Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Giải pháp cấp nước sinh hoạt nông thôn vùng duyên hải miền trung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.36 KB, 3 trang )

GIẢI PHÁP CẤP NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN
VÙNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG


Giải quyết vấn đề nước sạch đáp ứng yêu cầu sử dụng, đó là mối quan tâm lớn của Đảng, Nhà
nước, các cấp chính quyền địa phương, là niềm mong mỏi của mọi người dân. Đối với khu vực
nông thôn vùng duyên hải miền Trung thì điều này lại càng có ý nghĩa, bởi vì đây là vùng còn gặp
khó khăn về nhiều mặt. Hy vọng rằng các giải pháp trong việc cấp nước sinh hoạt được đưa ra
trong bài sẽ góp phần giải quyết vấn đề đặt ra, đảm bảo đến 2010 đạt 100% dân số trong vùng được
sử dụng nước sạch.

Nước là yếu tố không thể thiếu được trong đời sống con người. Chính vì vậy, trong những năm qua Đảng
và Chính phủ đã rất quan tâm đến việc giải quyết nước sạch cho nhân dân, nhất là ở vùng nông thôn. Điều
đó được thể hiện ở việc Nhà nước đã xây dựng và cho triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia
về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị 200/TTg về đảm bảo
nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Để thực hiện mục tiêu đến năm 2010 đảm bảo 100% số dân
nông thôn được cấp nước sạch, cần phải có sự qua tâm, hưởng ứng tích cực của các cơ quan nhà nước,
chính quyền các cấp và nhân dân các địa phương. Tất nhiên, việc tiến hành phải được dựa trên nền tảng
nguồn tài nguyên sẵn có, điều kiện kinh tế, xã hội của mỗi địa phương cũng như việc tổ chức, quản lý, khai
thác, sử dụng phải được thực hiện một cách hợp lý. Dưới đây chúng tôi xin đề cập tới một số vấn đề trong
việc giải quyết nước sinh hoạt nông thôn cho vùng duyên hải miền Trung, nơi hiện đang gặp nhiều khó khăn
nhất của đất nước.
Theo kết quả điều tra đến hết tháng 12/1998, tỷ lệ số dân ở vùng nông thôn các tỉnh vùng duyên hải miền
Trung được hưởng nước sạch còn thấp, trung bình chỉ đạt 30,84% dân số nông thôn, tỉnh thấp nhất là Bình
Thuận chỉ đạt 19,07%, tỉnh cao nhất là Khánh Hoà đạt 39,5%. Để giải quyết vấn đề nước sạch nông thôn
trong vùng, giữa năm 2000 Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể cấp
nước sinh hoạt nông thôn vùng duyên hải miền Trung. Theo đó đến năm 2005 sẽ đạt chỉ tiêu cấp nước
trung bình là 60l/người/ngày đêm và vào năm 2010 đạt 80l/người/ngày đêm; tỷ lệ dân nông thôn được
hưởng nước sạch vào năm 2005 đạt 80% và đến năm 2010 đảm bảo 100% số dân được hưởng nước sạch.
1. Những yếu tố tác động đến việc cấp nước sinh hoạt nông thôn vùng duyên hải miền Trung.
Do địa hình chủ yếu là đồi núi, dốc từ tây sang đông nên các sông ở vùng này ngắn, dốc và khi mưa bão


