Tải bản đầy đủ (.doc) (162 trang)

giao an van 9 ky II

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (770.2 KB, 162 trang )

Giáo án ngữ văn 9
HỌC KỲ II:
TUẦN 20
TIẾT 91- 92
Ngày soạn: 5 / 1 /2009
BÀN VỀ ĐỌC SÁCH
(Chu Quang Tiềm)
A Mục tiêu bài dạy
Giúp HS
- Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.
- Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài nghị luận sâu sắc sinh
động, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm.
B. Tiến trình bài dạy :
1,Ổn định.
2, Kiểm tra : Vở soạn bài của học sinh.
3, Bài mới.
Giới thiệu bài : Yêu cầu của quá trình tích luỹ tri thức của mỗi con người ngày càng
cao vì thế sách trở thành công việc vô cùng quan trọng. Đọc sách, đọc sách gì và đọc
như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu qua văn bản "Bàn về đọc sách" của Chu Quang
Tiềm- một nhà mĩ học và lý luận văn học nổi tiếng của Trung Quốc.
I. Vài nét về tác giả, tác phẩm
? Hãy nêu những nét cơ bản về tác giả?
? Nêu xuất xứ của tác phẩm.
1. Tác giả :
- Chu Quang Tiềm (1897 - 1987)
Là nhà mĩ học và lý luận văn học nổi
tiếng TQ.
2. Tác phẩm :
Trích "Danh nhân TQ bàn về niềm vui nỗi
buồn của việc đọc sách" - Bắc Kinh - 1995.
- Là 1 tủ sách → Chú ý nội dung và


cách viết.
II. Đọc - hiểu văn bản :
?GV hướng dẫn đọc: rõ ràng mạch lạc
với giọng tâm tình nhẹ nhàng như lời trò
chuyện. Chú ý các hình ảnh so sánh.
?Gọi HS đọc.
?GV đọc - sửa lỗi sai cho HS.
1. Đọc :
- Gv đọc mẫu
- H/s đọc, nhận xét

?Qua đọc VB em hãy cho biết văn bản
này thuộc kiểu loại gì? Dựa vào đâu
mà em xác định như vậy?
2. Tìm hiểu thể loại văn bản :
- Là VB nghị luận (lập luận giải thích
một vấn đề văn học).
- Dựa vào hệ thống luận điểm, cách lập
TRANG 1
Giáo án ngữ văn 9
luận, cách đặt tên VB để xác định thể
loại và kiểu VB.
3. Chú thích (SGK)
HS đọc chú thích.
(VB này là phần tính đã lược phần
ĐVĐ và KT vấn đề).
? Văn bản gồm mấy luận điểm?
Giới hạn và nội dung của luận điểm?
4. Bố cục :
3 phần → 3 luận điểm chính.

a) Từ điển thế giới mới .
- Sự cần thiết của việc đọc sách
b) Tiếp theo tiêu hao lực lượng.
Những kiểu nguy hại hay gặp khi đọc
sách hiện nay.
c) Phương pháp đọc sách.
HS đọc đoạn 1.
? Tác giả đã lý giải tầm quan trọng và
sự cần thiết của việc đọc sách đối với
mỗi người như thế nào ?
5. Phân tích :
a) Sự cần thiết của việc đọc sách
- Để lý giải vấn đề tầm quan trọng và ý
nghĩa của việc đọc sách.
? Mối quan hệ giữa đọc sách và học
vấn ra sao ?
? Học vấn là gì ?
? Tích luỹ bằng cách nào ? ở đâu ?
? Ngoài đọc sách còn có những con
đường nào khác?
+ So sánh những con đường đó với đọc
sách để rút ra kết luận về tầm quan
trọng và ý nghĩa của việc đọc sách hiện nay.
Đưa ra các lý lẽ :
+ Đọc sách là con đường quan trọng của học
vấn (không phải là con đường duy nhất).
+ Học vấn là thành quả tích luỹ lâu dài
của nhân loại.
+ Tích luỹ bằng sách và ở sách
+ Vậy sách là kho tàng quý báu lưu giữ

tinh thần nhân loại, những cột mốc ghi
dấu sự tiến hoá của nhân loại.
+ Coi thường sách, không đọc sách là
xoá bỏ quá khứ, là kẻ thụt lùi lạc hậu, là
kẻ kiêu ngạo một cách ngu xuẩn.
+ Đọc sách là trả nợ quá khứ, là ôn lại
kinh nghiệm loài người, là hưởng thụ
kiến thức, lời dạy tâm huyết của quá khứ.
+ Đọc sách là để chuẩn bị hành trang,
thực lực về mọi mặt để con người có thể
tiếp tục tiến xa (trường chinh vạn dặm)
trên con đường học tập, phát hiện thế giới.
? Em có nhận xét gì về cách lập luận
của tác giả ? Tác dụng của cách lập
luận này?
GV : Tác giả không tuyệt đối hoá thần
thánh hoá việc đọc sách. Ông chỉ ra
những hạn chế trở ngại khi đọc sách,
- Lập luận hợp lý, thấu tình đạt lí, kín kẽ
sâu sắc.
-> Tình hình hiện nay đọc sách vẫn là
con đường quan trọng hơn cả vì nó giúp
con người tích luỹ và nâng cao tri thức.
Đọc sách là tự học, là học với các thầy
TRANG 2
Giáo án ngữ văn 9
tác hại của nó. vắng mặt.
Tiết 92

?HS đọc đoạn 2.

?Chú ý hai đoạn văn so sánh
(giống như ăn uống, giống như đánh trận)
?GV nêu vấn đề thảo luận.
?Cái hại đầu tiên trong việc đọc sách
hiện nay, trong tình hình sách nhiều vô
kể là gì ? Để minh chứng cho cái hại
đó tác giả so sánh như thế nào ? Em có
tán thành luận chứng của tác giả hay
không?
?Ý kiến của em về những con mọt
sách?
b) Những trở ngại thường gặp khi đọc
sách.
* Sách ngày nay được xuất bản nhiều
-> Người đọc lướt qua, hời hợt không
sâu, đọng.
- So sánh với cách đọc sách của người
xưa, đọc ít nhưng đọc quyển nào ra
quyển ấy, miệng đọc tâm ghi nghiền
ngẫm đến thuộc lòng… bây giờ ngược
lại:
- Cách đọc vô bổ, lãng phí giống ăn
uống vô bờ, không tiêu hoá, tích nhiều
sinh bệnh.
- Những con mọt sách không đáng yêu
chút nào mà đáng chê khi chỉ chúi mũi
vào sách vở thành xa rời thực tế, như
sống trên mây.
? Trở ngại thứ hai của việc đọc sách
ngày nay là gì ?

