Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

KẾT QUẢNGHIÊN cứu các GIẢI PHÁP THỰC HIỆN KHOA học và KINH tềxã hội NHẰM PHÁT TRIỂN cây mía TRONG hệ THỐNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN VÙNG DUYÊN hải MIỀN TRUNG GIAI đoạn 2002 – 2005

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (255.28 KB, 7 trang )

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN KHOA HỌC
VÀ KINH TỀ XÃ HỘI NHẰM PHÁT TRIỂN CÂY MÍA TRONG HỆ
THỐNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN VÙNG
DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG GIAI ĐOẠN 2002 – 2005
TS. Nguyễn Đức Quang, ThS. Nguyễn Thị Rạng,
KS. Vũ Hữu Hạnh, KS. Đỗ Đức Hạnh
Viện Nghiên cứu Mía Đường Bến Cát

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, hầu hết các vùng mía trọng điểm trên cả nước đều thiếu giống mía tốt
và chưa có cơ cấu giống mía hợp lý. Vì vậy, việc xây dựng vùng nguyên liệu ổn định
lâu dài, có năng suất chất lượng cao, là nhiệm vụ quan trọng cấp bách liên quan đến sự
sống còn của ngành mía đường nước ta. Đặc biệt là các tỉnh Duyên Hải miền Trung có
điều kiện thời tiết khắc nghiệt, khô hạn, mưa, bão và lụt lội xảy ra thường xuyên, việc
nghiên cứu đưa các giống mía mới vào sản xuất để xây dựng một cơ cấu giống mía
chín hợp lý cùng với các biện pháp kỹ thuật đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất
lượng mía nhằm đáp ứng đủ nguồn mía nguyên liệu cho các nhà máy đường hoạt động
là rất cần thiết.
Khánh Hòa là tỉnh thuộc Duyên Hải Nam Trung bộ, chịu tác động rất lớn bởi
điều kiện thời tiết khí hậu không ổn định, thay đổi bất thường do mưa bão, lũ lụt, khô
hạn kéo dài gây ra.
Cơ cấu giống mía của Khánh Hòa hiện nay chủ yếu là các giống My55-14,
Co775, Co715, F156, ROC10, ROC16, ... có năng suất và chất lượng trung bình. Các
giống mía mới có khả năng thích ứng với điều kiện thời tiết của vùng chưa được triển
khai kịp thời. Vì vậy, việc nghiên cứu xây dựng cơ cấu giống mía có năng suất, chất
lượng cao, thích hợp với điều kiện sinh thái vùng nhằm tận dụng tối đa tiềm năng tự
nhiên, nâng cao hiệu quả sản xuất, kéo dài thời gian chế biến đường của các nhà máy
là yêu cầu cấp bách và có ý nghĩa to lớn.
Xuất phát từ những yêu cầu thực tế trên, chúng tôi triển khai đề tài “Nghiên cứu các
giải pháp thực hiện khoa học và kinh tế xã hội nhằm phát triển cây mía trong hệ thống phát
triển nông nghiệp nông thôn vùng Duyên Hải miền Trung giai đoạn 2002 – 2005”.


NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Khảo nghiệm, chọn lọc một số giống mía có khả năng chịu hạn, chống chịu sâu
bệnh hại, cho năng suất và chất lượng cao tại Khánh Hòa
- Nội dung: Khảo nghiệm gồm 6 giống mía VN85-1427, VN85-1859, DLM24,
C91-115, RB72-454 và My55-14 làm đối chứng.
- Phương pháp: Khảo nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu
nhiên (RCBD) với 3 lần nhắc lại, tổng diện tích khảo nghiệm là 2.500 m2.
- Thời gian thực hiện: 1/2003 - 2/2006
- Địa điểm: xã Suối Cát, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa
2. Nghiên cứu chế độ phân bón hợp lý cho mía đạt năng suất và chất lượng cao
- Nội dung: Thí nghiệm gồm 7 công thức với các liều lượng phân bón như sau:
74


