển hàng hóa chính yếu của Châu Á. Làm chủ Hồng Sa tạo điều kiện thuận
lợi trong việc khống chế vùng này. Chiếm vị trí Hồng Sa sẽ giám sát mọi hoạt
động của miền Trung Việt. Nó là mối đe dọa thường trực đối với nước ta.
Lịch sử ghi nhận, kẻ thù phương Bắc của dân tộc Việt Nam thường tiến
hành cuộc xâm lược bằng hai mũi giáp cơng: tràn từ biên giới phía Bắc và từ
20
Biển Đông vào. Cánh quân từ ngoài biển vào thường bị khó khăn về mặt tiếp
liệu. Nay, các kho tiếp liệu dồi dào ở Hoàng Sa và Trường Sa sẽ tạo lợi thế cho
cánh quân này.
Thập niên 1950-60, Việt Nam Cộng Hòa đã xây dựng những cơ sở trú
phòng đủ cho một tiểu đoàn thủy quân lục chiến, sau này giảm quân phòng vệ
xuống còn một trung đội địa phương quân.
Năm 1974, công binh Việt Nam Cộng Hòa bắt đầu nghiên cứu việc tân
trang phi đạo ở đảo Hoàng Sa cho máy bay Caribou có thể sử dụng, nhưng bị
ngưng vì Trung Quốc đã chiếm đảo.
Sau khi cưỡng chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa, Trung Quốc đã nhanh
chóng biến nó thành cứ điểm quân sự mạnh nhất vùng Biển Đông với 4000 binh
sỉ hải quân và thủy quân lục chiến đồn trú cùng với một phi đạo có thể tiếp nhận
nhiều phi cơ chiến đấu. Trung Quốc cũng có tham vọng biến nơi này thành khu
phát triển kinh tế và du lịch.
Trong cuộc họp báo tại Guam năm 1970 sau khi mãn nhiệm kỳ phục vụ tại
Việt Nam, đô đốc Elmo Zumwalt tuyên bố “Hoa Kỳ thực thi chiến lược tiền đồn
trên biển nhưng Hoàng Sa và Trường Sa không đáp ứng nhu cầu hành quân biển
vì thiếu lưu động tính như hàng không mẫu hạm và quá tốn kém”.

Hiện thời, Trung Cộng đang cố thành hình chuổi hải đảo Liên Hoàn Chiến
Lược (Hải Nam-Hoàng Sa-Trường Sa). Trường hợp Trung Cộng dùng vũ lực
khống chế hải lộ huyết mạnh.
Chủ quyền của Trung Cộng tại quần đảo Hoàng Sa sẽ khiến cho việc ấn
định Khu Vực Kinh Tế Đặc Quyền vốn rất rắc rối càng thêm khó khăn.
Nhiều nhà nghiên cứu những chyên gia đầu ngành, trong đó không thể
thiếu sự đánh giá của các vị lãnh đạo của Đảng về Nhà nước về tầm quan trọng
sát sườn của ta. Trong đó Tiến sĩ Nguyễn nhà trong Luận Án và nhiều tài liệu,
bài báo, tạp chí cũng đưa ra những nhìn nhận đánh giá khách quan nhất.
21
Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm trong Biển Đông mà người
Trung Hoa gọi là Biển Nam Hải, người Phương Tây thường gọi là Biển Nam
Trung hoa, có tầm quan trọng về chiến lược quân sự.
Không có một vùng biển nào trên Thế Giới với diện tích tương đương
3/4 Đòa Trung Hải mà lại có tầm mức quan trọng về phương diện giao thông
như Biển Đông. Muốn từ Ấn Độ Dương qua Thái Bình Dương, tàu thuyền
phải chạy qua Biển Đông. Nếu đi vòng sẽ tốn kém hơn và mất thời gian
nhiều hơn. Biển Đông nằm ngay trên ngã tư đường hàng hải quốc tế, nhất là
lượng hàng hoá quan trọng như dầu hoả, khí đốt đến Nhật đều qua ngả này.
Nếu lấy giữa Biển Đông làm trung tâm nhìn ra thế giới: Trong vòng bán kính
1500 hải lý có các cảng quan trọng như Bangkok, Rangoon, Calcutta,
Singapore, Djakarta, Manila, Taipei, Hongkong, Shangai, Nagasaki.
Trong vòng 2500 hải lý, có các cảng quan trọng như Madras, Colombo,
Bombay, Bali, Darwin, Guam, Tokyo, Yokohama, Seoul, Beijing bao trùm
hầu hết lãnh thổ các nước đông dân nhất thế giới, bao gồm một nửa nhân loại
Đường bay quốc tế cũng thế, từ Singapore, Bangkok, qua Hong Kong,
Manila, Tokyo … đều qua Biển Đông. Chính vì vậy hai quần đảo Hoàng Sa
và Trường Sa không những là nơi hiểm yếu như các chính quyền phong kiến
của Việt Nam đã khẳng đònh mà còn có giá trò chiến lược đối với Việt Nam
và quốc tế. Vì thế nên trước khi Nhật Bản xâm lăng các nước Đông Nam Á

