Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Sử dụng hiệu quả thiết bị giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.04 KB, 28 trang )

QUẢN LÝ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THIẾT BỊ GIÁO DỤC PHỤC VỤ TRIỂN KHAI
CHƯƠNG TRÌNH, SÁCH GIÁO KHOA TIỂU HỌC VÀ TRUNG HỌC CƠ SỞ
Tổng quan về những vấn đề và giải pháp

Tiến sĩ Ngô Quang Sơn
Giám đốc Trung tâm NCQL CSVCTB&CNTT
I. LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay giáo dục nước ta đang đổi mới một cách toàn diện từ mục tiêu, nội
dung đến phương pháp dạy học. Định hướng cơ bản của công cuộc đổi mới giáo dục
đã được chỉ rõ trong các nghị quyết của Trung ương Đảng, đó là: “Phương pháp giáo
dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi
dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”; “Đổi mới mạnh mẽ
phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp
tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và
phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự
nghiên cứu của học sinh, nhất là sinh viên đại học. Phát triển mạnh phong trào tự học,
tự đào tạo thường xuyên và rộng khắp trong toàn dân”.
Thiết bị giáo dục (TBGD) là một thành tố không thể thiếu được trong quá trình
dạy học. Muốn đổi mới phương pháp dạy học phải đổi mới cả nội dung dạy học, thiết
bị giáo dục, tổ chức dạy học và cách kiểm tra đánh giá.
Để có một TBGD đến trường phổ thông, phải trải qua các giai đoạn chủ yếu sau:
từ chương trình và SGK xây dựng Danh mục trang bị  Xây dựng đề cương
nghiên cứu thể hiện mẫu  Chế thử  Thực nghiệm  Hiệu chỉnh và sản xuất
loạt nhỏ  Sản xuất đồng loạt  Trang bị đại trà  Sử dụng và bảo quản để
dùng lâu dài. Trong các công đoạn đó thì quản lý sử dụng và bảo quản là khâu cuối
cùng nhưng cực kì quan trọng bởi nếu không sử dụng hoặc sử dụng kém hiệu quả thì
sẽ gây nên sự lãng phí hàng ngàn tỷ của nhà nước và nhân dân, đồng thời không góp
phần đổi mới PPDH và không nâng cao được chất lượng dạy học.
Chương trình và SGK mới được viết theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy và
phương pháp học. Qua 4 năm triển khai đại trà SGK lớp 1, lớp 2, lớp 3, lớp 4 và lớp
6, lớp 7, lớp 8, lớp 9 trên toàn quốc, bên cạnh rất nhiều ưu điểm thì cũng đang nẩy


sinh một số khó khăn. Một trong những vấn đề nổi cộm hiện nay là hiệu quả sử
dụng TBGD còn rất hạn chế.
Tìm ra một số nguyên nhân cơ bản và đề xuất những giải pháp quản lý chủ yếu
nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TBGD trong qúa trình triển khai chương trình và
SGK mới là một nhiệm vụ cấp bách hiện nay mà toàn ngành giáo dục đang quan tâm.
1
II. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THIẾT BỊ GIÁO DỤC
1.Một số thuật ngữ
Trong quản lí giáo dục, người ta nói đến hiệu suất trong (Internal Efficiency) và
hiệu suất ngoài (External Efficiency).
2.Quan niệm hiệu quả sử dụng thiết bị giáo dục
2.1 Các thành phần của hiệu quả sử dụng thiết bị giáo dục
Với những điều kiện xuất phát nhất định như qui hoạch và mức độ trang bị, tính
năng kinh tế-kĩ thuật của thiết bị, phương hướng và quan điểm chỉ đạo chuyên môn,
môi trường địa lí và văn hóa địa phương, chuẩn nội dung, chuẩn nguồn lực và các
yêu cầu của chương trình giáo dục, chất lượng và đội ngũ giáo viên, tình trạng hạ
tầng cơ sở kĩ thuật của trường học và lớp học… - là những dữ kiện cho trước phải
tuân thủ, thì có thể xem cấu trúc của hiệu quả sử dụng thiết bị bao gồm những thành
phần cơ bản sau:
Hiệu suất sử dụng gồm hiệu suất trong và hiệu suất ngoài.
Hiệu suất trong thể hiện ở một số quá trình và hoạt động sau:
1/ Quản lí và tổ chức việc sử dụng, kể cả giám sát và đánh giá
2/ Cách thức, phong cách và kĩ năng sử dụng của giáo viên và của học sinh
3/ Những hoạt động cải tiến, thay đổi tiến bộ hoặc phát triển có liên quan đến
thiết bị
4/ Cường độ và nhịp độ sử dụng thiết bị trong quá trình giáo dục
5/ Hao phí và tổn thất xảy ra trong việc sử dụng thiết bị, tính theo những đơn vị
tài
chính hoặc thời gian, hoặc những bất lợi trong môi trường giáo dục
Hiệu suất ngoài thể hiện qua một số quá trình và hoạt động sau:

1/ Quá trình và hoạt động học tập của người học
2/ Hoạt động giảng dạy của giáo viên
3/ Môi trường học tập, trong đó có các quan hệ như hợp tác, tham gia, thực hành
nghiên
cứu khoa học, và các quá trình thông tin, truyền thông, giao tiếp văn hóa-xã
hội
4/ Các quan hệ và sinh hoạt văn hóa, đời sống xã hội của cộng đồng dân cư địa
phương
và gia đình
2
Mục tiêu và kết quả sử dụng
Đây là thành phần cho biết thiết bị được sử dụng có đúng chỗ không, có phù hợp
với những nhiệm vụ giáo dục, những vai trò của các chủ thể hoạt động không và có
mang lại lợi ích gì thực sự không cho sự phát triển của người học và sự phát triển của
giáo viên, thành tích của nhà trường và sự tiến bộ trong công tác quản lí. Có thể phân
chia các thành phần này như sau:
Các mục tiêu và kết quả chung,
ví dụ:
1/ Thiết bị, phương tiện quản lí chuyên môn có được sử dụng vào công tác quản
lí chuyên môn của giáo viên không? Kết quả ra sao?
2/ Thiết bị, phương tiện (để dạy và để học) có phục vụ cho quá trình giảng dạy
và học tập không? Kết quả ra sao?
3/ Thiết bị, phương tiện quản lí hành chính, tài chính của nhà trường… có phục
vụ đúng những nhiệm vụ đó không? Kết quả ra sao?
Các mục tiêu và kết quả chuyên biệt, ví dụ:
1/ Việc sử dụng thiết bị dẫn đến thay đổi hay tiến bộ gì về tri thức và kĩ năng
quản lí chuyên môn của Ban giám hiệu và tổ chuyên môn?
2/ Sự phát triển năng lực sư phạm của giáo viên, tính tích cực học tập và rèn
luyện cũng như thành tích học tập của học sinh
3/ Những tiến bộ nghiệp vụ của nhân viên, công chức hành chính và của các

quan hệ hành chính giữa lớp và trường, trường và cấp quản lí ở trên, trường và gia
đình, cộng đồng xã hội địa phương
Tóm lại, để đánh giá hiệu quả sử dụng thiết bị giáo dục, phải xem xét hiệu
suất sử dụng, mục tiêu và kết quả sử dụng cũng như sự liên kết giữa chúng với
nhau.
2.2 Các tiêu chí và chỉ số đánh giá hiệu quả sử dụng TBGD
Tiêu chí 1: Hiệu suất trong
Chỉ số 1: Tần suất sử dụng thiết bị xét theo từng loại so với yêu cầu giảng dạy
môn học, đã qui định trong chương trình và kế hoạch dạy học, tính trên tỉ lệ giáo
viên, tỉ lệ giờ học (hoặc thời gian thực học), tỉ lệ môn học, tỉ lệ loại thiết bị. Ví dụ:
70% giáo viên đã sử dụng bộ thí nghiệm môn vật lí 9 tại 100% các giờ học, nhưng sử
dụng tất cả các loại thiết bị chỉ tại 55% các giờ học.
Chỉ số 2: Mức độ sử dụng thiết bị xét theo khả năng khai thác thực tế của giáo
viên và học sinh so với tính năng kĩ thuật và tính năng sư phạm của thiết bị, tính trên
các tỉ lệ nói trên. Ví dụ: 50% giáo viên, 35% học sinh chỉ tận dụng được 50% tính
năng và giá trị của bộ thí nghiệm vật lí 7 tại đa số các giờ học; 70% giáo viên tin học
3
khai thác hết tính năng của máy, hệ điều hành và các chương trình ứng dụng, phần
mềm giáo dục để dạy tin học và chỉ có 10% giáo viên bộ môn khai thác đầy đủ tính
năng thiết bị tin học để dạy môn học của mình.
Chỉ số 3: Tính thành thạo sử dụng thiết bị xét theo kĩ năng và thái độ ứng xử
của giáo viên và học sinh trong quá trình sử dụng thiết bị, tính trên tỉ lệ sự cố xảy ra
về kĩ thuật và an toàn, tỉ lệ khắc phục thành công các sự cố, tỉ lệ những sáng kiến,
phát triển các ứng dụng mới mà giáo viên và học sinh thực hiện (trên tổng số thiết bị,
trên tổng số giáo viên, trên tổng số giờ học…). Ví dụ: Có 30% giáo viên đã tìm ra từ
1 đến 3 ứng dụng sư phạm mới khi sử dụng bộ thiết bị thí nghiệm Vật lí 8; Có 10%
số giờ học Vật lí 8 áp dụng những thiết bị thí nghiệm tự làm dựa vào cải tiến bộ thiết
bị chuẩn.
Chỉ số 4: Tính kinh tế của sử dụng thiết bị xét theo mức độ hư hỏng, xuống cấp,
bảo đảm thời hạn sử dụng thực tế và kĩ năng bảo quản, chỉnh sửa thiết bị của giáo

