Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Cổ Viện Chàm: Quảng Nam pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.58 KB, 10 trang )

Cổ Viện Chàm: Quảng Nam

Bảo tàng được thành lập năm 1915 dưới sự giúp đỡ của trường
Viễn Đông Bác Cổ của Pháp ở Hà Nội. Đến năm 1916 bảo tàng
hình thành dãy nhà chính. Năm 1927-1928, khi người ta khai quật
ở Trà Kiệu, di tích kinh đô Champa cổ, người ta thu được nhiều
hiệnvật và mang về đây trưng bày. Đến năm 1934-1935, người ta
khai quật ở Bình Định, kinh đô cuối cùng của vương quốc
Champa, thu được rất nhiều hiện vật nên đã xây thêm hai dãy hai
bên ở bảo tàng để trưng bày những hiện vật tìm được này. Bảo
tàng chính thực được khánh thành năm 1939. Bảo tàng gồm 4
phòng và 6 hành lang, trưng bày 294 bản sao. Các hiện vật có niên
đại từ thế kỷ VII đến thế kỷ XV.





PHÒNG MỸ SƠN QUẢNG NAM:

Mỹ Sơn là thánh địa của vương quốc Champa, cách Đà Nẵng
khoảng 70km về phía Tây Nam. Có niên đại từ thế kỷ IV đến XII.
Vua Chăm xây dựng đền tháp để thờ các vị thần trong tôn giáo Ấn
Độ và các vị vua có công xây dựng vương quốc Champa. Theo các
khám phá của những nhà khảo cổ người Pháp, thì ở Mỹ Sơn có
khoảng 70 công trình kiến trúc. Hiện nay chỉ còn 20 công trình
kiến trúc vì chiến tranh và thời gian tàn phá.

Trước mặt là bàn thờ Mỹ Sơn, niên đại thế kỷ VII. Đây cũng là tác
phẩm cổ nhất ở bảo tàng. Phía trên bệ thờ nguyên là bộ Linga-
Yoni, nhưng hiện nay bộ Linga-Yoni đó hiện vẫn còn lại ở Mỹ


Sơn. Khi người Pháp sắp xếp, người ta đặt lên đó tượng thần
Skanda-vị thần chiến tranh-con trai của thần Siva và nữ thần Uma.
Ông đã có công tiêu diệt ác quỷ Takara đem lại bình yên cho thần
Indra. Xung quanh Skanda là các vị thần chỉ phương hướng. Còn
đây là bức múa lụa dâng cúng cho thần linh, hai bên là hai con hổ.
Xung quanh mô tả cảnh đời sống của các tu sĩ trong rừng sâu:
luyện thuốc, thuyết pháp, chữa bệnh….
Siva được mệnh danh là thần hủy diệt và sáng tạo. Thần có 3 mắt
để có thể nhìn thấu hiện tại, quá khứ và tương lai. Tượng Siva đặt
giữa phòng.
Bức phù điêu mô tả sự hạ sanh của thần Brahma, vị thần sáng tạo.
Thần Brahma được sinh ra từ rốn của thần Vishnu. Một đóa sen
mọc ra từ rốn thần Vishnu, từ đóa sen đó thần Brahma. Lúc đó
thần Vishnu đang nằm trên con rắn 7 đầu. Thần Brahma có bốn
đầu. Theo truyền thuyết thần có 5 đầu. Ông lấy chất nguyên nhiễm
trong người sinh ra một con gái. Sau đó ông bị mũi tên của thần
Kama bắn vào tim. Chính vì vậy ông đem lòng yêu con gái của
mình. Để tìm thấy cô ta khắp mọi nơi, ông đã mọc ra nhiều đầu.
Brahma bị thần Siva dùng con mắt thứ ba chiếu vào cái đầu thứ 5
và hủy diệt nó. Từ đó thần chỉ còn lại 4 đầu và biết sám hối.
Thần Ganesa: là con trai của thần Siva. Ông là vị thần hạnh phúc
và may mắn. Thần có đầu voi, mình người. Truyền thuyết kể rằng
khi thần Siva đi xa vì những cuộc chiến tranh, thần đã để vợ ở nhà
mà không biết rằng bà đang có mang khi thần ra đi. Mười tám năm
sau quay trở về, thần nổi cơn ghen tức khi thấy một đứa con trai
hoàn toàn xa lạ mà người vợ bảo là con mình. Thần đã giận dữ
chém phăng cái đầu của đứa con ấy đi. Chẳng lâu sau đó, khi đã
hiểu nguồn cơn, thần Siva cảm thấy vô cùng ân hận và thề rằng khi
ông đi vào rừng, người đầu tiên ông gặp sẽ phải hy sinh cái đầu
cho đứa con tội nghiệp của ông. Lúc vào rừng chẳng thấy ai, chỉ

