Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Phòng ngừa tiêu chảy cấp pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.19 KB, 5 trang )

Phòng ngừa tiêu chảy cấp


Phòng ngừa tiêu chảy cấp khi đi du lịch

1. Không ăn uống ở những nơi có điều kiện vệ sinh kém như: lề đường,
chợ, hàng rong Nên ăn những thức ăn chín, không ăn các thức ăn sống (thịt, hải
sản ôi thiu).

2. Tránh dùng nước lã, nước đá, sữa tươi không tiệt trùng. Nên đem
theo nước đóng chai.

3. Hoa quả phải rửa sạch và gọt vỏ

4. Trước khi đi du lịch 2-3 ngày và trong suốt thời gian đi du lịch, nên
uống men vi sinh phòng ngừa. Ví dụ: Antibio, lactinal Men vi sinh sẽ bổ sung
một lượng lớn vi sinh có ích. Ðây là các vi khuẩn tự nhiên (cũng có trong sữa
chua) có nguồn gốc từ người. Các vi khuẩn lactic sẽ sinh sôi phát triển rất nhanh,
cạnh tranh không cho vi khuẩn có hại gây tiêu chảy có khả năng xâm nhập. Ngoài
ra, các vi khuẩn có ích này còn ức chế các vi khuẩn có hại tạo ra môi trường a xít,
các kháng sinh tự nhiên, chất kháng lại độc tố enterotoxin của E.coli và kích thích
hệ miễn dịch của cơ thể. một hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh là cách tự nhiên
nhất giúp phòng ngừa tiêu chảy.

Xử trí thế nào khi bị tiêu chảy cấp ?

1. Uống bù nước và điện giải: tốt nhất nên dùng gói Oresol pha với một lít
nước tiệt trùng và uống sau mỗi lần đi tiêu (hoặc viên Hydrite : 1 viên pha với 200
ml nước). Uống theo nhu cầu cho đến khi hết khát và ngưng đi phân lỏng. Có thể
uống nước dừa, nước hoa quả sạch, nước muối đường (1 lít nước + 1 thìa muối + 8
thìa đường). Ðặc biệt cần chú ý đến trẻ nhỏ vì trẻ em bị mất nước rất nhanh dễ gây


nguy hiểm đến tính mạng.

2. Nên uống men vi sinh:

Khi bạn bị tiêu chảy, cân bằng vi sinh đường ruột bị phá vỡ, các vi khuẩn
có hại chiếm đa số và tiết ra các độc tố làm vấn đề ngày càng trầm trọng thêm.
Men vi sinh sẽ bổ sung một lượng lớn các vi sinh có ích. Chúng kiểm soát không
cho các vi khuẩn có hại phát triển, tạo môi trường a xít, tiết ra các chất diệt khuẩn,
các kháng sinh tự nhiên, kích thích hệ miễn dịch nên giúp rút ngắn thời gian tiêu
chảy.

3. Tiêu chảy là 1 phản ứng của cơ thể để loại trừ các vi khuẩn và các độc
tố của chúng ra khỏi cơ thể, do đó không nên uống các thuốc cầm tiêu chảy hay
ức chế nhu động ruột.

4. Kháng sinh chỉ được dùng khi nghi ngờ bị tả, lị hoặc có kết quả thử
phân, nên theo chỉ định của bác sĩ.

5. Nên ăn các thức ăn lỏng, dễ tiêu như cháo, súp, chia nhỏ bữa ăn. Tránh
ăn các sản phẩm bơ sữa, cà phê, bia rượu, cá nước giải khát có gas.




Khi nào cần đi bác sĩ

1. Ðau bụng quằn quại, đau bụng lâu.

2. Trong phân có lẫn máu, phân có mùi khẳm.


3. Tiêu chảy kèm nôn ói trong vòng 24 giờ.

4. Tiêu chảy nặng liên tục.

5. Sốt cao lâu hơn 48 giờ.

6. Có dấu hiệu của mất nước nặng như: khô môi, mắt trũng, bí tiểu.

×