Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Các thiết bị kỹ thuật trong dạy học Địa lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.59 KB, 6 trang )

CÁC THIẾT BỊ KĨ THUẬT TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ
1. Phim Vidéo giáo khoa
Phim video giáo khoa là những phim được xây dựng để phục vụ cho việc dạy học.
Phim có nội dung và cấu trúc gắn với nội dung của bài học và đảm bảo được những yêu cầu
sư phạm cần thiết. Phim không phải chỉ được lưu giữ trên băng hình, mà còn được ghi trên
đĩa hình (CD-R, DVD, ), ổ cứng của máy tính. Phim có thể chứa đựng một nội dung hoàn
chỉnh ứng với bài học, nhưng cũng có thể là một video clip phục vụ dạy học.
Phim video giáo khoa là phương tiện được sử dụng rộng rãi trong dạy học địa lý hiện
nay. Nhờ vào phương tiện này, học sinh nhận thức tài liệu không phải chỉ bằng thính giác
mà cả thị giác, nên ấn tượng về các nội dung học tập rõ nét và sâu sắc hơn.
Hiện nay, trong danh mục thiết bị dạy học địa lí đã có các phim video giáo khoa có nội
dung phù hợp với các bài cụ thể trong chương trình. Điều đó cho phép sử dụng phim video
giáo khoa như một cuốn sách địa lý thứ hai trong học tập của học sinh. Nếu như với sách
giáo khoa, học sinh phải đọc, sau đó tìm các nội dung chính, chủ yếu hoặc các thông tin cần
thiết để trả lời các câu hỏi của giáo viên, thực hiện các bài tập ở trên lớp, ở nhà thì đối với
phim video giáo khoa, học sinh nhìn bằng mắt các nội dung bài học bằng hình ảnh và lắng
nghe lời thuyết minh, sau đó cũng thực hiện các nhiệm vụ nhận thức theo yêu cầu của giáo
viên.
- Sử dụng phim video giáo khoa trong dạy học địa lý, phổ biến có các bước sau:
+ Định hướng mục đích, nội dung của phim.
+ Tổ chức cho học sinh xem phim theo từng đoạn; hoặc trước hết cho xem toàn bộ,
sau đó xem từng phần.
+ Sau mỗi đoạn, yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi, làm các bài tập hoặc thực hiện
các nhiệm vụ với mục đích cho học sinh lĩnh hội vững chắc và đầy đủ các kiến thức bài học
chứa đựng trong phim.
+ Khái quát hoá toàn bộ nội dung các phần của phim (nội dung của bài), cho học sinh
các bài tập vận dụng kiến thức đã học.
Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào các bài học và nội dung của phim mà giáo viên có thể định ra
cách dạy cụ thể cho mỗi bài:
+ Thầy định hướng nội dung, đặt câu hỏi để học sinh trao đổi, thảo luận. Sau đó cho
học sinh xem phim để đối chiếu với kết quả thảo luận. Cách này thường thực hiện với các


nội dung ngắn, có tính vấn đề cao.
+ Thầy lập một dàn bài trước và nêu các vấn đề cần đề cập đến. Học sinh xem video
từng đoạn, thầy dựa vào dàn bài đặt câu hỏi, học sinh thảo luận. Thầy sơ kết và tiến hành,
tiếp tục như thế cho đến hết bài. Cách này yêu cầu học sinh làm việc theo từng phần của nội
dung bài học, tiến đến nắm kiến thức toàn bài, có tác dụng đi từ phân tích đến tổng hợp,
phát huy tính tích cực học tập của học sinh.