hay xảy ra lũ quét tàn phá nặng nề các công trình xây dựng nói chung và các công trình thủy lợi nói riêng -
đây là các công trình trực tiếp ảnh hưởng đến việc cấp nước tưới tiêu và
sinh hoạt.
Vùng duyên hải miền Trung một năm chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa khô thường kéo dài 8 tháng, từ tháng 1
đến tháng 8, lượng mưa chỉ chiếm khoảng 20-25% lượng mưa năm; mùa mưa kéo dài 4 tháng, từ tháng 9
đến tháng 12, lượng mưa chiếm khoảng 75-80% lượng mưa năm. Vào mùa khô, lượng bốc hơi cũng cao,
vùng núi bốc hơi ít hơn vùng đồng bằng và ven biển. Do đặc điểm khí hậu như vậy nên lưu lượng về mùa lũ
lớn gấp hàng trăm lần về mùa khô. Thậm chí có sông về mùa kiệt cạn khô nước như sông Lại Giang năm
1998. Do đó về mùa khô nguồn nước mặt giảm, mực nước dưới đất cũng hạ thấp gây khó khăn cho việc
cấp nước sinh hoạt nông thôn. Ngay mùa khô năm 2002 này, hầu hết các tỉnh duyên hải miền Trung đều
phải chịu hạn hán khốc liệt.
Ngoài ra do rừng bị tàn phá bởi con người cũng làm giảm tầng phủ thực vật nên mưa bão thường gây ra lũ
quét, chẳng hạn như trận lũ quét đặc biệt lớn xảy ra năm 1999 tại Bình Thuận. Lũ quét gây bào mòn đất đai,
làm bồi lấp các công trình thủy lợi cũng như sông suối, làm giảm lượng nước cấp cho vùng hạ du các công
trình thủy lợi và ảnh hưởng lớn tới việc cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt.
Một tác động lớn đối với nước dưới đất ở vùng duyên hải miền Trung là xâm nhập mặn của nước biển vào
các tầng chứa nước ven bờ, gây nhiễm mặn trên diện rộng. Sự nhiễm mặn làm cho nước dưới đất suy giảm
chất lượng, không đáp ứng tiêu chuẩn nước sinh hoạt.
Về nước mặt: Nhìn chung ở các tỉnh vùng duyên hải miền Trung tài nguyên nước không dồi dào. Xu thế
mưa giảm dần từ bắc vào nam và từ tây sang đông. Lượng mưa bình quân năm các tỉnh như sau: Quảng
Nam - Đà Nẵng: 2040mm; Quảng Ngãi: 2290mm; Bình Định: 1706mm; Phú Yên: 1563mm; Khánh Hoà:
1399mm; Ninh Thuận: 723mm; Bình Thuận: 1110mm.
Dòng chảy của các sông ngòi là sản phẩm của mưa, vì vậy sự phân phối dòng chảy trong năm cũng giống
như sự phân phối của lượng mưa và phân thành hai mùa là mùa lũ và mùa kiệt tương ứng với mùa mưa và
mùa khô.
Theo đề tài KC.12.07 thì quan hệ giữa dòng chảy năm và lượng mưa là quan hệ tuyến tính theo công thức:
Y
0
= aX
0

- b
(trong đó Yo là dòng chảy; Xo là lượng mưa bình quân lưu vực; a, b là các thông số biến đổi theo vùng lãnh
thổ). Từ công thức có thể xác định được tổng lượng dòng chảy mùa kiệt W ứng với tần suất P như sau: P=
50%, W= 1615,79.10
6
m
3
; P= 75%, W= 1266,84.10
6
m
3
; P= 95%, W= 773,3.106m3. Lượng nước này chưa
đáp ứng được nhu cầu của sản xuất và sinh hoạt. Mặt khác tài nguyên nước mặt của vùng duyên hải miền
Trung còn có những hạn chế: Vào mùa khô, lượng mưa rất nhỏ nên cũng có nơi bị cạn kiệt, không đảm bảo
cho việc cấp nước sinh hoạt; về mùa lũ, nước mặt thường bị đục do bùn, cát, xác sinh vật thối rữa... nên
cũng không đảm bảo chất lượng.
Về nước dưới đất: Theo kết quả điều tra địa chất thủy văn cho thấy tiềm năng nước dưới đất của các tỉnh
vùng duyên hải miền Trung không phong phú như các đồng bằng Bắc Bộ, Nam Bộ nhưng vẫn là một nguồn
quan trọng có thể đáp ứng các nhu cầu cấp nước nhỏ và vừa. Chất lượng nước nói chung có thể dùng cho
sinh hoạt, trừ những vùng bị nhiễm mặn, nhiễm clo hay các khu trung tâm dân cư, công nghiệp bị nhiễm bẩn
và nhiễm các hợp chất hoá học khác. Theo tính toán của Cục địa chất và khoáng sản Việt Nam thì trữ lượng
khai thác tiềm năng nước dưới đất của các tỉnh vùng duyên hải miền Trung như sau: Quảng Nam - Đà
nẵng: 877544 m3/ngày đêm, Quảng Ngãi: 520419 m3/ngày đêm, Bình Định: 607050 m3/ngày đêm, Phú
Yên: 551554m3/ngày đêm, Khánh Hoà: 507443 m3/ngày đêm, Ninh Thuận: 338543 m3/ngày đêm, Bình
Thuận: 536208 m3/ngày đêm.
Theo tính toán của các nhà nghiên cứu thì lượng nước ngầm cũng không đủ đáp ứng nhu cầu nước sinh
hoạt nông thôn cho nhân dân trong vùng.

