Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Những điều cần biết khi đàm phán trong kinh doanh docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.04 KB, 5 trang )

Những điều cần biết
khi đàm phán trong
kinh doanh

- Luôn là người có thể ra quyết định trong đàm phán (trừ những
trường hợp muốn nghi binh hoặc câu thời gian).
- Không cung cấp các thông tin chi tiết của khách hàng khác khi đàm
phán: sẽ làm mất lòng tin vào đối tác hiện hữu và xâm phạm đạo đức
kinh doanh.
- Các mục tiêu về giá và các điều kiện liên quan khác: luôn chuẩn bị một
khoảng lùi để đàm phán.
- Không bao giờ dễ dàng nhượng bộ khi đối tác đưa ra yêu cầu dù điều
đó đã được dự liệu trước.
- Tránh sử dụng cụm từ "I don't know" trong đàm phán.
- Tránh từ chối thẳng thừng nên tìm một phương phán dung hòa (ví dụ
như nếu giá thế này thì chất lượng sẽ giảm - ngay cả khi đối tác đã đưa
ra trước các tiêu chuẩn về chất lượng)
- Xác định "mục tiêu cơ bản" của DN trong đàm phán: thường các mục
tiêu cơ bản tối thiểu phải đạt đựơc trong kinh doanh xuất khẩu là quy
cách sản phẩm, giá, số lượng giao hàng và thời gian giao hàng. Cần chú
ý các mục tiêu cơ bản này không tách biệt nhau mà có tính liên hệ nhau
ví dụ như giá cao hơn khi thời gian giao hàng ngắn. Rất nhiều người
mua hàng sử dụng nguyên tắc này để tìm hiểu mục tiêu cơ bản của DN
bạn bằng cách đưa ra yêu cầu số lượng cao hoặc quy cách đơn giản để
biết được mức giá thấp nhất
- Đưa ra những "mục tiêu không thực" để đàm phán thường cao hơn
mục tiêu cơ bản và có tính liên hệ logic với nhau - hãy đóng vai trò là
người khách mua hàng để xem xét lại tính logic của vấn đề.
- Đưa ra những tình huống để nhượng bộ: tuy nhiên không thể thấp hơn
mục tiêu cơ bản. Nên sử dụng một sơ đồ cây để liệt kê các tình huống có
thể xảy ra gồm cả khả năng thực hiện hoặc khả năng không thể thực hiện


được (rủi ro) để chuẩn bị sẵn sàng các tình huống đối phó. Ví dụ như:
nếu giao hàng đúng hạn thì sao, giao hàng trễ hàng thì sao (bị phạt, mất
hợp đồng )
- Thực tập bản thân bằng cách đóng vai sau khi đã phân tích nhóm các
khả năng có thể xảy ra trong đàm phán và các khả năng xảy ra khi kết
thúc đàm phán (ví dụ nếu ký hợp đồng với số lượng này và giá này thì
doanh nghiệp sẽ phải làm gì )
- Chuẩn bị các tài liệu mang theo khi đàm phán:
* Danh thiếp, brochure, catalogue
* Price list bao gồm các thông tin giá cả, thông tin về thành phần, quy
cách sản phẩm, đóng gói, số lượng/container, thời gian giao hàng (lead
time), P&A
* Form/mẫu ghi chép hoặc sổ ghi chép

Khi đàm phán
1. Bắt đầu với các vấn đề không ai bàn cãi, tranh luận ví dụ như giới
thiệu công ty, quy trình xuất khẩu thuế nhập khẩu bao nhiêu, xuất cảng
nào, những yêu cầu của khách hàng
2. Đàm phán không chỉ đề cập đến mặt thành công của vấn đề mà cũng
cần đề cập đến mặt trái của vấn đề ví dụ không giao hàng đúng hẹn,
hàng không đúng quy cách thì xử lý như thế nào và các biện pháp bảo
đảm.
3. Nghe cẩn thận phía bên kia, nếu cần thì sử dụng phiên dịch và nên hỏi
lại cho rõ ý, viết ra giấy hoặc lên bảng để xác nhận lại ý của phía đối tác.
Nếu bên kia xác nhận thì lưu lại hoặc chụp hình lại
4. Khi đưa ra một đề nghị nào đó thì nên thể hiện càng ít cảm xúc càng
tốt. Và cần phải hiểu rõ nội dung phía sau của đề nghị là gì, phải đoán
trước được phản ứng của đối tác.
5. Sử dụng những câu điều kiện, nếu thế này thì thế kia "if then ": Ví
dụ giá là 3US$ nếu số lượng đặt hàng là 1000 cái và đóng gói theo quy

cách này, giao hàng theo điều kiện kia và thời gian giao hàng là 20
ngày
6. Trong các tình huống không thuận lợi, không chắc có thể ngưng
không nói, đề nghị nghỉ giải lao, hoặc câu giờ bằng cách sẽ trả lời sau,
hoặc đề nghị điểm này sẽ đàm phán sau (tuy nhiên cần nhớ: hứa gì thì
phải làm đó).
7. Để kết thúc vấn đề nên đề nghị cả 2 bên lượt lại tất cả những điểm đã
đồng ý hoặc chưa đồng ý và đề nghị luôn phương thức giải quyết những
vấn đề chưa đồng ý: ví dụ trả lời bằng email sau 2 tuần, hoặc báo giá
lại

×