thấy một con voi, ông đành chặt đầu voi và hóa phép cho liền vào
đầu con trai mình. Hàng năm người Chăm tổ chức lễ hội tưởng nhớ
thần Ganesa và mùa xuân.




TẤM BIA KÍ Ở MỸ SƠN QUẢNG NAM:
Ở Mỹ Sơn có nhiều bia ký được viết bằng tiếng Phạn cổ. Thông
thường trên bia ký người ta ghi thời gian xây đền tháp và thờ cúng
những vị vua nào, thần nào. Hiện nay chữ viết của người Chăm có
nhiều thay đổi. Cách đây 50 năm, một số các nhà nghiên cứu có
thể đọc hiểu các chữ ghi trên bia ký nhưng bây giờ người có thể
đọc hiểu chẳng còn ai.
Bộ nhóm 7 Linga tượng trưng cho 7 vì sao trên trời. Phía dưới là
hình ảnh của một buổi múa nhạc cung đình: Nhà vua cầm kiếm ở
chính giữa, hai bên là những nhạc công và vũ nữ.
Hành lang:
Tượng nữ thần Seravasti-vợ của thần Brahma-được mệnh danh là
nữ thần thơ ca.
Tượng nữ thần Laksmi-vợ của thần Vishnu-được mệnh danh là nữ
thần sắc đẹp và phú quý.
Tượng nữ thần Uma-vợ của thần Siva-nữ thần của ánh sáng đẹp.
PHÒNG TRÀ KIỆU:
Trà Kiệu cách Đà Nẵng 50km về phía Tây Nam, cách Mỹ Sơn
20km. Trà Kiệu từng là kinh đô của vương quốc Champa cổ vào
thế kỷ IV. Hiện nay Trà Kiệu chẳng để lại chút dấu vết gì cả.





BỘ LINGA - YONI:
Tượng thần Siva hoặc Linga. Người Chăm có lễ tắm Linga: người
ta bọc Linga bằng Cosha bằng vàng, sau đó họ đổ lên đó sữa hoặc
nước, rồi đi xung quanh cầu nguyện. Có thể uống một chút nước
đó để cầu sự may mắn. Khắp nơi, trong khu vực cư trú của người
Champa, ta đều có thể gặp Linga: ở trên bệ thờ trong tháp, ở vị trí
có tính cách trang trí, ở cả trên đỉnh tháp (tháp Bà Nha Trang).
Người Chàm thuộc khu vực nông nghiệp, nghĩa là từ trước khi
Balamôn giáo xâm nhập, đã có tục thờ sinh thực khí rồi. Và miền
Trung là vùng mang tính cách thiên về dương tính, cho nên dễ hiểu
là tục thờ sinh thực khi nam (Linga) sẽ phổ biến hơn. Về hình dáng
Linga Chàm có ba loại:
• Một loại Linga chỉ có một phần hình trụ tròn. Linga vào loại cổ
nhất tìm được ở Oc Eo (Ấn Giang) thuộc loại này. Linga loại này
có khi gặp cả hàng chục cái được dựng thành hàng. Loại này ở Ấn
Độ không thấy có. Nó mang dấu ấn đậm nét của tính cách bản địa
Chàm.
• Loại Linga thứ hai có cấu tạo hai phần. Phần trên vẫn là hình trụ
tròn; phần dưới là một vật thể to hình tròn hoặc vuông.
• Loại Linga thức ba có cấu tạo ba phần. Cấu trúc ba phần này
phản ánh ảnh hưởng triết lý Balamôn giáo Ấn Độ: phần hình
vuông ở dưới ứng với thần Brahma sáng tạo; khúc hình bát giác ở
giữa mang tính chuyển tiếp, ứng với thần Vishnu bảo tồn; còn
phần hình trụ tròn ở trên ứng với thần Shiva phá hủy.
Ngoài các Linga thông thường, trong các đền tháp Chăm, ta còn
gặp loại Linga hình mặt người (gọi là mukhalinga). Đó là một khối
tượng hình Linga mà nửa phần trước tạc tượng phù điêu hình ông
vua Chăm với những dấu hiệu rã rệt của Siva như hình bò thần
Nandin….

