Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Luận văn: Phân tích hiệu quả kinh doanh và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty khai thác và cấp nước sinh hoạt nông thôn Tiền Giang docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (800.42 KB, 79 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH VÀ
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH
DOANH CỦA CÔNG TY KHAI THÁC VÀ CẤP
NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN
TIỀN GIANG
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện
Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA NGUYỄN THỊ NGỌC NGÂN
MSSV: 4054181
Lớp: Kinh Tế Nông Nghiệp 1 K31
Cần Thơ - 2009
-i-
LỜI CẢM ƠN
Qua 4 năm học tập và rèn luyện dưới giảng đường Trường Đại học Cần
Thơ, kết hợp với thời gian thực tập tại Công ty Khai Thác và Cấp Nước Sinh
Hoạt Nông Thôn Tiền Giang, tôi đã tích lũy được nhiều kiến thức quý báu cho
bản thân. Để hoàn thiện luận văn tốt nghiệp của mình, ngoài sự nỗ lực tự học hỏi
còn có sự hướng dẫn tận tình của quý thầy cô và các anh chị trong Công ty.
Với những sự giúp đỡ đó, tôi xin chân thành cám ơn Ban lãnh đạo của Công
ty và anh Đinh Hùng Thắng trưởng phòng Kế toán – tài vụ đã tạo điều kiện cho
tôi được tiếp xúc với môi trường làm việc, nghiên cứu thực tiễn tại đơn vị. Tôi vô
cùng biết ơn quý thầy cô của Khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh trường Đại
học Cần Thơ đã tận tình truyền đạt những kiến thức cơ bản cho tôi trong 4 năm
vừa qua, đặc biệt là cô Đàm Thị Phong Ba đã giúp tôi hoàn thành Luận văn tốt
nghiệp cuối khóa này.
Cuối lời, kính chúc quý thầy cô và các anh chị trong Công ty Khai Thác và
Cấp Nước Sinh Hoạt Nông Thôn Tiền Giang luôn dồi dào sức khỏe và hoàn
thành tốt công tác.


Tôi xin chân thành cám ơn!
Sinh viên th ực hiện
Nguyễn Thị Ngọc Ngân
-ii-
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng, đề tài là do tôi thực hiện, các số liệu thu thập được và
kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài
nghiên cứu khoa học nào.
Ngày…….tháng…….năm 2009
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Ngọc Ngân
-iii-
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP





















Ngày…….tháng…….năm 2009
Giám đốc Công ty
-iv-
NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Họ và tên người hướng dẫn: ĐÀM THỊ PHONG BA.
Học vị: Thạc sĩ.
Chuyên ngành: Kế toán kiểm toán.
Cơ quan công tác: Bộ môn Kế toán kiểm toán, Khoa Kinh tế - Quản trị kinh
doanh
Họ và tên sinh viên: NGUYỄN THỊ NGỌC NGÂN
Mã số sinh viên: 4054181.
Chuyên ngành: Kinh tế Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Tên đề tài: Phân tích hiệu quả kinh doanh và giải pháp nâng cao hiệu quả
kinh doanh của Công ty Khai Thác và Cấp Nước Sinh Hoạt Nông Thôn Tiền
Giang
NỘI DUNG NHẬN XÉT
1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo




2. Về hình thức



3. Ý nghĩa khoa học thực tiễn




4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn



-v-
5. Nội dung và các kết quả đạt được




6. Nhận xét khác





7. Kết luận




Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2009
Giáo viên hướng dẫn
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN













-vi-
MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1
1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA NGHIÊN CỨU 1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
1.2.1. Mục tiêu chung 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 2
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
1.4.1. Về không gian 2
1.4.2. Về thời gian 2
1.4.3. Đối tượng nghiên cứu 2
1.5. LƯỢT KHẢO TÀI LIỆU 3
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4
2.1.PHƯƠNG PHÁP LUẬN 4
2.1.1 Một số vấn đề chung về phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh. 4
2.1.1.1. Khái niệm 4
2.1.1.2. Nội dung 4
2.1.1.3. Mục đích 5
2.1.1.4. Vai trò 5