* Sách nhiều quá dễ lạc hướng, chọn
lầm chọn sai. Thậm chí chọn phải cuốn độc
hại.
- Bơi trong bể sách -> tiền mất, tật mang.
- So sánh với việc đánh trận thất bại vì tự
tiêu hao lực lượng của mình. Như kẻ
khoe của.
? Từ những lí lẽ và dẫn chứng trên cho
thấy tác giả có cách nhìn và trình bày
ntn về vấn đề này ? Em có nhận xét gì
về cách lập luận của tác giả?
- Báo động về sự viết sách, xuất bản sách.
- Báo động về cách đọc sách tràn lan,
thiếu mục đích Kết hợp phân tích bằng
lý lẽ với thực tế.
HS đọc phần 3
? Tác giả khuyên chúng ta nên chọn
sách như thế nào ?
c) Cách chọn sách và cách đọc sách
đúng đắn :
* Cách chọn sách :
- Chọn cho tinh, không cốt lấy nhiều:
- Đọc nhiều không thể coi là vinh dự nếu
đọc dối, đọc ít không làm xấu hổ nếu
đọc kĩ càng, chất lượng. Tìm những
cuốn sách thật sự có giá trị và cần thiết
với bản thân. Chọn lọc có mục đích định
hướng rõ ràng không tuỳ hứng nhất thời.
TRANG 3
Giáo án ngữ văn 9

? Em hiểu thế nào là sách phổ thông và
sách chuyên môn? Cho VD
- Sách chọn nên hướng vào hai loại :
+ Loại phổ thông (học phổ thông -> đại học)
+ Loại chuyên môn : (đọc suốt đời)
? Nếu được chọn sách chuyên môn, em
yêu thích và lựa chọn loại sách chuyên
môn nào?
(HS tự bộc lộ)
* Cách đọc sách :
? Cách đọc sách đúng đắn nên như
thế nào ?
?Cái hại của đọc hời hợt được tác giả
chế giễu ra sao ?
- Đọc kĩ : Đọc đi đọc lại, đọc nhiều lần,
đọc đến thuộc lòng.
- Đọc với sự say mê ngẫm nghĩ, suy nghĩ
sâu sắc, trầm ngâm tích luỹ, kiên định
mục đích.
* Tác hại của đọc hời hợt : Những người
cưỡi gió qua chợ, mắt hoa ý loạn tay
không mà về như trọc phú khoe của, lừa
mình dối người thể hiện phẩm chất tầm
thường thấp kém.
? Đọc hiểu có nghĩa như thế nào ?
Có những cách đọc nào ?
Đọc - Hiểu có nhiều cách đọc : Đọc to,
đọc thầm, đọc 1 lần, đọc nhiều lần. Đọc
lướt, đọc kĩ, đọc kết hợp ghi chép ->
Mỗi người có cách đọc và thói quen, sở

thích đọc không giống nhau. Muốn đọc
có hiệu quả ít nhất phải đọc như con
đường trên.
? Quan hệ giữa phổ thông và chuyên
sâu trong đọc sách liên quan đến học
vấn rộng và chuyên được tác giả lý giải
như thế nào ?
- Không biết rộng thì không thể chuyên,
không thông thái thì không thể nắm gọn.
Trước hãy biết rộng rồi sau mới nắm
chắc đó là trình tự để nắm vững bất cứ
học vấn nào ?
?Em hãy nhận xét về cách trình bày lý
lẽ của tác giả ?
?Từ đó em thu nhận được gì từ lời
khuyên này ?
? Hãy liên hệ lời khuyên này với việc
đọc sách của em.
- Kết hợp phân tích lí lẽ với liên hệ, s
2

- Đọc sách cần chuyên sâu, nhưng cần cả
đọc rộng. Có hiểu rộng nhiều lĩnh vực
mới hiểu sâu một lĩnh vực.
(HS tự liên hệ)
? Trong phần bàn về đọc sách, tác giả
làm sáng rõ các lý lẽ bằng khả năng
phân tích như thế nào ?
? Từ đó những kinh nghiệm đọc sách
nào được truyền tới người đọc ?

- Toàn diện, tỉ mỉ, có đối chiếu, có so sánh
nên dễ đọc, dễ hiểu.
- Đọc sách cốt chuyên sâu, nghĩa là cần
chọn tính đọc kỹ theo mục đích hơn là
tham nhiều đọc dối. Ngoài ra còn phải
TRANG 4
Giáo án ngữ văn 9
đọc để có học vấn rộng, phục vụ cho
chuyên môn sâu.
? Với em lời khuyên nào bổ ích nhất?
Vì sao ?
(HS bộc lộ)
* Tổng kết :(sgk-7)
III. LUYỆN TẬP :
Bài tập 1 : Tại sao đọc nhiều không thể coi là vinh dự ?
A. Đọc nhiều nhưng đọc toàn sách ít có giá trị.
B. Đọc nhiều nhưng đọc không kĩ.
C. Đọc nhiều mà không chịu suy nghĩ sâu xa.
D. Vì cả 3 lí do trên.
Bài tập 2 : Từ "Trọc phú" trong VB trên chỉ loại người nào ?
A. Người khoẻ mạnh cường tráng.
B. Người giàu có mà dốt nát, bần tiện.
C. Người ít tiền mà hay đi khoe mình giàu có.
D. Người hay đi khoe mình có tài.
Bài tập 3 : Ý nào nêu kết quả nhất lời khuyên của tác giả đối với người đọc sách ?
A. NÊu lựa chọn sách mà đọc.
B. Đọc sách phải kĩ
C. Cần có phương pháp đọc sách.
D. Không nên đọc sách chỉ để trang trí như kẻ trọc phú khoe của.
Bài tập 4 : Đoạn văn trên sử dụng nhiều nhất phép tu từ nào ?

A. Nhân hoá B. Liệt kê C. So sánh D. Phóng đại
IV. Hướng dẫn về nhà :
1. Đọc kỹ văn bản
- Xác định ngắn gọn hệ thống luận điểm trong bài
- Đặc sắc nghệ thuật của bài
2. Đọc thuộc ghi nhớ
3. Liệt kê cách chọn sách và đọc sách của mỗi cá nhân HS .
4. Tiết sau : Khởi ngữ.
___________________________
TRANG 5
Giáo án ngữ văn 9
TIẾT 93
KHỞI NGỮ
A. Mục tiêu bài dạy :
Giúp HS
- Nhận biết khởi ngữ, phân biệt khởi ngữ với chủ ngữ của câu.
- Nhận viết công dụng của khởi ngữ là nêu đề tài của câu chứa nó (câu hỏi thăm
dò như : "cài gì là đối tượng được nói đến trong câu này").
- Biết đặt những câu có khởi ngữ.
B. Chuẩn bị :
- Bảng phụ
C.Tiến trình bài dạy :
1, Ổn định.
2, Kiểm tra : Sự chuẩn bị của học sinh.
3, Bài mới.
I. Đặc điểm và công dụng của khởi
ngữ trong câu.
?G/v treo bảng phụ? 1. Ví dụ (SGK)
?Xác định C-V trong các ví dụ?
?Các từ ngữ in đậm (gạch chân) trong

