Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Thuốc ho có thể gây ngộ độc pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.25 KB, 5 trang )

Thuốc ho có thể gây ngộ độc


Ho là phản xạ tống chất bẩn, dị vật ra ngoài.

Nguyên nhân gây độc chính là các chất giúp giảm ho, giảm đau và chống
nghẹt mũi, sổ mũi trong thuốc trị ho. Vì vậy, trước khi dùng, bệnh nhân cần chú ý
thành phần của thuốc.
Thuốc ho thường là hỗn hợp, có nhiều thành phần: giảm ho, giảm đau, long
đờm, giãn phế quản, chống sổ mũi, nghẹt mũi, chống dị ứng; trong đó có hai thành
phần chủ yếu có tính độc:
Thành phần giảm ho, giảm đau: Gồm các chất ức chế thần kinh trung
ương.
Cao opi: Chứa 10% morphin, vừa giảm đau vừa giảm ho. Nó thường được
dùng trong viên ho giảm thống nhằm chữa các trường hợp ho kèm theo đau. Tác
dụng phụ chính là làm suy hô hấp, gây táo bón. Không được dùng biệt dược chứa
cao opi cho trẻ em dưới 5 tuổi.
Codein phosphat:
Ức chế trực tiếp trung tâm ho ở hành não. Có thể do một phần biến đổi
thành morphin nên nó làm giảm đau nếu bệnh nhân đau nhẹ, vừa. Chất này thường
được dùng trấn ho khi ho khan gây mất ngủ. Tác dụng phụ chính là làm suy hô
hấp. Không dùng cho trẻ em dưới 1 tuổi, người có bệnh gan, suy hô hấp, người
mang thai.
Dextromethorphan:
Tác động lên trung tâm ho ở hành não, không làm giảm đau và rất ít tác
dụng an thần. Nó thường được dùng trong trường hợp ho nhất thời do bị kích thích
(như cảm lạnh) hay trong trường hợp ho mạn, không có đờm.
Tác dụng giảm ho của dextromethorphan gần tương đương, nhưng độc tính
lại thấp hơn so với codein: ít gây tác dụng phụ trên đường tiêu hóa, chỉ khi dùng
liều rất cao so với liều điều trị mới gây ức chế thần kinh trung ương. Không dùng
cho trẻ em dưới 2 tuổi, cho người đang dùng thuốc có chứa rượu.


Cao opi, codein phosphat có tính gây nghiện, không được dùng lâu dài.
Dextromethorphan có thể gây lạm dụng, quen thuốc sau thời kỳ dùng rất dài.

Thành phần chống sổ mũi, nghẹt mũi: Gồm các chất cường giao cảm.
Phenylpropanolamin:
Gây co mạch, chống sung huyết ở niêm mạc mũi nên chữa được sổ mũi,
nghẹt mũi (do cảm lạnh). Nó gây kích thích (có khi làm khó ngủ), chán ăn (trước
được dùng làm thuốc chống béo), tai biến mạch máu não (chảy máu não và màng
não).
Trung Quốc đã cấm hoàn toàn việc sản xuất, lưu hành các biệt dược chứa
chất này. Ở Pháp chỉ cấm dùng nó làm thuốc chống béo, các thuốc khác chứa
phenylpropanolamin đều phải bán theo đơn.
Ở Việt Nam, chất này vẫn được sử dụng trong một số loại thuốc cảm,
chẳng hạn như Rhumenol D500. Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai đã
tiếp nhận nhiều ca cấp cứu sau khi dùng thuốc cảm chứa phenylpropanolamin.

Pseudoephedrin:
Làm giãn phế quản để bệnh nhân dễ thở, giảm sung huyết mũi, chống sổ
mũi, nghẹt mũi. Thuốc cũng gây kích thích (có thể khó ngủ), chán ăn.
Cả hai chất trên đều làm co mạch, tăng huyết áp và nhịp tim, gây đánh
trống ngực, đau thắt ngực, nhức đầu, choáng váng.
Vì vậy, không được dùng thuốc ho chứa các chất này cho người bị cao
huyết áp, đau thắt ngực, bị huyết khối mạch vành, cường giáp, đái tháo đường và
người có tiền sử bị tai biến mạch máu não. Người già hay mắc các bệnh vừa kể
nên dễ bị ngộ độc bởi các tác dụng phụ đó.
Để tránh ngộ độc thuốc ho, phải chú ý đến tuổi tác, tiền sử bệnh tật của
người dùng, liều lượng, các chống chỉ định (theo tờ hướng dẫn kèm theo biệt
dược), đặc biệt là với trẻ em, người già.
Ho là phản xạ tự vệ nhằm tống chất bẩn ra ngoài. Có khi cần phải giữ phản
xạ có lợi đó, chỉ dùng thuốc để giảm khi bị ho quá nhiều gây mệt, mất ngủ. Muốn

khỏi ho hoàn toàn, phải chữa từ nguyên nhân dẫn đến ho (ví dụ dùng kháng sinh
chữa khỏi viêm họng).
Có người không chữa nguyên nhân mà chỉ dùng thuốc chống ho, và do
muốn hết ho ngay nên cứ tăng liều, kéo dài thời gian dùng. Kết quả là họ dùng quá
liều, ức chế phản xạ ho quá mức, rất nguy hiểm.
Các siro ho thường có đóng kèm một thìa nhựa, liều được tính theo thìa
này. Một số chế phẩm không có thìa kèm theo hoặc do đánh mất nên người dùng
lấy loại thìa không chuẩn khác để đong, gây sai liều. Điều này có thể gây hại, nhất
là với trẻ em.

×