Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Nghiên cứu một số điều kiện cần (cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, hoạt động hải quan, logictic; hệ thống cung cấp thông tin) để đẩy mạnh xuất kh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (996.67 KB, 94 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
VỤ KẾ HOẠCH










BÁO CÁO TỔNG KẾT

Đề tài nghiên cứu khoa học

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐIỀU KIỆN CẦN (CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO
THÔNG VẬN TẢI, HOẠT ĐỘNG HẢI QUAN, LOGISTICS, HỆ
THỐNG CUNG CẤP THÔNG TIN) ĐỂ ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU






CƠ QUAN CHỦ QUẢN CƠ QUAN CHỦ TRÌ THỰC HIỆN
BỘ CÔNG THƯƠNG VỤ KẾ HOẠCH - BỘ CÔNG THƯƠNG
54 HAI BÀ TRƯNG - HÀ NỘI 54 HAI BÀ TRƯNG - HÀ NỘI




CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI
THẠC SỸ NGUYỄN THUÝ HIỀN





8717



Hà Nội, tháng 12 – 2010


BỘ CÔNG THƯƠNG
VỤ KẾ HOẠCH












Đề tài nghiên cứu khoa học


NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐIỀU KIỆN CẦN (CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO
THÔNG VẬN TẢI, HOẠT ĐỘNG HẢI QUAN, LOGISTICS, HỆ
THỐNG CUNG CẤP THÔNG TIN) ĐỂ ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU





CƠ QUAN CHỦ QUẢN CƠ QUAN CHỦ TRÌ THỰC HIỆN
BỘ CÔNG THƯƠNG VỤ KẾ HOẠCH - BỘ CÔNG THƯƠNG
54 HAI BÀ TRƯNG - HÀ NỘI 54 HAI BÀ TRƯNG - HÀ NỘI



CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI
THẠC SỸ NGUYỄN THUÝ HIỀN
Tham gia đề tài:
Thạc sỹ Nguyễn Hải Trung
Thạc sỹ Nguyễn Thị Thu Bình
Thạc sỹ Nguyễn Hoàng Giang
Thạc sỹ Trần Ngọc Hải
Cử nhân Dương Hoài Thu
Cử nhân Vũ Trí Bình



Hà Nội, tháng 12 - 2010
MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 3

1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài 3
2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 3
3. Mục tiêu của đề tài 4
4. Đối tượng và phạm vi của đề tài 4
5. Phương pháp thực hiện đề tài 5
6. Nội dung của đề tài: 5
Phần thứ nhất: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG
VẬN TẢI, HOẠT ĐỘNG HẢI QUẢN, LOGISTIC, H
Ệ THỐNG CUNG CẤP
THÔNG TIN
6
I. Lý luận chung về cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, hoạt động hải quan,
logistic, hệ thống cung cấp thông tin 6
1. Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải 6
2. Hoạt động hải quan 8
3. Logistics 11
4. Hệ thống cung cấp thông tin 18
II. Vai trò của cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, hoạt động hải quan, logistic,
hệ
thống cung cấp thông tin đối với hoạt động xuất khẩu 20
1. Vai trò của cơ sở hạ tầng giao thông vận tải 20
2. Vai trò của hoạt động hải quan 21
3. Vai trò của hoạt động logistics 22
4. Vai trò của hệ thống thông tin 24
Phần thứ hai:
HIỆN TRẠNG VỀ CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG VẬN
TẢI, HOẠT ĐỘNG HẢI QUAN, LOGISTICS, HỆ THỐNG THÔNG TIN
PHỤC VỤ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM THỜI GIAN QUA
26
I. Hiện trạng về cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, hoạt động hải quan,

logistic, hệ thống thông tin, phục vụ xuất khẩu của Việt Nam thời gian qua.
26
1. Thực trạng về cơ sở hạ tầng giao thông vận tải 26
2. Hiện trạng về dịch vụ hải quan 33
3. Thực trạng hoạt động dị
ch vụ logistics phục vụ cho xuất khẩu 44
4. Hiện trạng hệ thống thông tin phục vụ hoạt động xuất khẩu 50
II. Đánh giá chung về cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, hoạt động logistic, hải
quan, hệ thống cung cấp thông tin, phục vụ hoạt động xuất khẩu của Việt
Nam thời gian qua. 55
1. Những yếu tố đã đáp ứ
ng 55
1.1. Hệ thống hạ tầng giao thông 55
1.2. Hoạt động Hải quan 57
1.3. Hoạt động logistics 59
1.4. Hệ thống cung cấp thông tin 62
2. Những yếu tố chưa đáp ứng 63
2.1. Hệ thống hạ tầng giao thông 63
2.2. Hoạt động Hải quan 65
2.3. Hoạt động logistics 67
2.4. Hệ thống cung cấp thông tin 70
Phần thứ ba: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN ĐIỀU KIỆN CƠ
SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG VẬN TẢI, HOẠT ĐỘNG HẢI QUAN,
LOGISTICS, HỆ THỐNG CUNG CẤP THÔNG TIN NHẰM ĐẨY MẠNH
XUẤT KHẨU TRONG THỜI GIAN TỚI.
74
I. Định hướng và mục tiêu phát triển xuất khẩu trong thời gian tới 74
1. Định hướng phát triển xuất khẩu 74
2. Mục tiêu phát triển xuất khẩu 76
3. Những vấn đề đặt ra đối với cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, hoạt động

hải quan, logistics, hệ thống thông tin nhằm đẩy mạnh xuất khẩu 77
II. Giải pháp cụ thể cho từng l
ĩnh vực 81
1. Hạ tầng giao thông vận tải 82
2. Hoạt động Hải quan 84
3. Hoạt động logistics 86
4. Hệ thống cung cấp thông tin 89
KẾT LUẬN
91


