+ Thầy xây dựng một đề cương sẵn, sau đó hướng dẫn học sinh trong quá trình xem
ghi chép lại (một cách khái quát) những nội dung của phim đề cập đến (kể cả các số liệu cần
thiết). Sau đó dựa vào đề cương, xây dựng các nội dung bài. Cách này rèn luyện tính độc
lập, khả năng phân tích, tổng hợp, tư duy logic , trình độ khái quát của học sinh. Để thực
hiện được hình thức này, giáo viên phải cần chuẩn bị thật chu đáo, cẩn thận, dự kiến những
tình huống sư phạm có thể xẩy ra; học sinh phải tự lực làm việc, tự nhận thức, phải huy
động tối đa khả năng trí tuệ thì mới có thể nắm được nội dung và thực hiện được mục đích
của giờ học. Cách này thường sử dụng trong trường hợp phim ngắn, có thời lượng vừa phải,
hoặc video clip diễn ra trong 3-5 phút, nội dung phim không phức tạp quá.
Phim video giáo khoa được sử dụng kết hợp với các phương tiện dạy học truyền thống
(bản đồ, lược đồ, sơ đồ, hình vẽ minh họa, ), hoặc với các phương tiện nghe nhìn khác
(máy chiếu đa năng, overhead, slide, ) để học sinh tham gia hoạt động học tập trên các
phương tiện này. Đồng thời, phim video giáo khoa cũng được sử dụng kết hợp với phần
mềm Microsoft PowerPoint. Ngoài dạy học trên lớp, phim video giáo khoa còn được sử
dụng trong ngoại khóa và tự học ở nhà của học sinh.
2. Máy chiếu Overhead
Máy chiếu overhead (còn gọi là máy chiếu qua đầu) dùng để chiếu
các nội dung được in vào giấy bóng (loại máy hiện đại có thể chiếu các
trang sách, chữ viết, tranh ảnh, trên giấy thông thường). Đây là
phương tiện được sử dụng rộng rãi hiện nay, nhằm phóng to chữ, hình
ảnh, bản đồ để nhiều học sinh cùng thấy rõ. Trong dạy học, ngoài việc
sử dụng của giáo viên, máy chiếu overhead còn được học sinh sử dụng
để trình bày các kết quả làm việc nhóm, làm việc cá nhân cho toàn lớp
xem.

Trong dạy học Địa lí, sử dụng máy chiếu overhead có một số ưu
điểm rất dáng kể, như:
- GV không bỏ sót kiến thức cơ bản. Các nội dung cơ bản sẽ đưa
lên một cách tóm tắt trên màn hình, GV có điều kiện mở rộng, đi sâu.
- Các kiến thức của bài học được trình bày một cách trực quan, rõ
ràng, tác động đến người học cả bằng hình và tiếng, nên dễ hiểu, dễ nhớ.
- Giờ học sinh động và hứng thú đối với HS hơn.
Việc sử dụng máy chiếu overhead liên quan đến việc thể hiện các nội dung cần trình
bày trên tờ giấy bóng. Để tăng thêm phần trực quan của hoạt động, các nội dung được thể
hiện trên giấy bóng cần được soạn thảo một cách ngắn gọn, trong nhiều trường hợp, nếu có
thể được, nên trình bày nội dung bằng các hình vẽ, lược đồ, sơ đồ, bảng biểu,
Trong trường hợp chiếu chữ (dàn bài, kiến thức cơ bản của mỗi mục, câu hỏi, bài
tập, ), cần trình bày câu thật đúng, ngắn gọn. Khi giảng bài, dùng giấy che những nội dung
trên cùng tờ giấy trong chưa giảng đến; giảng tới đâu, cho xuất hiện đến đó. Trường hợp
chiếu hình, có thể dùng nhiều tờ trong chồng lên nhau thể hiện sự phát triển của sự vật.
Trong quá trình dạy học, có thể dùng bút dạ để vẽ lên tờ giấy trong những hình minh hoạ
cần thiết, hoặc viết chữ, xây dựng sơ đồ,
HÌNH 1. Máy chiếu
overhead
3. CD - ROM Du lịch Việt Nam
Đây là CD - ROM do Tổng cục Du lịch Việt Nam phát hành, có nhiều thông tin về vị trí
địa lí, tài nguyên du lịch và tình hình hoạt động du lịch Việt nam, có thể sử dụng bổ ích trong
dạy học địa lí Việt Nam ở lớp 8 và 9, 12.