3 VD a, b, c có quan hệ về ý nghĩa với
chủ ngữ của câu như thế nào?
?Quan hệ với vị ngữ ra sao?
?Vị trí so với chủ ngữ và vị ngữ?
a) Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt
nhìn nó ngơ ngác, lạ lùng. Còn anh,
anh không ghìm nổi xúc động.
b) Giàu, tôi cũng giầu rồi
c) Về các thể văn trong lĩnh vực văn
nghệ, chúng ta có thể tự ở tiếng ta,
không sợ nó, thiếu giàu và đẹp.
G/v: ở câu a từ “anh” gạch chân về vị
trí đứng trước CN, không quan hệ C-V
với vị ngữ.
Về ý nghĩa: biểu thị đề tài được nói đén
trong câu.
?Tương tự nhận xét các ví dụ tiếp theo?
2. Nhận xét :
- Phân biệt từ in đậm với chủ ngữ.
a.Còn anh , anh không ghìm nổi xúc
động
+ Từ "anh" in đậm là khởi ngữ
Từ "anh" không in đậm là chủ ngữ
+ Khởi ngữ đứng trước chủ ngữ và
không có quan hệ trực tiếp với vị ngữ
theo quan hệ chủ ngữ - vị ngữ.
b) Giàu, tôi cũng giàu rồi.
+ Từ "giàu" in đậm là khởi ngữ
chủ ngữ là "tôi"
+ Khởi ngữ đứng trước chủ ngữ và báo

trước nội dung thông tin trong câu.
c) Về các thể văn trong lĩnh vực văn
nghệ, chúng ta
TRANG 6
Giáo án ngữ văn 9
+ Cụm từ "các thể văn văn nghệ" là
khởi ngữ
+ Chủ ngữ là "chúng ta"
Khởi ngữ đứng trước chủ ngữ và thông
báo về đề tài được nói đến trong câu.
? Trước các từ in đậm nói trên, có thể
thêm những quan hệ từ nào ?
?Từ việc tìm hiểu các ví dụ trên hãy rút
ra kết luận thế nào là khởi ngữ?
?H/s đọc ghi nhớ sgk?
Trước các từ in đậm trên có thể thêm
các QHT như :
a) Còn (đối với) anh
b) (Về) giàu
* Ghi nhớ( sgk-8 )
II. LUYỆN TẬP :
Bài tập 1 :
- Tìm khởi ngữ trong các đoạn trích.
a) Ông cứ đứng vờ xem tranh ảnh chờ người khác đọc rồi nghe lỏm. Điều này
ông
- Khởi ngữ :" Điều này " (đầu câu 2).
b) Vâng ! Ông giáo dạy phải ! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng.
- Khởi ngữ : "Đối với chúng mình" (câu 3)
c) Một mình thì anh bạn trên trạm đỉnh Phan Xi Păng ba nghìn một trăm bốn
mươi hai mét kia mới một mình hơn cháu.

- Khởi ngữ :" Một mình "
d) Làm khí tượng, được ở cao thế mới là lý tưởng ché .
- Khởi ngữ :" Làm khí tượng "
e) Đối với cháu, thật là đột ngột.
- Khởi ngữ :" Đối với cháu "
Bài tập 2 : Chuyển phần in đậm trong câu thành khởi ngữ
a) Anh ấy làm bài cẩn thận lắm !
-> Làm bài, anh ấy cẩn thận lắm
b) Tôi hiểu rồi nhưng tôi cha giải được.
-> Hiểu thì tôi hiểu rồi, nhưng giải thì tôi chưa giải được .
III. Hướng dẫn về nhà :
- Học thuộc ghi nhớ.
- Làm BT còn lại, tìm thêm VD.
- Tiết sau : Phép phân tích và tổng hợp.
______________________________
TRANG 7
Giáo án ngữ văn 9
TIẾT 94
PHÉP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP
A. Mục tiêu bài dạy :
Giúp HS
- Nắm được khái nhiệm phân tích và tổng hợp.
- Tích hợp với văn (VB: bàn về đọc sách) với TV ở bài khởi ngữ.
- Rèn kỹ năng phân tích và tổng hợp trong khi nói, viết.
B. Chuẩn bị :
- Bảng phụ (2 chiếc).
C. Tiến trình bài dạy :
1, Ổn định.
2, Kiểm tra : Em hiểu thế nào là phân tích và tổng hợp. Cho VD.
3,Bài mới.

I. Tìm hiểu phép lập luận phân tích
và tổng hợp :
HS đọc kĩ VB (SGK) 1. Ví dụ : VB " Trang phục"
2. Tìm hiểu VD.
?HS theo dõi đoạn văn mở bài.
? Thông qua một loạt dẫn chứng ở
đoạn mở bài tác giả đã rút ra nhận xét
về vấn đề gì ?
? VB gồm mấy luận điểm chính ? Đó
là những luận điểm nào?
- Rút ra nhận xét về vấn đề : Ăn mặc
chỉnh tề cụ thể là sự đồng bộ, hài hoà
giữa quần áo với giày, dép trong trang
phục của con người.
- Hai luận điểm chính trong văn bản là
1) Trang phục phải phù hợp với hoàn
cảnh tức là tuân thủ những "quy tắc
ngầm" mang tính văn hoá xã hội.
2) Trang phục phải phù hợp với đạo
đức tức là giản dị và hài hoà với môi
trường sống xung quanh.
? Để xác lập hai luận điểm trên, tác giả
đã dùng phép lập điểm nào?
- Xác lập 2 luận điểm trên tác giả sử
dụng phép lập điểm phân tích cụ thể :
a) Luận điểm 1: Ăn cho mình, mặc cho
người.
- Cô gái một mình trong hang sâu
- Anh thanh niên đi tát nước
- Đi đám cưới không thể lôi thôi

- Đi dự đám tang
->Sau khi phân tích những dẫn chứng
cụ thể, tác giả đã chỉ ra một "quy tắc
TRANG 8
Giáo án ngữ văn 9
ngầm" chi phối cách ăn mặc của con
người, đó là "văn hoá xã hội".
b) Luận điểm 2 : Y phục xứng kỳ đức.
- Dù mặc đẹp đến đâu, sang đến đâu
- Xưa nay, cái đẹp bao giờ cũng
-> Các phân tích trên làm rõ cho nhận
định của tác giả là :"Ăn mặc ra sao
cũng phải phủ hợp với hoàn cảnh riêng
của mình và hoàn cảnh chung nơi công
cộng hay toàn xã hội".
? Để chốt lại vấn đề, tác giả đã dùng
phép lập luận nào? Phép lập luận này
thường đứng ở vị trí nào trtong văn
bản?.
- Để chốt lại vấn đề tác giả dùng phép
lập luận tổng hợp bằng một kết luận ở
cuối văn bản: "Thế mới biết trang phục
hợp văn hoá, hợp đạo đức, hợp môi
trường mới là trang phục đẹp".
?Qua tìm hiểu và phân tích ở trên em
hãy cho biết vai trò của phép lập luận
phân tích và tổng hợp?.
- Vai trò của phép phân tích và tổng hợp.
+ Phép lập luận phân tích giúp ta hiểu
sâu sắc các khía cạnh khác nhau của

trang phục đối với từng người, trong
từng hoàn cảnh cụ thể.
+ Phép lập luận tổng hợp giúp cho ta
hiểu ý nghĩa văn hoá và đạo đức của
cách ăn mặc, nghĩa là không thể ăn
mặc một cách tuỳ tiện, cẩu thả như một
số người lầm tưởng rằng đó là sở thích
và "quyền, bất khả xâm phạm của mình".
GV chốt: Để làm rõ ý nghĩa một sự vật
hiện tượng nào đó người ta thường
dùng phép phân tích và tổng hợp. Vậy
em hiểu thế nào là phân tích và tổng
hợp ?
* Ghi nhớ (SGK)
- HS đọc chậm ghi nhớ
II. LUYỆN TẬP :
Bài tập 1 : Phân tích luận điểm
Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường
quan trọng của học vấn.
- Thứ nhất : Học vấn là thành quả tích luỹ của nhân loại được lưu giữ và truyền
lại cho đời sau.
- Thứ hai : Bất kì ai muốn phát triển học thuận cũng phải bắt đầu từ "kho tàng
quý báu" được lưu giữ trong sách; nếu không mọi sự bắt đầu sẽ là con số không,
thậm chí là lạc hậu, giật lùi.
TRANG 9
Giáo án ngữ văn 9
- Thứ ba : Đọc sách là hưởng thụ, thành quả về tri thức và kinh nghiệm hàng
nghìn năm của nhân loại, đó là tiền đề cho sự phát triển học thuật của mỗi người.
Bài tập 2 : Phân tích lý do phải chọn sách để học.
- Thứ nhất : Bất cứ lĩnh vực học vấn nàu cũng có sách chất đầy thư viện, do đó