viên và học sinh, tính trên tỉ lệ phần trăm hỏng hóc, giảm chất lượng của mỗi loại
thiết bị, tỉ lệ chi phí sửa chữa trên chi phí mua sắm, độ bền sử dụng theo thời gian
hoặc theo số lượt sử dụng. Ví dụ: Bộ thí nghiệm Vật lí 8 giữ được giá trị sử dụng đến
50% sau 17 lượt người sử dụng; sau 1 năm học, bộ thí nghiệm này hoàn toàn mất giá
trị sử dụng; chi phí sửa chữa nó chiếm 10% chi phí mua sắm sau 3 tháng sử dụng…
Tiêu chí 2: Hiệu suất ngoài
Chỉ số 5: Mức độ cải tiến phương pháp và kĩ năng dạy học của giáo viên do có
sử dụng thiết bị, phương tiện, xét theo số lượng giờ học được đánh giá tốt và có đổi
mới, số lượng những kĩ năng mới, những tri thức và quan điểm mới của giáo viên
trong dạy học nhờ ảnh hưởng của thiết bị, sự đa dạng của các hình thức dạy học và kĩ
thuật lên lớp, tổ chức học tập, kiểm tra và đánh giá. Ví dụ: ở 90% giáo viên sử dụng
thiết bị đúng yêu cầu đều có biểu hiện nâng cao được thành tích chuyên môn, thái độ
và tính tích cực nghề nghiệp; việc sử dụng thiết bị đã tạo ra nhiều cách kiểm tra, đánh
giá và kĩ thuật giảng dạy mới ở 70% giáo viên…
Chỉ số 6: Mức độ cải thiện kĩ năng, thái độ và tính tích cực học tập của học sinh
xét theo quan hệ so sánh với những thời kì, những trường và lớp chưa quan tâm sử
dụng thiết bị hoặc sử dụng chưa tốt, tức là phải nghiên cứu từng trường hợp và xác
định sự khác biệt giữa các trường, các lớp, các thời kì học tập khác nhau. Ví dụ: So
với thời kì chưa áp dụng bộ thiết bị mới, 50% học sinh có biểu hiện tiến bộ về kĩ
năng học tập, nhất là kĩ năng lôgic, kĩ năng quan sát, kĩ năng tổ chức và tiến hành
thực nghiệm khoa học; 40% học sinh biểu hiện hứng thú học tập cao hơn và có thái
độ học tập nghiêm túc hơn đối với môn học…
Chỉ số 7: Mức độ cải thiện các quan hệ sư phạm trên lớp giữa giáo viên và học
sinh, giữa học sinh với nhau, giữa cá nhân và nhóm xét theo tần số xuất hiện các nhân
tố tích cực của môi trường và quan hệ như tăng cường các hành vi hợp tác, tương trợ,
nâng cao bầu không khí thi đua và tham gia, mức độ giảm các bất đồng và xung đột,
mức độ cải thiện tình trạng thờ ơ ở những học sinh đặc biệt. Ví dụ: so với lớp không
sử dụng thiết bị này, thì tỉ lệ những học sinh thờ ơ với học tập giảm xuống, tỉ lệ học
4
sinh chủ động tham gia đóng góp ý tưởng hoặc đề xuất hành động chiếm 35%, không

có em nào e ngại khi phê bình hay bình luận kết quả học tập của bạn khác hoặc ý kiến
của giáo viên…
Chỉ số 8: Mức độ tăng cường hay nâng cao khả năng giao tiếp, chia sẻ thông tin
trong học tập và giảng dạy xét theo lượng xuất hiện các cơ hội, điều kiện và phương
tiện thuận lợi cho dạy và học ở trường, cho mối liên hệ giữa học ở trường và ở nhà,
giữa học cá nhân và học nhóm, giữa công việc cá nhân trong giảng dạy và sinh hoạt
chuyên môn của tập thể giáo viên… Ví dụ: ở những giáo viên sử dụng tốt thiết bị,
95% thường xuyên nắm chắc tình hình học tập của học sinh tại lớp và ở nhà, 58% có
kĩ năng ứng xử đúng với hành vi của học sinh trên lớp, 67% học sinh của họ có tính
chủ động trong giao tiếp học tập với giáo viên và người lớn
Tiêu chí 3: Kết quả so với mục tiêu quản lí
Chỉ số 9: Mức độ đạt mục tiêu chung thể hiện ở kết quả chung thực tế thu được
xét theo các mặt quản lí hành chính và nhân sự, quản lí chuyên môn, quản lí học tập
và chỉ đạo công tác chung của trường, tính trên tỉ lệ: Kết quả/ Mục tiêu. Ví dụ: mục
tiêu đề ra là 5 giáo viên giỏi cấp tỉnh, kết quả là 3, tỉ lệ 3/5; mục tiêu là 25% học sinh
giỏi, kết quả đạt 30%; mục tiêu là thu hút thêm 5 đối tác trao đổi kinh nghiệm, hợp
tác tổ chức hoạt động giáo dục và nghiên cứu khoa học, kết quả đạt là 10; mục tiêu là
phổ biến tri thức sư phạm đến 100% gia đình học sinh của trường, kết quả đạt 60%,
v.v…
Chỉ số 10: Mức độ đạt mục tiêu chuyên biệt thể hiện ở những kết quả chuyên
biệt thực tế thu được ở nhà quản lí, giáo viên, học sinh và gia đình, cộng đồng địa
phương, được tính chi tiết trên từng người, từng việc, từng nhiệm vụ, thông qua sự
cải thiện tri thức, kĩ năng, thái độ, hành vi và đạo đức. Ví dụ: Hiệu trưởng có thêm kĩ
năng sử dụng thư điện tử để giao tiếp với gia đình học sinh, với Phòng giáo dục
huyện…, có thêm tri thức về tổ chức các biện pháp giáo dục đạo đức thông qua hoạt
động văn hóa quần chúng; giáo viên hiểu và có kĩ năng soạn bài giảng theo kĩ thuật
và tiêu chuẩn đa phương tiện; 30% giáo viên xác định được phong cách giảng dạy
thích hợp với mình và môn học của mình, v.v…
III. VAI TRÒ CỦA THIẾT BỊ GIÁO DỤC VỚI VIỆC TRIỂN KHAI
CHƯƠNG TRÌNH VÀ SÁCH GIÁO KHOA TIỂU HỌC VÀ TRUNG HỌC CƠ

SỞ MỚI
1. Công cuộc đổi mới giáo dục lần này có nhiều điểm khác với các cuộc đổi
mới giáo dục trước đây. Đất nước đã bước sang một thiên niên kỉ mới với những
thành tựu về kinh tế, khoa học và kĩ thuật. Đảng và Nhà nước ta coi Giáo dục là quốc
sách hàng đầu nên đã quan tâm nhiều hơn cho giáo dục, được thể hiện qua các chỉ thị
nghị quyết.
+ Nghị quyết 40/2000/QH X về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đã
nhấn mạnh:
“Đổi mới nội dung, chương trình, SGK, phương pháp dạy và học phải được thực
hiện đồng bộ với việc nâng cấp và đổi mới trang thiết bị dạy học”.
5
+ Đề án đổi mới chương trình giáo dục phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo
thực hiện Nghị quyết 40 của Quốc hội X đã đề ra nhiều mục tiêu. Một trong những
mục tiêu đó là nâng cấp cơ sở vật chất và thiết bị dạy học ở các trường phổ thông
theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá tương xứng với các yêu cầu của chương trình và
SGK mới.
+ Trong hiệp định kí kết của Dự án phát triển giáo dục THCS có 3 thành phần thì
một thành phần là: nâng cấp CSVS và TBGD cho trường THCS.
+ Bộ GD&ĐT dã thành lập; "Ban chỉ đạo công tác Thiết bị giáo dục phục vụ
triển khai chương trình và sách giáo khoa mới". Hàng năm Ban chỉ đạo đã có hàng
loạt văn bản từ việc xây dựng danh mục TBGD đến chế thử mẫu TBGD, sản xuất,
cung ứng, bảo quản và nâng cao hiệu quả sử dụng TBGD.
Sự nghiệp giáo dục nước ta cũng đang đứng trước những thách thức rất lớn
đó là sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin và truyền thông và phải vươn
lên để theo kịp và hội nhập với giáo dục các nước trong khu vực và trên thế giới.
2. Những định hướng đổi mới chương trình, sách giáo khoa, phương
pháp dạy học và trang thiết bị dạy học
Chương trình và SGK lần này đã theo các định hướng cơ bản:
- Thực hiện giáo dục toàn diện, đảm bảo sự phát triển hài hoà về đức,
trí, thể, mỹ, các kỹ năng cơ bản.