2.1.1.5. Nhiệm vụ 6
2.1.1.6. Ý nghĩa 6
2.1.2. Khái quát về doanh thu, chi phí, lợi nhuận 6
2.1.2.1. Doanh thu 6
2.1.2.2. Chi phí 6
2.1.2.3. Lợi nhuận 6
2.1.3. Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh 8
2.1.3.1. Tỷ suất lợi nhuận trên thu nhập (%) 9
2.1.3.2. Tỷ suất nhuận trên tài sản (ROA) (%) 9
2.1.3.3. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn tự có (ROE) (%) 9
-vii-
2.1.3.4. Số vòng quay vốn chung 9
2.1.3.5. Số vòng quay vốn cố định (VCĐ) 10
2.2.3.6. Số vòng quay vốn lưu động (VLĐ) 10
2.2.3.7. Vòng quay vốn kinh doanh (VKD) 10
2.2.3.8. Tỷ lệ lãi gộp 10
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu 11
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu 11
2.2.2.1. Phương pháp chi tiết 11
2.2.2.2. Phương pháp so sánh 11
2.2.2.3. Phương pháp thay thế liên hoàn 12
CHƯƠNG 3: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY KHAI THÁC VÀ CẤP NƯỚC
SINH HOẠT NÔNG THÔN TIỀN GIANG 18
3.1.LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CÔNG TY 19
3.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY 19
3.2.1. Chức năng, nhiệm vụ 19
3.2.1.1. Chức năng 19
3.2.1.2. Nhiệm vụ 19
3.2.2. Qui mô hoạt động 120

3.3. QUY TRÌNH SẢN XUẤT; TỔ CHỨC SẢN XUẤT, TỔ CHỨC QUẢN LÝ
Ở CÔNG TY 20
3.3.1. Quy trình sản xuất 20
3.3.1.1. Quy trình khoan giếng 20
3.3.1.2. Hệ thống dẫn nước tập trung (Trạm cấp nước) 21
3.3.2. Tổ chức sản xuất 22
3.3.2.1. Hệ thống giếng khoan 22
3.3.2.2. Hệ thống dẫn nước tập trung 23
3.3.3. Tổ chức quản lý 24
3.3.3.1. Ban giám đốc 24
3.3.3.2. Phòng tổ chức hành chính 24
3.3.3.3. Phòng kế hoạch kỹ thuật 25
3.3.3.4. Phòng kế toán tài vụ 25
-viii-
3.3.3.5. Đội quản lý trạm 25
3.3.3.6. Đội thi công 26
3.4. THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG
TY 27
3.4.1. Thuận lợi 27
3.4.2. Khó khăn 28
3.4.3. Phương hướng phát triển 28
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY 30
4.1. ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM
TỪ 2006-2008 30
4.1.1. Phân tích chung hoạt động kinh doanh thông qua bảng báo cáo kết quả
hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm (2006 - 2008) 30
4.1.2. Phân tích khái quát tình hình tài chính thông qua Bảng cân đối kế toán
qua 3 năm (2006 - 2008) 33
4.1.2.1. Phần tài sản 34
4.1.2.2. Phần nguồn vốn 36

4.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN DOANH THU 37
4.2.1. Phân tích doanh thu theo thành phần 37
4.2.2. Phân tích doanh thu theo địa bàn phân phối nước 39
4.3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHI PHÍ 42
4.4. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN 46
4.4.1. Phân tích tình hình lợi nhuận qua 3 năm 2006-2008 46
4.4.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận sau thuế trong 3 năm
2006-2008 48
4.4.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận giai đoạn(2006-2007) 48
4.4.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận giai đoạn(2007-2008) 51
4.5. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH THÔNG QUA CÁC CHỈ TIÊU
TÀI CHÍNH 53
4.5.1. Nhóm chỉ tiêu thanh toán 53
4.5.1.1. Nhóm hệ số thanh toán nợ ngắn hạn 53
4.5.1.2. Nhóm hệ số thanh toán nhanh 53
-ix-
4.5.2. Nhóm khả năng sinh lời 54
4.5.2.1. Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu 55
4.5.2.2. Tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu 55
4.5.2.3. Tỷ suất lợi nhuận/tổng tài sản 56
4.5.3. Nhóm chỉ tiêu sử dụng vốn 57
4.5.3.1. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động 57
4.5.3.2. Hiệu quả sử dụng vốn cố định 59
4.5.3.3. Hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn 59
CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY 60
5.1. TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN 60
5.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
CỦA CÔNG TY 61
5.2.1. Tăng doanh thu tiêu thụ 61