Trên tường có bức phù điêu thần Vishnu ngồi trên rắn Naga 13
đầu. Rắn Naga khác rắn Sesa ở phòng Mỹ Sơn. 13 đầu tượng trưng
cho sự bất diệt. Thần Vishnu ngồi đây có 4 cánh tay. Mỗi tay có 4
yếu tố tạo nên vũ trụ là: đất, lửa, nước và không khí. Vishnu có vật
cưỡi là chim thần Garuda.
Chính giữa phòng là bàn thờ Trà Kiệu. Trên có đặt một bộ Linga
và Yoni. Bốn mặt xung quanh bàn thờ là bức phù điêu mô tả
trường ca Ramayana, đoạn hoàng tử Rama cưới công chúa Shita.
Mặt 1 là cảnh nhà vua hứa gả công chúa Shita cho hoàng tử Rama.
Rama là người cao nhất-cầm cung. Theo truyền thuyết thần Vishnu
có 12 hóa thân, trong đó có hóa thân thành hoàng tử Rama. Năm
người khiêng một thanh kiếm tượng trưng cho 50.000 người. Mặt
2: cảnh các sứ giả của nhà vua đem lễ vật đến để cưới hoàng tử
Rama. Nhà vua ngồi giữa. Mặt 3: mô tả cảnh đám cưới có nhiều
người tham dự, có các anh chị em họ của công chúa và hoàng tử.
Mặt 4: mô tả vũ nữ Apsara từ trên trời xuống để chúc mừng đám
cưới.
Phía góc phòng, bên phải là tác phẩm điêu khắc được đánh giá là
tác phẩm đẹp nhất của bảo tàng. Hình các vũ nữ đứng trước một
đóa sen cách diệu. Các vũ nữ này mang đậm nét của phụ nữ Chàm:
trang phục, nét mặt, đồ trang sức.




PHÒNG ĐỒNG DƯƠNG QUẢNG NAM:
Vương triều Đồng Dương-một khu vực nổi tiếng ở Đông Nam Á
thời bấy giờ về Phật giáo. Vua Indravarmanha là người rất sùng
đạo Phật, đã tích cực cho xây dựng kinh đô-Đồng Dương đồng thời
xây dựng Đồng Dương là một tu viện Phật giáo rất lớn trong khu

vực. Vào thời điểm này Phật giáo (Phật giáo đại thừa) ở Champa
phát triển cao độ. Đồng Dương cách Đà Nẵng 60km về phía Nam.
Nay đã bị phá hủy hoàn toàn.
Bàn thờ Đồng Dương trên cùng có vị Bồ Tát bảo hộ cho nhà vua,
nhưng người ta không trưng bày hình tượng này và thay vào đó là
một tượng Siva, vì điểm đặc biệt là ở Champa, Phật giáo và
Balamôn không xung khắc nhau. Kế bên là tượng vua. Xung quanh
bàn thờ mô tả đời sống của Phật Thích Ca trước khi xuất gia.
Người ta mới phát hiện ra một số hình ảnh như khi hoàng tử cắt tóc
đi tu, cảnh ông thành chánh quả, các tín đồ đến cúng dường, cảnh
ông bị quỳ vương cánh dỗ…. Hai tượng lớn hai bên là tượng thần
bảo vệ, có khuôn mặt hung dữ, đang đứng trên một con bò (hoặc
trâu), trong miệng nó có ngậm một người chiến sĩ. Điều đó là hình
ảnh tượng trưng cho sức mạnh.