4. CD - ROM Atlat tài nguyên - môi trường Việt Nam
CD-ROM gồm các bản đồ Việt Nam, các bảng thống kê, các biểu đồ, các ảnh, video. Nội
dung đề cập đến các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, dân cư, kinh tế, Ngoài phần
thông tin, còn có phần dành cho người đọc tự kiểm tra lại hiểu biết của bản thân.
5. Máy vi tính
Máy vi tính được sử dụng trong dạy học Địa lí để khai thác thông tin địa lí (từ kênh
chữ, từ bản đồ, sơ đồ, tranh ảnh, ), thống kê các số liệu, tạo ngân hàng dữ liệu thông tin địa

lí, soạn giáo án điện tử, Máy vi tính giúp cho GV truyền thụ kiến thức, phát triển tư duy,
rèn luyện kĩ năng thực hành, ôn tập, củng cố, kiểm tra đánh giá, Các khả năng đó của máy
vi tính có được là nhờ vào các chức năng lưu trữ, xử lí và cung cấp thông tin; điều khiển,
điều chỉnh, kiểm tra và liên lạc; luyện tập các kĩ năng và thực hành; minh họa, trực quan
hoá bằng mô phỏng, Hiện nay, máy vi tính với hệ thống đa phương tiện multimedia ra đời
đã tăng cường khả năng phổ cập của máy vi tính hết sức rộng rãi.
Sử dụng máy tính với hệ thống đa phương tiện (multimedia) được hiểu là máy tính
được nối và điều khiển một hệ thống đa phương tiện gồm các thiết bị thông thường như đầu
video, tivi, máy ghi âm, Hệ thống này cho phép sử dụng nhiều dạng truyền thông tin như:
văn bản (text), hình hoạ (graphics), hoạt ảnh (animation), ảnh chụp (image), âm thanh,
6. Mạng Internet
Đây là kênh thông tin khổng lồ và hết sức đa dạng. Sử dụng internet trong dạy học tạo
hứng thú học tập cho HS, cung cấp khối lượng thông tin lớn và phong phú, tạo điều kiện
thúc đẩy đổi mới PPDH Địa lí.
Các việc làm của GV với internet có thể là: lấy thông tin phục vụ cho bài soạn, lấy
thông tin phục vụ trực tiếp bài giảng trên lớp. Học sinh có thể sử dụng internet để lấy thông
tin phục vụ cho học bài ở nhà. Để sử dụng được inernet trong dạy học, cần phải nắm được
những phương pháp tìm kiếm và lưu giữ thông tin, phương pháp và kĩ thuật xử lí các thông
tin thu thập được, xác định được các hình thức tổ chức dạy học phù hợp, sử dụng các
phương pháp dạy học hợp lí.
Hiện nay, các WebSite về khoa học địa lí cũng như một số WebSite về kinh tế - xã
hội của thế giới và Việt Nam rất phổ biến trên mạng Internet. Việc tra cứu các thông tin từ
các trang WebSite này giúp làm phong phú và đa dạng thêm nguồn thông tin sử dụng trong
dạy học địa lí ở trường phổ thông.
Một số địa chỉ trang WebSite có chứa các thông tin địa lí:
(trang WebSite Ngân hàng thế giới tại Việt Nam)
(trang WebSite Thời báo Kinh tế Việt Nam)
(trang WebSite về môi trường)
(trang WebSite về bão lụt và dự báo thời tiết)
(trang WebSite về địa chính, bản đồ Việt Nam)

ional geographic.com (trang WebSite địa lí)
en channel.com (trang WebSite về môi trường)
(trang WebSite của Uỷ ban bảo vệ môi trường thế giới)
7. Encarta Reference Libary (Thư viện tham khảo điện tử của hãng Microsoft)
Encarta hoặc World Atlas là phần mềm chứa đựng một khối lượng lớn kiến thức địa lí,
lịch sử, văn hoá khổng lồ của nhân loại.