+ Công thức 1: Bón 1,5 tấn Komix (đối chứng theo quy trình địa phương)
+ Công thức 2: Bón 150 N + 90 P205 + 150 K2O
+ Công thức 3: Bón 180 N + 90 P205 + 150 K2O
+ Công thức 4: Bón 200 N + 90 P205 + 150 K2O
+ Công thức 5: Bón 150 N + 90 P205 + 180 K2O
+ Công thức 6: Bón 180 N + 90 P205 + 180 K2O
+ Công thức 7: Bón 200 N + 90 P205 + 180 K2O
Ghi chú: 1.5 tấn phân Komix có lượng N-P-K là 150 N - 90 P205 - 150 K2O
- Phương pháp: Thí nghiệm được bố trí theo kiểu RCBD với 3 lần nhắc lại.
- Thời gian thực hiện: 1/2003 - 2/2006
- Địa điểm: xã Suối Cát, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa
3. Nghiên cứu thời vụ trồng mía đạt năng suất và chất lượng cao
- Nội dung: Thí nghiệm gồm 4 công thức, mỗi công thức tương ứng với 1 thời
điểm trồng cách nhau 15 ngày, giống mía tham gia thí nghiệm là My55-14
+ Công thức 1: Trồng ngày 14/5/ 2003
+ Công thức 2: Trồng ngày 29/5/2003

+ Công thức 3: Trồng ngày 13/6/2003
+ Công thức 4: Trồng ngày 28/6/2003
- Phương pháp: Thí nghiệm được bố trí theo kiểu RCBD, với 3 lần nhắc lại.
- Thời gian thực hiện: 5/2003 - 12/2005
- Địa điểm: xã Suối Cát, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa
4. Xác định liều lượng phân bón cho giống mía mới VN85 -1427 & DLM24
- Nội dung: Thí nghiệm gồm 5 công thức sau:
+ Bón theo quy trình của địa phương (Đ/c)
+ Bón 15 tấn phân hữu cơ + 140 N + 90 P2O5 + 180 K2O
+ Bón 15 tấn phân hữu cơ + 180 N + 90 P2O5 + 180 K2O
+ Bón 15 tấn phân hữu cơ + 220 N + 90 P2O5 + 180 K2O
5. Bón 15 tấn phân hữu cơ + 260 N + 90 P2O5 + 180 K2O
- Thí nghiệm được bố trí theo kiểu RCBD, 3 lần nhắc lại.
- Thời gian thực hiện: Từ 8/2004 đến tháng 2/2006
- Địa điểm: xã Suối Tân, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Khảo nghiệm, chọn lọc một số giống mía có khả năng chịu hạn, chống chịu sâu
bệnh hại, cho năng suất và chất lượng cao tại Khánh Hòa
Bảng 1. Năng suất thực thu và năng suất quy 10 CCS của các giống mía KN (tấn/ha)
Tên giống
My55-14 (đ/c)
DLM24
VN85-1859
VN85-1427
C91-115
RB72-454

Vụ mía tơ
NS thực
NS quy

thu
10CCS
104,3 b
101,17
118,2 a
128,01
115,5 a
142,87
121,3 a
148,35
81,5 c
81,26
88,5 c
98,41

Vụ mía gốc 1
NS quy
NS thực thu
10CCS
91,17 b
124,45
97,00 ab
137,55
64,30 c
91,69
100,10 a
152,45
32,87 d
36,95
38,33 d

53,66

Vụ mía gốc 2
NS quy
NS thực thu
10CCS
69,38 b
66,81
74,73 a
75,40
42,05 d
45,65
69,90 ab
81,15
49,98 c
49,83
49,72 c
55,88