LỜI NÓI ĐẦU

1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài
Đất nước đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, đang vượt qua nhiều khó
khăn, thách thức, nhất là những tác động bất lợi của cuộc khủng kinh tế thế
giới để bước vào thời kỳ phát triển mới, xuất nhập khẩu vẫn tiếp tục là một
động lực quan trọng đối với tăng trưởng và chuyển d
ịch cơ cấu kinh tế, thúc
đẩy hội nhập và tăng cường vị thế của nền kinh tế nước ta trong kinh tế toàn
cầu.
Mặc dù đã đạt được những thành tựu quan trọng nhưng là một nước
đang phát triển, kinh tế có độ mở lớn nên Việt Nam đã và đang chịu những
tác động bởi những biến động về kinh tế từ bên ngoài, xuất khẩu đã tăng
chậm lại, kim ngạch giảm sút do thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, cạnh tranh
diễn ra ngày càng gay gắt, xuất hiện nhiề
u hơn các rào cản phi thuế và các
biện pháp bảo hộ mới từ các nước nhập khẩu. Để đẩy mạnh xuất khẩu, Chính
phủ vừa qua đã ban hành nhiều biện pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho các

doanh nghiệp, trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2010 và giai đoạn
2011-2015, Chính phủ cũng đã nêu các định hướng phát triển cho các ngành
như: hiện đại hoá và cải cách thủ tục hải quan, xây dựng lộ
trình rút ngắn thời
gian tiến hành các thủ tục hải quan cho hàng hoá xuất khẩu; phát triển dịch vụ
vận tải nhằm nâng cao tỷ lệ tham gia vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu hay đẩy
mạnh phát triển khu vực dịch vụ, trong đó có những dịch vụ hỗ trợ phát triển
xuất khẩu hàng hoá Trong bối cảnh như vậy, việc nghiên cứu các điều kiện
cần để đẩ
y mạnh xuất khẩu hàng hoá là việc làm hết sức cần thiết và cấp bách
nhằm đề xuất những giải pháp cải thiện các điều kiện cần hỗ trợ cho phát triển
xuất khẩu hàng hoá trong thời gian tới.
2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
Những điều kiện cần như: cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, hoạt động
hải quan, logistic, hệ thống cung cấp thông tin nói chung là nhữ
ng yếu tố,
dịch vụ hỗ trợ phát triển thương mại hàng hoá nội địa và xuất khẩu, ở trên thế
giới nhiều nghiên cứu có đề cập đến các lĩnh vực này như Tự do hoá trong
giao dịch dịch vụ quốc tế do Cơ quan phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) thực
hiện; Tài liệu về thống kê thương mại dịch vụ quốc tế do Uỷ ban châu âu
(EC) thực hiện
Ở nước ta đã có một số đề tài nghiên cứu khoa học nghiên cứu vấn đề
về phát triển thương mại d
ịch vụ trong đó có đề cập đến phát triển cơ sở hạ
tầng giao th«ng vËn t¶i, hoạt động hải quan, logistic, hệ thống cung cấp thông
tin như: đề tài “Định hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển
thương mại dịch vụ của Việt Nam thời kỳ đến năm 2020” do Vụ Kế hoạch,
Bộ Thương mại cũ thực hiện, hay “Các giả
i pháp nhằm phát triển dịch vụ hỗ
trợ xuất khẩu chủ yếu đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam” do Viện

nghiên cứu thương mại thực hiện trong đó có đề cập đến một số lĩnh vực như
giao thông vận tải, logistic
Các điều kiện cần phục vụ cho xuất khẩu mới chỉ được đề cập riêng lẻ
trong từng nghiên cứu, chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách đồng bộ về
thực trạng của các điều kiện cần thiết này phục vụ xuất khẩu trong thời gian
qua.
3. Mục tiêu của đề tài
- Phân tích, đánh giá thực trạng xuất khẩu và một số điều kiện cần (cơ
sở hạ tầng giao thông vận tải, hoạt động hải quan, logistic, hệ thống cung cấ
p
thông tin) phục vụ xuất khẩu giai đoạn vừa qua.
- Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp cải thiện điều kiện cơ sở hạ tầng
giao thông vận tải, hoạt động hải quan, logistic, hệ thống cung cấp thông tin
nhằm đẩy mạnh xuất khẩu trong thời gian tới.
Mục tiêu kinh tế xã hội: Đưa ra những phản ánh trung thực về tình hình
phát triển các đi
ều kiện cần phục vụ cho xuất khẩu.
Mục tiêu khoa học công nghệ: Đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện
hơn nữa 4 yếu tố phân tích.
4. Đối tượng và phạm vi của đề tài
- Đối tượng: Những vấn đề thực tiễn và giải pháp, kiến nghị nhằm cải
thiện các điều kiện cần phục vụ hoạt động xuất khẩu.
- Phạm vi của đề tài: Về nội dung, đề tài sẽ đi sâu nghiên cứu thực
trạng một số điều kiện cần (cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, hoạt động hả
i
quan, logistic, hệ thống cung cấp thông tin) phục vụ xuất khẩu giai đoạn vừa
qua, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện chúng để phục vụ tốt hơn
cho hoạt động xuất khẩu thời gian tới.
- Phạm vi thời gian: Đánh giá hiện trạng từ năm 2005 đến nay và đề
xuất giải pháp cho thời gian tới.

- Phạm vi không gian: Tập trung phân tích thực tr
ạng của một số ngành
chủ yếu liên quan đến các Bộ: như Giao thông vận tải, Tài chính, Công
Thương
5. Phương pháp thực hiện đề tài
Trong quá trình thực hiện đề tài, nhóm tác giả đã tiến hành nghiên cứu
theo các phương pháp sau:
- Phương pháp tổng hợp (tham khảo, phân tích, tổng hợp, kế thừa
những kết quả đã có).
- Phương pháp chuyên gia.
- Phương pháp xử lý thống kê, dự báo
6. Nội dung của đề tài:
Ngoài ph
ần mở đầu, kết luận, nội dung đề tài gồm 4 phần sau:
Phần thứ nhất: Lý luận chung về cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, hoạt
động hải quan, logistic, hệ thống cung cấp thông tin.
Phần thứ hai: Thực trạng và đánh giá cơ sở hạ tầng giao thông vận tải,
hoạt động hải quan, logistic, hệ thống cung cấp thông tin phục vụ hoạt động
xuất khẩ
u của Việt Nam thời gian qua.
Phần thứ ba: Đề xuất giải pháp cải thiện điều kiện cơ sở hạ tầng giao
thông vận tải, hoạt động hải quan, logistic, hệ thống cung cấp thông tin nhằm
đẩy mạnh xuất khẩu trong thời gian tới./.
Phần thứ nhất:
LÝ LUẬN CHUNG VỀ CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG VẬN TẢI,
HOẠT ĐỘNG HẢI QUẢN, LOGISTIC, HỆ THỐNG CUNG CẤP
THÔNG TIN
I. Lý luận chung về cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, hoạt động hải
quan, logistic, hệ thống cung cấp thông tin
1. Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải

Thuật ngữ cơ sở hạ tầng được sử dụ
ng lần đầu tiên trong lĩnh vực quân
sự, sau chiến tranh thế giới lần thứ hai nó được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh
vực khác nhau như: giao thông, kiến trúc, xây dựng… Đó là những cơ sở vật
chất kỹ thuật được hình thành theo một “kết cấu” nhất định và đóng vai trò
“nền tảng” cho các hoạt động diễn ra trong đó. Với ý nghĩa đó thuật ngữ “cơ
sở hạ
tầng” được mở rộng ra cả các lĩnh vực hoạt động có tính chất xã hội để
chỉ các cơ sở trường học, bệnh viện, rạp hát, văn hoá phục vụ cho các hoạt
động giáo dục, y tế, văn hoá…
Cơ sở hạ tầng là tổng thể các điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật và kiến
trúc đóng vai trò nền tảng cơ bả
n cho các hoạt động kinh tế, xã hội được diễn
ra một cách bình thường.
Từ khái niệm trên có thể quan niệm kết cấu hạ tầng giao thông vận tải
là một bộ phận của cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, bao gồm hệ thống những
công trình vật chất kỹ thuật, các công trình kiến trúc và các phương tiện về tổ
chức cơ sở hạ tầng mang tính nền móng cho sự
phát triển của ngành giao
thông vận tải và nền kinh tế.
1.1. Đặc điểm của cơ sở hạ tầng
- Thứ nhất, có tính thống nhất và đồng bộ, giữa các bộ phận có sự gắn
kết hài hoà với nhau tạo thành một thể vững chắc đảm bảo cho phép phát huy
được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống.
- Thứ hai, hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông mang tính vùng và địa
phương rõ nét.
- Thứ ba, các công trình cơ sở hạ tầng có quy mô lớn và chủ yếu ở
ngoài trời, bố trí rải rác trên phạm vi cả nước, chịu ảnh hưởng nhiều của tự
nhiên.
- Thứ tư, tính xã hội và công cộng cao thể hiện trong xây dựng và trong

sử dụng.
1.2. Phân loại cơ sở hạ tầng giao thông vận tả
i
Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải được phân loại theo nhiều tiêu thức
tuỳ thuộc vào bản chất và phương pháp quản lý. Có thể phân loại theo hai tiêu
thức phổ biến sau:
- Phân theo tính chất các loại đường
+ Hạ tầng đường bộ bao gồm hệ thống các loại đường quốc lộ, đường
tỉnh lộ, đường huyện, đường xã, đường đô thị, đường chuyên dùng và hệ
th
ống các loại cầu: cầu vượt, cầu chui cùng những cơ sở vật chất khác phục
vụ cho việc vận chuyển trên bộ như: bến bãi đỗ xe, tín hiệu, biển báo giao
thông, đèn đường chiếu sáng
+ Hạ tầng đường sắt bao gồm các tuyến đường ray, cầu sắt, đường hầm,
các nhà ga và hệ thống thông tin tín hiệu đường sắt
+ Hạ tầng đường sông bao gồm các cảng sông, luồng lạch, kè b
ờ là
những tiền đề để tiến hành khai thác vận tải đường thuỷ.
+ Hạ tầng đường biển bao gồm hệ thống các cảng biển, cảng nước sâu, cảng
container và các công trình phục vụ vận tải đường biển như hoa tiêu, hải đăng
+ Hạ tầng hàng không là những sân bay, đường băng
- Phân theo khu vực
+ Hạ tầng giao thông đô thị bao gồm hai bộ phận: giao thông đối ngoại
và giao thông nội thị. Giao thông đối ngoại là các đầu nút giao thông đường
bộ, đường thuỷ, đường sắt, đường hàng không nối liền hệ thống giao thông
nội thị với hệ thống giao thông quốc gia và quốc tế. Giao thông nội thị là hệ
thống các loại đường nằm trong nội bộ, nội thị thuộc phạm vị
địa giới hành
chính của một địa phương, một thành phố. Giao thông tĩnh trong đô thị bao
gồm nhà ga, bến xe ô tô, các điểm đỗ xe

+ Hạ tầng giao thông nông thôn chủ yếu là đường bộ bao gồm các
đường liên xã, liên thôn và mạng lưới giao thông nội đồng phục vụ sản xuất
nông ngư nghiệp. Hạ tầng giao thông nông thôn đóng góp một phần quan
trọng vào hệ thống giao thông quốc gia, là khâu đầu và cũng là khâu cuối của
quá trình v
ận chuyển phục vụ sản xuất, tiêu thụ hàng nông sản và sản phẩm
tiêu dùng cho toàn bộ khu vực nông thôn.
2. Hoạt động hải quan
Hải quan là cơ quan chịu trách nhiệm thi hành Luật Hải quan và chịu
trách nhiệm thu thuế và lệ phí xuất nhập khẩu, đồng thời cũng chịu trách
nhiệm thi hành các luật lệ khác liên quan tới việc nhập khẩu, quá cảnh và xuất
khẩu hàng hoá.
Hải quan là một trong những công cụ đố
i ngoại quan trọng của Chính
phủ, có nhiệm vụ thay mặt nhà nước để tiến hành các biện pháp kiểm tra nhà
nước về hải quan tại các cửa khẩu, thu thuế xuất nhập khẩu, thuế gián thu và
các lệ phí khác có liên quan tới hoạt động đối ngoại, chống buôn lậu qua biên
giới, thực hiện thống kê hàng hoá thực xuất và thực nhập.
- Các hoạt động cơ bản của hải quan
Thực hiện các bi
ện pháp hành chính - kinh tế (thuế quan hay phí thuế
quan) như kiểm tra, kiểm soát hàng hoá xuất nhập khẩu, phương tiện vận tải
và hành khách xuất nhập cảnh; thu thuế xuất nhập khẩu; điều tra chống buôn
lậu và gian lận thương mại nhằm bảo hộ và thúc đẩy phát triển sản xuất
trong nước, tăng sức cạnh tranh hàng hoá xuất khẩu, bảo đảm nguồn thu cho
ngân sách nhà nước, bảo vệ lợi ích tiêu dùng, góp phần bảo vệ lợi ích chủ
quyền kinh tế và an ninh quốc gia.
Có thể hiểu hoạt động hải quan là hoạt động của các cơ quan hải quan
liên quan đến quản lý, kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nướ
c có thẩm