phải biết chọn sách mà đọc.
- Thứ hai : Phải chọn những cuốn sách "cơ bản, đích thực" để học, không nên
đọc những cuốn sách "vô thưởng vô phạt".
- Thứ ba : Đọc sách cũng như đánh trận, cần phải đánh vào thành trì kiên cố,
đánh bại quân tinh nhuệ, chiếm cứ mặt trận xung yếu, tức là phải đọc cái cơ bản
cần nhất, cần thiết nhất cho công việc và cuộc sống của mình.
Bài tập 3 : Phân tích cách đọc sách
- Tham đọc nhiều mà chỉ "liếc qua" cốt để khoe khoang là mình đã dọc sách nọ,
sách kia thì chẳng khác gì "chuồn chuồn đạp nước" chỉ gây ra sự lãng phí thời
gian và sức lực mà thôi. Thế gian có biết bao người đọc sách chỉ để trang trí bộ
mặt, như kẻ trọc phú khoe của, chỉ biết lấy nhiều làm quý. Đối với việc học tập,
cách đó chỉ là lừa mình, dối người, đối với việc làm người thì cách đó thể hiện
phẩm chất tầm thường thấp kém- Đọc ít mà đọc kĩ, thì sẽ tập thành nếp suy nghĩ
sâu xa, trầm ngâm tích luỹ, tưởng tượng tự do đến mức làm thay đổi khí chất.
- Có hai loại sách cần đọc là sách về kiến thức phổ thông và sách về kiến thức
chuyên ngành, đó là hai bình diện riêng và sâu của tri thức.
III. Hướng dẫn về nhà :
- Đọc kĩ văn bản (VD) phần phân tích VD
- Học thuộc ghi nhớ
- Làm các BT còn lại
- Tiết sau : Luyện tập phân tích và tổng hợp.
___________________________
TRANG 10
Giáo án ngữ văn 9
TIẾT 95
LUYỆN TẬP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP
A. Mục tiêu bài dạy :
Giúp HS
- Rèn kĩ năng nhận diện văn bản phân tích và tổng hợp.
- Rèn kĩ năng viết văn bản phân tích và tổng hợp.

B.Chuẩn bị :
- Bảng phụ .
C.Tiến trình bài dạy :
1, Ổn định.
2, Kiểm tra :
? Muốn làm rõ ý của SVHT người là làm gì ?
? Thế nào là phép lập luận phân tích ?
? Thế nào là phép lập luận tổng hợp ?
3, Bài mới.
?Nhắc lại khái niệm thế nào là phân tích?
?Đọc đoạn a?
Bài tập 1 : HS đọc kĩ 2 VB a, b (SGK)
? Nêu luận điểm và trình tự phân tích ở đoạn văn a.
- Luận điểm : "Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài"
- Trình tự phân tích :
+ Thứ nhất : Cái hay thể hiện ở các điệu xanh : xanh ao, xanh bờ, xanh sóng,
xanh tre, xanh trời, xanh bèo (phối hợp các màu xanh khác nhau).
+ Thứ hai : Cái hay thể hiện ở những cử động: Thuyền nhích, sóng gợi ti lá đưa
vèo, tầng mây lơ lửng, con cá động (phối hợp các cử động nhỏ).
+ Thứ ba : Cái hay thể hiện ở các vần thơ: Từ vận hiểm hóc, kết hợp với từ, với
nghĩa chữ, tự nhiên không non ép.
? Nêu luận điểm và trình tự phân tích ở đoạn văn b.
- Luận điểm : "Mấu chốt của thành đạt là ở đâu".
- Trình tự phân tích :
+ Thứ nhất : Do nguyên nhân khách quan (đây là điều kiện cần) : Gặp thời, hoàn
điều kiện học tập thuận lợi, tài năm trời phú
+ Thứ hai : Do nguyên nhân chủ quan (đây là điều kiện đủ) : Tinh thần kiên trì
học tập không mệt mỏi, không ngừng trau đồi phẩm chất đạo đức tốt đẹp.
Bài tập 2 : Hiện nay có một số HS học qua loa đối phó, không học thật sự. Em
hãy phân tích bản chất của lối học đối phó để nêu lên những tác hại của nó.

1) Thế nào là học qua loa đối phó ?
* Biểu hiện học không có đầu có đuôi, không đến nơi đến cuối, cái gì cũng biết
một tí nhưng không có kiến thức cơ bản, hệ thống sâu sắc.
TRANG 11
Giáo án ngữ văn 9
- Học cốt để khoe mã là đã có bằng nọi bằng kia nhưng thực ra đầu óc trống
rỗng; chỉ quen nghe lỏm, học mót, nói dựa ăn theo người khác. Không dám bày
tỏ chính kiến của mình về các vấn đề có liên quan đến học thuật.
* Học đối phó :
- Học chỉ cốt để thầy cô không quở trách, cha mẹ không rầy la; chỉ lo giải quyết
việc trước mắt như thi cử, kiểm tra không bị điểm kém.
- Học đối phó thì kiến thức phiến diện, nông cạn, hời hợt Nếu cứ lặp đi lặp lại
hiểu học này thì người học ngày trở nên dốt nát, hư hỏng; vừa lừa đối người
khác, vừa tự huyễn hoặc mình. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra hiện
tượng "tiến sĩ giấy" đang bị xã hội lên án gay gắt.
2) Bản chất của lối học đối phó và tác hại của nó :
a) Bản chất :
- Có hình thức của học tập như : Cũng đến lớp, cũng học sách, cũng có điểm thi,
cũng có bằng cấp.
- Không có thực chất : Đầu óc rỗng tuếch đến rõ : "ăn không nên đợi, nói không
nên lời" hỏi cái gì cũng không biết, làm việc gì cũng hỏng.
b) Tác hại :
- Đối với xã hội : Những kẻ học đối phó sẽ trở thành gánh nặng lâu dài cho xã
hội về nhiều mặt như kinh tế, tư tưởng, đạo đức, lối sống.
- Đối với bản thân : Những kẻ học đối phó sẽ không có hứng thú học tập và do
đó hiệu quả học tập ngày càng thấp.
Bài tập 3 :
Nêu vấn đề :"Tạo sao phải đọc sách" -> dựa vào VB "bàn về đọc sách" của Chu
Quang Tiềm để làm dàn ý phân tích.
1. Sách là kho tri thức tích luỹ từ hàng nghìn năm của nhân loại. Vì vậy bất kì ai

muốn hiểu biết được phải đọc sách.
2. Tri thức trong sách bao gồm những kiến thức khoa học và kinh nghiệm thực
tiễn đã được đúc kết, nó được coi là mặt bằng xuất phát của mọi người có nhu
cầu học tập, hiểu biết do đó nếu không đọc sách, sẽ bị lạc hậu, không thể tiến bộ
được.
3. Càng đọc sách càng thấy kiến thức của nhân loại mênh mông, như đại dương
còn hiểu biết của chúng ta chỉ là vài ba giọt nước vô cùng nhỏ bé từ đó ta có thái
độ khiêm tốn và ý chí cao trong học tập.
-> Đọc sách là vô cùng cần thiết nhưng cũng phải biết cách chọn sách mà đọc và
phải biết cách đọc thì mới hiệu quả.
Hướng dẫn về nhà :
- Đọc kỹ VD và phần tìm hiểu VD.
- Làm tiếp bài 4. (SGK)
- Soạn bài : Tiếng nói của văn nghệ.
____________________________
TRANG 12
Giáo án ngữ văn 9
TUẦN
TIẾT
Ngày soạn
TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ
(Nguyễn Đình Thi)
A. Mục tiêu bài dạy :
Giúp HS
- Hiểu được nội dung của văn nghệ và sức mạnh kì diệu của nó đối với đời sống
con người.
- Hiểu thêm cách viết bài nghị luận theo tác phẩm nghị luận ngắn gọn, chặt chẽ
và giàu hình ảnh của Nguyễn Đình Thi.
B. Chuẩn bị :
- Chân dung Nguyễn Đình Thi