5.2.2. Tăng doanh thu lợi nhuận 62
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 64
6.1. KẾT LUẬN 64
6.1. KIẾN NGHỊ 64
6.1.1. Đối với lãnh đạo tỉnh 64
6.1.2. Đối với Công ty 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO 66
-x-
DANH MỤC BIỂU BẢNG
Trang
Bảng 01: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong (2006 – 2008) 31
Bảng 02: Bảng cân đối kế toán 33
Bảng 03: Tỷ suất đầu tư tài sản cố định và tỷ suất tự tài trợ tài sản cố định 35
Bảng 04: Tình hình doanh thu theo mặt hàng 37
Bảng 05: Tình hình doanh thu theo khu vực 41
Bảng 06: Tình hình chi phí của công ty 42
Bảng 07: Tình hình lợi nhuận của công ty 47
Bảng 08: Doanh thu và giá vốn (2006-2007) 48
Bảng 09: Tổng doanh thu và tổng giá vốn (2007-2008) 51
Bảng 10: Các chỉ tiêu thanh toán 53
Bảng 11: Chỉ tiêu sinh lời 54
Bảng 12: Số ngày của vòng luân chuyển 57
Bảng 13: Hiệu quả sử dụng vốn 58
-xi-
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 01: Sơ đồ tổ chức 23
Hình 02: Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý 27
Hình 03: Cơ cấu tài sản (2006-2008) 34
Hình 04: Tình hình doanh thu 3 năm (2006-2008) 39

Hình 05: Tình hình giá vốn hàng bán 3 năm (2006-2008) 43
-xii-
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DH Dài hạn
DN Doanh nghiệp
ĐT Đầu tư
ĐVT Đơn vị tính
HĐKD Hoạt động kinh doanh
HTX Hợp tác xã
NH Ngắn hạn
Phòng NN& PTNT Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
UBND Ủy ban nhân dân
SHNT Sinh hoạt nông thôn
TNDN Thu nhập doanh nghiệp
TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
UNICEF United Nations Children's Fund
(Quỹ nhi đồng Liên Hiệp Quốc)
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Th.S Đàm Thị Phong Ba -1- SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Ngân
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA NGHIÊN CỨU
Ngày nay do sự phát triển nhanh chóng về kinh tế đã làm cho nguồn nước
mặt bị nhiễm bẩn bởi chất hữu cơ và vi khuẩn do con người quá lạm dụng và phí
phạm. Thế giới đã khuyến cáo về nạn ô nhiễm môi trường nước ngày một
nghiêm trọng, nếu không được ngăn chặn và xử lý sớm sẽ là một thảm họa trong
tương lai. Là một tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long có tới 85,2% dân
số sống ở khu vực nông thôn, với diện tích tự nhiên là 236.660 ha. Tổng số hộ
dân là 391 nghìn hộ, dân số 1.665.288 người, sống chủ yếu bằng nghề nông, đời
sống dân cư ở nhiều vùng nông thôn còn thấp.Và theo thống kê của ngành nông

nghiệp thì trong những năm qua tại Tiền Giang ở nhiều vùng nông thôn chưa có
trạm cấp nước tập trung, vẫn phải sử dụng nguồn nước từ các sông rạch, ao hồ tự
nhiên là chính, một số ít giếng nước do người dân tự làm không đảm bảo vệ sinh
do giếng khoan ở tầng nông, nước mặt chưa qua xử lý, chất lượng nước chưa đạt
tiêu chuẩn gây ảnh hưởng không ít đến tình trạng sức khỏe của người dân trên
địa bàn. Mặt khác tình trạng vệ sinh môi trường ở khu vực nông thôn còn nhiều
vùng bị ô nhiễm do chất thải sinh hoạt bừa bãi, người dân ở đây chưa có ý thức
về vệ sinh môi trường nên việc xây dựng chuồng trại chăn nuôi, hố xí chưa đảm
bảo tiêu chuẩn hợp vệ sinh gây ô nhiễm môi trường là nguy cơ cho các dịch bệnh
phát sinh gây nguy hại đến sức khỏe của người dân.
Đứng trước tình hình thực tế hiện nay bên cạnh những thực trạng chung của
ngành thì công ty Khai Thác và Cấp Nước Sinh Hoạt Nông Thôn Tiền Giang có
những khó khăn và lợi thế của riêng mình để hiểu rõ hơn về tình hình của công ty
tôi chọn đề tài “Phân tích tình hình kinh doanh cấp nước và giải pháp nâng
cao hiệu quả kinh doanh của công ty Khai Thác và Cấp Nước Sinh Hoạt
Nông Thôn Tiền Giang” làm luận văn tốt nghiệp cho mình.
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Th.S Đàm Thị Phong Ba -2- SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Ngân
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Tìm hiểu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Khai Thác
và Cấp Nước Sinh Hoạt Nông Thôn Tiền Giang qua 3 năm 2006 đến 2008 thông
qua đó đề ra một số giải pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của
công ty trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty ta cần phân tích các
mục tiêu cụ thể sau:
- Phân tích thực trạng doanh thu, chi phí, lợi nhuận và cơ cấu tài sản, nguồn
vốn của đơn vị.
- Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh thông qua các chỉ số tài chính.

- Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh cấp nước.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
(1) Hiệu quả hoạt động của công ty qua các năm như thế nào?
(2) Giải pháp nào để nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty?
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Không gian
Luận văn được thực hiện tại Khoa Kinh Tế trường Đại học Cần Thơ, thông
tin, số liệu được thu thập tại Công ty Khai Thác và Cấp Nước Sinh Hoạt Nông
Thôn Tiền Giang qua 3 năm: 2006, 2007, 2008.
1.4.2. Thời gian
Thời gian thực tập từ tháng 2.2009 đến tháng 5.2009. Đề tài nghiên cứu
thông qua số liệu thu thập được từ các báo cáo tài chính, báo cáo tình hình sản
xuất kinh doanh của công ty qua 3 năm từ 2006 – 2008 và thông tin thu thập
được từ các phòng ban trong quá trình thực tập.
1.4.3. Đối tượng nghiên cứu
Tìm hiểu và phân tích sâu vào bảng báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán
của công ty Khai Thác và Cấp Nước Sinh Hoạt Nông Thôn Tiền Giang thông qua
đó ta biết được tình hình hoạt động của đơn vị và đề ra một số giải pháp.
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Th.S Đàm Thị Phong Ba -3- SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Ngân
1.5. LƯỢT KHẢO TÀI LIỆU
1. Nguyễn Như Anh (2007), phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của
Công Ty Cổ Phần Nông Lâm Sản Kiên Giang. Nội dung của đề tài phân tích hiệu
quả hoạt động kinh doanh mua bán nông sản của công ty đặc biệt là mặt hàng
gạo, tấm. Tác giả áp dụng phương pháp so sánh tuyệt đối và tương đối, phương
pháp so sánh liên hoàn để phản ánh các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình lợi nhuận
của công ty.
2. Hoàng Thanh Thúy (2006), Phân tích tình hình lợi nhuận của Công ty
Xuất Nhập khẩu lâm thủy sản Bến Tre. Kết quả nghiên cứu của đề tài:
+ Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty năm 2003 – 2005.

+ Phân tích doanh thu, lợi nhuận năm 2003 – 2005.
+ Đề ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công
ty.
Đề tài sử dụng phương pháp so sánh: số tương đối và tuyệt đối để phân tích.
Dựa vào nhưng cơ sở nghiên cứu đã có, kết hợp phương pháp phân tích và
những số liệu thông tin mới từ công ty em thực tập, em tiến hành thực hiện đề tài
của riêng mình.
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Th.S Đàm Thị Phong Ba -4- SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Ngân
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1. Một số vấn đề chung về phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
2.1.1.1. Khái niệm
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế biểu hiện sự tập trung
của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các nguồn
lực đó trong quá trình tái sản xuất, nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh. Đó là
thước đo quan trọng của sự tăng trưởng kinh tế và là chỗ dựa cơ bản để đánh giá
việc thực hiện mục tiêu kinh tế trong từng thời kỳ.
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh là nghiên cứu tất cả các hiện
tượng, các hoạt động có liên quan trực tiếp và gián tiếp với kết quả hoạt động
kinh doanh của con người, quá trình phân tích được tiến hành từ bước khảo sát
thực tế đến tư duy trừu tượng tức là sự việc quan sát thực tế, thu thập thông tin số
liệu, xử lý phân tích các thông tin số liệu, đến việc đề ra các định hướng hoạt
động tiếp theo.
2.1.1.2. Nội dung
Nội dung của phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh là phân tích các hiện
tượng kinh tế, quá trình kinh tế đã hoặc sẽ xảy ra trong một đơn vị hạch toán kinh
tế độc lập dưới sự tác động của nhiều nhân tố chủ quan và khách quan khác nhau.
Các hiện tượng quá trình này được thể hiện dưới một kết quả sản xuất kinh doanh

