Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

5 vấn đề về đôi bàn chân potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.62 KB, 8 trang )

5 vấn đề về đôi
bàn chân

Đôi bàn chân tuy nhỏ bé nhưng đóng vai trò cực kỳ quan
trọng trong sinh hoạt hàng ngày. Vì thế, hãy giúp chàng
bảo vệ và chăm sóc chúng đúng cách.
Đảm nhận vai trò nâng đỡ sức nặng của cả cơ thể và di
chuyển, bàn chân phải chịu rất nhiều lực tác động. Thế
nhưng có mấy ai, nhất là phái nam, chịu dành chút thời
gian quan tâm và chăm sóc cho bộ phận này.

Kết quả là họ phải đối mặt với rất nhiều vấn đề như các vết
sần, chai, mụn cơm, phồng rộp, móng bị hư, đau nhức gót

Mụn cơm và các vết phồng rộp

- Mụn cơm là những "vật thể lạ" nhỏ, có màu sáng và
thường xuất hiện ở lòng bàn chân. Chúng do một loại virus
gây ra, ít lây lan.

Ngăn ngừa: Vệ sinh chân kỹ, luôn giữ khô thoáng.

Chữa trị: Nếu là mụn cơm nhỏ và không đau, đừng quá lo
lắng vì chúng sẽ biến mất. Nhưng nếu những mụn cơm này
làm ảnh hưởng tới khả năng vận động, bạn cần phải chữa
trị chúng ngay. Loại thuốc này thường có chứa axit
salicilic, vì thế hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi
dùng để tránh bị hỏng.

- Khi bạn đi giày chật, chất liệu không mềm mại hoặc đi bộ
quá nhiều da chân bị cọ xát mạnh, gây nên các vết phồng


rộp chứa nước bên trong.

Chữa trị: Với các vết phồng rộp nhỏ, bạn không cần lo
lắng, chỉ cần giữ sạch sẽ khu vực phồng rộp. Bạn cũng có
thể chèn lớp giấy thấm mồ hôi đã đục lỗ cho thoáng vào
giữa phần rộp và giày để giảm ma sát.

Nếu vết phồng rộp bị vỡ, bạn hãy rửa sạch bằng xà phòng
và nước, lau khô, sau đó dùng gạc băng lại. Nếu vết phồng
rộp lớn và đau thì hãy rửa sạch, nhẹ nhàng tra thuốc mỡ để
làm dịu vết thương, sau đó dùng gạc vô trùng băng nhẹ,
không quá chặt.

Nếu có dấu hiệu nhiễm trùng như sưng tấy, ửng đỏ thì nên
đến bác sĩ da liễu để kiểm tra.

Nhiễm nấm và viêm kẽ ngón chân

- Thủ phạm gây nên bệnh nấm chân chính là nấm hiển vi,
cùng họ với nấm da. Các ký sinh trùng đáng ghét này sống
và sinh sôi nhờ chất keratin có trong lớp bề mặt da. Những
triệu chứng đầu tiên mà bạn nhận thấy ở bệnh nấm chân là
những nốt đỏ hình tròn hoặc những mụn nước gây ngứa
ngáy kẽ chân bị nứt.

Ngăn ngừa: Để ngăn chặn nấm gây ngứa, bạn hãy gữ cho
chân luôn khô thoáng và sạch sẽ nhất là vào mùa hè nóng
bức. Tránh đi giày quá chật, bí hơi, khiến tất luôn ẩm ướt.
Nên chọn chất liệu tất thấm mồ hôi và đừng chỉ đi một đôi
giày từ ngày này qua ngày khác.


Chữa trị: Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật,
chúng ta có rất nhiều loại thuốc đặc trị chữa được rất nhiều
loại nấm. Một số loại thuốc mỡ hoặc kem bôi có thể giúp
bạn chữa khỏi bệnh chân chỉ trong vòng một tuần.

- Nam giới thường mắc bệnh viêm kẽ ngón chân hoặc các
ngón chân khoằm xuống vì họ thường mang giày bít mũi,
chật và trong thời gian dài. Mặt khác, trọng lực của phái
nam thường dồn vào mu bàn chân thay vì gót chân. Vùng
bị thương tổn sẽ đỏ rồi tím lại, sưng lên hoặc các ngón chân
khoằm xuống gây đau đớn và trở ngại khi đi lại.