- Bảng phụ
C.Tiến trình bài dạy :
1, Ổn định.
2, Kiểm tra :
? Hãy nêu sự cần thiết của việc đọc sách ?
? Những trở ngại nào thường gặp khi đọc sách.?
? Nên chọn sách và đọc sách như thế nào cho đúng?
3, Bài mới
? Em hãy nêu những nét cơ bản về nhà
văn Nguyễn Đình Thi?
I. Giới thiệu chung :
1. Tác giả :
- Nguyễn Đình Thi (1924-2003)
- Quê Hà Nội
- Tham gia CM và QĐVN từ trước CM
- Sau CM giữ nhiều trọng trách lớn
trong ngành VHNT.
- Được nhà nước trao tặng giải thưởng
HCM năm 1996.
? Nêu xuất xứ của văn bản ? 2. Tác phẩm :
Viết năm 1948
Trích cuốn "Mấy vấn đề văn học" xuất
bản năm 1956
II. Đọc - hiểu văn bản
?GV nêu cách đọc: Giọng mạch lạc, rõ
ràng. Đọc diễn cảm các dẫn chứng thơ.
*.Đọc :
- G/v đọc mẫu
TRANG 13
Giáo án ngữ văn 9

- Gọi h/s đọc
?GV yêu cầu HS đọc chú thích
:
*. Chú thích :
? Em hãy cho biết VB trình bày theo
kiểu loại nào?
*. Kiểu loại VB :
NL về một vấn đề VN, lập luận giải
thích và CM.
VB được chia làm mấy phần?
Nội dung chính của các phần ?
*. Bố cục :
2 phần -> 1 luận điểm
a) Từ đầu sự sống
- Sức mạnh kì diệu của văn nghệ
b) Còn lại :
- Tiếng nói chính của văn nghệ
?HS đọc phần 1.
GV : Theo tác giả thì trong các tác phẩm
VN có những cái được ghi lại đồng thời
có cả những điều mới mẻ mà nghệ sĩ
muốn nói.
?Vậy theo em trong tác phẩm của Nguyễn
Du và Tônxtôi những cái được ghi là
gì ?
? Những điều ghi lại đó tác động như thế
nào đến con người chúng ta?
*. Phân tích :
1) Sức mạnh kì diệu của văn nghệ
* Trong tác phẩm của Nguyễn Du :

- Cảnh thiên nhiên mùa xuân, cuộc đời
chìm nổi 15 năm lưu lạc của nàng
Kiều.
* Trong tác phẩm của Tônxtôi :
An na Ca rê nhi na chết thảm khốc ra
sao
- Những bài học luận lý : Tài, tâm, triết
lý, bác ái.
-> Làm cho trí tò mò của chúng ta được
thoả mãn.
? Những điều mới mẻ muốn nói của 2
nghệ sĩ này là gì?
* Những điều mới mẻ muốn nói :
- Những say sưa, vui buồn, yêu ghét,
mơ mộng
- Bao nhiêu tư tưởng của từng câu
thơ
- Bao nhiêu hình ảnh đẹp đẽ đáng lẽ
chúng ta không nhận ra
? Những điều mới mẻ đó đã tác động
đến con người như thế nào?
-> Tác động đến cảm xúc, tâm hồn, tư
tưởng, cách nhìn đời sống của con người.
?Hs theo dõi đoạn trích: "Chúng ta là
sự sống"
? Qua đoạn văn em thất sức mạnh của
nghệ thuật được tác giả phân tích qua
- Những người đàn bà nhà quê lam lũ
khổ sở đã ru con, hát ghẹo, say mê xem
chèo.

TRANG 14
Giáo án ngữ văn 9
những VD điển hình nào?
? Theo dõi những câu văn :
"Câu ca dao giọt nước mắt"
?Em hiểu nghệ thuật đã tác động đến con
người như thế nào qua những lời phân
tích đó?
? Em có nhận xét gì về nghệ thuật nghị
luận của tác giả trong phần VB này?
? Từ đây otác giả muốn ta hiểu sức
mạnh kì diện nào của VN?
- VN đem lại niềm vui sống cho những
kiếp người nghèo khổ.
- Tác giả lập luận từ những luận cứ cụ
thể trong tác phẩm VN và trong thực tế
đời sống.
- Kết hợp NL với miêu tả và tự sự.
-> Văn nghệ đem lại niềm vui sống,
sưởi ấm cuộc sống cho tâm hồn con
người.
?HS đọc phần 2
? Phần VB này theo em có mấy ý?
Đó là những ý nào? ứng với đoạn văn nào?
2) Tiếng nói chính của văn nghệ:
*) Có lẽ VN … của tình cảm
- VN nói nhiều nhất với cảm xúc
*) "Nghệ thuật nói nhiều rồi trang giấy "
- VN nói nhiều nhất với tư tưởng
*"Tác phẩm cho xã hội"

- Văn nghệ mượn sự việc để tuyên
truyền.
? Em hãy tóm tắt phần phân tích của
tác giả về vấn đề VN nói nhiều nhất
với cảm xúc?
?Treo bảng phụ?
Văn nghệ nói nhiều nhất với cảm xúc :
nơi đụng chạm của tâm hồn con người
với cuộc sống hàng ngày. Chỗ đứng
của văn nghệ chính là chỗ giao nhau
của tâm hồn con người với cuộc sống
Chỗ đứng chính của văn nghệ là ở
niềm vui buồn, ý đẹp xấu trong đời
sống thiên nhiên và đời sống xã hội.
Cảm giác, trình tự, đ/c cảm xúc ấy là
chiến khu chính của VN. NT là tiếng
nói của tình cảm.
? Em hiểu như thế nào về chỗ đứng và
chiến khu chính của văn nghệ?
- Đó là nội dung phản ánh và tác động
chính của văn nghê,
? Từ đó , tác giả muốn nhấn mạnh đặc
điểm nào trong nội dung phản ánh và
tác động của văn nghệ?
- Phản ánh các cảm xúc của lòng người
và tác động tới đời sống tình cảm con
người là đặc điểm nổi bật của VN.
VN nói đến tư tưởng :
? Cách thể hiện và tác động tư tưởng
của VN có gì đặc biệt?