Hệ thống bản đồ trên Encarta phong phú và có thể được phóng to, thu nhỏ dễ dàng, có thể
trải trên mặt phẳng hoặc bề mặt cong của quả địa cầu, có thể in ra giấy rất thuận tiện. Phần
thống kê của Encarta có rất nhiều nội dung cụ thể về dân số, thu nhập, giáo dục, tuổi thọ, kinh
tế, thương mại, của các nước. Các thông tin này được thường xuyên cập nhật từ các nguồn
Ngân hàng thế giới (WB), Quĩ Dân số Liên Hiệp Quốc (UNFPA),
8. Phần mềm PC FACT
PC Fact là phần mềm chứa đựng các bản đồ và tư liệu địa lí, giúp cho giáo viên có thêm
nhiều thông tin trong dạy học địa lí. Nội dung địa lí của phần mềm PC Fact gồm có:
+ Bản đồ hành chính thế giới, các châu lục, các khu vực lớn và bản đồ của 200 quốc gia
và lãnh thổ trên thế giới.
+ Bản đồ tự nhiên thế giới, các châu lục, các khu vực lớn và các quốc gia và lãnh thổ trên
thế giới.
+ Bản đồ các khu vực giờ trên Trái Đất.
+ Bản đồ kinh tế - xã hội (bản đồ dân số, công nghiệp, nông nghiệp, trình độ học vấn, )
+ Các loại bản đồ trống.
+ Các tháp tuổi, số liệu, biểu đồ về dân số, kinh tế của các nước và lãnh thổ trên thế giới.
+ Danh mục của gần 1000 địa danh trên thế giới về núi, sông, biển,
+ Sơ đồ chỉ vị trí của khoảng 4500 thành phố trên thế giới.
+ Quốc kì, quốc ca của hầu hết các nước trên thế giới.
PC Fact được thiết kế gọn, dễ sử dụng. Với phần mềm này, giáo viên có thể khai thác
được khá đầy đủ các tài liệu cần thiết về các nước trên thế giới, phục vụ cho việc soạn bài, dạy
học trên lớp, soạn bài tập cho học sinh, in bản đồ trống cho học sinh làm các bài thực hành, xây
dựng bài kiểm tra địa lí, Bản đồ ở PC Fact được thiết kê trên nền của phần mềm ARC/INFO,
MapInfo nên có thể phóng to hoặc thu nhỏ một cách tiện lợi. Tuy nhiên, do chưa được Việt hoá,

nên phần mềm này có một số khó khăn cho giáo viên và học sinh trong sử dụng để dạy học.
9. Phần mềm MapInfo
MapInfo laf một phần mềm dành cho quản lí thông tin và dữ liệu bản đồ. Trong dạy học
địa lí, phần mềm MapInfo cho phép phóng to, thu nhỏ bản đồ, lọc các đối tượng địa lí trên bản
đồ thành các nhóm, loại bỏ các đối tượng không cần thiết, giữ lại các đối tượng chủ yếu sử
dụng trong nội dung bài học, hoặc chồng xếp các lớp bản đồ để tạo ra một bản đồ mới, thích
hợp cho bài dạy học.
MapInfo còn có thể được sử dụng trong việc xây dựng và trình bày các mô hình, biểu đồ,
ảnh, , có thể kết hợp với các phần mềm tính toán trong trao đổi, lưu trữ, tính toán số liệu
thống kê địa lí. Ngoài ra, MapInfo còn được sử dụng trong biên tập và trình bày bản đồ địa lí,
hỗ trợ cho GV trong soạn giáo án, biên tập tài liệu, trình bày trên lớp.
10. Phần mềm PowerPoint
- PowerPoint là một phần mềm trình diễn, có thể sử dụng tiện lợi trong dạy học địa lí
vì những ưu điểm chủ yếu sau:
+ Giao diện hẹp; hiệu ứng hình ảnh, màu sắc, âm thanh phong phú, có tác dụng làm
giờ học sinh động, hấp dẫn với học sinh.
