Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Nguồn gốc và hướng tiến hoá của thú (Mamalia) pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.12 KB, 7 trang )



Nguồn gốc và hướng tiến
hoá của thú (Mamalia)




1. Nguồn gốc
Bò sát phát triển mạnh ở đại Trung sinh.
Trong nhóm Bò sát hình thú (Therapsida) có
nhóm bò sát răng thú (Theriodontia) cũng phát
triển mạnh và có thể là tổ tiên của thú.
Bò sát răng thú xuất hiện và tồn tại ở kỷ Pecmi,
mang đặc điểm nguyên thủy của bò sát như: đốt
sống lõm 2 mặt, hộp sọ nhỏ, có xương sườn, cổ
cử động được. Ngoài ra có những đặc điểm của
thú như: Răng phân hoá, cắm vào lỗ chân răng
của hàm, lồi cầu chia thành 2 hay 3 phần, chân
chuyển vào phía trong cơ thể giúp con vật di
chuyển nhanh hơn, săn mồi hiệu quả hơn. cấu
tạo xương của phần đầu biến đổi quan trọng
như: Có xương khẩu cái thứ sinh, xương răng
phát triển và có mấu khớp với sọ, một số xương
cùng với xương vuông tiêu giảm, hàm khoẻ
Nhóm này có não bộ phát triển, đường hô
hấp và tiêu hoá tách biệt nhau hoàn toàn.
2. Thú nguyên thủy
Hoá thạch của thú cổ xưa nhất tìm thấy vào kỷ
Tam diệp. Chúng có kích thước bằng chuột
cống, có răng cửa lớn, thiếu răng nanh, răng


hàm có nhiều mấu, chúng thuộc nhóm thú răng
nhiều mấu (Multituberculata). Nhóm này phát
triển qua kỷ Jura, Bạch phấn và bị tiêu diệt vào
đầu kỷ Đệ tam. Có thể xem chúng là tổ tiên trực
tiếp hay rất gần với tổ tiên của thú đơn huyệt
(Monotreemata).
Cuối kỷ Tam diệp, đầu Jura xuất hiện tổ tiên
nhóm thú đẻ con (Theria), đây là các loài thú có
kích thước nhỏ, răng đã phân hoá thành răng
cửa, nanh, hàm. Do răng hàm có 3 mấu nên
được gọi là Thú răng 3 mấu (Trituberculata),
thức ăn của chúng là côn trùng. Thú răng 3
mấu tiến hoá thành 3 bộ, bộ Triconodonta
và Symmetrodonta bị tuyệt chủng vào đầu kỷ
Bạch phấn, bộ thứ 3 là Pantotheria là tổ tiên của
thú túi (Metatheria) và thú nhau (Eutheria).
Cuối đại Trung sinh, do khí hậu thay đổi đột ngột
làm cho đời sống của bò sát gặp nhiều khó
khăn. Nhóm thú nhờ có thân nhiệt cao và ổn
định, não bộ phát triển, đẻ con nên chịu đựng
được sự thay đổi khí hậu tốt hơn. Sau đó khí
hậu tiếp tục biến đổi xấu đi và bò sát gần như bị
tuyệt diệt, còn chim và thú trở thành nhóm động
vật thống trị trên mặt đất.
3. Sự phát triển tiến hóa của Thú
Từ kỷ Bạch phấn xuất hiện Thú túi, có thời kỳ
phát triển rất mạnh khắp lục địa, nhưng chúng bị
Thú nhau cạnh tranh, nên đến giữa kỷ Đệ tam
Thú túi chỉ còn lại ít loài ở châu Úc, nam Mỹ và
phát triển đến ngày nay. Thú nhau và Thú túi có

cùng nguồn gốc, từ Thú răng 3 mấu
(Trituberculata). Ngay từ khi xuất hiện, Thú
nhau phân hoá thành 2 hướng chính là:
- Thú chuyên ăn thịt (Procreodonta) phát triển
theo 2 hướng:
+ Một hướng hình thành thú ăn thịt cổ
(Creodonta), từ đây phát sinh ra các bộ Thú ăn
thịt, bộ Chân vịt, bộ Cá voi, bộ Guốc ngón chẵn.
+ Một hướng hình thành Thú có guốc cổ
(Condylarthra), từ đó phát sinh các bộ:
Notoungulata (đã tuyệt chủng vào kỷ Plioxen),
bộ Voi, bộ Đa man, bộ Bò nước, bộ Guốc ngón
lẻ và bộ Răng ống.
- Thú chuyên ăn côn trùng (Protoinsectivora)
phát triển thành các hướng khác nhau:

Nguồn gốc và quan hệ phát sinh của lớp Thú
(theo Hickman)
+ Một hướng Hình thành bộ Taeniodonta (đã
tuyệt chủng vào kỷ Eoxen)
+ Một hướng hình thành bộ Tê tê và bộ Thiếu
răng
+ Một hướng hình thành bộ Tillodonta (đã tuyệt
chủng vào kỷ Eoxen)
+ Một hướng hình thành bộ Gậm nhấm, bộ Thỏ
+ Một hướng hình thành bộ Ăn sâu bọ, bộ Dơi,
bộ Khỉ hầu
Sự tiến hoác của Thú nhau (Eutheria) xảy ra từ
kỷ Đệ tam, đến cuối kỷ này thì Thú nhau đã
phân hoá như hiện nay.

Quỳnh Hoa

×