75


Giống VN85-1859 cho năng suất cao hơn so với giống đối chứng ở vụ mía tơ,
nhưng sang vụ mía gốc do khả năng tái sinh của giống kém nên có năng suất thấp hơn
hẳn so với giống đối chứng. Chỉ có 2 giống VN85-1427 và DLM24 cho năng suất cao
hơn so với giống đối chứng. Các giống mía C91-115 và RB72-454 có năng suất thấp
hơn so với giống đối chứng ở các vụ nghiên cứu.
Bảng 2. Chất lượng của các giống mía khảo nghiệm ở các vụ nghiên cứu
Tên giống
My55-14(Đ/c)

DLM24
VN85-1859
VN85-1427
C91-115
RB72-454

Vụ mía tơ
Bx (%)
CCS (%)
17,70
9,70
18,95
10,83
19,96
12,37
19,71
12,23
17,95
9,97
18,70
11,12

Vụ mía gốc 1
Bx (%)
CCS (%)
21,1
13,65
21,3
14,18
21,3

14,26
22,1
15,23
20,0
11,24
22,3
14,00

Vụ mía gốc 2
Bx (%)
CCS (%)
13,62
6,29
15,37
8,37
16,63
9,63
15,63
9,67
15,13
10,09
17,89
11,61

Hầu hết các giống mía khảo nghiệm đều có các chỉ tiêu chất lượng cao hơn so
với giống mía đối chứng, trừ giống C91-115 ở vụ gốc 1 có chất lượng thấp hơn giống
đối chứng.
Tóm lại: Kết quả đánh giá các giống mía khảo nghiệm ở vụ tơ và vụ gốc 1, gốc
2 cho thấy các giống mía VN85-1859; C91-115 và RB72-454 mặc dù có chất lượng
cao hơn giống đối chứng nhưng cho năng suất mía thấp nên năng suất mía quy 10 CCS

thấp hơn so với giống đối chứng. Chỉ có 2 giống VN85-1427 và DLM24 là những
giống mía có triển vọng trong vùng.
2. Nghiên cứu chế độ phân bón hợp lý cho mía tại Khánh Hòa
2.1. Ảnh hưởng của phân bón đến NS thực thu và năng suất quy 10 CCS của mía
Bảng 3. Năng suất thực thu và năng suất quy 10 CCS của mía ở các công thức

Công thức

Công thức 1(đ/c)
Công thức 2
Công thức 3
Công thức 4
Công thức 5
Công thức 6
Công thức 7

Vụ mía tơ
(14 tháng tuổi)
NSTT
NSTT
quy
(tấn/ha)
10CCS
97,73 c
99,20
92,15 c 100,07
105,00 bc 119,28
115,02 ab
136,30
105,65 abc 132,06

121,85 a
167,06
126,19 a
162,28

Vụ mía gốc 1
(12 tháng tuổi)
NSTT
NSTT
quy
(tấn/ha)
10CCS
90,00 bcd
125,91
80,73 d
102,12
87,50 bcd
128,36
90,73 bc
135,91
82,73 cd
117,64
92,63 b
145,43
105,60 a
161,56

Vụ mía gốc 2
(10 tháng tuổi)
NSTT

NSTT
quy
(tấn/ha)
10CCS
65,13 b
66,89
65,93 b
67,84
70,62 ab
72,67
73,75 ab
71,69
68,94 ab
77,14
73,85 ab
78,13
75,77 a
83,20

* Vụ mía tơ
Năng suất thực thu của mía cao nhất là công thức 7 bón 200 N + 90 P205 + 180
K2O, kế đến là công thức 6 bón 180 N + 90 P205 + 180 K2O, năng suất mía đạt thấp
nhất là công thức 2 bón 150 N + 90 P205 + 150 K2O.
76


Năng suất mía quy 10 CCS cao nhất là công thức 6 bón 180 N + 90 P205 + 180
K2O, kế đến là công thức 7 bón 200 N + 90 P205 + 180 K2O đạt 162,28 tấn/ha.
* Vụ mía gốc
Năng suất thực thu của mía đạt cao nhất là công thức 7 bón 200 N + 90 P205 +