2. Các giải pháp cấp nước sinh hoạt nông thôn vùng duyên hải miền Trung.
Để áp dụng các giải pháp cấp nước đem lại hiệu quả cao, trước hết cần xem xét việc phân vùng cấp nước.

Căn cứ vào đặc thù riêng về điều kiện địa lý tự nhiên và xã hội, có thể phân vùng cấp nước sinh hoạt nông
thôn khu vực duyên hải miền Trung như sau:
+ Vùng có mật độ dân cư nhỏ hơn 50 người/km2: Tập trung ở một số huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa
như Giằng - Quảng Nam: 9,5 người/km2; Phước Sơn - Quảng Nam: 13,3 người/km2; Hiên - Quảng Nam:
15,9 người/km2; Sơn Tây - Quảng Ngãi: 35 người/km2; Sơn Hoà - Phú Yên: 45 người/km2; An Lão - Bình
Định: 6 người/km2; Vĩnh Thạnh - Bình Định: 39 người/km2; Vân Canh - Bình Định: 27 người/km2; Khánh
Vĩnh - Khánh Hoà: 22 người/km2; Khánh Sơn - Khánh Hoà: 42 người/km2. Các vùng này, dân cư thưa thớt,
khoảng cách trung bình giữa hai hộ liền kề 300-500m. Do vậy, việc cấp nước tập trung là không kinh tế mà
nên áp dụng hình thức cấp nước đơn lẻ sẽ phù hợp hơn.
+ Vùng có mật độ dân cư 50-100 người/km2: Vùng này, dân cư vẫn còn thưa thớt, khoảng cách trung bình
giữa hai hộ liền kề 250-300m. Do vậy, hình thức cấp nước đơn lẻ là phù hợp nhất, trừ một số nơi rất thuận
lợi có thể áp dụng hình thức cấp nước tập trung.
+ Vùng có mật độ dân cư 100-500 người/km2: Vùng này, mật độ dân cư khá hơn, chủ yếu là các huyện
vùng đồng bằng, ven biển. Khoảng cách trung bình giữa hai hộ liền kề 100-150m. Do vậy có thể áp dụng
cấp nước tập trung kết hợp hình thức cấp nước đơn lẻ.
+ Vùng có mật độ dân cư lớn hơn 500 người/km2: Các vùng này rất đông dân cư, chủ yếu là ngoại ô các
thành phố và thị xã, thị trấn. Việc cấp nước tập trung rất thuận lợi.
Dưới đây chúng tôi xin đưa ra một số giải pháp cấp nước sinh hoạt cho khu vực:
Hệ thống cấp nước tập trung:
Hệ thống cấp nước tự chảy: Là một trong các loại hình cấp nước bằng trọng lực từ nơi có
độ cao lớn hơn về nơi có độ cao nhỏ hơn, được xây dựng để phục vụ nhu cầu sử dụng
nước cho các khu vực dân cư tập trung thành các cụm vài trăm đến vài ngàn người. Loại
hình cấp nước này rất phổ biến ở miền núi từ hàng ngàn năm trước, các đường ống là tre
nứa, bương vầu và ngày nay thay bằng ống nhựa, kẽm...
Tuỳ thuộc vào nguồn nước khai thác là suối hay mạch lộ mà công trình đầu nguồn có khác nhau. Với nguồn
nước là suối thì công trình đầu nguồn là đập ngăn nước. Đập có tác dụng ngăn nước và giữ nước ở phần
thượng lưu để dẫn nước vào đường ống thu nước. Đập thường được xây bằng đá hộc hay bê tông. Nước
trên đập chảy qua các lưới chắn rác ngăn lọc sơ bộ đầu nguồn (trong trường hợp cần thiết) và chảy vào
đường ống. Với nguồn nước là mạch lộ nước ngầm thì công trình đầu nguồn là “hộp” thu nước. “Hộp” thu
nước được đặt tại vị trí mạch lộ và bao trùm lên khu vực khai thác nhằm mục đích thu hứng nước và bảo vệ