- Nội dung chương trình phải cơ bản, tinh giản, thiết thực và cập nhật
với sự phát triển khoa học – công nghệ, kinh tế – xã hội, tăng cường thực hành , gắn
bó với thực tiễn Việt Nam, tiến kịp trình độ chung của các nước trong khu vực và thế
giới.
- Chương trình và SGK mới phải có phương pháp dạy học đổi mới.
Phương pháp đó phải giúp HS biết tự học và hợp tác trong học tập (cùng nhau xây
dựng kế hoạch, vạch phương án và làm thí nghiệm), tích cực, chủ động, sáng tạo
trong phát hiện và giải quyết vấn đề để tự chiếm lĩnh tri thức mới.
- Chương trình và SGK phải có tính thống nhất cao, trình độ chuẩn của
chương trình phải phù hợp với trình độ chung của số đông HS, nhưng cũng phải tạo
điều kiện phát triển cho những HS có năng lực đặc biệt.
- Phải thay đổi quan niệm về cách soạn thảo chương trình và nội dung SGK.
Chương trình không chỉ nêu nội dung và thời lượng dạy học như trước đây đã làm mà
nó thực sự là một kế hoạch hành động sư phạm bao gồm cả mục tiêu, nội dung,
phương pháp, phương tiện dạy học và cách thức đánh giá kết quả học tập của HS.
- SGK không đơn giản là tài liệu thông báo kiến thức ở dạng có sẵn như trước
đây mà là tài liệu giúp cho HS tự học, tự phát hiện và giải quyết các vấn đề để chiếm
lĩnh và vận dụng kiến thức mới một cách linh hoạt chủ động và sáng tạo.
- Nội dung SGK là những kiến thức cơ bản và rất thực tiễn, hạn chế tối đa kiến
thức hàn lâm.
6
Định hướng đổi mới về chương trình, SGK, phương pháp dạy học và kèm
theo là trang thiết bị. Nếu không có TBGD thì không thể chuyển tải được nội dung
của SGK và cũng không thể đổi mới được phương pháp dạy và phương pháp học.
Chương trình tiểu học 2000 và chương trình THCS thí điểm lần này đã đặt cơ
sở vật chất và TBGD vào đúng vị trí đích thực của nó.
3. Vai trò của TBGD đáp ứng yêu cầu đổi mới PPDH

3.1 Khái niệm TBGD
Theo Lotx Klinbơ (Đức) thì TBGD (hay còn gọi là đồ dùng dạy học, thiết bị

dạy học, dụng cụ ) là tất cả những phương tiện vật chất cần thiết cho giáo GV và HS
tổ chức và tiến hành hợp lý, có hiệu quả quá trình giáo dưỡng và giáo dục ở các môn
học, cấp học.
Theo các chuyên gia thiết bị giáo dục của Việt Nam: TBGD là thuật ngữ chỉ
một vật thể hoặc một tập hợp đối tượng vật chất mà người GV sử dụng với tư cách là
phương tiện điều khiển hoạt động nhận thức của HS, còn đối với HS thì đó là các
nguồn tri thức, là các phương tiện giúp HS lĩnh hội các khái niệm, định luật, thuyết
khoa học.vv hình thành ở họ các kỹ năng, kỹ xảo, đảm bảo phục vụ mục đích dạy
học.
Như vậy có thể hiểu: TBGD là hệ thống đối tượng vật chất và tất cả những ph-
ương tiện kỹ thuật được GV và HS sử dụng trong quá trình dạy học.

3.2. Các loại hình TBGD
Hiện nay trong danh mục TBGD trường phổ thông Việt Nam mà Bộ
GD&ĐT đã ban hành bao gồm các loại hình chính như sau:
1. Tranh ảnh giáo khoa
2. Bản đồ giáo khoa
3. Mô hình, Mẫu vật
4. Dụng cụ
5. Phim đèn chiếu
6. Bản trong dùng cho máy chiếu qua đầu
7. Băng, đĩa ghi âm
8. Băng hình, đĩa hình
9. Phần mềm dạy học
10. Giáo án điện tử, Bài giảng điện tử, Giáo án kỹ thuật số,
11. Trang Web học tập

Do sự bùng nổ của công nghệ thông tin và Truyền thông (ICTs) nên ngày nay có
rất nhiều các thiết bị ứng dụng CNTT&TT đã được đưa vào nhà trường - đó cũng là
một đặc điểm cơ bản và mới khi triển khai CT & SGK mới.


7
3.3 Vai trò của các loại hình TBGD theo quan điểm lí luận dạy học hiện đại
3.3.1 Vai trò của các giác quan trong quá trình nhận thức
Người ta đã tổng kết vai trò của các giác quan trong quá trình nhận thức
:
Kiến thức thu nhận được:
1% qua Nếm
1,5% qua Sờ
3,5% qua Ngửi
11% qua Nghe
83% qua Nhìn
Tỷ lệ kiến thức nhớ được sau khi học:
20% qua những gì mà ta Nghe được
30% qua những gì mà ta Nhìn được
50% qua những gì mà ta Nghe và Nhìn được
80% qua những gì mà ta Nói được
90% qua những gì mà ta Nói và Làm được
Việt Nam có câu:
Trăm nghe không bằng một thấy
Trăm thấy không bằng một làm
Người Ấn độ cũng tổng kết:
Tôi nghe – Tôi quên
Tôi nhìn – Tôi nhớ
Tôi làm – Tôi hiểu
Những tổng kết trên đều cho thấy: Để quá trình nhận thức đạt hiệu quả cao thì
cần phải thông qua quá trình nghe, nhìn và thực hành. Muốn có được điều đó thì
công cụ (Thiết bị) để giúp quá trình nhận thức là cực kì quan trọng. Quá trình dạy
học là quá trình nhận thức được tổ chức ở mức độ cao, vì vậy TBGD là không thể
thiếu trong quá trình dạy học.


8
3.3.2 Vị trí của TBGD trong quá trình dạy học
Theo quan điểm của lí luận dạy học hiện đại thì TBGD là 1 trong 4 thành tố chủ
yếu của quá trình dạy học.

(Một số nhà lí luận dạy học Việt Nam có đề nghị thêm thành tố thứ 5 vào quá trình
dạy học đó là công tác Kiểm tra và đánh giá)
TBGD chịu sự chi phối của nội dung và phương pháp dạy học. Nội dung dạy
học quy định những đặc điểm cơ bản của TBGD bởi lẽ TBGD phải tính đến một cách
toàn diện các đặc điểm của nội dung, chương trình. Mỗi TBGD phải được cân nhắc,
lựa chọn để đáp ứng được nội dung chương trình, đồng thời cũng phải thoả mãn các
yêu cầu về khoa học sư phạm, kinh tế, thẩm mỹ và an toàn cho giáo viên và học sinh
khi sử dụng nhằm đạt kết quả mong muốn.
Trong thời đại bùng nổ thông tin, KHKT phát triển như vũ bão, nhiều tri thức
đem dạy ở phổ thông nhanh chóng bị lạc hậu vì vậy cần phải lựa chọn nội dung dạy
như thế nào để học sinh không những chiếm lĩnh được tri thức mới, đồng thời phải
hình thành năng lực tự học, tự phát triển. Vì vậy phương pháp dạy học mới phải theo
xu hướng tích cực hoá quá trình nhận thức của học sinh, năng lực thực hành, năng lực
tự nghiên cứu. Muốn đạt được điều đó thì không có cách nào khác là phải tăng cường
trang bị và đặc biệt là nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học trong đó chú trọng
các phương tiện nghe nhìn và ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học.
Ngược lại, những thành tựu của khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin đã
làm xuất hiện nhiều loại hình thiết bị dạy học mới giúp cho việc đổi mới phương
pháp dạy học. Người ta thừa nhận rằng việc hoàn thiện các phương pháp dạy học sẽ
không thể thực hiện được nếu không sử dụng rộng rãi các phương tiện nghe nhìn
(Máy tính, Máy chiếu đa năng, Bảng chiếu).
9
MỤC TIÊU
NỘI DUNG

THIẾT BỊ GIÁO DỤC
PHƯƠNG PHÁP
3.3.3 Điểm qua về chức năng của TBGD trong quá trình dạy học
Theo lí luận dạy học thì chức năng cơ bản của TBGD trong quá trình
dạy học thể hiện ở những điểm sau:
1. Sử dụng TBGD đảm bảo đầy đủ và chính xác thông tin về các hiện tượng,
đối tượng nghiên cứu, do đó làm cho chất lượng dạy học cao hơn.
2. Sử dụng TBGD nâng cao được tính trực quan – cơ sở của tư duy trừu
tượng, mở rộng khả năng tiếp cận với các đối tượng và hiện tượng.
3. Sử dụng TBGD giúp tăng tính hấp dẫn, kích thích ham muốn học tập,
phát triển hứng thú nhận thức của học sinh.
4. Sử dụng TBGD giúp gia tăng cường độ lao động học tập của HS và do đó
cho phép nâng cao nhịp độ nghiên cứu tài liệu giáo khoa.
5. Sử dụng TBGD cho phép học sinh có điều kiện tự lực chiếm lĩnh tri thức,
hình thành kỹ năng kỹ xảo (tự nghiên cứu tài liệu, tự lắp ráp thí nghiệm, làm thí
nghiệm, tìm thông tin, lựa chọn câu trả lời, vận dụng ).
6. Sử dụng TBGD hợp lý hoá quá trình dạy học, tiết kiệm được thời gian để
mô tả. Ví dụ mô hình động cơ đốt trong, mô hình nguyên tử v v
7. Sử dụng TBGD gắn bài học với đời sống thực tế, học gắn với hành, nhà
trường gắn với xã hội.
8. Sử dụng TBGD giúp hình thành nhân cách, thế giới quan, nhân sinh
quan, rèn luyện tác phong làm việc có khoa học.
Để hoàn thành được những chức năng trên thì việc sử dụng TBGD cần phải được
GV nghiên cứu, cân nhắc kỹ nội dung SGK, môn học. Căn cứ vào số TBGD được
trang bị và tự làm mà định ra kế hoạch sử dụng cụ thể các loại hình TBGD đã có sao
cho mỗi chủng loại đều phát huy tốt tác dụng của nó và nâng cao được hiệu quả sử
dụng trong quá trình dạy học.
3.3.4 Các nhận thức mới về vai trò của TBGD
TBGD không chỉ được sử dụng trong khuôn khổ hẹp trước đây chủ yếu
là minh họa mà ngày nay TBGD là công cụ quan trọng trong hoạt động nhận thức