180 K2O, cao hơn hẳn so với quy trình bón của địa phương. Năng suất mía quy 10
CCS cao nhất là công thức 7 bón 200 N + 90 P205 + 180 K2O.
2.2. Ảnh hưởng của phân bón đến chất lượng của mía ở các công thức
Bảng 4. Chất lượng của mía ở các công thức trước khi thu hoạch
Công thức
Công thức 1(đ/c)
Công thức 2
Công thức 3
Công thức 4
Công thức 5
Công thức 6
Công thức 7

Vụ mía tơ
(14 tháng tuổi)
Bx (%)
CCS (%)
17,70
10,15
18,95
10,86
18,70
11,36
19,96
11,85
20,25
12,50
21,21
13,71
21,21

12,86

Vụ mía gốc 1
(12 tháng tuổi)
Bx (%)
CCS (%)
22,30
13,99
20,80
12,65
21,30
14,67
22,10
14,98
22,80
14,22
22,60
15,70
22,30
15,30

Vụ mía gốc 2
(10 tháng tuổi)
Bx (%)
CCS (%)
16,38
10,27
16,88
10,29
16,88

10,29
16,38
9,72
16,63
11,19
17,58
10,58
16,88
10,98

Qua vụ mía tơ và hai vụ mía gốc 1 và gốc 2 đều cho thấy, các chỉ tiêu chất
lượng của mía như Bx (%), CCS (%) ở các công thức tăng theo chiều tăng của lượng
phân K2O bón trong công thức đó. Chứng tỏ phân bón K2O có ảnh hưởng rất lớn đến
chất lượng của mía. Bón cân đối phân bón NPK thì phân bón K2O có tác dụng rất tốt
để tăng chất lượng cho mía.
Tóm lại: Lượng phân bón thích hợp cho mía trên đất cao không được tưới của
Khánh Hòa là 180 – 200 N + 90 P2O5 + 180 K2O.
3. Nghiên cứu thời vụ trồng mía đạt năng suất và chất lượng cao
3.1. Năng suất thực thu và năng suất quy 10 CCS của mía ở các công thức
Bảng 5. Năng suất thực thu và năng suất quy 10 CCS của mía ở các công thức (tấn/ha)
Vụ mía tơ
Công thức
CT1 (trồng 14/5)

96,49 a

NSTT quy
10 CCS
85,10


CT2 (trồng 29/5)

90,88 ab

73,07

CT3 (trồng 13/6)
CT4 (trồng 28/6)

NSTT

87,23 b
71,34 c

67,86
50,58

Vụ mía gốc 1

Vụ mía gốc 2

85,10 a

NSTT quy
10 CCS
114,46

83,66 NS

NSTT quy

10 CCS
93,11

84,61 a

113,03

79,45 NS

84,85

104,90

78,62

NS

81,14

75,21

NS

74,01

NSTT

81,70 ab
77,8 2 b


97,72

NSTT

Ở vụ mía tơ và mía gốc 1 công thức trồng giữa tháng 5 (14/5) mía cho năng
suất thực thu đạt lần lượt là 96,46 tấn/ha và 85,10 tấn/ha, cao hơn có ý nghĩa so với
mía trồng tháng 6. Năng suất thực thu của mía trồng cuối tháng 5 và công thức trồng
giữa tháng 6 tương đương nhau. Đến vụ mía gốc 2 năng suất thực thu của mía ở các
77


thời điểm trồng về sau có xu hướng giảm dần nhưng sự sai khác này không có ý nghĩa
ở mức xác suất 95 %.
Năng suất mía quy 10 CCS của mía ở cả ba vụ mía cho thấy các thời điểm trồng
giữa tháng 5 đều cao hơn so với thời điểm trồng cuối tháng 6. Do mía trồng càng
muộn, thời gian sinh trưởng càng ngắn, đống thời các điều kiện ngoại cảnh khô phù
hợp cho mía sinh trưởng và phát triển nên chất lượng mía càng giảm, làm cho năng
suất mía quy 10 CCS ở các công thức trồng sau đều thấp hơn công thức trồng trước.
3.2. Các chỉ tiêu chất lượng của mía ở các công thức qua các vụ mía
Bảng 6. Các chỉ tiêu chất lượng của mía ở các công thức qua các vụ mía
Công thức