nguồn nước. “Hộp” thu nước này có thể xây bằng đá hộc, gạch hoặc bằng bê tông cốt thép. Nếu chất lượng
nguồn nước không đảm bảo hoặc không đủ cột áp thì phải sử dụng thêm bơm đẩy như sơ đồ 1.

Hệ thống bơm dẫn nước ngầm (sơ đồ 2): Là loại hình cấp nước tập trung bằng hệ thống
đường ống dẫn nước cho những nơi tập trung nhiều dân cư. Tuỳ thuộc vào lưu lượng
nước ngầm có thể khai thác một cách hợp lý về mặt kỹ thuật mà lượng người dùng nước
có thể thay đổi trong phạm vi lớn.

Hệ thống bơm dẫn nước mặt (sơ đồ 3): Là loại hình cấp nước tập trung công suất từ hàng
chục m3/h tuỳ thuộc vào trữ lượng nguồn nước và nhu cầu sử dụng.
Với loại hình này, do nguồn nước khai thác là từ hệ thống công trình thủy lợi được cung cấp với chế độ định
kỳ, vì vậy cần có hồ chứa dự trữ để đảm bảo cung cấp trong thời gian không dẫn nước. Dung tích hồ chứa
lớn nhất 1500m3 cho 4000 người trong thời gian không dẫn nước khoảng 5-7 ngày.
Hệ thống cấp nước đơn lẻ: Gồm các loại hình giếng khoan lắp bơm tay; giếng thu nước
dưới đất tầng nông (thường được gọi là giếng đào, giếng khơi); bể chứa nước mưa (được
thực hiện với quy mô hộ gia đình ở những nơi khó khăn hoặc không thể khai thác được
nước dưới đất và nước mặt về phương diện kỹ thuật và kinh tế).
Để thực hiện cấp nước sinh hoạt cho nông thôn vùng duyên hải miền Trung tới năm 2010, chúng tôi đề nghị
nên tập trung xây dựng các công trình cấp nước tập trung là chủ yếu. Theo tính toán thì loại hình cấp nước
này có hiệu quả kinh tế hơn cả. Muốn đảm bảo nguồn nước mặt và bổ sung nguồn nước ngầm cho vùng
cần thực hiện xây dựng các công trình thủy lợi như: Sông Trâu, sông Sắt, Nước Trong, Lòng Sông, sông
Luỹ, Cà Tót, suối Dầu, Hoa Sơn, Định Bình, Tà Pao... Vì ngoài tác dụng bổ sung nguồn nước thì các hồ
chứa này có thể cấp nước sinh hoạt trực tiếp cho khoảng 1 triệu người, đặc biệt chúng còn có tác dụng đẩy
mặn ở vùng nhiễm mặn vào mùa kiệt và cắt lũ vào mùa mưa.
Cùng với việc khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn nước, cần phải có biện pháp bồi bổ nguồn nước, trước
hết phải ngăn chặn ngay nạn phá rừng; đồng thời phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục cho mọi
người dân về ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ và chống ô nhiễm nguồn nước, đặc biệt là phải tiết
kiệm nước - phải xác định nước là hàng hoá để có ý thức tiết kiệm khi sử dụng và thực hiện xã hội hóa việc
kinh doanh nước sạch trên cơ sở luật pháp của Nhà nước.



×