cụ thể được thể hiện bằng các chỉ tiêu kinh tế.
Nội dung phân tích chính là quá trình tìm cách lượng hóa những yếu tố đã
tác động đến kết quả kinh doanh. Đó là những yếu tố của quá trình cung cấp, sản
xuất, tiêu thụ và mua bán hàng hóa, thuộc các lĩnh vực sản xuất, thương mại,
dịch vụ.
Phân tích hoạt động kinh doanh còn nghiên cứu tình hình sử dụng các
nguồn lực: vốn, vật tư, lao động và đất đai; những nhân tố nội tại của doanh
nghiệp hoặc khách quan từ phía thị trường và môi trường kinh doanh, đã trực tiếp
ảnh hưởng đến hiệu quả của các mặt hoạt động doanh nghiệp.
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Th.S Đàm Thị Phong Ba -5- SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Ngân
Phân tích kinh doanh không chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết quả kinh doanh
thông qua các chỉ tiêu kinh tế mà còn đi sâu nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng
đến kết quả kinh doanh biểu hiện trên các chỉ tiêu đó. Các nhân tố ảnh hưởng có
thể là nhân tố chủ quan hoặc khách quan.
Khi phân tích cần hiểu rõ ranh giới giữa chỉ tiêu số lượng và chỉ tiêu chất
lượng. Chỉ tiêu số lượng phản ánh lên qui mô kết quả hay điều kiện kinh doanh
như doanh thu, lao động, vốn, diện tích Ngược lại, chỉ tiêu chất lượng phản ảnh
lên hiệu suất kinh doanh hoặc hiệu suất sử dụng các yếu tố kinh doanh như: giá
thành, tỷ suất chi phí, doanh lợi năng suất lao động
2.1.1.3. Mục đích
Phân tích hoạt động kinh doanh là đi vào phân tích những kết quả đã đạt
được, những hoạt động hiện hành và dựa trên kết quả phân tích đó để ra các
quyết định quản trị kịp thời trước mắt - ngắn hạn hoặc xây dựng kế hoạch chiến
lược - dài hạn.
2.1.1.4. Vai trò
Giúp doanh nghiệp đánh giá đầy đủ và sâu sắc mọi hoạt động kinh tế trong
trạng thái thực. Trên cơ sở đó nêu lên một cách tổng quát về trình độ hoàn thành
các mục tiêu - biểu hiện bằng hệ thống chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật tài chính của
doanh nghiệp. Đồng thời phân tích sâu sắc các nguyên nhân hoàn thành hay

không hoàn thành các chỉ tiêu đó trong sự tác động lẫn nhau giữa chúng, từ đó có
thể đánh giá đầy đủ mặt mạnh, mặt yếu trong công tác quản lý doanh nghiệp.
Mặt khác qua phân tích hoạt động kinh doanh giúp cho các nhà quản trị tìm ra
các biện pháp để tăng cường các hoạt động kinh tế và quản lý doanh nghiệp
nhằm huy động mọi khả năng tìm tàng về vốn, lao động, đất đai… vào quá trình
sản xuất kinh doanh. Tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh còn là căn cứ phục
vụ cho việc dự đoán, dự báo xu thế phát triển kinh doanh của doanh nghiệp.
Ngoài ra phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh còn giúp cho các nhà đầu
tư ra quyết định hướng đầu tư, giúp cho các nhà cho vay quyết định cho vay
vốn…
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Th.S Đàm Thị Phong Ba -6- SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Ngân
2.1.1.5. Nhiệm vụ
- Đánh giá giữa kết quả thực hiện so với kế hoạch hoặc so với tình hình
thực hiện kỳ trước, các doanh nghiệp tiêu thụ cùng ngành hoặc chỉ tiêu bình quân
nội ngành và các thông số thị trường.
- Phân tích những nhân tố nội tại và khách quan đã ảnh hưởng đến tình hình
thực hiện kế hoạch.
- Phân tích hiệu quả phương án đầu tư hiện tại và các dự án đầu tư dài hạn.
- Xây dựng kế hoạch dựa trên kết quả phân tích.
- Phân tích dự báo, phân tích chính sách và phân tích rủi ro trên các mặt
hoạt động của doanh nghiệp.
- Lập báo cáo kết quả phân tích, thuyết minh và đề xuất biện pháp quản trị
các báo cáo được thể hiện thành lời văn, biểu bảng và bằng các loại đồ thị hình
tượng thuyết phục.
2.1.1.6. Ý nghĩa
- Giúp doanh nghiệp tự đánh giá mình về thế mạnh, thế yếu để củng cố phát
huy hay khắc phục, cải tiến quản lý.
- Phát huy mọi tiềm năng thị trường, khai thác tối đa các nguồn lực của
doanh nghiệp nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong kinh doanh.