Ngăn ngừa: Nếu bị chứng viêm và khoằm ngón chân, bạn
nên chọn đôi giày "biết thông cảm", đế thấp, thoải mái và
tấm lót mềm. Nếu có thể, nên đi sandal để chân được khô
thoáng. Bạn nên đảm bảo vùng khớp nối khối xương bàn
chân (khu vực rộng nhất của chân) vừa vặn với đôi giày của
mình.

Chữa trị: Các vết viêm và ngón chân khoằm gây đau đớn
cần phải được chữa trị bằng thuốc, đôi khi còn phải phẫu
thuật. Hãy tìm đến bác sĩ để được chữa trị kịp thời.

Nứt nẻ gót chân

- Đây là biểu hiện của sự tăng sừng và giảm đàn hồi tại
vùng da ở gót chân. Bệnh tập trung chủ yếu ở những người
có thói quen đi chân trần hay công việc đòi hỏi phải ngâm
chân trong nước thường xuyên. Nếu không được quan tâm

và chữa trị đúng sẽ dẫn đến tình trạng đi lại khó khăn do
vết nứt sâu, gây đau nhức, chảy máu hay nhiễm trùng.

Ngăn ngừa: Nên mang giày dép nhẹ và êm, tránh ngâm
chân quá lâu trong nước. Vào mùa lạnh, nên giữ ấm chân
và dùng thêm kem giữ ẩm, tránh khô da. Bên cạnh việc
chăm sóc da bằng kem giữ ẩm, bạn cũng cần quan tâm đến
chế độ dinh dưỡng giàu vitamin B1 và E để giúp cân bằng
da.

Hạn chế thức ăn rán, nướng và tăng cường nhiều rau quả
như ổi chín, chuối, đu đủ, cam, quýt, bưởi. Không nên ăn
kiêng mà phải ăn đầy đủ cả chất đạm, chất béo và rau củ.
Ngoài ra, cần tăng cường hoạt động để cơ thể bài tiết tốt
hoặc xông hơi mỗi tuần một lần để giúp da không bị khô.

Chữa trị: Sử dụng các loại thuốc bôi có chứa chất giữ ẩm,
tiêu sừng và tăng độ đàn hồi cho da như urea, saccharide,
salicylic axit, các axit béo, dầu khá hiệu quả trong việc
cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa tái phát.

Vết chai sần

- Các vết chai ở chân là do lớp da chết cứng lại, dày lên và
bao quanh một nhân. Chúng được hình thành từ các vết ép
và phồng rộp do đi giày không phù hợp vỡi cỡ chân.

Ngăn ngừa: Để ngăn ngừa các vết chai sần, nên đi giày và
tất vừa vặn để không bị trầy xước, bỏng rộp. Tránh các loại
giày làm bạn không thoải mái và gây đau chân.


Chữa trị: Ngâm chân vào nước ấm để các vết chai mềm.
Sau đó, nhẹ nhàng dùng một viên đá lạnh chà xát lên vết
chai. Sau vài lần như thế, vết chai sẽ tự động biến mất.

Bạn có thể dùng tấm gạc hoặc miếng đệm chữa chai chân
dán vào chỗ chai, sau đó lót một lớp giấy thấm mồ hôi khi
đi giày. Các miếng đệm này có chứa axit salicylic nên phải
sử dụng cẩn thận, tránh bị bỏng.

Mồ hôi chân

- Tuy không nguy hiểm nhưng bàn chân "hàm hương" lại
gây bao phiền toái cho chủ nhân và nhiều người xung
quanh. Hôi chân là kết quả sự sinh sôi và phát triển của vi
khuẩn trong môi trường mồ hôi và yếm khí. Bệnh thường
gặp ở những người có nhiều mồ hôi chân, thường xuyên
mang giày kín nhưng vệ sinh không thích hợp.

Ngăn ngừa: Cần phải rửa chân sạch sẽ nhiều lần trong ngày
giữ chân khô ráo, dùng phấn khử mùi mỗi khi mang giày.
Bạn nên mang sandal hay giày hở mũi để chân thông
thoáng hơn. Trong trường hợp bắt buộc mang giày kín thì
nên chọn tất cotton và thay mỗi ngày để ngăn chặn sự phát
triển của vi khuẩn.

Chữa trị: Nếu chân ra mồ hôi, bạn có thể ngâm nước trà,
muối thô hoặc nước pha chút giấm. Ngoài ra, không nên ăn
gia vị cay và nóng.


×