TƯỢNG PHẬT PHÁI ĐẠI THỪA:
Phật thường không ngồi theo tư thế này, vì đó là tư thế của nhà
vua, tư thế ngồi tay lên đầu gối.
Trên tường có bản đồ dân tộc Champa tại miền trung Việt Nam.
Vương quốc Champa hình thành và phát triển từ thế kỷ II đến thế
kỷ XVII trải qua các triều đại:
Vương quốc Champa ra đời và vương triều GANGARAGIA (cuối
thế kỷ II-đầu thế kỷ VIII). Đây là thời kỳ hưng thịnh và chiếm ưu
thế của Bắc Chăm. Khu Liên làm vua đuợc mấy chục năm, rồi
cháu là Phạm Hùng thay, sau đó con Phạm Hùng là Phạm Dật-khi
Phạm Dật chết, tướng Phạm Văn làm vua 12 năm (337-349). Sau
đó con là Phạm Phật lên thay (349-361) (“Phạm” không phải là họ
của người Chăm, có thể là phiên âm ra Hán Việt từ chữ Pô-người
đứng đầu). Phạm Phật đã thống nhất một cách gọn ghẽ giữa Bắc
Chăm và Nam Chăm, đặt tên nước là Champa. Có thể đó là tên

một loài hoa (mà ta thường gọi là hoa dại, hoa sứ-michelia
champacca lênaie), hoặc tên một vùng đất ở Đông Bắc Ấn Độ và
sau này còn ở nhiều địa điểm khác. Phạm Phật có thể là ông vua
Bhadravarman được biết đến đầu tiên trong các bia ký để lại.
Nhưng sau khi vua này mất, tình hình lại bất ổn, nên trong suốt
một thế kỷ không thấy có bia ký. Đến đầu thế kỷ thứ VI, vua
Gangaragia lên ngôi và từ đó đến khi dời đô vào Champa. Các nhà
sử học gọi thời kỳ này là vương triều Gangargia gồm có 9 đời vua.
Đây là thời kỳ chịu ảnh hưởng mạnh và rõ nét của Ấn Độ giáo và
văn hóa Ấn Độ.
Kinh đô lúc đó là Trà Kiệu, mà sử sách gọi là Sinhapura (thành sư
tử), bên bờ sông Thu Bồn, nay thuộc xã Duy Sơn, huyện Duy
Xuyên, tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng. Trà Kiệu là một khu di tích nổi
tiếng đã được nhà nước ta xếp hạng, ở đó có 10 công trình kiến
trúc tuyệt hảo, tiêu biểu cho nền văn hóa phát triển cao của người
Chăm đã tồn tại hơn ngàn năm trước.
Bên cạnh cố đô Trà Kiệu, thời ấy người Chăm đã xây dựng khu
đền thờ hay thường gọi là thánh địa Mỹ Sơn. Theo quan niệm Ấn
Độ giáo, đền thờ-trung tâm tín ngưỡng của vương quốc để thờ
đấng thiêng liêng tối cao phải là nơi chốn thâm nghiêm, cách biệt
với thế giới người đời. Bởi vậy mà thánh địa Mỹ Sơn đã được xây
dựng giữa một thung lũng bao bọc bởi núi non trùng điệp cách
kinh đô Trà Kiệu khoảng 28km về phía Tây. Ở đây tồn tại một
tổng thể kiến trúc gồm trên 70 công trình với những đền miếu xây
bằng gạch tuyệt đẹp.
• Vương triều PANDURANGA (giữa thế kỷ VIII-giữa thế kỷ IX):
Vào giữa thế kỷ VIII, ở Bắc Champa có nhiều biến động, nên trung
tâm Champa chuyển vào Nam, xây dựng nên vương triều
Panduranga ở vùng Khánh Hòa và Phan Rang. Theo sử liệu, vương
triều này có 6 đời vua kéo dài trong khoảng một thế kỷ. Trung tâm