Vụ mía tơ

Vụ mía gốc 1

Vụ mía gốc 2

Bx (%)


CCS (%)

Bx (%)

CCS (%)

Bx (%)

CCS (%)

CT1 (trồng 14/5)

15,94

8,82

21,05

13,45

18,50

11,13

CT2 (trồng 29/5)

16,19

8,04


20,05

13,36

18,12

10,68

CT3 (trồng 13/6)

14,44

7,78

20,55

12,84

17,50

10,32

CT4 (trồng 28/6)

14,69

7,12

20,80


12,56

17,74

9,84

Cả vụ mía tơ; mía gốc 1 và mía gốc 2 các chỉ tiêu chất lượng mía như Bx (%) và
CCS (%) ở các công thức trồng tháng 5 đều cao hơn các công thức trồng tháng 6, cho
thấy chất lượng mía có xu hướng giảm theo thời gian trồng từ tháng 5 sang tháng 6.
Tóm lại: Thời vụ trồng mía là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng
đến năng suất và chất lượng mía. Trên đất cao không tưới vùng Diên Khánh – Khánh
Hòa thời vụ trồng mía thích hợp từ tháng 5 đến 15/6 dương lịch hàng năm.
4. Xác định liều lượng phân bón cho giống mía DLM24
4.1. Năng suất thực thu và năng suất quy 10 CCS của mía ở các công
Bảng 7. Năng suất thực thu và năng suất quy 10 CCS của mía ở các công thức
Vụ mía tơ

Vụ mía gốc 1
NSTT
NSTT
(tấn/ha)
quy 10CCS

Công thức

NSTT
(tấn/ha)

NSTT
quy 10CCS


Công thức (đ/c)

62,15 b

63,08

66,60 bc

72,33

Công thức 2

57,21 b

53,20

64,43 c

70,23

Công thức 3

71,34 a

74,76

76,85 a

80,00


Công thức 4

74,04 a

77,59

78,36 a

82,59

Công thức 5

63,26 b

66,17

75,19 ab

75,34

Ở cả vụ mía tơ và vụ mía gốc 1, năng suất mía thực thu của công thức 3 bón
180 N + 90 P2O5 + 180 K2O và công thức 4 bón 220 N + 90 P2O5 + 180 K2O đều có
78


sự khác biệt so với công thức đối chứng và cao hơn so với công thức đối chứng ở mức
so sánh có ý nghĩa 95%. Tăng lượng N bón lên 260 N năng suất thực thu của mía có
chiều hướng giảm xuống so với mức bón 220 N.
Năng suất thực thu quy 10 CCS của công thức 3 và 4 ở cả hai vụ mía cũng đều

cao hơn công thức đối chứng từ 7,67 đến 15,44 tấn/ha.
4.2. Các chỉ tiêu về chất lượng của mía ở các công thức
Bảng 8. Các chỉ tiêu chất lượng của mía ở các công thức
Công thức
Công thức (đ/c)