Nghệ sĩ không mở một cuộc thảo luận
lộ liễu và khô khan. Anh làm cho
chúng ta nhìn, nghe rồi từ những con
TRANG 15
Giáo án ngữ văn 9
người, những câu chuyện, những hình
ảnh, những nỗi buồn của tác phẩm sẽ
khơi mung lung trong trí óc là những
vấn đề suy nghĩ. Cái tư tưởng trong
nghệ thuật là một tư tưởng náu mình
yên lặng.
? Yếu tố nào nổi lên trong sự phản ánh
và tác động này?
-> Rung động cảm xúc của người đọc:
Tất cả tâm hồn chúng ta đọc.
Cách tuyên truyền của văn nghệ có gì
đặc biệt?
? Yếu tố nào nổi lên trong sự tác động
này?
Văn nghệ tuyên truyền :
Nghệ thuật không đáp ứng ngoài việc
cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa
trong lòng chúng ta, khiến chúng ta tự
phải bước lên đường ấy.
-> NT làm lan toả tư tưởng thông cảm
xúc tâm hồn của con người.
? Em có nhận xét gì về nghệ thuận nghị
luận trong phần văn bản này?
- Giàu nhiệt tình và lí lẽ
? Từ đó tác giả muốn ta nhận thức điều

gì về nội dung phản ánh và tác động
của văn nghệ?
-> Văn nghệ có thể phản ánh và tác
động đến nhiều mặt của đời sống xã
hội và con người, nhất là đời sống tâm
hồn, tình cảm.
? Từ những lời bàn về tiếng nói của
VN, tác giả đã cho thấy quan niệm về
nghệ thuật của ông như thế nào?
(thảo luận nhóm)
- VN có khả năng kì diệu trong phản
ánh và tác động đến đời sống tâm hồn
con người.
GV chốt – hs dọc ghi nhớ II .Tổng kết
- Ghi nhớ (SG đọc K)
II .LUYỆN TẬP :
Em hãy tóm tắt ghi nhớ bằng lời của mình
- Phần ghi nhớ gồm có 3 câu : Câu 1 + 2 tóm tắt luận điểm cơ bản về nội dung
và sức mạnh của VN đối với đời sống con người.
+ VN, bằng rung động mãnh liệt của tâm hồn nối sợi dây đồng cảm giữa nghệ sĩ
và nhân vật.
+ VN giúp con người sống phong phú hơn và tự hoàn thiện nhân cách, tâm hồn
- Câu 3 : KQ đặc sắc của bài văn : Chặt chẽ, giàu hình ảnh, cảm xúc.
2. Em hãy hình dung trong thế kỷ XXI này VN không còn tồn tại (trong 1 năm)
thì thế giới và mỗi con người chúng ta sẽ ra sao (viết bài văn ngắn).
IV. Hướng dẫn về nhà :
- Đọc kĩ VB thuộc lòng ghi nhớ
TRANG 16
Giáo án ngữ văn 9
- Đọc "ý nghĩa văn chương" (lớp 7 tập 2)

- Soạn bài : Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới
TIẾT 98

CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP
A- Mục tiêu bài dạy :
Giúp HS
- Nhận biết hai thành phần biệt lập: tình thái, cảm thán
- Nắm được công dụng của mỗi thành phần trong câu.
- Biết được câu có thành phần tình thái, thành phần cảm thán.
- Rèn luyện kỹ năng sử dụng các thành phần biệt lập
B- Chuẩn bị
- Bảng phụ.
C- Tiến trình bài dạy
1) Ổn định
2) Kiểm tra : Thế nào là khởi ngữ ? Cách nhận diện, ý nghĩa ?
3) Bài mới
GVtreo bảng phụ ghi các ví dụ
theo sgk?
I -THÀNH PHẦN TÌNH THÁI
1) VD (SGK)
2) Nhận xét
a) Với lòng mong nhớ của anh, chắc nghĩ
rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ
ôm chặt lấy cổ anh.
b) Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc
đầu vừa cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi
không khóc được, nên anh phải cười vậy
thôi.
? Các từ gạch chân trong hai câu
văn trên thể hiện thái độ gì của

người nói ?
- chắc : Thể hiện thái độ tin cậy cao.
- Có lẽ : Thể hiện thái độ tin cậy chưa cao.
? Nếu không có các từ ngữ in
đậm ấy thì nghĩa cơ bản của câu
có thay đổi không ? Tại sao ?
- Nếu không có các từ ngữ in đậm ấy thì ý
nghĩa cơ bản của câu không thay đổi.
- Vì : Các từ ngữ in đậm chỉ thể hiện sự
nhận định của người nói đối với sự việc ở
trong câu, chứ không phải là thông tin sự
việc của câu.
HS đọc kỹ các VD
GV treo bảng phụ các VD?
II- THÀNH PHẦN CẢM THÁN
1) VD (SGK)
TRANG 17
Giáo án ngữ văn 9
2) Nhận xét
a) Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ, có lẽ


còn ghê rợn hơn cả những tiếng kia nhiều.
b) Chao ôi ! Bắt gặp một con người như
anh là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác,
nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng
đường dài.
c) Trong giờ phút cuối cùng, không còn dư
sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có
tình cha con là không thể chết được, anh đưa

tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn
tôi một hồi lâu.
d) Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời
mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái
bọn ở làng lại (?) thế được.
? Các từ gạch chân trong 2 câu
văn trên có chỉ những sự vật hay
sự việc gì không ?
a) Ồ ! Sao mà độ ấy vui thế !
b) Trời ơi ! Chỉ còn có năm phía.
Các từ gạch chân trong 2 câu văn không chỉ
sự vật hay sự việc, chúng chỉ là những từ
chỉ cảm xúc của câu.
? Những từ ngữ nào trong câu có
liên quan đến việc làm xuất hiện
các từ ngữ gạch chân ?
- Các phần câu tiếp theo của các từ ngữ
gạch chân, phần câu này giải thích cho
người nghe biết tại sao người nói cảm thán.
(?)
? Công dụng của các từ ngữ in
đậm trong câu ?
- Các từ ngữ in đậm cung cấp cho người
nghe một "thông tin phụ" đó là trạng thái
tâm lý, D Ghi nhớ cảm của người nói.
GV chốt-HSđọc ghi nhớ *Ghi nhớ 9(SGK)
.
III - LUYỆN TẬP
Bài tập 1: Xác định thành phần tình thái, cảm thán.
(GV chiếu (?) BT trang bên)

a) TP tình thái : Có lẽ
b) TPcảm thán : Chao ôi
c) TP tình thái : hình như
d) TP tình thái : Chả nhẽ
Bài tập 2 : Sắp xếp từ ngữ theo trình tự tăng dần độ tin cậy (hoặc chắc
chắn)
- Dường như - hình như, có vẻ như, có lẽ, chắc là, chắn hẳn, chắc chắn.
- Chắc hẳn nó vừa ý rồi.
TRANG 18
Giáo án ngữ văn 9
- Chắc hẳn anh ấy không được dự thi lần này.
Bài tập 3 -Hướng dẫnVN
IV HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
1) Xem lại các VD đã phân tích. Thuộc lòng ghi nhớ.
2) Làm bài tập 4 -Chuẩn bị bài NL về 1SVHTĐS
__________________________
TIẾT 99
NGHỊ LUẬN
VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
A- Mục tiêu bài dạy :
Giúp HS
- Nắm được cách làm một bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đ/s
- Rèn luyện kĩ năng viết văn bản nghị luận XH.
B- Tiến trình bài dạy
1) Ổn định
2) Kiểm tra: Sự chuẩn bị của HS.
3) Bài mới
HS đọc kĩ văn bản (SGK)
? Trong văn bản, tác giả bàn luận về
hiện tượng gì trong đời sống ? Bản

