Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (35.62 KB, 2 trang )
Chiến lược phát triển ngành dệt may 2010-2020
- Phát biểu ý kiến chỉ đạo tại Hội nghị Triển khai chiến lược phát triển ngành dệt may đến năm 2015, định hướng đến năm 2020, Phó
Thủ tướng Hoàng Trung Hải nhận định: “Đến năm 2015 và 2020, ngành công nghiệp dệt may vẫn tiếp tục là ngành công nghiệp
trọng yếu trong cơ cấu công nghiệp của Việt Nam.
Vì vậy mục tiêu của ngành dệt may Việt Nam trong giai đoạn 2008-2010 là tăng trưởng sản xuất hàng năm từ 16-18%, giai đoạn 2011-
2020 từ 12-14%. Doanh thu của ngành sẽ là 22,5 tỷ USD vào năm 2010 và 33 tỷ USD năm 2020. Các mục tiêu chiến lược này chính là
đoạn đường dài mà muốn đi được, dệt may Việt Nam phải khắc phục cho được những khó khăn về: nguồn nguyên phụ liệu, nguồn
vốn, nguồn nhân lực, năng suất lao động, môi trường… đặc biệt là khi Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)…”
Nguồn nguyên, phụ liêu: Bông xơ thiếu
Để có nền công nghiệp dệt may thực sự “khoẻ mạnh” thì một trong những yếu tố quan trọng là nguyên phụ liệu sản xuất như: bông,
sợi… Nhưng hiện tại, các nguồn nguyên phụ liệu này rất thiếu. Về bông xơ, lâu nay chúng ta mới chỉ sản xuất được khoảng 5-10%,
còn lại nhập khẩu.
Mặc dù bông xơ Việt Nam có chất lượng tốt, đáp ứng được các yêu cầu cho ngành kéo sợi, được đánh giá tương đương bông Strict
Middling của Mỹ nhưng sản lượng lại kém đồng đều do trồng phân tán, manh mún.
Hơn thế, giá bông không thể cạnh tranh được với giá của các cây trồng khác. Ông Trần Quang Nghị, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt
may Việt Nam (Vinatex) cho biết: “Trong vòng 8 năm qua kể từ năm 2000 đến năm 2008, giá đậu nành tăng gấp 3,7 lần, giá ngô và
lúa tăng bình quân gấp 4 lần thì giá bông chỉ tăng 1,6 lần…”. Niên vụ 2002-2003, diện tích trồng bông cả nước đạt đỉnh cao nhất với
32 nghìn ha, sản lượng 12 nghìn tấn bông xơ. Tới niên vụ 2007-2008 con số này chỉ còn là 7.446ha và 2.709 tấn.
Nhận rõ sự cần thiết của cây bông và việc phát triển ngành bông, Vinatex đã xây dựng mục tiêu phát triển ngành bông với sản lượng
40 nghìn tấn bông xơ vào năm 2015 và 60 nghìn tấn vào năm 2020. Các mục tiêu này nhằm đảm bảo an ninh nguyên liệu ngành dệt
may và tiến tới đáp ứng 10-15% nhu cầu nguyên liệu trong nước.
Để đạt mục tiêu chiến lược này, Vinatex đã phối hợp với các Bộ, ngành và 13 tỉnh, thành tham gia quy hoạch sản xuất bông tập trung
giai đoạn 2010-2015 là 40 nghìn ha, trong đó tập trung chủ yếu tại các tỉnh: Bình Thuận, Ninh Thuận (mỗi tỉnh 2.000ha); Gia Lai, Phú
Yên, Đắk Lắk (mỗi tỉnh 1.000ha) và sẽ tăng dần lên giai đoạn 2015-2020.
Dệt nhuộm: Yếu…
Nói đến sự cần thiết của việc xây dựng các khu công nghiệp dệt nhuộm tập trung (KCNDNTT), ông Lê Trung Hải, Phó Tổng giám đốc
Vinatex cho rằng: “Phải có được các khu công nghiệp dệt nhuộm thì chúng ta mới nói đến chuyện kêu gọi các nhà đầu tư trong và
ngoài nước tập trung vốn xây dựng nhà máy dệt nhuộm có xử lý nước thải, bảo đảm môi trường, mỹ quan...”
Theo nhận định chung của lãnh đạo Vinatex: Chỉ khi có được các KCNDNTT mới tăng được hiệu quả kinh tế và năng lực cạnh tranh của
ngành dệt may cũng như cho phép chuyên môn hoá trong sản xuất dệt nhuộm, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, giảm chi
phí sản xuất.