hồi thế chiến thứ II, quân Nhật đã chiếm đóng hai quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa. Đến khi ký kết Hội Nghò San Francisco năm 1951, Nhật Bản mới
tuyên bố từ bỏ sự chiếm đóng hai quần đảo này.
Tài nguyên thiên nhiên, nhờ sự phát triển khoa học kỹ thuật, nhiều tài
nguyên qúy giá dần dần được khai thác từ lòng biển, nhất là khi tài nguyên
22
trên đất liền ngày càng bò khai thác cạn kiệt, lãnh hải càng ngày càng có
thêm giá trò. Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa tuy diện tích bề mặt nổi
lên mặt nước không lớn, song lại rải rác, chiếm diện tích rất rộng. Ai chiếm
được nhiều hải đảo có thể kiểm soát nhiều lãnh hải và khai thác được nhiều
tài nguyên ở dưới lòng biển.
Từ khi có sự thăm dò cụ thể dầu khí ở Biển Đông, các nước trong khu
vực bắt đầu quan tâm nhiều hơn trước, dẫn đến tranh chấp chủ quyền với
Việt Nam tại hai quần đảo này.
Trước năm 1957, đã có nhiều công ty nước ngoài khảo sát đòa vật lý và
khoan thăm dò ở thềm lục đòa Nam Việt Nam, trong đó có hai giếng đã phát
hiện dầu thương mại. Vào cuối những năm 1970, có nhiều công ty như AGIP
(Ý), DIMINEX (CHLB Đức), BOW VALLEY (Canada) đã thăm dò 5 lô dầu
ở thềm lục đòa miền Nam Việt Nam. Sau đó đến 1979, các công ty trên chấm
dứt hoạt động. Tháng 9/1975, Tổng Cục Dầu Khí Việt Nam được thành lập
nhằm thúc đẩy hoạt động tìm kiếm thăm dò dầu khí. Thềm lục đòa Việt Nam
rộng chừng 1,3 triệu km
2
, được chia thành 171 lô với diện tích trung bình mỗi
lô khoảng 8000 km
2
. Trong đó có 31 lô có độ sâu mực nước biển dưới 50m,
35 lô từ 50 -100m, 10 lô từ 100 - 250m, 38 lô từ 200-2000m và 57 lô là có
mực nước sâu trên 2000m. Trong phạm vi thềm lục đòa Việt Nam có nhiều
bồn trầm tích đệ tam có triền vọng chứa dầu khí. Cho đến cuối những năm