quyền đối với hoạt động xuất nhập, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh qua lãnh
thổ một quốc gia nhằm góp phần thực hiện chính sách của nhà nước về phát
triển kinh tế, văn hoá, xã hội, bảo vệ chủ quyền an ninh quốc gia, phát triển
hợp tác và giao lưu quốc tế.
- Đối tượng hoạt động của hải quan bao gồm:
+ Tổ chức, cá nhân thự
c hiện xuất nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, xuất
cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải.
+ Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh.
+ Vật dụng phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
+ Các tài sản khác xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hoặc lưu giữ trong
địa bàn hoạt động của hải quan….
- Phạm vi địa bàn hoạ
t động của hải quan
Mỗi quốc gia, quy định địa bàn hoạt động của hải quan có sự khác
nhau. Địa bàn hoạt động của hải quan thường được quy định bao gồm các khu
vực cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế, cảng biển quốc tế,
cảng sông quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế, các địa bàn làm thủ tục
hải quan ngoài cửa khẩ
u, khu chế xuất, kho ngoại quan, kho bảo thuế, khu
vực ưu đãi hải quan, bưu điện quốc tế và các địa điểm kiểm tra hàng hóa xuất
nhập khẩu trong lãnh thổ quốc gia và các vùng biển thực hiện chủ quyền quốc
gia. Trong địa bàn hoạt động hải quan, cơ quan hải quan chịu trách nhiệm
kiểm tra, giám sát, kiểm soát đối với hàng hóa, phương tiện vận tải.
Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và đặc biệt là của
Internet và sức ép phải tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại, đặc biệt là
thương mại quốc tế phục vụ cho tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của các
quốc gia, đã và đang tạo ra một cuộc cách mạng trong phương pháp quản lý
và cung cấp các dịch vụ hải quan của các c
ơ quan hải quan các nước trên thế

giới. Khi đó dịch vụ hải quan điện tử ra đời, nhằm đáp ứng được các yêu cầu
của sự phát triển.
Vậy hải quan điện tử là gì? Trên thực tế không có định nghĩa thống
nhất về hải quan điện tử. Hải quan các nước, tùy theo quan điểm, đặc điểm,
mức độ phát triển của
đất nước đưa ra mô hình của riêng mình về hải quan
điện tử.
Theo nghĩa hẹp: Hải quan điện tử là việc ứng dụng công nghệ thông tin
để xử lý công việc tự động.
Theo nghĩa rộng: Hải quan điện tử là môi trường trong đó cơ quan hải
quan áp dụng các phương pháp, phương tiện, trang thiết bị hiện đại, đặc biệt
là công nghệ thông tin để điều hành hoạ
t động của mình và cung cấp dịch vụ
về thông quan cho người khai hải quan, phương tiện, hành khách xuất nhập
cảnh và các bên có liên quan khác.
Đặc điểm của hải quan điện tử là:
- Áp dụng công nghệ thông tin một cách tối đa, phù hợp với trình độ
phát triển của công nghệ thông tin của ngành và của quốc gia.
- Cung cấp các dịch vụ thông quan điện tử cho người khai hải quan
như dịch v
ụ khai hải quan điện tử, dịch vụ thông quan điện tử, dịch vụ thanh
toán điện tử…
- Việc chia sẻ thông tin, dữ liệu với các bên liên quan được thực hiện
thông qua các hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử.
- Có sự hỗ trợ các thiết bị hiện đại như máy soi container, hệ thống
camera quan sát, giám sát, cân điện tử… trong kiểm tra, kiểm soát hải quan.
3. Logistics
Logistics là một khái niệm đã xuất hiện từ lâu trên thế giới, được đưa ra
lần đầu tiên bởi một nhà quân sự người Thuỵ Sỹ Baron Antonie Henry, trong
tác phẩm “Tổng kết lịch sử quân sự” xuất bản năm 1838, với ý nghĩa là nghệ

thu
ật điều chuyển quân đội. Thuật ngữ logistics nguyên bản được sử dụng
trong quân đội với ý nghĩa là quá trình cung cấp các phương tiện, trang thiết
bị phục vụ cho quân đội.
Hiện nay có rất nhiều khái niệm về logistics, được đề cập bởi nhiều tổ
chức khác nhau với các khía cạnh và quan điểm khác nhau như: Hội đồng
quản trị logistics Mỹ - 1988: Logistics là quá trình lên kế hoạch, thực hiện và
kiểm soát hiệu quả, tiết kiệm chi phí của dòng lưu chuyển và lưu trữ nguyên
vật liệu, hàng tồn, thành phẩm và các thông tin liên quan từ điểm xuất xứ đến
điểm tiêu thụ, nhằm mục đích thoả mãn những yêu cầu của khách hàng.
Theo quan điểm “5 đúng” (5 rights) thì : logistics là quá trình cung cấp
đúng sản phẩm đến đúng vị trí, vào đúng thời điểm với điều kiện và chi phí
phù h
ợp cho khách hàng tiêu dùng sản phẩm.
Theo Hội đồng quản lý dịch vụ logistics quốc tế (CLM) thì logistics là
một phần của quá trình cung cấp dây chuyền bao gồm lập kế hoạch, tổ chức
thực hiện, kiểm soát hiệu quả, lưu thông hiệu quả và lưu giữ các loại hàng
hoá, dịch vụ có liên quan đến thông tin từ điểm cung cấp cơ bản đến các điểm
tiêu thụ để đáp ứng các nhu c
ầu của khách hàng.
Theo Logistics and Supply Chain Management của MA Shuo, (World
Maritime University, 1999) thì logistics là quá trình tối ưu hoá về vị trí, lưu
trữ và chu chuyển các tài nguyên/yếu tố đầu vào từ điểm xuất phát đầu tiên là
nhà cung cấp, qua nhà sản xuất, người bán buôn, bán lẻ, đến tay người tiêu
dùng cuối cùng, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế.
Trong lĩnh vực quân sự, logistics được định nghĩa là khoa học của việc
lập kế hoạch và tiến hành di chuyển và tập trung các lực lượng, các mặt trong
chiến dịch quân sự liên quan tới việc thiết kế và phát triển, mua lại, lưu kho,
di chuyển, phân phối, tập trung, sắp đặt và di chuyển khí tài, trang thiết bị.
Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 đã coi logistics là một dạng dịch

