Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Động vật Không có thể xoang (Acoelomata) - Phát sinh chủng loại ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.69 KB, 6 trang )


Động vật Không có thể xoang
(Acoelomata) - Phát sinh
chủng loại



Nhiều đặc điểm chứng tỏ quan hệ họ hàng của
giun vòi với giun dẹp có lông như:
+ Cơ thể có phủ tiêm mao, thiếu thể xoang và
có nhu mô đệm
+ Hệ thần kinh và giác quan (mắt) giống giun
dẹp
+ Hệ bài tiết là nguyên đơn thận
+ Trứng phân cắt xoắn ốc xác định như các giun
dẹp có tiêm mao
+ Ấu trùng Pilidi giống với Muller
Như vậy giun vòi có quan hệ với sán lông, có
thể từ ruột thẳng, tiến hoá theo
hướng hình thành ruột sau, hệ tuần hoàn và hệ
cơ.
Tuy nhiên những dẫn liệu mới về sinh học phân
tử của chuỗi rARN 18S (nghiên cứu của
Turbeville, Raff, 1992) trong cấu trúc khoang
máu, sự tương đồng của thể xoang của bao vòi
của giun vòi và thể xoang của động vật có thể
xoang cho thấy giun vòi gần với các động vật có
thể xoang hơn là gần với giun dẹp.


Quan hệ phát sinh của các ngành động vật


có xoang giả (Pseudocoelomata)

Đối với nhóm động vật có xoang giả một số đặc
điểm về hình thái, phát triển hay hoá thạch được
coi trọng hơn trước khi tham khảo các đặc điểm
khác. Có thể nêu các đặc điểm như: sinh trưởng
có lột xác hay không, nguyên đơn thận có cấu
tạo điển hình hay không, có vòi thò ra thụt vào
hay không và nhất là các nghiên cứu mới về cấu
trúc của chuỗi gen rARN 18S và bản chất của
tầng cuticula…

Giun tròn và trùng bánh xe là 2 nhóm động vật
có xoang giả được biết rộng rãi nhất vì có số
lượng loài lớn và là nhóm rộng sinh thái.
Nhóm Gnathostomulida là nhóm tiến hoá thấp,
có thể liên quan đến giun bụng lông và trùng
bánh xe. Một số nhóm khác thì có một số đặc
điểm thích nghi với lối sống như giun tròn với
đời sống ký sinh, trùng bánh xe với bánh xe và
bộ phận nghiền, nhóm động vật Entoprocta
còn có lông bắt mồi và có lối sống bám…

Một số công trình nghiên cứu sinh học phân tử
gần đây như của Smith và cộng sự (1996),
Aguinaldo và Lake (1998), Zrzavy, Mihuka
(1998)… đã có những gợi ý mới để hình dung
quan hệ phát sinh chủng loại của các ngành
động vật. Có thể sắp xếp các ngành động vật có
xoang giả thành 3 nhóm:

- Nhóm thứ nhất gồm trùng bánh xe và giun đầu
gai gần với giun dẹp.
- Nhóm thứ 2 gồm Priapulida, Kinorhyncha và
Loricifera gần với chân khớp.
- Nhóm thứ 3 gồm giun tròn và giun cước cũng
gần với chân khớp. Nhóm 2 và 3 được xếp
chung vào một nhóm lớn là Ecdyzozoa (Động
vật lột xác). Giun bụng lông và Gnathostomum
có vị trí trung gian giữa một bên là nhóm 1 bên
kia là nhóm 2 và 3. Như vậy theo quan điểm này
thì xoang giả không thể hiện một hướng tiến
hoá riêng mà ít nhất có 2 hướng biểu hiện: Một
hướng gắn liền với hình thành xoang cơ thể từ
giun dẹp, hướng thứ 2 gần với thể xoang của
chân khớp (hình 5.23)
Hương Thảo (theo giáo trình ĐVKXS)

×