của Champa lúc này là vùng tháp Ponagar. Thực tế Ponagar không
phải là cúng vua mà là nơi thờ thần.
• Vương triều Đồng Dương-hay triều đại INDRAPURA (giữa thế
kỷ IX-cuối thế kỷ X).
Từ giữa thế kỷ IX, trung tâm Champa lại chuyển ra mạn Bắc. Kinh
đô được xây dựng tại làng Đồng Dương nằm trên bờ sông Ly Ly-
một nhánh sông Thu Bồn, cách cố đô Trà Kiệu 15km về phía Đông
Nam. Kinh đô này được mang tên “thành phố Indrapura-thành phố
chiếu đầy hào quang”. Khác với các vương triều trước đây, trong
thời kỳ vương triều Đồng Dương. Phật giáo đã phát triển khá
mạnh, nhiều nhà sử học gọi vương triều Đồng Dương là một
“vương triều Phật giáo” dù Ấn Độ giáo dục này không bị bài xích.
Nhiều di tích Phật giáo, trong đó có cả tượng Phật bằng đồng nổi
tiếng đã tìm thấy ở Đồng Dương. Trên bia ký Đồng Dương đã thấy
nói nhiều tới “nổi đau của con người và sự luân hồi”, “cõi niết bàn
tuyệt dịu và công xã tăng ni”….
Đồng Dương là nơi tập hợp cả cung điện và đền chùa, chứ không
tách ra như Trà Kiệu và Mỹ Sơn trước đây. Trong số gần 30 công
trình hiện nay đã tìm thấy ở Đồng Dương có cả các đền chùa Phật
giáo và các tháp Ấn Độ giáo.
Vương triều Đồng Dương hay triều đại Indrapura có 9 đời vua, kéo
dài gần 2 thế kỷ. Trong thư tịch Trung Quốc, từ thời kỳ này gọi
Champa là Chiêm Thành (phiên âmtừ chữ Phạn Chapapuru).

VƯƠNG TRIỀU VIJAYA: (thế kỷ X-giữa XV)
Vào cuối thế kỷ X, kinh đô Đồng Dương bị tấn công nhiều lần, nên
khi vua Yangpuku Vijaya lên ngôi (999) quyết định dời đô về
Vijaya vào năm 1000. Thành Vijaya mà sử sách gọi là thành Đồ
Bàn với trung tâm điểm được đánh dấu bằng một ngọn tháp gọi là
“Tháp Cánh Tiên”. Thành Đồ Bàn xây dựng trên một gò đá ong

(thuộc huyện An Nhơn, Bình Định), nằm giữa một cánh đồng mà
ba mặt Bắc, Tây, Nam đều có núi án ngữ, phía Đông thông ra biển
bằng cửa Thị Nại.
Vương triều này kéo dài trong vòng 5 thế kỷ với nhiều biến động
và thực tế đã có nhiều lần dời đô về phương Nam. Trong thời kỳ
này, lãnh thổ Champa đã bắt đầu thu hẹp dần.
Triều đại PANDURAGA II (giữa thế kỷ XV-cuối thế kỷ XVII)
Sau khi thành Đồ Bàn thất thủ, vương quốc Champa bước vào giai
đoạn cuối cùng của nó. Biên giới phía Bắc Champa lùi vào đến tận
đèo Cù Mông. Lúc đầu đóng đô ở Kauthara (Khánh Hòa), đến giữa
thế kỷ XVII chuyển về vùng Phan Rang. Tuy có nhiều biến động,
nhưng trong thời kỳ này kinh tế xã hội Champa có lúc vẫn phát
triển, nhất là cùng Phan Rang vào cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ
XVII. Đến cuối thế kỷ XVII, khi nhà Nguyễn chiếm được Phan
Thiết thì vương triều Champa đã mất hẳn độc lập, chỉ tồn tại như
một thế lực bán tư chủ. Từ đầu thế kỷ XIX, nhất là từ thời Minh
Mạng, Champa trở thành một phần dân tộc trong cộng đồng các
dân tộc Việt Nam.
Như vậy trong lịch sử phát triển, vương quốc Champa có 4 trung
tâm lớn:
1. Phía Bắc, thường gọi là vùng Amaravati từ Trị Thiên đến Quảng
Nam - Đà Nẵng.
2. Vùng Vijaya thuộc phạm vi Quảng Ngãi - Bình Định.
3. Vùng Kauthara thuộc Phú Yên-Khánh Hòa - Nha Trang.
4. Vùng Panduranga thuộc Thuận Hải (Bình Thuận – Ninh Thuận).
Hành lang bên hông phòng Trà Kiệu:
Bàn thờ vú, thờ Bà Mẹ sinh ra vương quốc Champa. Nó còn thấy
rằng vai trò quan trọng của người phụ nữ trong văn hóa. Champa
và người ta tôn thờ sự sinh sôi nảy nở, sự mà mỡ phi nhiêu. Đây là
yếu tố ảnh hưởng rõ nét của văn hóa bản địa.