của HS, nhất là các TBGD có ứng dụng những thành tựu của CNTT&TT
Trong quá trình dạy học, HS tiến hành nhận thức thế giới dưới sự điều
khiển của GV nhờ các TBGD. Mỗi loại hình TBGD đều có thể phục vụ cho việc hình
thành những tri thức kinh nghiệm và những tri thức lý thuyết, những kỹ năng, kỹ xảo.
3.3.5 Phân tích một số loại hình TBGD với việc đổi mới phương pháp dạy
học
Trong 11 loại hình TBGD chính đã nêu ở trên thì 4 loại hình TBGD đầu
thường được gọi là TBDH truyền thống với các đặc điểm sau:
+ TBDH truyền thống đã được GV và HS sử dụng từ rất lâu ngay từ khi nghề dạy
học phát triển.
+ GV và HS có thể khai thác trực tiếp lượng thông tin chứa đựng trong từng TB. Ví
dụ một bức tranh vẽ cấu tạo con cá chép thì tất cả những lượng thông tin như hình
dáng, màu sắc, cấu tạo ngoài, cấu tạo trong của con cá chép đều được GV chỉ dẫn
cho HS hoặc HS dưới sự hướng dẫn của GV sẽ tự khai thác các lượng thông tin đó.
10
+ Gía thành các TBDH truyền thống không đắt nên có thể trang bị đại trà cho các
trường.
+ GV và HS dễ sử dụng và dễ bảo quản.
Từ năm 2000 trở về trước thì TBGD cung cấp cho các trường chủ yếu là TBDH
truyền thống.
Các loại hình TBDH từ 5 đến 11 có đặc điểm chung và khác biệt là muốn khai thác
lượng thông tin chứa đựng trong từng TB phải có thêm các máy móc chuyên dùng
tương ứng. Tất cả các hệ thống đó người ta quen gọi là các phương tiện kĩ thuật dạy
học đa phương tiện(PTKTDHĐPT).
So với các TBDH truyền thống thì các PTKTDHĐPT có một số đặc điểm khác, đó là:
HTDHĐPT
1. Mỗi HTDHĐPT bao gồm 2 khối: Khối mang thông tin và Khối chuyển tải
thông tin tương ứng.
Khối mang thông tin Khối chuyển tải thông tin tương ứng
Phim Slide, phim chiếu bóng > Máy chiếu Slide, máy chiếu phim

Bản trong > Máy chiếu qua đầu
Băng, đĩa ghi âm > Radio Cassette, Đầu đĩa CD, Máy tính
Băng, đĩa ghi hình > Video, Đầu đĩa hình, Máy tính, Máy chiếu
đa năng, Màn chiếu
Phần mềm dạy học > Máy tính, Máy chiếu đa năng, Màn chiếu, Bảng
kỹ
thuật số
Giáo án điện tử, Bài giảng
điện tử, Giáo án kỹ thuật số,
Trang Web học tập > Máy tính, Máy chiếu đa năng, Màn chiếu, Bảng
kỹ thuật
số
2. Phải có điện lưới quốc gia.
3. Đắt tiền gấp nhiều lần các PTDH thông thường. Ví dụ 1 chiếc máy chiếu
qua
đầu (Overhead) của Nhật trị giá 6 triệu đồng, bằng giá 1 bộ thiết bị vật lí
lớp 6.
4. Phải có trình độ sử dụng và bảo quản tốt.
5. Phải có phòng ốc chuyên biệt để lắp đặt, sử dụng và bảo quản.

1. Tranh ảnh giáo khoa
Tranh ảnh giáo khoa là loại hình quen thuộc và chiếm tỷ lệ khá lớn trong các trường
phổ thông hiện nay, nhất là trường TH và THCS. Ưu điểm nổi bật của loại hình này
là: giá thành rẻ nhất trong các loại hình TBGD; Dễ vận chuyển, dễ bảo quản; Dễ sử
dụng; Tần số sử dụng cao.
11
Trang ảnh GK các lớp 1,2,3,6,7,8 đã được sản xuất và cung ứng khá nhiều trong thời
gian qua và theo quan điểm chỉ đạo của Ban chỉ đạo công tác TBGD của Bộ GD&ĐT
thì lượng tranh, ảnh GK đã giảm dần với các lớp 4,5,8,9.
2. Bản đồ giáo khoa

Bản đồ giáo khoa là sự biểu hiện thu nhỏ bề mặt trái đất lên mặt phẳng dựa trên cơ sở
toán học. Bằng ngôn ngữ bản đồ, phương tiện (đồ hoạ) phản ánh những dấu hiệu cơ
bản nhất, đặc trưng nhất phù hợp với trình độ phát triển trí óc của lứa tuổi học sinh và
xét đến yêu cầu giáo dục thẩm mĩ và vệ sinh học đường.
Bản đồ giáo khoa có nhiều loại: Bản đồ giáo khoa treo tường; Bản đồ trong SGK; Át
lát giáo khoa; Bản đồ câm (hay Bản đồ trống)
Bản đồ giáo khoa treo tường (BĐGKTT) là một loại của bản đồ giáo khoa, vì thế nó
có chung nội dung, đặc điểm, tính chất và ý nghĩa như các loại Bản đồ giáo khoa
khác; đồng thời nó cũng có những điểm riêng.
Vai trò của BĐGKTT trong quá trình dạy học
BĐGKTT mở rộng khái niệm không gian cho học sinh, cho phép các em thiết lập
mối quan hệ tương hỗ và nhân quả của các hiện tượng và các quá trình trong tự nhiên
và xã hội, phát triển óc quan sát, hình thành thế giới quan duy vật.
Phương pháp sử dụng BĐGKTT
- Sử dụng BĐGKTT trước tiên phải biết “đọc” bản đồ: Đọc bản đồ là phương pháp
tổng quát, phương pháp chung cho mỗi học sinh.
- So sánh thông tin trên bản đồ nhằm tìm hiểu đặc điểm của các đối tượng, hiện
tượng, sự kiện để tìm ra mối liên hệ và quy định lẫn nhau của các đối tượng, mối liên
hệ giữa những cái biết và cái chưa biết.
- Mô tả và nêu đặc điểm hiện tượng. Giúp cho học sinh biết quan sát, mô tả, tường
thuật hay nêu đặc điểm hiện tượng, sự kiện.
3. Mô hình giáo khoa, mẫu vật dạy học
Mô hình giáo khoa, mẫu vật (MH,MV) là loại hình TBGD mô phỏng theo hình
dạng, cấu tạo, hoạt động và bản chất của sự vật, hiện tượng nhằm phục vụ cho việc
dạy và học.
MH, MV có 2 loại: Mô tả các đối tượng trong không gian 3 chiều và trong không
gian 2 chiều:
-Trong không gian 3 chiều: Đó là các MV và các MH mô tả các vật như thật
như MH cơ thể người, con quay gió
-Trong không gian 2 chiều: Đó là các MH chỉ cần mô tả đối tượng như tranh

vẽ. Đó là MH mô tả các lát cắt bổ dọc hay bổ ngang của một đối tượng nào đó.
Vai trò của MH, MV
12
1) Tác động mạnh vào các giác quan người học. Khi sử dụng MH, MV học sinh
nghiên cứu trực tiếp đối tượng vật thật hoặc giống vật thật nên tính chân thực được
nhận thức một cách nguyên vẹn.
2) Vì là vât thật hoặc giống như vật thật nên MH, MV giúp HS có sự liên hệ mật
thiết với thực tiễn khiến cho tri thức có sức sống mạnh mẽ.
3) MH, MV góp phần hợp lí hóa quá trình dạy học như tiết kiệm được thời gian
do GV không phải mô tả dài dòng về hình dáng, màu sắc, cấu tạo ngoài hoặc cấu tạo
trong, nguyên lí hoạt động của sự vật nghiên cứu.
Nâng cao hiệu quả sử dụng MH, MV
- Chuẩn bị MH, MV
+ GV phải kiểm tra và sử dụng trước MH, MV để phát hiện những khiếm
khuyết của MH, MV nếu có và kịp thời điều chỉnh hoặc sửa chữa.
+ Dự kiến phương thức sử dụng
+ Với những MH, MV đơn giản, GV có thể giao cho một số HS tự làm hoặc
chuẩn bị trước ở nhà.
- Sử dụng MH, MV
+ Sử dụng theo sự chuẩn bị trước. Cần tuân thủ theo "nguyên tắc 4Đ"
Sử dụng Đúng mục đích, nghĩa là chỉ sử dụng MH, MV với những phần nội
dung cần phải có MH, MV để giảng dạy mà không sử dụng tùy tiện.
Đưa MH, MV ra đúng lúc. MH thường có hình dáng và màu sắc rất hấp
dẫn, Nếu GV đưa MH, MV ra quá sớm sẽ thu hút sự chú ý của HS vào MH, MV và
các em bị phân tán tư tưởng.
+ Đặt MH, MV đúng vị trí sao cho cả lớp quan sát rõ, tránh đặt MH, MV ở vị
trí không thuận lợi cho việc quan sát hoặc chỉ một nhóm HS quan sát được.
+ Tùy theo từng MH, MV mà GV có thể kết hợp các phương pháp như quan
sát, đàm thoại, thực hành, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề. Chú trọng việc đặt các câu
hỏi hoặc những chỉ dẫn cần thiết để HS có thể tự nghiên cứu, khám phá tri thức qua