Bx (%)
18,99

Vụ mía tơ
CCS (%)
10,15

Vụ mía gốc 1
Bx (%)
CCS (%)
17,13
10,86

Công thức 2

17,78

9,30

16,63

10,90

Công thức 3


18,79

10,48

16,88

10,41

Công thức 4

18,79

10,48

17,58

10,54

Công thức 5

16,23

10,46

16,63

10,02

Ghi chú: Vụ tơ phân tích khi mía 8 tháng tuổi

Vụ gốc 1 phân tích khi mía 10 tháng tuổi

Mặc dù mía mới chỉ được 8 tháng tuổi ở vụ mía tơ và 10 tháng tuổi ở vụ mía
gốc 1 và điều kiễn thời tiết không thuận lợi cho quá trình tích lũy đường của cây mía
nhưng các chỉ tiêu chất lượng của mía ở các công thức đều ở mức khá và chênh lệnh
nhau không nhiều. Tuy nhiên CCS của mía của công thức 3 và 4 ở cả hai vụ mía có
phần khá cao và ổn định hơn các công thức khác.
Tóm lại: Với nền phân bón 15 tấn hữu cơ, lượng phân bón thích hợp cho giống
mía DLM24 trên đất cao không được tưới của Khánh Hòa là 180 – 220 N + 90 P2O5 +
180 K2O.
5. Xác định liều lượng phân bón cho giống mía VN85-1427
5.1. Năng suất thực thu và năng suất quy 10CCS của mía ở các công thức
Bảng 9. Năng suất thực thu và năng suất quy 10 CCS
Vụ mía tơ
Công thức

Vụ mía gốc 1
NSTT
NSTT
(tấn/ha)
quy 10 CCS
59,70 bc
66,57

Công thức (đ/c)

NSTT
(tấn/ha)
59,25 b


NSTT
quy 10 CCS
60,37

Công thức 2

50,05 c

47,65

58,80 c

64,33

Công thức 3

60,00 b

60,90

66,54 abc

72,26

Công thức 4

64,50 a

70,88


69,13 a

73,07

Công thức 5

64,00 a

65,54

67,12 ab

68,19

Ghi chú: Thu hoạch lúc mía 10 tháng tuổi

Qua hai vụ mía cho thấy năng suất của giống mía VN84-1427 có năng suất thực
thu và năng suất thực thu quy 10CCS có chiều hướng tăng dần theo chiều tăng của
79


lượng phân bón N và đạt năng suất cao nhất và ổn định khi bón với công thức phân
bón 220 N + 90 P2O5 + 180 K2O, sau đó năng suất bị giảm khi tăng lượng phân đạm
lên 260N.
5.2. Các chỉ tiêu chất lượng mía của các công thức ở vụ mía tơ
Bảng 10. Các chỉ tiêu chất lượng mía của các công thức
Công thức
Công thức (đ/c)

Vụ mía tơ

Bx (%)
CCS (%)
19,03
10,19

Vụ mía gốc 1
Bx (%)
CCS (%)
17,13
11,15

Công thức 2

17,77

9,52

17,64

10,94

Công thức 3

17,70

10,15

17,58

10,86


Công thức 4

22,62

10,99

17,89

10,57

Công thức 5

18,79

10,24

16,88

10,16

Ghi chú: Vụ mía tơ: Các chỉ tiêu được phân tích khi mía 8 tháng tuổi
Vụ mía gốc 1: Các chỉ tiêu được phân tích khi mía 10 tháng tuổi

Các chỉ tiêu chất lượng của mía qua hai vụ mía tơ và vụ mía gốc 1 của các công
thức phân bón khác nhau đều đạt khá cao và ổn định. Sự chênh lệch về chất lượng của
các công thức bón phân là không đáng kể.
Tóm lại: Với nền phân bón 15 tấn hữu cơ, lượng phân bón thích hợp cho giống
mía VN84-1427 trên đất cao không được tưới của Khánh Hòa là 180 - 220 N + 90
P2O5 + 180 K2O.

KẾT LUẬN
Từ những kết quả nghiên cứu đề tài trên chúng tôi kết luận:
- Các giống mía DLM24 và VN85-1427 là giống có khả năng sinh trưởng phát
triển tốt, cho năng suất và chất lượng cao tại Khánh Hòa.
- Thời vụ trồng mía thích hợp cho Khánh Hòa từ tháng 5 đến giữa tháng 6
- Trên nền phân bón 15 tấn hữu cơ, lượng phân bón thích hợp cho cây mía trên
đất cao không được tưới của Khánh Hòa là 180 – 220 N + 90 P2O5 + 180 K2O mía đạt
năng suất và chất lượng cao.

80



×