Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Túi sơ cấp cứu: cần có trong hành trang du lịch gia đình pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.74 KB, 5 trang )

Túi sơ cấp cứu: cần có trong
hành trang du lịch gia đình

Khi gia đình bạn lên kế hoạch đi
du lịch, đặc biệt là những
chuyến du lịch nước ngoài, bạn
cần phải chuẩn bị một túi dụng
cụ sơ cấp cứu để phòng khi cần
thiết. 3 món đồ bạn luôn phải
mang theo gồm: thuốc trị tiêu
chảy, thuốc chống say tàu xe và thuốc hạ sốt –
giảm đau.
Một số dược sĩ khuyên rằng nếu rỗi rãi thời gian để
sắp xếp hành lý và còn chỗ trống thì bạn nên chuẩn
bị cả túi sơ cấp cứu, thiết thực nhất là các loại bông
băng và nhiệt kế.
Chuyến du lịch càng xa thì bạn càng phải chú ý đến
vấn đề này không ai biết trước được chúng ta có gặp

Ảnh:
www.nlm.nih.gov
vấn đề gì về sức khỏe và vì vậy việc mang theo thuốc
men không phải là việc xa xỉ lắm. Sự khác biệt về
ngôn ngữ, loại thuốc, liều dùng của các dược sĩ ở nơi
bạn đến du lịch sẽ khiến bạn lúng túng và không khỏi
lo lắng.
Điều này trở nên quan trọng hơn nếu bạn đi du lịch
cùng con nhỏ. Chúng ta đều biết rằng việc sử dụng
thuốc cho trẻ nhỏ phải hết sức thận trọng. Ngoài ra,
trẻ hay sợ đắng, không chịu uống các loại thuốc mới.
Tệ hại hơn, chúng ta cũng không biết trước được trẻ


có bị dị ứng với một thành phần nào trong loại thuốc
này không và ngay cả bản thân chúng ta cũng không
thể hoàn toàn tin tưởng vào công dụng của nó.
Nhưng xin lưu ý là đối với trẻ ít bệnh, ít dùng thuốc
khi ở nhà và nếu không may khi đang đi du lịch mà bé
lại đổ bệnh thì phải tìm đến bác sĩ nhi khoa là giải
pháp hữu hiệu nhất. Nói chung là bé còn nhỏ thì cha
mẹ lại càng cẩn thận hơn vì hệ miễn nhiễm vẫn chưa
hoàn thiện.
Vậy thì ta cần mang theo những gì khi du lịch:
Thuốc:
 Acetaminophen/Paracetamol: hạ sốt, giảm đau
 Ibuproten: giảm đau, hạ sốt, chống viêm (dùng
trong trường hợp sốt cao trên 38,5 độ)
 Oresol hoặc thuốc than: trị tiêu chảy
 Thuốc chống say tàu xe
 Dầu, kem bôi vết côn trùng cắn hoặc bỏng nhẹ
 Thuốc chống dị ứng
 Thuốc kháng sinh dạng mỡ hoặc kem khử trùng:
dành khi bị vết đứt hoặc phỏng
 Kem chống hâm cho trẻ từ 0-2 tuổi
 Gel giảm đau khi mọc răng dành cho trẻ từ 0-3
tuổi
 Những loại thuốc gia đình bạn hay sử dụng
thường xuyên hay dùng trong điều trị lâu dài với
những người có bệnh mãn tính.

Dụng cụ
 Nhiệt kế
 Kéo

 Nhíp
Bông băng
 Băng keo
 Băng hình bướm (để cố
định 2 mép của vết rách)
 Gạc cotton
 Băng thun
 Băng bảo vệ vết thương
 Băng đeo, dây choàng
 Bông gòn vô trùng
 Băng vô trùng
 Gạc mỏng vô trùng
 Băng keo không thấm nước
Một số thứ lặt vặt khác
 Khăn giấy

Khá nhiều thứ phải mang
theo, nhưng bạn đừng
quên túi cứu thương.
Ảnh: www.inmagine.com

 Khăn giấy ướt
 Kem chống nắng
 Thuốc diệt côn trùng
 Muỗng định lượng thuốc
 Nước lhử trùng bình sữa (nếu trẻ còn bú bình)
 Nước rửa vết thương
 Túi chườm lạnh – Túi chườm nóng
 Bao tay sử dụng 1 lần


×