MH, MV.
- Sau sử dụng MH, MV
+ GV cần rút kinh nghiệm về hiệu quả sử dụng MH, MV trong giờ học
+ Lau chùi và sửa chữa (nếu bị hư hỏng) và cất giữ để có thể sử dụng lần sau.
4. Dụng cụ dạy học
Dụng cụ bao gồm nhiều loại: Dụng cụ đo lường, dụng cụ thí nghiệm, dụng cụ sản
xuất
Dụng cụ hay học cụ là một loại hình TBGD đặc biệt được sản xuất và sử dụng nhiều
nhất trong hoạt động dạy và học.
13
Dụng cụ dạy học chiếm tỷ lệ khá cao với các môn khoa học tự nhiên.
Vai trò của dụng cụ dạy học trong quá trình dạy học
1.Có thể sử dụng được với tất cả các loại bài giảng, truyền thụ kiến thức mới, kiểm
tra đánh giá, thực hành, vận dụng kiến thức
2.Trong 1 tiết học, học cụ có thể sử dụng được ở tất cả các giai đoạn khác nhau của
tiến trình bài học.
3.Tiết kiệm được thời gian do không phải mô tả và học sinh phải hình dung (nếu
không có học cụ, phải dạy chay)
4.Là phương tiện trực quan giúp học sinh rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo tốt nhất.
5.Rèn thói quen lao động có khoa học: Cách lắp đặt, tháo dỡ dụng cụ một cách khoa
học, hợp lí, tiết kiệm thời gian, cách sử dụng, khai thác thông tin, sử lí thông tin để
tìm kết quả mong muốn
6.Gây hứng thú hoạt động nhận thức cho HS.
Nguyên tắc sử dụng
Dụng cụ dạy học là loại hình có nhiều điều kiện nhất để học sinh phát huy tính tích
cực trong hoạt động nhận thức. Học sinh có cơ hội suy nghĩ nhiều hơn, hoạt động
chân tay nhiều hơn, tranh luận nhiều hơn và nắm vững kiến thức chắc chắn hơn.
Dụng cụ dạy học có thể dùng đơn chiếc (Lựckế, nhiệt kế ) hoặc dùng trong các thí
nghiệm với nhiều dụng cụ.
Nguyên tắc sử dụng chung: Theo 4 bước cho cả GV và HS:

1. Chuẩn bị lí thuyết
2. Chuẩn bị đồ dùng cần thiết và GV phải sử dụng trước.
3. Sử dụng trong tiết hoc (GV&HS)
4. Thu xếp, lau chùi để dùng lâu dài.
5. Bản trong giáo khoa
Bản trong giáo khoa là loại hình TBGD thông qua đường nét, hình mảng, mầu
sắc đậm nhạt trên tấm phim hoặc nhựa trong suốt để thể hiện nội dung cần trình bày.
Với bản trong có màu sắc có tác dụng rất lớn kích thích hứng thú học sinh quan sát,
học tập. Bản trong có ưu điểm là nếu sử dụng theo bộ có thể biến một nội dung cần
truyền tải rất phức tạp thành những mảng vấn đề lôgic và liên
hoàn giúp học sinh dễ nhớ, dễ hiểu. Bản trong giáo khoa giúp học sinh nắm vững
kiến thức khoa học cơ bản bằng ngôn ngữ tạo hình, thông qua sự thể hiện hình ảnh đã
được chọn lựa của một hoặc nhiều tác giả.
Theo cách thiết kế thì có 2 loại bản trong:Bản đơn, Bản theo bộ
Cách sử dụng bản trong đơn
Tất cả các thông tin đều xuất hiện trên một tấm nhựa trong. Giáo viên có thể dùng
que (hoặc dùng bút laze) chỉ lên tấm nhựa trong (hoặc lên phông) để tạo sự chú ý vào
bất kỳ chi tiết nào.
14
Có thể điều khiển từng phần hình vẽ trên tấm nhựa trong bằng cách dùng tờ giấy
hay tấm bìa che những phần chưa cần cho xuất hiện để có thể trình bày từng dữ liệu
và thảo luận từng bước một.
Cách sử dụng bản trong theo bộ
Đây là tiện ích nổi bật của việc sử dụng máy chiếu qua đầu. Một nội dung thông
tin phức tạp có thể chia thành nhiều phần một cách lôgic. Ta sẽ giới thiệu phần nền
trước; các bộ phận khác khi lật đè lên lần lượt sẽ tạo thành một hệ thống (một đối
tượng) hoàn chỉnh.
6. Băng, đĩa ghi âm
Băng ghi âm là loại hình ghi lại các tín hiệu âm thanh trên băng từ tính và được phát
lại qua máy ghi âm (Cassete).

Do tiến bộ của khoa học CNTT nên ngày nay người ta đã có thể ghi âm trên đĩa CD
với chất lượng tốt hơn nhờ kĩ thuật số. âm thanh được phát lại qua đầu đĩa CD hoặc
qua máy tính. Do đó hiện nay trong các nhà trường có 2 loại TBGD liên quan đến âm
thanh là băng ghi âm dùng cho máy Radio Cassete và đĩa CD dùng cho đầu đĩa CD
và máy tính
Đặc điểm
-Thế mạnh của băng, đĩa ghi âm là giá trị biểu cảm của âm thanh tác động vào thính
giác, qua đó mà cảm hóa, thuyết phục người nghe tự giác tiếp nhận thông tin hoặc tri
thức.
-Do khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển nên công nghệ sản xuất ra băng, đĩa ghi
âm ngày càng hiện đại, giá thành sản phẩm ngày càng hạ, do đó loại hình băng, đĩa
ghi âm ngày càng được phát triển ở trường PT.
Yêu cầu về băng, đĩa ghi âm
-Phải lựa chọn nội dung kiến thức SGK sao cho phù hợp với thể loại băng, đĩa ghi
âm.
-Âm thanh ghi phải là âm thanh có chất lượng cao.
-Chất lượng thu thanh phải chuẩn, không có tiếng ồn hoặc tạp âm.
-Chất lượng băng, đĩa ghi âm phải đảm bảo tiêu chuẩn kĩ thuật thì mới phản ảnh
trung thành âm gốc và mới dùng được lâu dài.
Cách sử dụng
Bước chuẩn bị:
- Căn cứ vào nội dung bài học, GV cần chuẩn bị trước nội dung nào trong băng, dự
kiến thời điểm sử dụng và thời lượng sử dụng.
15
-Đọc kĩ bản hướng dẫn sử dụng băng, đĩa ghi âm kèm theo (nếu có) để hiểu nội
dung băng, đĩa ghi âm và hiểu được ý đồ của tác giả băng, đĩa ghi âm, từ đó tìm cách
sử dụng có hiệu quả nhất.
-Kiểm tra băng: Có bị mốc không? Nếu có phải dùng bông hoặc vải mềm đặt trên
mặt băng và dùng tay cho băng chạy và lau hết mốc. Chạy thử băng để kiểm tra chất
lượng âm thanh. Nhiều GV do không chuẩn bị trước nên đã gặp nhiều lúng túng khi

sử dụng băng, đĩa ghi âm.
-Sử dụng trước theo tiến trình bài soạn đề ra. Tập tua đi, tua lại, bật thử đoạn băng
cần đến. Tập sử lí những tình huống “trục trặc” về kĩ thuật.

Bước sử dụng:
-Điều chỉnh âm thanh vừa đủ cho cả lớp cùng nghe rõ, tránh nhỏ quá hoặc to quá
ngưỡng cảm giác của HS.
-Sử dụng theo tiến trình bài soạn.
-Có thể kết hợp với việc sử dung các loại TBGD khác như tranh, ảnh, bản đồ, biểu
bảng để bài giảng thêm sinh động,
-Có thể đặt ra các câu hỏi phù hợp trước hoặc sau mỗi đoạn trích âm để tăng tính
tích cực nhận thức của HS.
Sau sử dụng:
-Nên tua lại (với băng ghi âm) về vị trí đầu băng để lần sử dụng sau dễ dàng và cất
vào vỏ đựng băng. Với đĩa ghi âm nên dùng vải mềm hoặc bông lau nhẹ nhàng mặt
đĩa và cất vào vỏ đựng đĩa.
-Bảo quản băng, đĩa trong hộp có chất chống ẩm. Nếu không có chất chống ẩm thì
cần đặt băng, đĩa ghi âm ở nơi khô ráo.
7. Băng hình và đĩa hình giáo khoa
Băng hình là băng từ tính ghi lại đồng thời các tín hiệu hình ảnh và âm thanh về các
sự vật, hiện tượng bằng máy quay (Video Camera) và được phát lại bằng đầu máy
Video.
Băng hình còn được gọi là phim Video.
Băng hình giáo khoa là băng hình mang chức năng của TBGD, nội dung băng được
biên soạn theo nội dung SGK nhằm mục đích nâng cao hiệu quả quá trình dạy và học.
Băng hình đã được nghiên cứu và ứng dụng từ lâu ở các nước phát triển như ở Vương
Quốc Anh từ 1927, Mĩ từ 1950, Nhật từ 1950 Nước ta cho đến năm 1980 mới
nghiên cứu và vào đầu những năm 1990, băng hình giáo khoa mới được đưa vào nhà
trường.
Ngày nay, do thành tựu của công nghệ thông tin mà người ta đã có thể chuyển băng

hình sử dụng cho máy Video thành đĩa hình (VCD, DVD) sử dụng cho máy đầu đĩa
VCD hoặc máy tính rất thuận tiện cho quá trình sử dụng cũng như bảo quản mà giá
thành lại rẻ hơn băng hình.