+ Có thể chèn ảnh, bản đồ, sơ đồ, lược đồ, lát cắt, bảng số liệu thống kê, hay video clip
trên một phông nền có màu sắc hài hòa, giúp giáo viên trong giải thích, mở rộng, liên kết
kiến thức.
+ Cho phép kết nối từng phần nội dung dạy học để tạo thành một chương trình lôgic,
làm cho bài học có tính hệ thống.
+ Cho phép kết nối với một trang web, một file bất kì trong tệp dữ liệu để tìm kiếm
thông tin bổ sung/ minh họa làm giàu kiến thức. Đồng thời, tạo cơ sở để xây dựng các nhiệm
vụ hướng dẫn học sinh tự học.
+ Cho phép tạo một trình diễn các hình ảnh, kí tự tiếp nối liên tục theo những hiệu ứng
khác nhau để tạo thành trang viết động. Nhờ vậy, có thể biểu hiện sinh động các hiện tượng,
quá trình địa lí trong bài học và sử dụng Powerpoint song song với tiến trình bài dạy học
một cách thích hợp.
+ Cho phép tạo lập các biểu đồ, sơ đồ, bảng một cách nhanh chóng, đẹp và chính xác.
+ Cho phép phóng to, thu nhỏ các hình ảnh, kết hợp các hình ảnh một cách thích hợp

phục vụ cho ý tưởng dạy học của giáo viên.
+ Cho phép kết nối với các phần mềm dạy học khác có hữu ích nhiều trong dạy học
địa lí, hiện có nhiều như PC Fact, Microsoft Encata World Atlas, Maps & Facts,
+ Có thể sử dụng đặt câu hỏi, công bố câu kết luận/trả lời, đặt nhiệm vụ cho học sinh
kèm với sử dụng tranh ảnh, bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu, , thuận lợi cho giáo viên thực
hiện dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh.
Tuy có rất nhiều ưu điểm, nhưng PowerPoint chỉ là một trong những phương tiện dạy
học địa lí được giáo viên sử dụng theo một định hướng nhất định trong các phương pháp
dạy học cụ thể. PowerPoint không phải là phương pháp dạy học địa lí. Đồng thời, cần phải
tránh quan niệm cho rằng sử dụng PowerPoint trong bài dạy học địa lí, nghĩa là đã đổi mới
phương pháp dạy học. Vài năm trở lại đây, một số giáo viên ở các địa phương, đặc biệt ở
nơi có điều kiện, đã tìm tòi, sử dụng PowerPoint trong bài dạy học và đã đạt được một số
kết quả khả quan. Bên cạnh đó, cũng còn nhiều giáo viên dùng PowerPoint như một thứ
“trang sức” cho bài dạy. Thay vì thuyết trình kết hợp với ghi bảng, thì bây giờ thuyết trình
kết hợp với trình chiếu PowerPoint. Phương pháp dạy học vẫn theo hướng truyền thụ tri
thức một chiều, không phát huy được tính tích cực học tập của học sinh, ngoại trừ thay thế
cho ghi bảng và sử dụng bản đồ treo tường bằng việc chiếu kí tự và bản đồ lên màn hình.
Trong xu hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, cần phải xem dạy học là quá
trình trong đó học sinh hoạt động tích cực, chủ động, sáng tạo với các nguồn tri thức dưới
sự hướng dẫn, tổ chức, chỉ đạo của giáo viên để lĩnh hội tri thức, rèn luyện kĩ năng, tạo ra sự
phát triển của bản thân. Dạy học theo lối truyền thụ tri thức một chiều, dù có sự hỗ trợ của
các phương tiện dạy học hiện đại cũng không thể chấp nhận được. Sử dụng PowerPoint
trong dạy học cần quán triệt quan điểm đó từ khâu thiết kế bài dạy học đến khâu đánh giá
giờ dạy.
(Theo PGS. TS. NGUYỄN ĐỨC VŨ)

×