- Phân tích kinh doanh giúp dự báo, đề phòng và hạn chế những rủi ro bất
định trong kinh doanh.
2.1.2. Khái quát về doanh thu, chi phí, lợi nhuận
2.1.2.1. Doanh thu
- Doanh thu bán hàng: Doanh thu bán hàng là tổng giá trị sản phẩm, hàng
hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp đã bán ra trong kỳ.
- Doanh thu bán hàng thuần: Doanh thu bán hàng thuần bằng doanh thu bán
hàng trừ các khoản giảm trừ, các khoản thuế, chỉ tiêu này phản ánh thuần giá trị
hàng bán của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo.
2.1.2.2. Chi phí
Giá vốn hàng bán: Là biểu hiện bằng tiền toàn bộ chi phí của doanh nghiệp
để hoàn thành việc sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm nhất định.
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Th.S Đàm Thị Phong Ba -7- SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Ngân
Chi phí bán hàng: Gồm các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản
phẩm, hàng hóa, dịch vụ, tiền lương, các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên
bán hàng, tiếp thị, đóng gói sản phẩm, bảo quản, khấu hao TSCĐ, bao bì, chi phí
vật liệu, chi phí mua ngoài, chi phí bảo quản, quảng cáo…
Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là những chi phí chi ra có liên quan đến việc
tổ chức, quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Chi phí quản lý gồm
nhiều loại: chi phí nhân viên quản lý, chi phí vật liệu, dụng cụ, khấu hao. Đây là
những khoản chi phí mang tính chất cố định, nên có khoản chi nào tăng lên so
với kế hoạch là điều không bình thường, cần xem xét nguyên nhân cụ thể.
2.1.2.3. Lợi nhuận
Lợi nhuận là một khoản thu nhập thuần túy của doanh nghiệp sau khi đã
khấu trừ mọi chi phí. Nói cách khác lợi nhuận là khoản tiền chênh lệch giữa
doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ đi các khoản giảm trừ, giá vốn hàng
bán, chi phí hoạt động, thuế.
Bất kì một tổ chức nào cũng có mục tiêu để hướng tới, mục tiêu sẽ khác
nhau giữa các tổ chức mang tính chất khác nhau. Mục tiêu của tổ chức phi lợi

nhuận là công tác hành chính, xã hội, là mục đích nhân đạo, không mang tính
chất kinh doanh. Mục tiêu của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường nói đến
cùng là lợi nhuận. Mọi hoạt động của doanh nghiệp đều xoay quanh mục tiêu lợi
nhuận, hướng đến lợi nhuận và tất cả vì lợi nhuận.
Lợi nhuận của doanh nghiệp gồm có:
- Lợi nhuận gộp: Là lợi nhuận thu được của công ty sau khi lấy tổng doanh
thu trừ đi các khoản giảm trừ như giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế
tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, và trừ giá vốn hàng bán.
- Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: Là lợi nhuận thu được từ hoạt
động kinh doanh thuần của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp trong kì báo cáo. Chỉ tiêu này được tính toán
dựa trên cơ sở lợi nhuận gộp từ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ chi
phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho hàng hóa, dịch vụ đã
cung cấp trong kì báo cáo.
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Th.S Đàm Thị Phong Ba -8- SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Ngân
- Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: Phản ánh hiệu quả của hoạt động tài
chính của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy thu nhập hoạt động
tài chính trừ đi các chi phí phát sinh từ hoạt động này. Lợi nhuận từ hoạt động tài
chính bao gồm:
+ Lợi nhuận từ hoạt động góp vốn liên doanh.
+ Lợi nhuận từ hoạt động đầu tư, mua bán chứng khoán ngắn hạn, dài hạn.
+ Lợi nhuận về cho thuê tài sản.
+ Lợi nhuận về các hoạt động đầu tư khác.
+ Lợi nhuận về chênh lệch lãi tiền gửi ngân hàng và lãi tiền vay ngân hàng.
+ Lợi nhuận cho vay vốn.
+ Lợi nhuận do bán ngoại tệ.
- Lợi nhuận khác: Là những khoản lợi nhuận doanh nghiệp không dự tính
trước hoặc có dự tính trước nhưng ít có khả năng xảy ra. Những khoản lợi nhuận
khác có thể do chủ quan đơn vị hoặc do khách quan đưa tới.