Vai trò của băng, đĩa hình trong quá trình dạy học
+ Cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ đối tượng cần nghiên cứu.
16
+ Mang tính trực quan cao, bởi những sự vật và hiện tượng trong băng phần lớn là
những sự vật, hiện tượng thực.
+ Nhờ tính “động” nên có sức truyền cảm rất cao đối với học sinh. Cùng một lúc, HS
vừa có thể quan sát được sự vật, hiện tượng lại vừa nghe được âm thanh từ sự vật,
hiện tượng đó.
+ Hợp lí hóa quá trình hoạt động dạy và học
+ ưu thế nổi bật của băng, đĩa hình là nhờ kĩ thuật ghi và phát lại hình mà người ta có
thể:
- Làm chậm lại các biến đổi quá nhanh mà mắt thường khó quan sát
- Làm nhanh lên các biến đổi quá chậm như: Nghiên cứu quá trình một bông hoa
nở, sự phát triển
của một bào thai
- Nghiên cứu các hiện tượng quá xa hoặc nguy hiểm không thể đến gần
- Tạo được các thí nghiệm ảo mà HS không thể tiến hành trực tiếp như các thí
nghiêm hóa học rất
độc hại,
- Mô hình hóa được các quá trình hoặc các biến đổi cực nhanh
+ Tất cả những ưu điểm trên đã làm thỏa mẫn nhu cầu nhận thức của HS.
+ Tuy nhiên băng, đĩa hình cùng với khối chuyển tải thông tin là đầu Video, đầu đĩa
hình và máy tính là những loại hình TBDH rất đắt tiền mà trong điều kiện kinh tế
hiện nay không phải trường PT nào cũng có thể sắm được.
Cách sử dụng và bảo quản
Chuẩn bị của GV:

- Xem kĩ tài liệu hướng dẫn sử dụng
- Kiểm tra băng, đĩa hình, máy Video hoặc máy Vi tính, kiểm tra sự an toàn của
máy móc trước
khi sử dụng và chạy thử, điều chỉnh kĩ thuật hỗ trợ tối ưu nếu cần
- Lập kế hoạch sử dụng, thực chất là trả lời các câu hỏi: Sử dụng cả băng (đĩa) hay
chỉ sử dụng một đoạn với mục đích gì? Vào thời điểm nào của bài giảng? Thời lượng
kéo dài bao nhiêu? Đoạn nào cần dừng băng (đĩa) để trao đổi, phát vấn, đoạn nào cho
băng (đĩa) chạy chậm để HS dễ quan sát, đoạn nào cần tua lại, hệ thống câu hỏi như
thế nào để phát huy được tính tích cực hoạt động nhận thức của HS? Cần định hướng,
hướng dẫn, giải thích gì thêm?
Sử dụng:
Theo tiến trình kế hoạch đã định. Tuy nhiên trong thực tế đã có nhiều tình huống xẩy
ra khác với kịch bản, vì vậy GV phải sử lí một cách linh hoạt và mềm dẻo.
Sau khi sử dụng:
GV cần tổ chức cho HS thảo luận (cả lớp hoặc theo nhóm) về nội dung bài học có
liên quan đến băng (đĩa), nêu thắc mắc và hướng giải quyết.
Lấy băng (đĩa) ra khỏi máy, với băng hình cần tua lại từ đầu rồi mới lấy băng ra, cho
vào hộp đựng và cho vào túi, bảo quản trong bình chứa chất chống ẩm hoặc để nơi
17
khô ráo. Với đĩa hình, dùng giấy mềm hoặc vải thật mềm lau nhẹ, cho vào hộp và để
nơi khô ráo. Với máy quay Video, dùng giấy mềm hoặc vải mềm lau nhẹ đầu từ hoặc
dùng băng lau đầu từ để lau sạch đầu từ. Tránh tình trạng đến khi sử dụng mới lau thì
khi đó các chất bẩn đã đóng chặt vào đầu từ rất khó lau. Cho máy vào túi bảo vệ và
để nơi khô ráo. Khi sử dụng cần kiểm tra trước, thậm chí phải phơi hoặc sấy máy.
8. Phần mềm dạy học
Phần mềm(PM) là một bộ chương trình thực hiện một nhiệm vụ tương đối độc lập nhằm
phục vụ cho một ứng dụng cụ thể việc quản lý hoạt động của máy tính (MT) hoặc áp
dụng MT trong các hoạt động kinh tế, quốc phòng, văn hóa, giáo dục, giải trí,
Phần mềm dạy học (PMDH) là PM được thiết kế nhằm hỗ trợ có hiệu quả việc dạy và
học của GV, HS bám sát mục tiêu, nội dung chương trình SGK.

Các loại PMDH
Phần mềm dạy học hiện nay trên thế giới có nhiều và đa dạng, phổ biến là các dạng
sau: Trò chơi học tập; Phần mềm dạy học: Mô phỏng các hiện tượng, đối tượng, quá
trình; Hệ thống lưu trữ và tìm kiếm thông tin tham khảo; Gia sư, ôn tâp, kiểm tra
Nhưng nhìn chung có ba loại PMDH sau:
- PMDH được xây dựng dựa trên đối tượng sử dụng.
- PMDH được xây dựng dựa trên nội dung các môn học.
- PMDH được xây dựng dựa trên mục đích lý luận dạy học.
Đặc điểm của phần mềm dạy học
PMDH là phương tiện dạy học hiện đại có nhiều tính năng ưu việt hơn so với các loại
hình thiết bị thông dụng đó là:
- Là một chương trình được lập trình sẵn ghi vào đĩa mềm.
- Có thể mang một lượng thông tin lớn, chọn lọc ở mức cần và đủ theo nhu cầu của
nhiều đối tượng.
- Là nguồn cung cấp tư liệu phong phú đa dạng, hấp dẫn, gọn nhẹ, dễ bảo quản, dễ sử
dụng.
- Có thể sử dụng thành tựu hiện đại của công nghệ truyền thông đa phương tiện vào
quá trình dạy học
để nâng cao tính trực quan, sinh động, hấp dẫn của tài liệu nghe nhìn.

Vai trò của PMDH
- PMDH góp phần đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học
- Là một TBGD tổng hợp cho phép chúng ta lựa chọn để đạt hiệu quả cao trong mọi khâu
của quá trình dạy học. Giúp giáo viên, học sinh làm việc một cách dễ dàng nhanh chóng,
hiệu quả, tiết kiệm rất nhiều thời gian, công sức.
- PMDH có khả năng trình bày một cách trực quan, tinh giản, dễ hiểu, giúp học sinh dễ
dàng nắm được nội dung của chương trình. Mặt khác nó có khả năng cung cấp thêm những
18
tài liệu phong phú, đa dạng dùng để tra cứu, tham khảo, đọc thêm, hệ thống hóa, luyện tập
theo các mức độ khác nhau. Các đĩa chứa PM có dung lượng rất lớn. PMDH dễ dàng cung

cấp những tài liệu cần thiết cho mỗi môn học, thích hợp với nhiều đối tượng học sinh cùng
lứa tuổi.
- PMDH có thể biểu thị thông tin dưới dạng văn bản, kí hiệu, đồ thị, bản đồ, hình vẽ.
Các tài liệu liên quan trong PM được lựa chọn, thiết kế theo cách phối hợp tối ưu nhằm
tận dụng được thế mạnh của từng loại trong dạy học. Do được ghi vào đĩa gọn nhẹ, nên
mỗi giáo viên hay học sinh có thể dễ dàng có trong tay phương tiện để tự mình chủ
động thực hiện PPDH tích cực ở bất cứ nơi nào có máy tính. Trước đây, giao tiếp người
– máy dựa trên giao tiếp bằng văn bản đơn thuần: đơn điệu, kém hấp dẫn. Ngày nay
giao tiếp với công nghệ đa phương tiện: âm thanh, hình ảnh, tiếng nói, phim, đồ họa và
văn bản được kết hợp với nhau thành một chỉnh thể rất hấp dẫn với học sinh. PM cho
phép GV lựa chọn các tài liệu trực quan cần cho từng phần của bài học. Nó cho phép
GV mô phỏng, minh họa nhiều quá trình, hiện tượng trong xã hội và trong con người
mà không thể quan sát trực tiếp được trong điều kiện nhà trường. PM có thể sao chép ra
đĩa mềm hoặc in ra giấy một cách dễ dàng, ít tốn kém, tiết kiệm thời gian và công sức
chuẩn bị. PMDH có thể giúp HS tự tìm tri thức mới, tự ôn tập, tự luyện tập theo nội
dung tùy chọn.
- Trong thời đại xã hội phát triển với tốc độ nhanh như hiện nay, việc dạy học không chỉ
hạn chế trong giờ học tại trường dưới sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên mà học sinh
có thể tự học tại nhà theo chương trình, SGK đại trà, theo phương thức DH đồng loạt
với cùng một nội dung, cùng một phương pháp, theo cùng một tốc độ, với cùng một
mức độ yêu cầu đối với mọi HS.
- PMDH có thể giúp cho việc cá thể hóa cao độ, do nó có khả năng mô phỏng kiến thức
cần trình bày một cách phù hợp với trình độ HS
-Máy tính có thể nối mạng trong phạm vi một trường, nhiều trường, trong cả nước, thậm
chí với một số nước. Do đó có thể dạy học từ xa và mang tính chất giao tiếp chủ động.
-ứng dụng công nghệ thông tin nói chung và PMDH nói riêng giúp chúng ta đổi mới
được nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học; giúp HS thực hiệnđược khẩu
hiệu do UNESCO đề ra cho GD - ĐT ở thế kỉ 21 là học ở mọi nơi, học ở mọi lúc, học
suốt đời, dạy cho mọi người với mọi trình độ tiếp thu khác nhau.
Các yêu cầu của một PMDH

Trước hết phải đáp ứng một cách đầy đủ các yêu cầu sư phạm về nội dung, hình thức và
phương pháp, ngoài ra:
-PMDH phải phù hợp với nội dung chương trình dạy học.
-Nội dung PMDH phải đảm bảo tính khoa học, tính thực tiễn, tính thiết thực, tính cập
nhật của những kiến thức, kĩ năng theo mức độ quy định trong từng chương trình, từng
môn học ở từng lớp.
-PMDH phải được tạo điều kiện thuận lợi cho việc đổi mới PPDH, phát huy tính tính
cực chủ động trong hoạt động nhận thức của từng học sinh.
19
- PMDH phải chú ý đến tính khoa học về hình thức thao tác. Ngôn ngữ (tên lệnh, thực
đơn, thông báo, cú pháp ) phải trong sáng, dễ hiểu, dễ nhớ, thể hiện tính logic và phù
hợp với tư duy tự nhiên của người dùng.
Nâng cao hiệu quả sử dụng PMDH.
- PMDH có thể sử dụng ở tất cả các khâu của quá trình dạy học tuy nhiên cần cân
nhắc lựa chọn, phối hợp với các phương tiện dạy học khác để sử dụng đúng lúc, đúng
chỗ, đúng mức độ cường độ. nhằm đạt hiệu quả dạy học cao đáp ứng tốt các yêu cầu về
mục tiêu, nội dung và PPDH.
- Cần khai thác tốt tiềm năng của PMDH mà các phương tiện dạy học khác không có
- PMDH có thể giúp cho việc cá thể hoá cao độ, có thể giúp HS tự tìm tri thức mới, tự
ôn tập, tự luyện tập theo nội dung tuỳ chọn, theo các mức độ tuỳ thuộc vào năng lực của
HS.
- Cần lưu ý HS những kiến thức và kĩ năng cần thiết, những tài liệu hướng dẫn, tài
liệu bổ trợ khác trước khi sử dụng PMDH .
- Cho phép HS điều khiển máy tính và khuyến khích HS đưa ra các quyết định.
- Khuyến khích hoạt động hợp tác và tương tác giữa các HS trong nhóm.