80, trên toàn thềm lục đòa Việt Nam, chủ yếu ở phía Nam, đã khảo sát trên
100.000 km tuyến đòa vật lý, khoan hàng chục giếng tìm kiếm thăm dò và đã
phát hiện được ba mỏ dầu khí (Bch Hổ, Rồng và Đại Hùng). Từ năm 1986,
mỏ Bạch Hổ bắt đầu được khai thác. Việc thăm dò và khai thác dầu khí ở
23
thềm lục đòa Việt Nam trên khiến người ta thấy tiềm năng vùng Biển Đông
có nhiều triển vọng về dầu khí.
Vấn đề Hồng sa hiện nay, Những năm gần đây vấn đề Hồng sa đang
phức tạp, nó xoay quanh cả vấn đề Trường Sa nữa. Vấn đề đã rõ rang như thế
nhưng ta có những biện pháp đối phó như thế nào cho hợp lý.
1.4.1. Về kinh tế
Trước đây ngư dân và tàu bè Việt Nam vẫn tự do đánh cá và đi lại và
trong vùng biển chung quanh quần đảo Hồng Sa. Nhưng kể từ khi Trung quốc
tấn cơng lực lượng đồn trú của hải qn Việt Nam Cộng Hòa và chiếm quần đảo
này ngày 19 tháng 01 năm 1974, thì mọi hoạt động có tính cách dân sự của họ
trong vùng biển Hồng Sa hồn tồn bị Trung quốc cấm đốn và bị đẩy vào tình
trạng nguy hiểm. Việc này đã dẫn đến những thảm kịch đẫm máu mà trước đây
chưa hề xảy ra khi Việt Nam còn kiểm sốt quần đảo ấy. Điển hình là ngày 18-
20, tháng 12 năm 2004, hải qn Trung quốc dùng tàu tuần dương tơng vào các
tàu đánh cá Việt Nam khiến cho 23 ngư dân Đà Nẵng và Quảng Ngãi bị chết, 6
người bị thương, đồng thời bắt giữ 9 tàu đánh cá và 80 ngư dân khác.
1.4.2. Về qn sự
Nếu chỉ tính theo bờ lục địa, khơng kể hải đảo, thì Việt Nam là nước có bờ
biển dài nhất trong vùng Biển Đơng (3,444 km), ngay cả so với Philippines
(1,851 km) và Trung quốc (2,744 km). Việt Nam đã khơng vận dụng được ưu
thế của mình về chủ quyền trên các quần đảo đó trong những thập niên 60, 70,
để cũng cố và gia tăng vai trò kiểm sốt thủy đạo quan trọng và tấp nập này.
Ngược lại, việc để mất quyền kiểm sốt quần đảo Hồng Sa, mở lối cho Trung
quốc chiếm đóng một số đảo và bãi đá ngầm trong quần đảo Trường Sa, khơng
những đã hạ thấp vai trò của Việt Nam trong vùng, mà vơ tình họ còn bị đẩy vào

những xung đột khơng cần thiết về quần đảo Trường Sa đối với một số quốc gia
láng giềng trong vùng Đơng Nam Á. Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, hoặc
vì lý do chính trị, hoặc vì khơng lường được tầm quan trọng chiến lược của quần
đảo Hồng Sa đối với Biển Đơng ngày nay, hoặc vì cả hai, nên họ đã ký kết và
24
tuyên bố những điều bất lợi mà hiện nay Trung quốc đang khai thác nhằm hợp
thức hóa việc chiếm giữ Hoàng Sa về mặt pháp lý.
1.4.3. Khí tượng thủy Văn
Vùng biển Hoàng Sa trong biển Đông nằm trong vùng "xích đạo từ". Biển
Đông nằm trong vùng mà độ sai lệch từ không thay đổi (hoặc thay đổi rất nhỏ).
Ở đây hướng kim chỉ nam của la bàn từ gần đúng với hướng Bắc-Nam địa dư,
rất thuận lợi cho việc đi biển.
Mưa ngoài biển qua nhanh, ở Hoàng Sa không có mùa nào ảm đạm kéo
dài, buổi sáng cũng ít khi có sương mù. Lượng mưa trung bình trong năm lối
1.170 mm. Mưa nhiều nhất trong tháng 10 (17 ngày/ 228 mm). Không khí Biển
Đông tương đối ẩm thấp hơn những vùng biển khác trên thế giới. Ở cả Hoàng Sa
lẫn Trường Sa, độ ẩm đều cao, ít khi nào độ ẩm xuống dưới 80%.
25

×