chất của hiện tượng đó là gì ?
I- TÌM HIỂU BÀI NGHỊ LUẬN VỀ
MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG
ĐỜI SỐNG
1) Ví dụ : Văn bản : "Bệnh lề mề "
2) Nhận xét
- Trong VB trên, tác giả bàn luận về
hiện tượng "giờ cao su" trong đời sống
Bản chất của hiện tượng đó là thói quen
kém văn hoá của những người không
có lòng tự trọng, không biết tôn trọng
người khác.
? Em hãy chỉ ra nguyên nhân của bệnh
lề mề ?
- Nguyên nhân:
+ Không có lòng tự trọng, không biết
tôn trọng người khác.
+ Ích kỷ, vô trách nhiệm với công việc chung
? Hãy phân tích tác hại của bệnh lề mề ? - Tác hại :
+ Không bàn bạc được công việc một
cách có đều có đuôi.
+ Làm mất thời gian của người khác.
+ Tạo ra thói quen có văn hoá.
TRANG 19
Giáo án ngữ văn 9
? Tại sao chúng ta phải kiên quyết chữa
bệnh lề mề ?
- Phải kiên quyết chữa vì :
+ Cuộc sống văn minh hiện đại đòi hỏi
mọi người phải tôn trọng lẫn nhau và

hợp tác với nhau.
+ Làm việc đúng giờ là tác phong của
người có văn hoá.
? Em có nhận xét gì về bố cục bài viết ?
Lời văn ?
GV chốt
- Bố cục mạch lạc, lập luận chặt chẽ
->tính cách của người viết không lề
mề. Lời văn chính xác, sống động.
3) Ghi nhớ (SGK)
HS đọc chậm ghi nhớ.
Bài tập 1 : Thảo luận về các sự việc,
hiện tượng tốt, đúng biểu dương của
các bạn trong nhà trường và ngoài xã
hội.
II - LUYỆN TẬP
1) Giúp bạn học tập tốt.
2) Góp ý, phê bình khi bạn có khuyết điểm
3) Bảo vệ cây xanh trong khuôn viên
nhà trường.
4) Giúp đỡ các gia đình TBLS
5) Đưa em nhỏ qua đường.
6) Nhường chỗ ngồi cho cụ già trên xe buýt.
7) Trả lại của rơi cho người bị mất.
* Trong các sự việc, hiện tượng trên ta
có thể viết vài nhận xét cho các vấn đề
1, 3, 4.
Bài tập 2 Hiện tượng hút thuốc lá và hiệu quả của việc hút thuốc lá đáng để viết
một bài văn nghị luận vì :
- Thứ nhất : Nó liên quan đến vấn đề sức khỏe của mỗi cá nhân người hút, đến

sức khỏe cộng đồng và vấn đề nòi giống.
- Thứ hai: Nó liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường; khói thuốc lá gây bệnh
cho những người không hút đang sống xung quanh người hút.
- Thứ ba: Nó gây tốn kém tiền bạc cho người hút.
III- HƯỚNG DẪN BÀI VỀ NHÀ
1) Đọc kỹ lại VD đã phân tích. Học thuộc ghi nhớ.
2) Làm bài tập số 2 (viết bài văn ngắn nói về tác hại của thuốc lá)
3) Chuẩn bị bài tiếp theo: Cách làm bài nghị luận về sự việc, hiện tượng đời
sống.
_________________________
TRANG 20
Giáo án ngữ văn 9
TIẾT 100
CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
A- Mục tiêu bài dạy:
Giúp HS
- Nắm được cách làm một bài văn nghị luận về một việc, hiện tượng đời sống .
- Rèn luyện kỹ năng viết một bài văn nghị luận xã hội.
B-Chuẩn bị
- Bảng phụ
Tiến trình bài dạy
1) Ổn định
2) Kiểm tra : ? Thế nào là bài văn nghị luận về 1 sự việc, hiện tượng đời sống xã
hội.
3) Bài mới
?GV yêu cầu h/s đọc kỹ đề 1 và 4.
? HS đọc đề văn 1
? Đề bài yêu cầu bàn luận về hiện
tượng gì ?

I- ĐỀ BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ
VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG.
1) VD (4 đề SGK)
2) Tìm hiểu đề
a) Đề số 1
- Đề yêu cầu bài luận về hiện tượng:
HS nghèo vượt khó học giỏi.
? Nội dung của bài nghị luận gồm có
mấy ý ? Là những ý nào ?
- Nội dung gồm 2 ý :
+ Bàn luận về một số tấm gương HS
nghèo vượt khó.
+ Nêu suy nghĩ của mình về những tấm
gương đó.
? Tư liệu chủ yếu dùng để viết bài nghị
luận là gì ?
- Tư liệu chủ yếu là vốn sống:
* Vốn sống trực tiếp : là những hiểu
biết có được do tuổi đời, kinh nghiệm
sống mang lại. Trong mảng vốn sống
này thì hoàn cảnh sống thường có vai
trò quyết định vì :
+ Sinh ra và lớn lên trong một gia đình
có hoàn cảnh khó khăn thì dễ đồng cảm
với những bạn có hoàn cảnh tương tự.
+ Sinh ra và lớn lên trong một gia đình
có giáo dục thì thường có lòng nhân ái,
tính hướng thiện. Do đó dễ xúc động
TRANG 21
Giáo án ngữ văn 9

và cảm phục trước những tấm gương
bạn bè vượt khó học giỏi.
* Vốn sống gián tiếp: là những hiểu
biết có được do học tập, đọc sách báo,
nghe đài, xem ti vi và giao tiếp hàng ngày.
HS đọc kĩ đề số 4
? Nguyễn Hiền sinh ra và lớn lên trong
hoàn cảnh như thế nào ? Hoàn cảnh ấy
có bình thường không ? Vì sao ?
b) Tìm hiểu đề số 4
- Nguyễn Hiền sinh ra và lớn lên trong
hoàn cảnh nhà rất nghèo. Đó là hoàn
cảnh khắc nghiệt đối với 1 cậu bé.
Nguyễn Hiền phải xin làm chú tiểu
trong chùa để kiếm ăn bằng cách quét
lá và dọn vệ sinh.
? Nguyễn Hiền có đặc điểm gì nổi bật?
Tư chất đặc biệt của Nguyễn Hiền ?
- Nguyễn Hiền có đặc điểm nổi bật là
ham học. Tư chất đặc biệt thông minh,
ham hiểu.
? Theo em nguyên nhân chủ yếu dẫn
đến thành công của Nguyễn Hiền là gì?
- Nguyên nhân thành công của Nguyễn
Hiền là tinh thần kiên trì vượt khó để
học. Cụ thể : Không có giấy đã lấy lá
viết chữ, lấy que xâu ghim xuống đất.
Mỗi ghim là một bài.
? Em hãy so sánh sự giống nhau và
khác nhau giữa 2 đề văn vừa tìm hiểu ?