vụ và khái niệm như
sau: Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó
thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng,
vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác,
tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch
vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng
thù lao (Điều 233- Luật Thương mại Việ
t Nam năm 2005). Hoặc hiểu một
cách đơn giản, logistics là việc thực hiện và kiểm soát toàn bộ hàng hóa cùng
những thông tin có liên quan từ nơi hình thành nên hàng hóa cho đến điểm
tiêu thụ cuối cùng.
Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau nhưng các khái niệm về dịch vụ
logistics có thể chia làm hai nhóm:
- Nhóm định nghĩa hẹp mà tiêu biểu là định nghĩa của Luật Thương
mại 2005 có nghĩa hẹp, coi logistics gần như tương tự với ho
ạt động giao
nhận hàng hóa. Khái niệm logistics trong một số lĩnh vực chuyên ngành cũng
được coi là có nghĩa hẹp, tức là chỉ bó hẹp trong phạm vi, đối tượng của
ngành đó (như ví dụ ở trên là trong lĩnh vực quân sự). Theo trường phái này,
bản chất của dịch vụ logistics là việc tập hợp các yếu tố hỗ trợ cho quá trình
vận chuyển sản phẩm từ nơi sản xuất tới nơ
i tiêu thụ. Theo họ, dịch vụ
logistics mang nhiều yếu tố vận tải, người cung cấp dịch vụ logistics theo khái
niệm này không có nhiều khác biệt so với người cung cấp dịch vụ vận tải đa
phương thức.
- Nhóm định nghĩa thứ 2 về dịch vụ logistics có phạm vi rộng, có tác
động từ giai đoạn tiền sản xuất cho tới khi hàng hóa tới tay của người tiêu
dùng cuối cùng. Theo nhóm định nghĩa này, dịch vụ logistics gắn liền cả quá
trình nhập nguyên, nhiên vật liệu làm đầu vào cho quá trình sản xuất, sản xuất
ra hàng hóa và đưa vào các kênh lưu thông, phân phối để đến tay người tiêu

dùng cuối cùng. Nhóm định nghĩa này của dịch vụ logistics góp phần phân
định rõ ràng giữa các nhà cung cấp từng dịch vụ đơn lẻ như dịch vụ vận tải,
giao nhận, khai thuê hải quan, phân phối, dịch vụ hỗ tr
ợ sản xuất, tư vấn quản
lý với một nhà cung cấp dịch vụ logisitcs chuyên nghiệp, người sẽ đảm nhận
toàn bộ các khâu trong quá trình hình thành và đưa hàng hóa tới tay người
tiêu dùng cuối cùng. Như vậy, nhà cung cấp dịch vụ logistics chuyên nghiệp
đòi hỏi phải có chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng để cung cấp dịch vụ mang
tính ''trọn gói'' cho các nhà sản xuất.
3.1. Các loại hình dịch vụ logistic
3.1.1 Giao nhận hàng hoá.
Trong buôn bán quốc tế người bán và ng
ười mua thuờng ở cách xa
nhau, do đó người vận tải đảm nhận việc di chuyển hàng hoá giữa người mua
và người bán, đây là một khâu rất quan trọng, bảo đảm hàng hoá đến tay
người mua, việc hợp đồng mua bán có thực hiện được hay không phụ thuộc
rất nhiều vào khâu này. Hoạt động nghiệp vụ này bao gồm một loạt các công
việc như: đưa hàng ra cảng, làm thủ tục gửi hàng, tổ chức x
ếp dỡ, giao hàng
cho người nhận ở nơi đến… liên quan đến quá trình vận chuyển. Tất cả các
công việc này được gọi chung là “ Nghiệp vụ giao nhận- Forwarding”.
Nghiệp vụ giao nhận truyền thống:
Chủ yếu là các khâu nghiệp vụ do chủ hàng trực tiếp thực hiện theo
nghĩa vụ của mình được quy định trong hợp đồng, bao gồm:
Tổ chức chuyên chở, xếp dỡ hàng hoá từ nơi s
ản xuất đến các điểm đầu
mối vận tải và ngược lại.
Lập các chứng từ có liên quan đến giao nhận vận chuyển nhằm bảo vệ
quyền lợi của chủ hàng.
Theo dõi và giải quyết những khiếu nại về hàng hoá trong quá trình

giao nhận vận tải, đồng thời thanh toán các chi phí có liên quan đến giao
nhận.
Nghiệp vụ giao nhận quốc tế - Dịch vụ giao nhận:
Trừ trường hợp người gửi hàng (hoặc người nhận hàng muốn tự mình
thực hiện bất cứ khâu thủ tục và chứng từ nào), còn lại thông thường người
giao nhận thay mặt chủ hàng lo liệu quá trình vậ
n tải qua các công đoạn.
Người giao nhận có thể trực tiếp thực hiện các dịch vụ thông qua các đại lý
của họ hoặc thông qua những người ký hợp đồng phục vụ.
Người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá có thể thay mặt người xuất khẩu
hoặc người nhập khẩu hoặc thay mặt cả hai để thực hiện các dịch vụ:
- Nhận uỷ thác giao nhận vận tả
i trong và ngoài nước bằng các phương
tiện khác nhau với các loại hàng hoá xuất nhập khẩu, hàng hội chợ, hàng triển
lãm ngoại giao, quá cảnh, công trình, hàng tư nhân đóng trong Container,
hàng bao kiện rời
- Làm đầu mối vận tải đa phương thức: kết hợp sử dụng nhiều phương
tiện vận tải để đưa hàng đi bất cứ nơi nào theo yêu cầu của chủ hàng.
- Thực hiện mọi dịch v
ụ có liên quan đến giao nhận vận tải như: lưu
cước tàu chợ, thuê tàu chuyến, thuê các phương tiện vận tải khác, mua bảo
hiểm cho hàng hoá xuất nhập khẩu, bảo quản hàng, tái chế, đóng gói, thu gom
hoặc chia lẻ hàng. Thuê hoặc cho thuê vỏ Container, giao hàng đến tận cơ sở
sản xuất, hoặc địa điểm tiêu thụ.
Làm thủ tục tư vấn cho các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu về mọi vấn
đề liên quan đến giao nhận vận tải và bảo hiểm… Nhận uỷ thác và thu gom
hàng xuất nhập khẩu.
3.1.2. Kho bãi.
Kho bãi là một bộ phận của hệ thống logistics, là nơi cất giữ nguyên
nhiên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm… trong suốt quá trình chu

