Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Sử dụng khoáng chất trong sản xuất thức ăn chăn nuôi lợn công nghiệp ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.58 KB, 10 trang )

Sử dụng khoáng chất trong sản xuất thức ăn
chăn nuôi lợn công nghiệp

Khoáng chất có vai trò rất quan trọng trong đời sống vật nuôi, đặc biệt
trong điều kiện chăn nuôi tập trung, thâm canh luôn sử dụng thức ăn công
nghiệp. Vì vậy khoáng chất cũng đã trở thành một trong các lĩnh vực được
quan tâm trong chiến lược phát triển ngành chăn nuôi hàng hoá chất lượng
cao. Tuy nhiên, hiện nay không phải nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi nào
cũng ý thức được tầm quan trọng của khoáng chất và nắm vững kỹ thuật bổ
sung khoáng chất trong sản xuất thức ăn phục vụ chăn nuôi. Có thể khẳng
định rằng ngoài các thành phần dinh dưỡng của thức ăn, việc sử dụng các
chất khoáng theo một tỷ lệ thích hợp cũng là một trong những bí quyết công
nghệ, quyết định đến chất lượng, sức mạnh cạnh tranh của sản phẩm.
I. Vai trò của các khoáng chất đối với năng suất và sức khoẻ vật nuôi
Chức năng của các khoáng chất đối với cơ thể vật nuôi nói chung và ở
lợn nói riêng là cực kỳ đa dạng. Chúng bao gồm các chức năng cấu tạo ở
một số tế bào cho tới hàng loạt các chức năng điều hoà ở các tế bào khác
trong cơ thể. Nhu cầu khẩu phần của vật nuôi, nhất là ở lợn rất cần một số
khoáng chất bao gồm: Canxi, Phốt-pho, Clo, Iốt, Đồng, Sắt, Magiê, Mangan,
kali, selen, natri, Lưu huỳnh và Kẽm. Coban là chất rất cần cho việc tổng
hợp Vitamin B12. Trong chăn nuôi lợn theo phương pháp công nghiệp cần
được bổ sung đầy đủ các khoáng chất vào thức ăn. Cần chú ý một số khoáng
như: Arsenic, Cadmium, Antimony, Fluorine, Chì, Thuỷ ngân có thể gây
độc cho lợn. Đặc biệt có 10 nguyên tố khoáng thường xuyên chúng ta phải
bổ sung vào thức ăn công nghiệp, có thể chia thành 2 nhóm dựa vào số
lượng.
Bảng 1: Phân chia nhóm khoáng chất:
Khoáng đa lượng Khoáng vi lượng
Calcium Sắt Đồng
Phosphorus Kẽm Mangan
Sodium Iốt


Chlorine Selen
II. Các khoáng chất cần bổ sung
1. Canxi và Photpho
Canxi và Photpho là 2 nguyên tố đứng đầu bảng khoáng đa lượng cho
lợn, nó có nhiều trong đá vôi, bột xương, rất ít trong thức ăn thực vật.
Bảng 2: Các nguồn Calcium (Ca) và Photphorus (P)*
Khoáng (%) Nguồn
Ca

P
Ghi chú
Bột đá
Calcium carbonate

38

0 Canxi cao, giá rẻ
Dicalcium
phosphate
22

18,5

Hàm lượng Ca, P
cao rất khác nhau
Monondicalcium
phosphate
16

21,0


Hàm lượng Ca, P
cao rất khác nhau
Sodium tripody
phosphate
0 25,0

Giá mua đắt
Defluorinated
phosphate
32

18,0

Hàm lượng Ca, P
cao rất khác nhau
Bột xương 24

12,0

Hàm lượng Ca, P
cao
Chất thải lò mổ 6 3,0 Hàm lượng Ca, P
trung bình
Bột cá 5 3,0 Hàm lượng Ca, P
trung bình
*John C.Rea và CTV- Đại học Missouni
Ca và P giữ vai trò chính trong cấu tạo bộ xương và thực hiện nhiều
chức năng sinh lý khác. Vai trò của Ca còn thể hiện trong sự đông máu và co
cơ, vai trò của P với sự trao đổi năng lượng. Trong sản xuất thức ăn để có