Một số nguyên tắc sử dụng PMDH
1) Nghiên cứu kỹ trọng tâm bài học để xác định rõ nội dung cần sử dụng PMDH:
2) Xác định thời điểm thích hợp, độ dài thời gian sử dụng PMDH.
3) Tìm biện pháp, cách thức thích hợp để tổ chức dạy học, chuẩn bị hệ thống câu hỏi

dẫn dắt học sinh thực hành.
Những khó khăn khi sử dụng PMDH
1) Nhận thức của GV, HS và cán bộ quản lí chỉ đạo giáo dục: Nhiều GV chưa quan
tâm đến việc ứng dụng PMDH cũng như ứng dụng CNTT vào quá trình giáo dục do đã
có thói quen với các PPDH truyền thống cũng như sử dụng các TBGD truyền thống như
tranh ảnh, bản đồ, mô hình, dụng cụ
2) Cơ sở hạ tầng CNTT còn thấp là một trong những vấn đề nan giải nhất, ứng dụng
PMDH trong dạy học đi liền với việc đầu tư hệ thống MT, mạng MT nội bộ, các thiết bị
đi kèm như máy chiếu, loa, hệ thống cung cấp điện, phòng máy đạt tiêu chuẩn
3).Trình độ tin học của GV và HS còn bất cập với các ứng dụng cụ thể của các PM.
4) Tổ chức lớp học:Thay đổi hình thức tổ chức lớp học, phương thức dạy học sẽ gây
khó khăn cho cả GV, HS và các nhà quản lí GD. Do khó khăn về kinh phí nên mỗi
trường không thể trang bị máy tính và máy chiếu đa năng Multi Projector cho từng lớp
học mà cả trường thường chỉ có một máy chiếu ở phòng học bộ môn hoặc phòng nghe
nhìn do đó HS phải có sự di chuyển địa điểm học tập.
5) Tạo niềm tin cho HS: có nhiều PMDH mô phỏng các hiện tượng tự nhiên, hoặc một
thí nghiệm, một đồ thị có phản ánh đúng quy luật khách quan của hiện tượng hay đó là
ý tưởng chủ quan của nhà lập trình. Để xây dựng niềm tin cho HS, đòi hỏi GV không
20
những phải nắm vững tri thức mà còn phải linh hoạt trong việc sử dụng phối hợp các
phương pháp và phương tiện dạy học.

IV. xu thế phát triển của các phương tiện kĩ thuật dạy học
Như đã đề cập ở phần trên, trong các đặc điểm khác biệt giữa TBDH truyền thống
và PTNN có sự khác biệt rất đáng chú ý là
+ Đắt tiền gấp nhiều lần các PTDH thông thường.
+ Phải có trình độ sử dụng và bảo quản tốt.
+ Phải có phòng ốc chuyên biệt để lắp đặt, sử dụng và bảo quản.
Tuy nhiên do có nhiều ưu điểm nổi trội và do yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học
mà các PTKTDH ngày càng được phát triển với các lí do sau đây:

1. Xét về nội dung danh mục TBGD
Sau giải phóng miền Nam cho đến năn 1984, ngành GD&ĐT mới có danh mục
TBGD chung cho toàn quốc. Danh mục TBGD trường phổ thông cấp II (THCS) chỉ
có các loại hình sau:
1. Tranh, ảnh
2. Bản đồ
3. Mô hình, vật mẫu
4. Dụng cụ thí nghiệm
5. Phim đèn chiếu
6. Hóa chất
7. Vật liệu tiêu hao
Thiết bị dùng chung cho 1 trường THCS gồm:
1. Tủ đựng thí nghiệm 2 cái
2. Giá đặt thí nghiệm 1 cái
3. Máy tăng âm bán dẫn 1 cái cho trường điểm
4. ắc quy 1 cái
5. Đèn chiếu 1 cái cho trường điểm
Nền kinh tế đất nước ở giai đoạn đó quá khó khăn nên quy định trang bị TBGD cũng
rất khiêm tốn, PTKTDH cho 1 trường điểm duy nhất là 1 máy chiếu Slide.
Do yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học những năm 90, danh mục TBGD đã
phong phú hơn và không còn hạn chế về số lượng cho 1 trường.
Danh mục TBGD bao gồm các loại hình sau:
1. Tranh, ảnh
2. Bản đồ giáo khoa
3. Mô hình, vật mẫu, mẫu vật
4. Dụng cụ
5. Phim Slide
6. Bản trong dùng cho máy chiếu qua đầu
7. Băng ghi âm
21

8. Băng ghi hình
Năm 2001, chương trình giáo dục phổ thông mới đã được thí điểm. Quan điểm đổi
mới PPDH đã được quán triệt. Thực chất của đổi mới PPDH lần này là: Đưa học sinh
vào vị trí chủ thể của hoạt động nhận thức. Học sinh hoạt động nhiều hơn, suy nghĩ
nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn. Muốn thực hiện điều này thì việc dạy và học không
thể thiếu TBGD nhất là các môn khoa học tự nhiên. Trung tâm nghiên cứu Cơ sở vật
chất và Thiết bị trường học Viện khoa học giáo dục, nay là Trung tâm nghiên cứu và
phát triển Học liệu và Thiết bị dạy học Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục
được giao nhiệm vụ xây dựng Danh mục TBGD các môn lớp 6,7,8,9,10; cùng các tác
giả sách giáo khoa đưa ra hệ thống danh mục TBGD như sau:
1. Tranh, ảnh, bảng, biểu đồ
2. Bản đồ giáo khoa
3. Mô hình, vật mẫu, mẫu vật
4. Dụng cụ
5. Phim Slide
6. Bản trong dùng cho máy chiếu qua đầu
7. Băng, đĩa ghi âm
8. Băng, đĩa ghi hình
9. Phần mềm dạy học (thí nghiệm ảo, thí nghiệm mô phỏng )
Như vậy cho đến hiện nay, danh mục TBGD phổ thông đã được tăng lên đáng
kể về số lượng và chất lượng. Trước đây chỉ có băng ghi âm dùng cho máy Radio
Cassette, băng ghi hình dùng cho máy quay Video, thì nay đã có thêm đĩa ghi âm
dùng cho Máy tính và đầu đĩa CD, đĩa hình dùng cho Máy tính và đầu đĩa hình. Sự
xuất hiện của các phần mềm dạy học, trang Web học tập đã đánh dấu một bước tiến
bộ vượt bậc trong hệ thống TBGD phổ thông.
Ngày nay, một số nước như Singapore , Thailand đã chuyển các loại tranh, ảnh
và một số bản đồ giáo khoa vào trong đĩa mềm để sử dụng qua máy tính. Ngay cả
một số dụng cụ như thí nghiệm giao thoa sóng nước với chậu nước bằng thủy tinh
trong hoặc nhựa trong cũng đã được chiếu qua máy chiếu qua đầu để học sinh cả lớp
có thể quan sát cả trên thí nghiệm thực và trên màn ảnh được phóng đại. Các thí

nghiệm thông thường như đo vận tốc và gia tốc của chuyển động nhanh dần đều đã
chính xác hơn nhờ hệ thống đo thời gian nhờ 2 cổng quang học, ngoài ra người ta còn
kết nối thí nghiệm trên với phần mềm dạy học để có thể cho ngay kết quả một cách
chính xác. Đã có nhiều giáo viên và học viên cao học, nghiên cứu sinh về Vật lí xây
dựng phần mềm phân tích Video để dạy những phần kiến thức khó làm thí nghiệm
thông thường như các chuyển động biến đổi nhanh, dao động và sóng
2. Qua kết quả điều tra thực tế
Kết quả điều tra các trường THCS cho thấy PTKTDH cũng không ngừng được
tăng lên. Cụ thể là: Kết quả điều tra tháng 12 năm 2000 của Trung tâm nghiên cứu
Cơ sở vật chất và Thiết bị trường học Viện Khoa học giáo dục thì tỉ lệ số trường được
điều tra có các loại hình PTKTDH như sau:
1. Phim Slide 0,13% > Máy chiếu Slide 35%
2. Bản trong 1,32% > Máy chiếu qua đầu 18%
3. Băng, đĩa ghi âm 0,85% > Radio Cassette 86%
22
4. Băng, đĩa ghi hình 4,63% > Video 43%, Đầu đĩa hình 4%
5. Tivi 56%
6. Máy chiếu đa năng 1,5%
Theo kết quả điều tra tháng 8/2003 của Dự án THCS thì tỉ lệ số trường được điều tra
có các loại hình PTKTDH như sau:
1. Phim Slide 30,4% > Máy chiếu Slide 41%
2. Bản trong 47% > Máy chiếu qua đầu 63%
3. Băng, đĩa ghi âm 66% > Radio Cassette 87%
4. Băng, đĩa ghi hình 62% > Video 73%, Đọc đĩa hình 33%
5. Phần mềm dạy học 7,4% > Máy tính 78%
6. Tivi 87%
7. Máy chiếu đa năng 4%
Số liệu điều tra trên cho thấy chỉ trong 3 năm mà PTKTDH đã có sự thay đổi tích
cực. Số lượng các loại hình PTKTDH đều tăng lên đáng kể, nhất là các PTKTDH đắt
tiền. Số liệu năm 2000 cho thấy có sự chênh lệch khá lớn về tỉ lệ khối mang thông tin