chuyển từ điểm đầu đến điểm cuối của dây chuyền cung ứng, đồng thời cung
cấp các thông tin về tình trạng, điều kiện lưu giữ và vị trí của các hàng hoá
được lưu kho.
Kho bãi có vai trò quan trọng, là nơi có thể gom nhiều lô hàng nhỏ
thành một lô hàng lớn để
vận chuyển 1 lần, tiết kiệm chi phí vận tải, kho bãi
đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cho sản xuất. Thông thường trong
quá trình sản xuất cần nhiều nguyên vật liệu, linh kiện khác nhau, được mua
từ các xí nghiệp khác nhau. Do đó, khi mua nguyên vật liệu về, vật tư được
chuyển về kho theo các phương thức khác nhau. Ở đây, nguyên vật liệu được
bảo quản để sử dụng dần cho quá trình sản xu
ất, bảo đảm cho sản xuất được
diễn ra liên tục không bị gián đoạn.
Trong trường hợp khách hàng cần những lô hàng lớn, hàng sẽ được vận
chuyển theo các phương thức khác nhau và được đưa từ các nhà cung cấp về
kho. Hàng được tập trung thành những lô hàng lớn tại kho của công ty để
cung cấp, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Đối với những khách hàng cần
những lô hàng nhỏ, hàng sẽ được vậ
n chuyển từ nhà cung cấp về kho của
công ty. Tại kho sẽ chia tách lô hàng lớn thành nhiều lô hàng nhỏ, đủ số
lượng, đảm bảo về chất lượng và vận chuyển đến khách hàng.
Kho được chia thành nhiều loại:
- Kho đa năng (Cross docking): Kho đa năng được bố trí trong
khoảng giữa nhà sản xuất và nguời tiêu thụ nhằm mục đích phân loại, tổng
hợp hàng hoá, hoàn thiện hàng hoá để đáp ứng nhu cầ
u khách hàng. Sản phẩm
được đưa về kho đa năng theo những lô hàng lớn và tại kho đa năng doanh
nghiệp sẽ tách hàng, chuẩn bị theo những yêu cầu của khách hàng, rồi gửi cho
khách. Kho đa năng hiện đang rất phát triển và phục vụ chủ yếu cho hệ thống
siêu thị và các nhà bán lẻ.

- Kho thuê theo hợp đồng: Một sự lựa chọn mà các công ty có thể
quan tâm đó là “thuê kho theo hợp đồng”: hợp đồng thuê kho là sự thoả thuận
giữa 2 bên: bên đi thuê kho và bên cho thuê kho về quyền lợi và nghĩa vụ của
mỗi bên, bên cho thuê kho sẽ phải đảm bảo cung cấp những dịch vụ kho bãi
theo đúng những thoả thuận giữa 2 bên, bên đi thuê phải bảo đảm thanh toán
tiền thuê cho bên cho thuê kho.
- Kho bảo thuế: Là kho của chủ hàng dùng
để chứa hàng hoá nhập
khẩu đã được thông quan nhưng chưa nộp thuế.
- Kho ngoại quan: Kho được thiết lập trên lãnh thổ quốc gia và được
thành lập theo quy định pháp luật, hoạt động của kho chịu sự giám sát và
quản lý của hải quan. Kho ngoại quan lưu giữ hàng hoá sau: hàng hoá đã làm
thủ tục hải quan được gửi để chờ xuất khẩu; hàng hoá từ nước ngoài đưa vào
gửi để chờ xu
ất ra nước ngoài hoặc nhập khẩu theo quy định của pháp luật.
Chủ kho ngoại quan có thể làm nhiều dịch vụ như: lưu giữ, bảo quản, vận
chuyển hàng hoá, môi giới tiêu thụ hàng hoá gửi trong kho hoặc dịch vụ khai
báo hải quan, giám định, bảo hiểm, tái chế và gia cố hàng hoá trước khi xuất
hoặc nhập khẩu.
3.1.3. Vận tải.
Vận tải biển.
Vận tải đường biển có vai trò r
ất quan trọng trong việc vận chuyển
hàng hoá giữa các quốc gia, các vùng lãnh thổ với nhau. Trên thế giới có
khoảng 85% tổng khối luợng hàng hoá buôn bán quốc tế vận chuyển bằng
đường biển.
Đặc điểm của vận tải đường biển: Năng lực vận chuyển lớn, với sức
chứa không bị hạn chế, các tuyến đường vận tải hầu hết là tuyến
đường giao
thông tự nhiên vì vậy giá cước vận tải biển thấp, tuy nhiên quy trình tổ chức

chuyên chở khá phức tạp, tốc độ chậm. Chủ yếu dùng container để vận
chuyển.
Vận tải đường biển góp phần quan trọng làm thay đổi cơ cấu mặt hàng,
nguồn hàng trong buôn bán quốc tế, thông qua vận tải đường biển mà quan hệ
buôn bán với các nước được mở rộng. Cảng biển là đầu mối giao thông, là
một mắt xích quan trọng và một bộ phận quan trọng của vận tải đường biển.
Vận tải đa phương thức
Vận tải đa ph
ương thức là một phương thức vận tải, trong đó hàng hoá
được vận chuyển bằng hai hay nhiều phương thức vận tải khác nhau, trên cơ
sở một chứng từ vận tải và chỉ một người chịu trách nghiệm về hàng hoá
trong suốt quá trình vận chuyển từ địa điểm nhận hàng để chở ở nuớc này đến
địa điểm giao hàng ở nuớc khác.
Các hình thức v
ận tải đa phương tiện chủ yếu:
Sea/ air: Vận tải đường biển gắn với vận tải hàng không.
Air/Road: Sự kết hợp giữa vận tải hàng không và vận tải ô tô.
Rail/Road: Sự kết hợp giữa tốc độ của vận tải đường sắt với tính cơ
động của ôtô.
Mini/ Bridge: Container được vận chuyển từ cảng này đến cảng khác,
sau đó đuợc chuy
ển bằng đường sắt cảng thứ 2 của nước đến theo một vận
đơn đi suốt do người chuyên chở đường biển cấp.
3.1.4. Dịch vụ tư vấn ngoại thương.
- Dịch vụ tư vấn pháp lý: ký kết và thực hiện hợp đồng là công việc
chủ yếu trong kinh doanh ngoại thương. Hoạt động ngoại thương chịu sự
quản lý của luậ
t quốc gia, luật quốc tế, tập quán thương mại quốc tế. Hợp
đồng ngoại thương là một loại hợp đồng kinh tế, có chủ thể đăng ký kinh
doanh ở tất cả các quốc gia khác nhau, có khách thể chính là mối quan hệ mua