Thu nhập bất thường của doanh nghiệp bao gồm:
+ Thu về nhượng bán, thanh lý tài sản cố định.
+ Thu tiền phạt vi phạm hợp đồng.
+ Thu từ các khoản nợ khó đòi đã xử lý, xóa sổ.
+ Thu các khoản nợ không xác định được chủ.
+ Các khoản thu nhập kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót hay lãng
quên ghi sổ kế toán năm nay mới phát hiện ra…
Các khoản thu trên sau khi trừ đi các khoản tổn thất có liên quan sẽ là lợi
nhuận bất thường.
2.1.3. Các chỉ tiêu phân tích khả năng sinh lời
Để đánh giá cụ thể hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả sử dụng từng
yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ta có thể sử
dụng một số chỉ tiêu sau:
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Th.S Đàm Thị Phong Ba -9- SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Ngân
2.1.3.1. Tỷ suất lợi nhuận trên thu nhập (%)
Tỷ suất thể hiện thu được bao nhiêu lợi nhuận từ một đồng thu nhập của
chi nhánh, tức thu nhập sau khi đã trừ đi các khoản chi phí thì thu được lợi nhuận
còn lại là bao nhiêu. Qua tỷ suất này cũng thể hiện hiệu quả sử dụng vốn của
công ty vì nếu thu nhập trong các hoạt động có cao đến mấy nhưng chi phí quá
cao cho thấy hoạt động công ty còn hạn chế, còn kém hiệu quả.
2.1.3.2. Tỷ suất nhuận trên tài sản (ROA) (%)
Chỉ tiêu cho biết một đồng vốn bỏ ra sẽ thu hồi về bao nhiêu đồng lợi
nhuận. Chỉ tiêu này phân tích được khả năng bao quát của công ty trong việc tạo
ra thu nhập từ tài sản. Nói cách khác nó giúp cho nhà phân tích xác định hiệu quả
sử dụng của một đồng tài sản. ROA lớn chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của ngân
hàng tốt, công ty có cơ cấu tài sản hợp lý, có sự điều động linh hoạt giữa các
hạng mục trên tài sản trước những biến động của kinh tế. Nếu ROA quá lớn nhà
phân tích sẽ lo lắng vì rủi ro luôn song hành với lợi nhuận. Vì vậy, việc so sánh
ROA giữa các kỳ hạch toán có thể rút ra nguyên nhân thành công hay thất bại

của công ty.
2.1.3.3. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn tự có (ROE) (%)
ROE là chỉ số đo lường hiệu quả sử dụng của một đồng vốn tự có. Nó cho
biết lợi nhuận ròng mà công ty nhận được từ đầu tư vốn của công ty. Hệ số càng
lớn khả năng sinh lời chính càng lớn. Nếu ROE quá lớn so với ROA chứng tỏ
vốn tự có của công ty nhỏ so tổng nguồn vốn.
Lợi nhuận ròng
Tỷ suất lợi nhuận trên thu nhập = (%)
Thu nhập
Lợi nhuận ròng
Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tài sản = (%)
Tài sản
Lợi nhuận ròng
Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn tự có = (%)
Vốn tự có
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Th.S Đàm Thị Phong Ba -10- SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Ngân
2.1.3.4. Số vòng quay vốn chung
Số vòng quay vốn chung = Doanh thu thuần /Tổng tài sản.
Số vòng quay vốn chung là hệ số tổng quát về số vòng quay tổng tài sản,
tức so sánh mối quan hệ giữa tổng tài sản và doanh thu hoạt động. Hệ số này nói
lên doanh thu được tạo ra từ tổng tài sản. Hay nói cách khác, 01 đồng tài sản nói
chung mang lại bao nhiêu đồng doanh thu.
2.1.3.5. Số vòng quay vốn cố định (VCĐ)
Số vòng quay vốn cố định = Doanh thu thuần / Vốn cố định.
Chỉ tiêu này đôi khi còn được gọi là số vòng quay vốn cố định, nhằm đo
lường vốn cố định được sử dụng có hiệu quả như thế nào. Cụ thể là 01 đồng vốn
cố định đầu tư tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.
2.1.3.6. Số vòng quay vốn lưu động (VLĐ)
Số vòng quay vốn lưu động = Doanh thu thuần / Vốn lưu động

Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp,
việc tăng vòng quay vốn lưu động có ý nghĩa kinh tế rất lớn đối với doanh
nghiệp, có thể giúp danh nghiệp giảm một lượng vốn lưu động cần thiết trong
kinh doanh, giảm được vốn vay hoặc có thể giảm qui mô kinh doanh trên cơ sở
vốn hiện có.
2.1.3.7. Vòng quay vốn kinh doanh (VKD)
Số vòng quay vốn kinh doanh = Doanh thu thuần / Vốn kinh doanh
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp,
chỉ tiêu này là rất quan trọng đối với hoạt động kinh doanh, nó đánh giá hiệu quả
hoạt động kinh doanh, 01 đồng vốn kinh doanh tạo bao nhiêu đồng lợi nhuận.
2.1.3.8. Tỷ lệ lãi gộp
Tỷ lệ lãi gộp = (Lãi gộp/ Danh thu) x 100%.
Lãi gộp là khoản chênh lệch giữa giá bán và giá vốn, không tính đến chi phí
kinh doanh. Hệ số lãi gộp biến động sẽ là nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến
lơi nhuận. Hệ số lãi gộp thể hiện khả năng trang trải chi phí đặc biệt là chi phí bất
biến. Để đạt lợi nhuận, tùy thuộc vào đặc điểm ngành nghề kinh doanh và tỷ lệ
chi phí kinh doanh mà mỗi doanh nghiệp sẽ có một hệ số lãi gộp thích hợp.
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Th.S Đàm Thị Phong Ba -11- SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Ngân
2.1.4.Nhóm chỉ tiêu thanh toán
2.1.4.1. Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn (CR)
Tỷ lệ thanh toán hiện hành là thước đo có thể trả nợ cũ công ty, nó chỉ ra
phạm vi, qui mô và các yêu cầu của chủ nợ được trang trải bằng các tài sản lưu
động có thể chuyển đổi bằng tiền trong thời hạn phù hợp với hạn trả. Khi tỷ số
CR>1 công ty có thể dùng tiền mặt của công ty hoặc tài sản lưu động để trả nợ
ngắn hạn. Ở thời kỳ hưng thịnh công ty có thể giữ tiền mặt lại bằng cách trì hoãn
các nợ ngắn hạn, gây tác động ngược lại. Như vậy tỷ số CR cao có thể xảy ra khi
công ty hoạt động kinh doanh không mấy thuận lợi. Ngược lại tỷ số này thấp thì
công ty hoạt động có hiệu quả.
2.1.4.2. Hệ số thanh toán nhanh (QR)

Tỷ lệ thanh toán nhanh cho thấy khả năng thanh toán nhanh nợ ngắn hạn
bằng tài sản lưu động của công ty trong trường hợp kém nhất. Qua kết quả trên
bảng ta thấy tỷ lệ thanh toán nhanh tăng, nhưng không cao so với hệ số thanh
toán nợ ngắn hạn.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
Các số liệu và dữ liệu liên quan đến quá trình phân tích được thu thập chủ
yếu trong các báo cáo tài chính, báo cáo doanh thu của công ty, báo chí, từ nguồn
internet, và các bài viết có liên quan. Kết hợp với việc ghi nhận các nhận xét,
đánh giá về tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty do các phòng ban cung
cấp.
Hệ số thanh khoản
ngắn hạn
=
Tài sản lưu động
Nợ ngắn hạn
Hệ số thanh toán nhanh
=
Tiền + Khoản phải thu
Nợ ngắn hạn
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Th.S Đàm Thị Phong Ba -12- SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Ngân
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu
2.2.2.1. Phương pháp chi tiết
Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong phân tích hoạt động kinh
doanh. Mọi kết quả hoạt động kinh doanh đều cần thiết và có thể chi tiết theo các
hướng khác nhau. Thông thường phương pháp phân tích được thực hiện như sau:
- Chi tiết theo các bộ phận cấu thành chỉ tiêu.
- Chi tiết theo thời gian.
- Chi tiết theo địa điểm và phạm vi kinh doanh.

2.2.2.2. Phương pháp so sánh
Là phương pháp nhằm xác định xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu
bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Đây là
phương pháp đơn giản và được sử dụng rộng rãi trong phân tích hoạt động kinh
doanh cũng như trong phân tích và dự báo các chỉ tiêu kinh tế xã hội.
Có hai phương pháp so sánh:
- Phương pháp số tuyệt đối: là hiệu số của hai chỉ tiêu, chỉ tiêu kì phân tích
và chỉ tiêu kì cơ sở. Chẳng hạn như so sánh giữa kết quả của thực hiện và kế
hoạch hoặc giữa kết quả thực hiện kì này và kết quả kì trước.
- Phương pháp số tương đối: là tỉ lệ phần trăm (%) của chỉ tiêu kì phân tích
với chỉ tiêu cơ sở để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỉ lệ của số chênh lệch
tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng.
2.2.2.3. Phương pháp thay thế liên hoàn
Là phương pháp mà ở đó các nhân tố lần lượt được thay thế theo một trình
tự nhất định để xác định chính xác mức độ ảnh hưởng của chúng đến chỉ tiêu cần
phân tích (đối tượng phân tích) bằng cách cố định các nhân tố khác trong mỗi lần
thay thế.
a) Trường hợp các nhân tố quan hệ dạng tích số
Gọi Q là chỉ tiêu phân tích.
Gọi a, b, c là trình tự các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích.
Thể hiện bằng phương trình: Q = a . b . c
Đặt Q
1
: kết quả kỳ phân tích, Q
1
= a
1
. b
1
. c

1

×