và khối chuyển tải thông tin của mỗi loại hình thì số liệu năm 2003, tỉ lệ đó đã giảm
xuống, điều đó chứng tỏ hiệu quả sử dụng các PTKTDH đã được nâng cao, tránh
được lãng phí.
3. Sự phát triển của khoa học công nghệ
Do sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ nên hệ thống PTKTDH
cũng ngày càng hoàn chỉnh hơn mà giá thành lại giám đáng kể. Ví dụ máy tính sách
tay nhãn Acer cách đây 3 năm có giá 30 triệu đồng, nay còn 18 triệu đồng, các loại
máy khác cũng đều giảm từ 25% đến 40%.
4. Sự phát triển của nền kinh tế nước ta
Nền kinh tế của đất nước cũng ngày càng phát triển, ngân sách đầu tư cho giáo dục
ngày càng tăng lên, lãnh đạo các cấp giáo dục cũng nhận thức ngày càng rõ hơn về
vai trò của các PTNN với sự nghiệp đổi mới giáo dục.Thu nhập của nhiều GV ngày
càng cao, do đó các cơ sở giáo dục và cá nhân cũng có thể tự mua sắm các PTKTDH.
Trong những năm tới, chúng ta tiếp tục triển khai đại trà các lớp 4,5 ở Tiểu học,
các lớp 8,9 THCS và các lớp 10,11,12 THPT thì số lượng các PTKTDH sẽ càng được
tăng lên và hiệu quả sử dụng chúng phục vụ cho công cuộc đổi mới phương pháp dạy
học cũng càng được nâng cao, đó là xu thế tất yếu của thời đại.
5. Đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng thiết bị giáo dục ở trường tiểu học và trung
học cơ sở
5.1 Các chỉ số đánh giá hiệu quả sử dụng TBGD
Chỉ số 1: Tần số sử dụng Đây là chỉ số quan trọng vì nó là tiền đề cho việc xét
đến hiệu quả sử dụng TBGD.
Chỉ số 2: Mức độ sử dụng TBGD xét theo khả năng khai thác thực tế của giáo
viên và học sinh so với tính năng kĩ thuật và tính năng sư phạm của thiết bị.
23
Chỉ số 3: Tính thành thạo sử dụng TBGD được xét theo kĩ năng và thái độ của
giáo viên và học sinh trong quá trình sử dụng thiết bị.
Chỉ số 4: Tính kinh tế của việc sử dụng. Nói đến tính kinh tế trong sử dụng
TBGD là nói đến sự bền vững của TB để sử dụng lâu dài, là nói đến chất lượng sử
dụng TBGD.

Chỉ số 5: Phục vụ đổi mới PPDH. Chương trình và nội dung sách giáo khoa mới
đòi hỏi phải đổi mới PPDH mà biểu hiện của nó là: Học sinh hoạt động nhiều hơn,
suy nghĩ nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn.
5.2 Đánh giá thực trạng trang bị và sử dụng thiết bị giáo dục
- Năm 2004, Nhà nước chi 657 tỉ mua sắm TBGD lớp 3,lớp 8 trong đó có 470
tỉ ngân sách của Trung ương, còn lại 185 tỉ là ngân sách của địa phương. Điều đó
chứng tỏ các địa phương đã quan tâm đến giáo dục.
- Đánh giá thực trạng trang bị TBGD lớp 6, ở Hội nghị thiết bị tổ chức tại
Công ty TBGD I tháng 2/2003, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Vọng đã khái
quát: TBGD lớp 1, lớp 6 có thể khái quát bằng 3 chữ: Chậm, Thiếu, Yếu nghiã là
chậm về thời gian cung ứng, thiếu về số lượng và yếu về chất lượng.
- Nhiều GV không biết sử dụng TBGD
-Hiện chỉ có 20% số trường TH có chỗ chứa TBGD của các bộ môn. Các trường
THCS chỉ có 1 kho chứa toàn bộ TBGD. Rất ít trường có PHBM.
- 47 doanh nghiệp tham gia cung ứng TBGD thì nhiều doanh nghiệp có hạn chế:
CSVC không đảm bảo, công nghệ lạc hậu, nhiều TBGD được làm thủ công, chất
lượng TBGD còn yếu kém…
Những nguyên nhân chính dẫn đến chất lượng TBGD kém và sử dụng không hiệu
quả
1.Từ các cấp quản lí giáo dục.
Bộ GD&ĐT và Ban chủ nhiệm Dự án TH và THCS quá chậm khâu duyệt danh
mục TBDH, khâu duyệt mẫu, khâu đấu thầu, kiểm tra sản xuất những công ty trúng
thầu, kiểm tra khâu trang bị
Ngoài 2 công ty lớn của nhà nước, năm học 2002-2003 đã có 31 công ty
TNHH khác đã sản xuất và cung ứng TBGD. Đến năm học 2004-2005 con số công ty
TNHH trên đã là 51, trong đó có công ty tự chuẩn bị mẫu mà không qua hội đồng
duyệt mẫu hoăc sản xuất nhái lại mẫu của các công ty khác nên chất lượng không
đảm bảo. Có công ty nhập ngoại cả những lô hàng kém chất lượng.
Để rút kinh nghiệm khâu sản xuất vội vàng của năm 2002, Bộ GD&ĐT và Dự
án THCS chủ trương duyệt mẫu sớm hơn, nhưng lại mắc phải một sơ xuất khác.

Ngày 28/3/2003 Bộ mới kí Q/Đ chính thức danh mục tối thiểu TBGD lớp 7 nhưng
ngày 26-30/4/2003 các đơn vị đã phải nộp mẫu TBGD để đấu thầu. Để đối phó với
thực trạng đó, buộc các đơn vị làm mẫu phải sao chép mẫu hoặc sáng chế mẫu một
cách vội vàng, chất lượng mẫu đã kém thì khi sản xuất đại trà, chất lượng còn kém
hơn nhiều.
24
2.Tiêu chí kĩ thuật cho từng TBGD trong danh mục trang bị, đôi chỗ còn chưa cụ
thể, chi tiết nên các công ty tùy tiện sản xuất hoặc nhập ngoại. Ví dụ TBGD vật lí lớp
7 có TB “ nguồn âm”, có công ty dùng nguồn âm là vi mạch được gắn vào các đồ
chơi của trẻ em, có công ty lại sản xuất chuông điện loại nhỏ, nguồn phát âm như
chuông đồng hồ bỏ túi…
3.Khâu kiểm tra, giám sát bị buông lỏng.
+ Danh mục yêu cầu một đằng, trang bị một nẻo.
Nhiệt kế là một thiết bị đòi hỏi sự chính xác cao, sai lệch sẽ gây ra nhiều hậu
quả. Ví dụ nhiệt kế Y tế chỉ cần sai 1 độ C sẽ làm Bác sĩ chuẩn đoán bệnh sai, dẫn
đến điều trị sai. Trong thí nghiêm cũng như vậy. Thí nghiêm vật lí 6 có 3 bài dùng
đến nhiệt kế 100 độ C là: Sự sôi, với mục đích thí nghiệm, nước lã sạch và ở độ cao
tương đương mặt nước biển sẽ sôi ở 100 độ C. Chương trình thời sự Đài truyền hình
trung ương ngày 10/4/2003 đã phản ánh thực trạng chất lượng TBGD ở tỉnh Bắc
Ninh: Các nhiệt kế bách phân trang bị cho một trường THCS khi đo nhiệt độ nước
đang sôi chỉ có 90 hay 91 độ C.
+ Việc mua TBGD của các công ty SGK-TBGD ở các tỉnh cũng chưa được
kiểm soát chất
lượng.
Số lượng danh mục bị cắt xén nhiều, nhất là ở các môn KHXH. Quan điểm
của các tác giả danh mục và các tác giả SGK thì tranh, ảnh, bản đồ, lược đồ là những
TBGD chủ yếu. Danh mục lớp 7 đã bị cắt rất nhiều tranh, ảnh, bản đồ, lược đồ do đó
các tác giả cho rằng khó có thể đổi mới PPDH.
+Tỷ lệ HS/lớp quá cao, bàn ghế chưa đúng quy cách, chật chội điều đó cũng
làm cho giáo viên khó triển khai làm thí nghiệm

+Đời sống giáo viên còn có khó khăn, nhất là miền núi nên họ không còn tâm
huyết cho việc làm thí nghiệm.
Những nguyên nhân trực tiếp
1.Trình độ sử dụng TBGD của giáo viên còn thấp do khâu huấn luyện giáo viên sử
dụng TBGD chưa thật kĩ và chưa thường xuyên.
2. Đội ngũ quản lí giáo dục ở một vài địa phương cũng chưa chú trọng chỉ đạo việc
sử dụng có hiệu quả TBGD.
3. Cơ sở vật chất trường học ở nhiều địa phương còn quá khó khăn nên việc bảo
quản TBGD đã khó, việc sử dụng TBGD còn khó khăn hơn nhiều,
4.Tỷ lệ HS/lớp quá cao, bàn ghế chưa đúng quy cách, chật chội điều đó cũng làm
cho giáo viên khó triển khai làm thí nghiệm
25

×