lượng Ca và P phù hợp cần thiết phải dựa vào 3 yếu tố:
- Việc cung cấp đủ các khoáng chất ở dạng tiêu hoá được trong khẩu
phần.
- Phải có một tỷ lệ thích hợp Ca và P tiêu hoá trong khẩu phần.
- Đặc biệt phải chú ý đến một lượng Vitamin D phù hợp, nó rất cần
thiết cho việc đồng hoá Ca và P trong cơ thể.
Vậy trong khẩu phần tỷ lệ tối ưu Ca/P = 1,1/1 đến 1,25/1. Thiếu Ca và
P trong thức ăn, lợn sẽ sinh trưởng chậm, bị còi xương, giảm khả năng sinh
sản, tiết sữa của lợn nái, tỷ lệ nuôi sống lợn con thấp, mắc bệnh chảy máu và
máu không đông. Nhu cầu Ca và P cần hàng ngày cho lợn nái chửa là 13,9g
Ca và P tổng số là 11,1g, lợn nái nuôi con là 39,4g Ca và P tổng số là
31,5g/con/ngày. Lợn nái kiểm định đẻ lứa đầu nhu cầu Ca và P phải tính cao
hơn lợn nái đẻ từ lứa thứ hai trở đi. Cần chú ý P có trong thức ăn thực vật
chỉ tiêu hoá được 30%, vậy khi cân đối công thức để sản xuất thức ăn phải
tính đến lượng P tiêu hoá.
2. Natri (Na) và Clo (Cl).
Natri và Clo có nhiều trong muối ăn. Hai nguyên tố này có vai trò
giúp ổn định độ toan kiềm của máu, giữ áp xuất thẩm thấu của máu và mô
bào. Tham gia vào hệ đệm của máu, làm ổn định nhịp tim và hô hấp. Đặc
biệt là các thành phần của HCl (Acid Clohydric) trong dạ dày giúp tiêu hoá
Protein thức ăn. Nếu thiếu Na và Cl sẽ làm lợn giảm tính thèm ăn, giảm tiêu
hoá thức ăn dẫn đến làm giảm tăng trọng, mất cân bằng dộ toan kiềm và áp
suất thẩm thấu của máu. Thức ăn bị mặn muối, lợn có thể đề kháng được khi
được cung cấp nước đầy đủ, nhưng thiếu nước lợn sẽ bị ngộ độc, thể hiện
lợn ốm yếu, lảo đảo, động kinh, tê liệt và có thể chết. Vậy trong sản xuất
thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh của lợn sinh sản, lợn choai và lợn vỗ béo cần bổ
sung 0,3 đến 0,5% muối (Sodium Chloride).
3. Sắt (Fe)
Sắt có lượng đáng kể trong thức ăn thực vật, sắt là thành phần của
hemoglobin trong hồng cầu máu, có trong myoglobin của cơ bắp, trong

transferin của huyết thanh, trong uteroferrin của nhau thai, trong lactoferrin
của sữa. Sắt tham gia vào các xytochrom. Sắt tham gia tạo nên cơ, da và
lông.
Thiếu sắt gây bệnh thiếu máu ở lợn, nhất là lợn nái nuôi con, lợn con
dưới 30 ngày tuổi vì sữa mẹ rất ít sắt (1mg/lít), lợn sau cai sữa gây tỷ lệ chết
cao, lợn chậm lớn, lông xù, niêm mạc nhợt nhạt. Song cho ăn nhiều sắt lợn
bị ngộ độc, nhất là lợn con 3 - 10 ngày tuổi nếu cho uống 600mg/kg thể
trọng là gây nên ngộ độc. Vậy nhu cầu sắt ở lợn con có khối lượng cơ thể
dưới 5kg cần 25mg/con, lợn choai 20 -50kg cần 111,3mg, lợn nái chửa cần
148mg, lợn nái nuôi con cần 420mg/con/ngày.
Khi sản xuất thức ăn việc bổ sung sắt cần phải được lựa chọn hợp chất
sắt có hoá trị 2 là tiêu hoá tốt nhất như các muối sulfat, nitrat, gluconat sắt ,
loại hợp chất sắt có hoá trị 3 lợn tiêu hoá rất thấp, các loại oxy sắt không
được sử dụng.
4. Kẽm (Zn)
Kẽm (Zn) là một thành phần quan trọng của nhiều Enzyme chứa kim
loại trong cơ thể động vật bao gồm synthetase và transferase DNA và RNA,
các enzyme tiêu hoá và được liên kết với hocmôn insulin. Vì vậy chất này
đóng vai trò quan trọng trong trao đổi chất của protein, carbohydrate và
lipid. Kẽm có vai trò trong phát triển xương, duy trì sức sinh sản, chống
sừng hoá, viêm loét da và rụng lông ở lợn. Vì vậy, không nên để thiếu kẽm.
Nhu cầu kẽm của lợn con có khối lượng cơ thể từ 3kg - 10kg cần 25 - 50mg,
lợn choai 20kg - xuất chuồng cần 80 - 153mg, lợn nái chửa cần 93mg, lợn
nái nuôi con cần 263mg/con/ngày. Trong sản xuất thức ăn khi bổ sung kẽm
cần chọn các hợp chất kẽm trong sulfate, carbonate, chloride vì nó rất dễ hấp
thu.
5. Mangan (Mn)
Chức năng của Mangan như một thành phần của một số enzyme tham
dự trong quá trình trao đổi chất của tinh bột, chất béo và protein. Mangan rất
cần cho việc tổng hợp chondroitin sulfate, một thành phần của