bán, quan hệ dịch chuyển sở hữu về hàng hoá. Dịch vụ tư vấn pháp lý ra đời
nhằm cung cấp những thông tin, những lời khuyên, những kinh nghiệm trong
quá trình soạn thảo, giao dịch, ký kết các hợp đồng và giải quyết những tranh
chấp hợp đồng (nếu có).
- Dịch vụ tư vấn trong hoạt động xuất, nhập khẩu thiết bị máy móc,
thiết bị toàn bộ.
Đây là những công việc phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực khác
nhau. Vì vậy, doanh nghiệp cần thiết phải thuê dịch vụ tư vấn kỹ thuật và
xuấ
t, nhập khẩu máy móc thiết bị phù hợp với yêu cầu của sản xuất và kinh
doanh có hiệu quả, các doanh nghiệp có thể thuê dịch vụ trọn gói hoặc chỉ
một khâu trong hệ thống công việc nhập khẩu thiết bị toàn bộ.
4. Hệ thống cung cấp thông tin
Thông tin là một khái niệm trừu tượng dùng để mô tả những gì mang
lại cho con người nhận biết về sự vật khách quan. Tuỳ theo mục đích nghiên
cứu mà khái niệm thông tin được giải thích theo những giác độ khác nhau. Ta
có thể nêu ra định nghĩa về thông tin như sau: Thông tin là những tin tức mới,
được thu nhận, được cảm thụ và đuợc đánh giá là có ích cho việc giải quyết
một nhiệm vụ nào đó.
Hệ thống thông tin là một thuật ngữ mới, nó được sử dụng chủ yếu bắt
đầu từ khi sử dụng máy tính và xây dựng hệ thố
ng quản lý tự động hóa. Hiện
nay hệ thống thông tin thường được định nghĩa là một tập hợp những con
người, những thiết bị phần cứng, phần mềm và những dữ liệu, để thực hiện
các hoạt động thu thập, xử lý và phân phối thông tin trong một tập hợp các
ràng buộc của môi trường.
Hệ thống thông tin được thể hiện bằng những con người, nh
ững thủ tục,
những dữ liệu, và những thiết bị tin học hoặc không tin học. Đầu vào (Input)
của hệ thống thông tin được thu thập từ những nguồn (Sources), được xử lý

bởi hệ thống sử dụng nó và những dữ liệu lưu trữ từ trước. Kết quả xử lý
(Outputs) được chuyển đến đích (Destination) hoặc cập nhật vào kho lưu trữ
dữ li
ệu (Storage)
Hệ thống thông tin phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu là hệ thống thông
tin được xây dựng nhằm cung cấp các thông tin thích hợp, hữu ích, giúp cho
hoạt động xuất nhập khẩu của một doanh nghiệp, một quốc gia hoạt động
hiệu quả.
Hệ thống thông tin có thể mô tả bằng sơ đầu sau:

- Hệ thống thông tin được chia thành hai loại: hệ thống thông tin chính
thức và hệ thố
ng thông tin không chính thức.
+ Hệ thống thông tin chính thức là một tập hợp những hoạt động thu
thập và xử lý, thông tin, tiến hành theo những quy tắc và những phương pháp
làm việc có văn bản hướng dẫn rõ ràng, hoặc chí ít cũng được thiết lập theo
một truyền thống nhất định. Thí dụ: hệ thống thông tin thống kê, hệ thống
thông tin báo cáo kế hoạch, hệ thống trả lương truyền thống, thu thập dữ
liệu
về thời gian cung cấp và tài khoản của khách hàng, hệ thống phân tích tình
hình tiêu thụ hàng hóa và khía cạnh tài chính của những cơ hội mua bán hàng
hóa, hệ thống lập kế hoạch ngân sách…
Nguồn
Thu thập
Kho dữ
liệu
Xử lý lưu
trữ
Phân phát
Đích

+ Hệ thống thông tin không chính thức bao gồm một tập hợp những
hoạt động thu thập và xử lý thông tin không có văn bản nào hướng dẫn rõ
ràng và cũng không theo một cách truyền thống nào cả. Thí dụ: ghi chép các
dịch vụ, các cuộc nói chuyện điện thoại, các ghi chú trên bảng thông báo, ghi
chép trên sổ công tác, ghi chép các bài viết trên các sách báo tạp chí…
II. Vai trò của cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, hoạt động hải
quan, logistic, hệ thống cung cấp thông tin đối v
ới hoạt động xuất khẩu
1. Vai trò của cơ sở hạ tầng giao thông vận tải
Giao thông vận tải có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế- xã
hội của một đất nước. Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải là cơ sở nền tảng đảm
bảo sự phát triển bền vững cho cả một hệ thống cơ
sở hạ tầng kinh tế - xã hội
của một quốc gia, là một bộ phận quan trọng cấu thành nên kết cấu hạ tầng
kinh tế - xã hội, kết nối hữu cơ giữa các ngành, các lĩnh vực kinh tế - xã hội;
đảm bảo những điều kiện vật chất cho sản xuất phát triển, tạo thuận lợi cho
hoạt động của các ngành kinh tế mũi nhọn, đấ
y nhanh quá trình tái sản xuất
thông qua rút ngắn thời gian lưu thông vận chuyển, giảm được chi phí sản
xuất và giá thành sản phẩm, khai thác có hiệu quả tiềm năng của đất nước,
thúc đẩy sản xuất kinh doanh và lưu thông hàng hóa trên thị trường. Khi hệ
thống cơ sở hạ tầng giao thông phát triển hợp lý tạo ra sự thay đổi căn bản
trong cơ cấu kinh tế và sự phát triển đồng đều giữa các vùng trong cả
nước,
góp phần quan trọng vào việc hình thành nên các cụm công nghiệp khu công
nghiệp khu chế xuất là những tụ điểm kinh tế lớn của đất nước.
Cơ sở hạ tầng giao thông là điều kiện tiên quyết ảnh hưởng đến chất
lượng hoạt động vận tải, nhằm đảm bảo cho ngành giao thông vận tải phát
triển nhanh chóng. Giao thông phát triển làm cho lưu thông hàng hóa nhanh
chóng, thuận tiện từ nơi s