- So sánh 2 đề bài 1 và 4:
* Giống :
+ Cả 2 đều có sự việc, hiện tượng tốt
cần ca ngợi, biểu dương đó là những
tấm gương vượt khó học giỏi.
+ Cả 2 đề đều yêu cầu phải "nêu suy
nghĩ của mình" hoặc "nêu những nhận
xét, suy nghĩ của em" về các sự việc,
hiện tượng tốt được ca ngợi, biểu dương
* Khác :
+ Đề 1 yêu cầu cần phải phát hiện, sự
việc, hiện tượng tốt tập hợp tư liệu
(vốn sống trực tiếp và gián tiếp) để bàn
luận và nêu suy nghĩ về các sự việc,
hiện tượng tốt đó.
+ Đề 4 cung cấp sẵn sự việc, hiện tượng
dưới dạng một truyện kể để người viết
phân tích, bàn luận và nêu những nhận
xét, suy nghĩ của mình.
? Dựa vào các đề bài trên, em hãy nghĩ
ra một đề bài tương tự ?
- Ra đề bài (VD)
1) Nhà trường với vấn đề giao thông.
TRANG 22
Giáo án ngữ văn 9
2) Nhà trường với vấn đề môi trường.
3) Nhà trường với các tệ nạn XH.
II - CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN
VỀ 1 SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI
SỐNG.

1) Đề bài (SGK)
Bước 1 : Tìm hiểu đề :
? Đề thuộc loại gì ? - Đề thuộc loại nghị luận về 1 sự việc,
hiện tượng đời sống.
? Đề nêu sự việc, hiện tượng gì ? - Đề nêu hiện tượng người tốt, việc tốt
cụ thể là tấm gương bạn Phạm Văn
Nghĩa chăm học, chăm làm, sáng tạo
biết vận dụng kiến thức vào thực tế
cuộc sống một cách hiệu quả.
- Đề yêu cầu : Nêu suy nghĩ của em về
hiện tượng ấy ?
Bước 2 : Tìm ý :
? Những việc làm của Nghĩa nói lên
điều gì ?
- Những việc làm của Nghĩa cho ta thấy nếu
có ý thức sống có ích thì mỗi người có thể
hãy bắt đầu cuộc sống của mình từ những
việc làm bình thường nhưng có hiệu quả.
? Vì sao Thành đoàn TP. HCM phát
động phong trào học tập bạn Nghĩa ?
- Thành đoàn TP. HCM phát động phong
trào học tập bạn Nghĩa vì bạn Nghĩa là
một tấm gương tốt với những việc làm
giản dị mà bất kỳ ai cũng có thể làm
như thế được . Cụ thể là :
+ Thương mẹ, giúp đỡ mẹ.
+ Là HS biết kết hợp giữa học và hành.
+ Là HS có nhiều đầu óc sáng tạo làm
cái tời cho mẹ kéo xuốt.
+ Học tập Nghĩa là noi theo 1 tấm gương

có hiếu với cha mẹ, có ý thức học tập kết
hợp học và hành, sáng tạo đó là việc làm
nhỏ nhưng ý nghĩa lớn.
? Nếu mọi HS đều làm được như bạn
Nghĩa thì có ích lợi gì ?
- Nếu mọi HS đều làm được như Nghĩa
thì đời sống sẽ vô cùng tốt đẹp bởi sẽ không
còn HS lười biếng, hư hỏng hoặc phạm
tội.
Bước 3 : Lập dàn ý :
TRANG 23
Giáo án ngữ văn 9
? Phần MB, em cần nêu được những ý gì ? a) Mở bài :
- Giới thiệu hiện tượng Phạm Văn Nghĩa
- Nêu tóm tắt ý nghĩa của tấm gương
Phạm Văn Nghĩa.
? Phần TB cần đạt nội dung gì ? b) Thân bài :
- Phân tích ý nghĩa về những việc làm
của Nghĩa.
- Đánh giá việc làm của Nghĩa.
- Nêu ý nghĩa của việc phát động phong
trào học tập Phạm Văn Nghĩa.
? Phần KB cần đạt nội dung gì ? c) Kết bài :
- Nêu ý nghĩa giáo dục của tấm gương
Phạm Văn Nghĩa.
- Rút ra bài học cho bản thân.
GV chốt * Ghi nhớ (SGK)
HS đọc chậm, ghi nhớ.
III - LUYỆN TẬP : Lập dàn bài cho đề 4 (theo các thao tác đã học)
MB : Giới thiệu Nguyễn Hiền nhà nghèo, ham học, thông minh.

TB : 1) Hoàn cảnh của Nguyễn Hiền.
2) Tư chất đặc biệt của Nguyễn Hiền.
3) Nguyễn Hiền thành công (sự vượt khó) của Nguyễn Hiền.
KB : - Ý nghĩa của tấm gương vượt khó Nguyễn Hiền.
- Rút ra bài học cho bản thân.
IV - HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
1) Đọc kỹ các VD và phần phân tích.
2) Biết phân tích đề, các bước làm bài văn nghị luận về 1 hiện tượng vấn đề đời
sống.
3) Thuộc ghi nhớ.
4) Chuẩn bị bài tiếp theo : Chương trình địa phương.
TRANG 24
Giáo án ngữ văn 9
TUẦN 22
Ngày soạn
TIẾT 101
CHUẨN BỊ CHO CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
PHẦN TẬP LÀM VĂN
A. Mục tiêu bài dạy :
Giúp h/s
- Tập trung suy nghĩ về một hiện tượng thực tế ở địa phương
- Viết một bài văn trình bày vấn đề đó với suy nghĩ, kiến nghị của mình dưới các
hình thức thích hợp: tự sự, miêu tả, nghị luận, thuyết minh.
B. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định
2. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của h/s
3. Bài mới:
I. Giáo viên hướng dẫn h/s làm công việc chuẩn bị:
1) Xác định những vấn đề có thể viết ở địa phương
a. Vấn đề môi trường:

- Hậu quả của việc phá rừng với các thiên tai như lũ lụt, hạn hán
- Hậu quả của việc chặt phá cây xanh với việc ô nhiễm bầu không khí đô thị
- Hậu quả của rác thải khó tiêu huỷ (bao bì li lông, chai lọ bằng bằng nhựa tổng
hợp… ) đối với việc canh tác trên đồng ruộng ở nông thôn.
b. Vấn đề quyền trẻ em:
- Sự quan tâm của chính quyền địa phương: Xây dựng và sửa chữa trường học,
nơi vui chơi giải trí, giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.
- Sự quan tâm của nhà trường: XD cảnh quan sư phạm, tổ chức dạy học và các
hoạt động tham quan, ngoại khoá.
- Sự quan tâm của gia đình: cha mẹ là tấm gương cho con cái
có những biểu hiện bạo hành hay không?
c. Vấn đề xã hội:
- Sự quan tâm giúp đỡ đối với các gia đình chính sách (thương binh, liệt sĩ, các
bà mẹ anh hùng), những gia đình có hoàn cảnh khó khăn (thiên tai, tai nạn, bệnh
hiểm nghèo)
- Những tấm gương sáng về lòng nhân ái, đức hi sinh của người lớn và trẻ em.
2) Xác định cách viết:
a. Yêu cầu về nội dung:
- Sự việc, hiện tượng được đề cập phải mang tính phổ biến trong xã hội
- Trung thực, có tính xây dựng, không cường điệu, không sáo rỗng
- Phân tích nguyên nhân phải đảm bảo tính khách quan và có sức thuyết phục
- Nội dung bài viết giẩn dị, dễ hiểu, tránh kiến thức sách vở dài dòng
b. Yêu cầu về cấu trúc:
- Bài viết phải đủ 3 phần: MB, TB, KB ; Bài viết phải có LĐ, LC, LL rõ ràng.
TRANG 25

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×