Hành lang phía trước phòng Trà Kiệu:
Phù điêu Shiva với điệu múa Tamdaoa, điệu múa vũ trụ. Khi múa
thần mọc rất nhiều cánh tay xếp thành một hình tròn, biểu tượng
cho sự xoay tròn của vũ trụ. Shiva khi múa điệu múa này với ý
nghĩa làm việc thiện mặc dù ông là vị thần hủy diệt.
Phù điêu Vishnu-hóa thân của thần Vishnu-đang nâng một ngọn
núi. Theo truyền thuyết khi thần khi thần Vishnu lấy lễ vật của
thần Indra, Indra là vị thần tối cao trên trời, nên Indra nổi giận hóa
phép làm mưa trút xuống nơi thần Vishnu đang ở. Trời mưa bảy
ngày liền, Vishnu dùng ngón tay út của mình nâng núi lên để bảo
vệ mọi người và súc vật. Sau bảy ngày, thấy không thể thắng nổi
thần Vishnu, thần Indra cỡi voi bay xuống thán phục thần Vishnu.




PHÒNG THÁP MẪM - KINH ĐÔ VIJAYA:
Điêu khắc thời kỳ này tinh xảo hơn qua hình tượng các con vật.
Vật đầu voi mình sư tử. Đầu voi biểu tượng cho sự thông minh của
các thần linh, mình sư tử biểu trưng cho sức mạnh của các vị vua
Chăm. Con vật này thường được đặt trong để bảo vệ sự tôn nghiêm
của đền tháp.
Rồng kết hợp 3 nền nghệ thuệt Chăm, Khmer và Việt Nam thời
Lý, Trần. Đuôi rồng có hình của đuôi cá sấu-nghệ thuật Khmer;
chân giống đuôi sư tử-nghệ thuật Champa; đầu rồng-nghệ thuật
Việt Nam thời Lý, Trần. Hạt ngọc là hình ảnh trong văn hóa Việt
Nam-cầu cho mưa thuận gió hòa.
Phía trước có hai con Makara-Thủy quái-biểu tượng của nước.
Chúng bước đặt ở lối ra vào tháp hoặc trang trí trên mái tháp.
Chim thần Garuda-vật cưỡi của Vishnu-ngậm một con rắn vì

chúng mối thù với nhau. Vì theo truyền thuyết, mẹ của rắn Naga đã
hạ nhục và bắt mẹ của chim làm nô lệ.
Bàn thờ trên có tượng Shiva không đầu. Trên trần là những hình
trang trí trên những đền tháp. Mỗi thời kỳ có kiến trúc khác nhau.
Cách trang trí ở đây hoàn thiện vì đây là giai đoạn phát triển cao
của điêu khắc Chăm.
Ngoài ra, chúng ta nên phân biệt tượng sư tử và chim Garuda trong
phòng này.
Như vậy, Tháp Mẫm thuộc nhóm tháp Vijaya, được xây dựng vào
thế kỷ XI đến thế kỷ XIII, nằm cạnh Đồ Bàn. Phong cách trang trí
kiến trúc nghiêng về hình ảnh các con thú. Sau đó nghệ thuật điêu
khắc tinh xảo này dần dần bị suy thoái.

Nguồn: saigonserco.com

×