ản xuất đến nơi tiêu dùng, nhờ đó thúc đẩy quá trình
phát triển sản xuất hàng hoá và lưu thông hàng hoá, mở rộng giao lưu kinh tế
giữa các vùng địa phương trong cả nước, giữa các nước trên thế giới. Một nền
kinh tế ngày càng phát triển thì nhu cầu vận tải, lưu thông hàng hóa ngày càng
tăng đòi hỏi cơ sở hạ tầng phải đi trước một bước để tạo điều kiện thuận lợi
cho các ngành, các lĩnh vực phát triển.
Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải có vai trò là nền móng, là tiền đề vật
chất hết sức quan trọng cho mọi hoạt động vận chuyển, lưu thông hàng hoá
trong nền kinh tế, đặc biệt trong quá trình lưu thông hàng hóa xuất nhập khẩu.
Nếu không có một hệ thống đường giao thông đầy đủ, đảm bảo tiêu chuẩn thì
các phương tiện vận tải như các loại xe ô tô, tàu hoả, máy bay sẽ không thể
hoạt động tốt được, không đảm bảo an toàn, nhanh chóng khi vận chuyển
hành khách và hàng hoá.
2. Vai trò của hoạt động hải quan
Với chức năng kiểm tra giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu, quá c
ảnh.
Phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; Tổ chức thực hiện pháp
luật về thuế và các khoản thu khác đối với hàng hóa xuất nhập khẩu; Tổ chức
thực hiện kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu hoạt
động của cơ quan hải quan nói chung đóng vai trò quan trọng trong hoạt động
quản lý nhà nước, thông qua việc thực hiện chế
độ thuế quan đối với hàng hoá
xuất nhập khẩu giúp cho cơ quan quản lý điều tiết tiêu dùng xã hội cũng như
hoạt động sản xuất, kinh doanh. Hoạt động chống buôn lậu, gian lận hải quan,
vận chuyển hàng cấm qua biên giới góp phần bảo vệ lợi ích người tiêu dùng
Cùng với hội nhập kinh tế quốc tế, việc lưu thông hàng hoá đòi hỏi cơ quan
hải quan cần phả
i hiện đại hoá dịch vụ, hải quan điện tử là một trong những
khâu quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả công tác thông quan, cụ thể là:
tăng năng suất làm việc cho cả cơ quan hải quan lẫn chủ thể hoạt động xuất

nhập khẩu; sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực, giảm chi phí cho cả phía hải
quan lẫn chủ thể hoạt động xuất nhập kh
ẩu do giải phóng hàng nhanh, thông
tin kịp thời, chính xác hơn và giảm ách tắc hàng hóa tại cảng, cửa khẩu và sân
bay. Tự động hóa thủ tục hải quan kết hợp với trao đổi thông tin điện tử cho
phép chủ hàng thực hiện khai báo thông tin về hàng hóa sẽ xuất hay nhập
khẩu trước khi hàng hóa thực xuất hay nhập. Như vậy, cơ quan hải quan có
thể kiểm tra được thông tin và thẩm định khả năng rủi ro ban đầu đối với lô
hàng nhập khẩu. Bên cạnh đó hải quan điện tử giúp thống nhất trong việc thực
hiện Luật Hải quan, nâng cao hiệu quả công tác thu thế, công tác kiểm tra
giám sát hải quan…
Dịch vụ đại lý hải quan là cầu nối giữa hả
i quan và doanh nghiệp, để
làm các thủ tục hải quan. Khi doanh nghiệp sử dụng đại lý hải quan, doanh
nghiệp không phải đến làm thủ tục hải quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu của
mình. Dựa vào tính chuyên nghiệp trong hoạt động làm thủ tục hải quan của
các đại lý hải quan, cơ quan hải quan có điều kiện để quản lý tốt hoạt động
xuất nhập khẩu hàng hóa.
- Đại lý hải quan chuyên hoạt động trong l
ĩnh vực làm thủ tục hải quan,
khi đó công việc về thủ tục hải quan sẽ được đại lý hải quan thực hiện nhanh
chóng, chính xác, cơ quan hải quan có điều kiện nắm bắt kịp thời, chính xác
về thông tin hàng hóa xuất nhập khẩu, giảm thiểu được gian lận thương mại.
- Thông quan đại lý hải quan, hoạt động làm thủ tục hải quan của chủ
hàng hóa xuất nhập khẩu
được thuận tiện hơn, chính xác hơn và tiết kiệm thời
gian thông quan, giảm được chi phí lưu kho bãi, đẩy nhanh hàng hóa xuất
nhập khẩu và lưu thông.
Bên cạnh đó, cơ quan Hải quan cũng đóng vai trò quan trọng trong việc
cung cấp thông tin, số liệu thống kê về xuất nhập khẩu hàng hoá qua đó giúp

cho các cơ quan nhà nước có thể hoạch định, đưa ra các chính sách cần thiết
được kịp thời trong điều hành xuất nhập kh
ẩu nói riêng và nền kinh tế nói
chung
3. Vai trò của hoạt động logistics
Logistics là quá trình tối ưu hoá mọi công việc, mọi thao tác từ khâu
cung ứng, sản xuất, phân phối và tiêu dùng sản phẩm, được áp dụng trong
nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế - xã hội, như: quân sự, kinh tế,
xã hội, Trong mỗi ngành, lĩnh vực khác nhau, logistic có những đặc thù
riêng với những vai trò nhất định. Đối với nền kinh tế một quốc gia, logistics
có vai trò rất quan trọng không thể thiếu trong sản xuất, lưu thông, phân phối.
Các nghiên cứu gần đây cho thấy, chỉ riêng hoạt động logistics đã chiếm từ
10-15% GDP của hầu hết các nước tại Châu Âu, Bắc Mỹ và Châu Á Thái
Bình Dương. Vì vậy, nếu nâng cao hiệu qủa hoạt độ
ng logistics sẽ góp phần
nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội của đất nước. Đối với doanh nghiệp,
logistics đóng vai trò to lớn trong việc giải quyết bài toán đầu vào và đầu ra
một cách có hiệu quả. Logistics có thể thay đổi nguồn tài nguyên đầu vào
hoặc tối ưu hóa quá trình chu chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ
logistics còn giúp giảm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
đặc biệt hoạt động xuất nhập khẩ
u, được thể hiện như sau:
- Logistics là công cụ liên kết và tối ưu hoá các hoạt động kinh tế quốc
tế như cung cấp, sản xuất, lưu thông phân phối, đặc biệt trong hoạt động xuất
nhập khẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu. Trong bối cảnh toàn cầu hoá, mở
cửa thị trường, logistics được các nhà quản lý ở các nước đang và chậm phát
triển coi như là công cụ
, một phương tiện liên kết các lĩnh vực khác nhau tạo
ra sự hữu dụng về thời gian và địa điểm cho các hoạt động xuất nhập khẩu
của doanh nghiệp hay một quốc gia.

- Logistics có vai trò quan trọng trong việc tối ưu hoá chu trình lưu
chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu và quá trình sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp từ khâu đầu vào nguyên vật liệu, phụ kiện…tới sản phẩm cuối cùng
đế
n tay khách hàng. Dịch vụ logistic của một quốc gia hoạt động tốt sẽ làm
giảm chi phí và giá thành của các hàng hoá nói chung và hàng hóa xuất nhập
khẩu nói riêng, đem lại hiệu quả cao cho nền kinh tế quốc gia.
- Giúp các doanh nghiệp có nhiều sự lựa chọn phong phú trong vận tải,
giao nhận, gắn kết nhanh hơn các hoạt động và các khâu trong dòng lưu
chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu.

×