Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Những thắc mắc thường gặp về thuốc và sức khỏe – Kỳ 5 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (266.22 KB, 6 trang )

Những thắc mắc thường gặp về thuốc và sức khỏe – Kỳ 5:
Viêm cột sống dính khớp, uống thuốc gì?

Hình ảnh viêm cột sống dính khớp.
Viêm cột sống dính khớp có thể uống thuốc gì thưa bác sĩ? Uống thế nào
cho hiệu quả?
Ngô Văn Đức (Bắc Giang)
Viêm cột sống dính khớp (VCSDK) là thấp viêm liên quan đến cột sống và
các khớp ngoại biên cũng như các điểm bám gân. Bệnh được đặc trưng bởi viêm
khớp cùng chậu hai bên và cốt hoá các dây chằng cạnh cột sống tạo cầu xương,
bệnh tiến triển từng đợt.
Mục đích của điều trị VCSDK là làm dịu đau, giảm tình trạng viêm và
tránh các biến chứng. Trong điều trị, các bác sĩ thường chỉ định cho bệnh nhân
dùng thuốc chống viêm không steroid (CVKS). Các thuốc CVKS chống lại đau và
chống viêm, thường chỉ định đường uống như Voltaren 75 mg, Celebrex 200 mg,
Mobic 7,5 mg
Nên uống thuốc với nhiều nước để giảm triệu chứng ở tiêu hóa. Trường hợp
đau ban đêm, nên uống thuốc lúc đi ngủ ở tư thế đứng hoặc ngồi.
Không nên phối hợp nhiều thuốc CVKS với nhau hoặc uống quá liều. Nếu
hiệu quả không đủ, bệnh nhân có thể uống thêm các thuốc giảm đau (như
paracetamol), nếu vẫn chưa dễ chịu nên xin ý kiến bác sĩ để thay đổi thuốc.
Tuy nhiên khi sử dụng thuốc CVKS có thể gây nên một vài biến chứng về
tiêu hóa thường gặp như loét dạ dày - tá tràng. Khi sử dụng thuốc CVKS cần tránh
uống rượu và hút thuốc lá. Phối hợp các thuốc bảo vệ dạ dày trong giai đoạn uống
thuốc CVKS. Ngoài ra, thuốc CVKS có thể làm tăng huyết áp động mạch, suy
thận
Tốt nhất, bạn nên đi khám để được bác sĩ chỉ định dùng thuốc cụ thể.
Dùng thuốc gì để làm giảm trào ngược dạ dày thực quản?
Tôi năm nay 32 tuổi, thời gian vừa qua xuất hiện đau và nóng rát vùng
thượng vị, chủ yếu xuất hiện sau khi ăn, đi khám được bác sĩ chẩn đoán trào
ngược dạ dày thực quản – viêm thực quản độ B do trào ngược. Tôi xin hỏi hiện


nay có thuốc nào uống để làm giảm tác động của dịch trào ngược lên thực quản
không, vì theo tôi được biết nếu cứ để viêm thực quản kéo dài có thể dẫn tới ung
thư thực quản.
Trần Văn Thoan (Quảng Ninh)
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản
(GERD) là một vấn đề lâm sàng rất
thường gặp, đó là tình trạng trào ngược
từng lúc hay thường xuyên các chất từ dạ
dày lên thực quản, bệnh không chỉ gây
khó chịu cho bệnh nhân mà còn có nguy
cơ gây ra những biến chứng nặng nề như
loét, hẹp, chảy máu thực quản, thậm chí dẫn tới ung thư. Chính vì vậy có rất nhiều
nghiên cứu với nhiều thuốc ra đời nhằm điều trị nguyên nhân, điều trị triệu chứng,
điều trị biến chứng, tuy nhiên hiện nay điều trị triệt để trào ngược dạ dày thực
quản vẫn là vấn đề còn nan giải. Hiện nay có một số thuốc sau được đưa vào điều
trị nhằm giảm tác động có hại của trào ngược:
Các thuốc tạo màng ngăn dạ dày - thực quản:

- Alginat (biệt dược gaviscon, topaal): acid alginic khi tiếp xúc với HCl sẽ
tạo thành một lớp bọt nổi lên trên dịch vị. Trong trường hợp trào ngược nhờ lớp
gel này sẽ bảo vệ cho niêm mạc thực quản khỏi bị tác động của acid dạ dày. Có
thể uống sau mỗi bữa ăn và trước lúc đi ngủ.
- Dimeticol (gel polysilan) là một chất bảo vệ niêm mạc tương tự như trên.
Nhóm thuốc có tác dụng bảo vệ niêm mạc: Sucralfat gắn với protein tạo
hàng rào bảo vệ niêm mạc dạ dày thực quản chống lại các tác nhân từ dạ dày.
Thường chỉ định sucralfat trong các trường hợp bệnh trào ngược từ vừa đến nặng.
Sucralfat dạng viên nén hoặc gói ngũ dịch 1g, uống trước bữa ăn và lúc đi ngủ,
tránh dùng antacid hoặc kháng histamin H2 khoảng 30 phút trước hoặc sau khi
uống sucralfat.
Đặc biệt, bên cạnh việc dùng thuốc thì việc duy trì chế độ ăn uống sinh hoạt

hợp lý sẽ góp phần quan trọng trong việc điều trị bệnh lý trào ngược dạ dày thực
quản, mỗi bữa không nên ăn quá nhiều, nên ăn làm nhiều bữa, 4 - 5 bữa mỗi ngày,
mỗi bữa ăn ít một; không nên ăn chất lỏng, nên ăn đặc, khô; sau khi ăn không nên
nằm nhiều, ngồi ở tư thế cúi ra phía trước nằm ngủ ở tư thế đầu cao; bỏ hẳn một
số thức ăn làm giảm trương lực cơ vòng: sôcôla, thuốc lá, cà phê, chất mỡ, nước
khoáng có ga; Ăn chậm, nhai nát kỹ, tránh nuốt hơi vào dạ dày; không được dùng
một số thuốc làm giảm trương lực cơ vòng dưới thực quản như estrogen,
progesteron, anticholinergic, barbituric, ức chế calci, diazepam, theophylin. Chỉ
phẫu thuật khi điều trị nội khoa không khỏi và khi có biến chứng nặng nề
Viêm mũi vì thuốc
Thuốc có thể gây viêm mũi không? Tại sao?
Trịnh Bá Đức
(Tuyên Quang)
Thuốc có thể gây
viêm mũi. Điều này nghe
có vẻ vô lý nhưng sự thực
là rất nhiều loại thuốc
khác nhau có thể gây
viêm mũi hoặc làm nặng tình trạng viêm mũi đã có từ trước, trong đó gặp nhiều
nhất là các thuốc hạ huyết áp. Reserpine, guanethidine, phentolamine, methyldopa,
prazosin, các thuốc chẹn beta giao cảm (như propranolol ) và các thuốc ức chế
men chuyển (như captopril, enalapril ) đều được ghi nhận có thể gây biểu hiện
ngạt mũi và chảy nước mũi. Một số nhóm khác như chlorpromazin và viên tránh
thai uống cũng đều có khả năng gây ra các biểu hiện này. Aspirin và các thuốc
chống viêm giảm đau (như diclofenac, mofen) có thể gây chảy nước mũi.
Chảy mũi do các thuốc này có thể xảy ra đơn thuần hoặc đồng thời với các
biểu hiện dị ứng khác như hen phế quản, nổi mày đay, phù mắt, môi Các thuốc
kháng leukotrien như motelukast là sự lựa chọn tốt nhất để điều trị các trường hợp
này. Một số thuốc gây nghiện như cocaine, nếu dùng kéo dài có thể gây kích ứng
và viêm mũi, thậm chí loét vách ngăn. Các thuốc co mạch xịt tại chỗ như


oxymetazolin, xylomethazolin nếu dùng liên tục quá 5 - 7 ngày có thể gây tình
trạng viêm mũi quá phát khi ngưng thuốc đột ngột. Khi tình trạng này xảy ra,
người bệnh sẽ bị ngạt mũi kéo dài và liên tục phải dùng thuốc để giảm ngạt mũi.
Thời gian và cường độ tác dụng của thuốc cũng giảm dần khiến người bệnh phải
tăng dần liều thuốc. Nếu dùng kéo dài, cuốn mũi có thể bị phì đại gây ra viêm mũi
quá phát.

×