mucopolysaccharide trong chất hữu cơ của xương. Thiếu mangan lợn sinh
trưởng kém, phát triển xương không bình thường, động dục của lợn nái kém,
tiêu thai, sứa ít, lợn con yếu, nhỏ. Trong sản xuất thức ăn cần bổ sung
mangan cho lợn con có khối lượng cơ thể 5 - 10kg là 2mg, lợn choai 20kg -
xuất chuồng là 3,71 - 6,15mg, lợn nái chửa 37mg, lợn nái nuôi con cần
105mg/con/ngày. Mn có rất nhiều trong bột cá, bột thịt xương trong thực
vật rất ít.
6. Đồng (Cu)
Đồng cần để tổng hợp hemoglobin hồng cầu, tổng hợp và kích hoạt
một số enzyme oxy hoá cho trao đổi chất trong cơ thể. Đồng thời duy trì sắc
tố da, lông, thớ thịt, duy trì hô hấp mô bào, kích thích sinh trưởng của lợn.
Thiếu đồng trong thức ăn làm lợn rối loạn tim mạch và mất sắc tố.
Nhu cầu đồng ở lợn con có khối lượng cơ thể từ 3 - 10kg cần 1,5 - 3mg, lợn
choai 20kg - xuất chuồng cần 7,4 - 9,23mg, lợn nái chửa cần 9,3mg, lợn nái
nuôi con cần 26,3mg/con/ngày.
Hiện nay ở nước ta cũng còn có một số cơ sở sản xuất luôn luôn cho
thêm đồng vào các loại thức ăn của lợn nuôi lớn với mức cao hơn nhiều so
với nhu cầu (ở mức 150 - 250g/tấn thức ăn) coi như là một chất kích thích
sinh trưởng. Vì chất lượng thịt sạch, chống tồn dư đồng trong thịt chúng ta
không nên bổ sung quá mức.
7. Iod (I)
Phần lớn Iod ở tuyến giáp trạng, là một thành phần của hoocmon
thyroxine có tác dụng điều hoà trao đổi chất, sinh trưởng, sinh sản của lợn.
Thiếu Iod lợn có biểu hiện tạo bướu cổ "goiter", lợn nái đẻ con yếu, chết
cao, không có lông. Nhu cầu Iod cho các loại lợn nuôi thịt cần 0,14mg -
0,43mg, lợn nái chửa 0,3mg, lợn nái nuôi con cần 0,7mg/con/ngày. Iod có
nhiều trong bột cá, muối vô cơ Kl (loduakali). Trong thực vật rất ít Iod, nhất
là vùng cao.
8. Coban (Co)
Coban là một thành phần của vitamin B12, kích thích tạo máu, làm

tăng tốc độ sinh trưởng và phát triển của lợn nhất là lợn con. Co trong thức
ăn được vi khuẩn đường ruột sử dụng tổng hợp nên vitamin B12.
Các loại lợn có nhu cầu cần Co: 0,3mg/kg vật chất khô thức ăn/ngày.
Thường dùng hợp chất Co sulfát, cacbonat bổ sung vào thức ăn.
9. Selen (Se)
Selen là một thành phần của enzyme glutathione peroxidase, nó giải
độc peroxit và bảo vệ màng tế bào. Tác dụng thay thế lẫn nhau của Selen và
vitamin E phát sinh từ vai trò chống peroxit của chúng. Trong sản xuất thức
ăn không nên để thiếu Selen, theo quy định hiện hành cho phép bổ sung đến
mức 0,3ppm cho các loại thức ăn của lợn. Chú ý Selen phải bổ sung riêng,
không trộn chung trong premix khoáng.
Bảng 3: Nhu cầu chất khoáng hàng ngày cho các loại lợn
Cho lợn từ cai sữa - xuất chuồng Lợn nái sinh sản Các
khoáng
10-20kg 21-50kg 51kg - xuất Lợn nái Lợn
chất chuồng chửa nái nuôi con
Ca (g) 7,00 11,13 12,88-13,84 13,90 39,40
P (g) 6,00 9,28 11,59-12,30 11,10 31,50
Muối (g) 3,20 4,27 4,89-4,61 2,80 10,50
Fe (mg) 80,00 111,30 129,75-
123,00
148,00 420,00

Zn (mg) 80,00 111,30 129,75-
153,75
93,00 263,00

Mn (mg) 3,00 3,71 5,15-6,15 37,00 105,00

Cu (mg) 5,00 7,42 9,01-9,23 9,30 26,30

I (mg) 0,14 0,26 0,36-0,43 0,30 0,70
Se (mg) 0,25 0,28 0,39-0,46 0,30 0,80

×