Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Giấc ngủ ngon và sức khỏe pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.96 KB, 5 trang )

Giấc ngủ ngon và sức khỏe

Sau những giờ làm việc, cơ thể cần một giấc ngủ để nghỉ ngơi và điều hòa
lại những hoạt động quá sức trong ngày. Giấc ngủ cần thiết mỗi ngày thường là 7
hoặc 8 tiếng, tuy nhiên vài người chỉ cần 5 tiếng mỗi ngày và cũng có người cần 9
đến 10 tiếng mỗi ngày cho giấc ngủ. Giấc ngủ có lợi cho sức khỏe là giấc ngủ phù
hợp với cơ thể của bạn, thời gian đủ là thời gian giúp cho bạn có thể tỉnh táo và
linh hoạt vào ngày làm việc hôm sau. Nói cách khác, đánh giá một giấc ngủ đủ
dựa vào hiệu quả làm việc của ngày hôm sau.
Thế nào là bệnh mất ngủ?
Bệnh mất ngủ là khó đi vào giấc ngủ hoặc giấc ngủ bình thường bị xáo
trộn. Nếu không ngủ được vào ban đêm, bạn thường không đủ sức làm việc thật
tốt vào ngày hôm sau. Tuy nhiên, chứng mất ngủ thường xuyên hoặc kinh niên có
thể do bệnh lý, stress, điều kiện ngủ tệ, hoặc những thay đổi trong cuộc sống
(người thân mất, mất việc làm, chuyện tình cảm). Trầm cảm cũng là một trong
những nguyên nhân gây ra chứng mất ngủ.
Mỗi người đều có một đồng hồ sinh học, và chu kì thức - ngủ; tương ứng
với chu kì sáng - tối. Y học ngày nay đã chứng minh được rằng nếu như bạn phá
vỡ chu kì thức - ngủ tự nhiên; ví dụ, sinh viên thức trắng đêm học bài, làm việc
tăng ca đêm; kết quả là phải ngủ bù. Thời gian ngủ bù không phải tương ứng với
thời gian bạn không ngủ mà nó thường đòi hỏi nhiều hơn, kèm thay đổi tâm trạng,
kích thích hoặc cảm thấy mệt mỏi.
Làm sao để sắp đặt một đồng hồ sinh học tốt?
Phải tìm ra nguyên nhân gốc của chứng mất ngủ trước khi nhờ đến tác dụng
của thuốc; và việc điều trị chỉ là cách làm khi thật cần đễ tạo một chu kì tốt cho
sức khỏe.

Vài điều cần lưu ý nhằm có giấc ngủ ngon
1. Tập thể dục mỗi sáng, hoặc buổi trưa. Không nên tậo thể dục nhiều vào
buổi chiều tối, nó làm cơ thể bạn kích thích và dẫn đến khó ngủ.
2. Nếu đói có thể ăn nhẹ trước khi ngủ, ví dụ uống ly sữa hoặc ăn một chút


bánh.
3. Phòng ngủ thích hợp. Không nên nhập phòng ngủ với phòng đọc sách,
phòng học, làm việc hoặc TV.
4. Giấc ngủ thích hợp với nơi yên tĩnh, tối và nhiệt độ vừa phải.
5. Có thể tắm sơ trước khi ngủ, hoặc nghe nhạc nhe.
6. Cố gắng tạo một thời khóa biểu tốt; đi ngủ và thức dậy điều độ đúng giờ.
7. Thư giãn. Khi có việc căng thẳng, luyện tập những bước thư giãn nhằm
thoải mái hơn để dễ dàng đi vào giấc ngủ.
Nắm chặt hai bàn tay, gồng nhẹ một chút, sau đó thư giãn. Tương tự với
cánh tay và vùng cổ, sau đó bụng và chân. Hít thật sâu, thở ra nhẹ nhàng, từ từ.
8. Nếu thức giấc giữa đêm, thử tập bài tập thư giãn để giúp trở lại giấc ngủ.
Nếu không thể ngủ sau 20 phút, đi ra khỏi giường, làm việc khác như đọc sách,
xem TV, cố gắng thoát khỏi những suy nghĩ lo âu, tìm cách thư giãn cho đến khi
bạn buồn ngủ.
9. Nếu như phải làm việc theo ca hoặc thời khóa biểu thay đổi đột ngột, cố
gắng giữ vững đồng hồ sinh học thường ngày của bạn.
Những điều cần tránh
1. Tránh dùng chất caffein sau 2 giờ chiều – ví dụ, trà, café, CocaCola,
chocolate.
2. Không ăn quá nhiều trước khi ngủ.
3. Tránh uống rượu vào buổi tối. Rượu có thể dễ dàng làm bạn ngủ, nhưng
bản thân nó phá vỡ đồng hồ sinh học của bạn và có thể làm bạn thức dậy sớm vào
ngày hôm sau.
4. Không nên chợp giấc, trừ khi bạn tạo ra một thói quen như thế (ví dụ ngủ
trưa).
5. Không nên hút thuốc lá gần giờ ngủ hoặc trong đêm. Nicotine là một
chất kích thích mạnh, nó có thể phá vỡ chu kì thức - ngủ của bạn. Tốt nhất không
hút thuốc lá!
6. Thuốc ngủ không phải là một cách giải quyết tốt. Nó ngoài phá vỡ đồng
hồ sinh học của bạn, còn có thể gây nghiện, nên chỉ được sử dụng trong thời gian

ngắn, có chỉ định của bác sĩ. Nếu bạn mắc chứng trầm cảm gây mất ngủ, thuốc
chống trầm cảm sẽ có tác dụng tốt hơn.

×