Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Ôn thi ĐH môn Văn phần 2 điểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (373.59 KB, 22 trang )

Trường THPT Đức Thọ Giáo án Ôn thi Ngữ văn 12
CÁC CÂU HỎI TRỌNG TÂM 2ĐIỂM ÔN THI ĐẠI HỌC MÔN NGỮ VĂN
CÁC TÁC GIẢ VĂN HỌC VIỆT NAM CẦN CHÚ Ý
I) NAM CAO (1917-1951)
Câu 1: Trình bày nội dung sáng tác của Nam Cao trước và sau CMT8:
Sự nghiệp văn học của Nam Cao trải dài trên hai thời kì,trước và sau CMT8:
a.Trước CMT8: sáng tác của Nam Cao tập trung vào 2 đề tài chính:
- Đề tài người trí thức tiểu tư sản nghèo: tiêu biểu là các tác phẩm “Những truyện không
muốn viết”, “Trăng sáng”, “Đời thừa”, “Sống mòn”.Trong khi mô tả hết sức chân thực tình
cảnh nghèo khổ,bế tắc của những nhà văn nghèo,những “Giáo khổ trường tư”,học sinh thất
nghiệp Nam Cao đã làm nổi bật tấn bi kịch tinh thần của họ,đặt ra những vấn đề có ý nghĩa
xã hội to lớn.Đó là tấn bi kịch dai dẳng của người trí thức,những người có ý thức sâu sắc về
giá trịđời sống và nhân phẩm,muốn sống có hoài bão,nhưng lại bị gánh nặng cơm áo và hoàn
cảnh XH làm cho “chết mòn”, phải sống “Đời thừa”.
- Đề tài về người nông dân: “Chí Phèo”, “Trẻ con không được ăn thịt chó”, “Một bữa no”,
“Lão Hạc”, Ở đề tài này,Nam Cao thường nhắc đến những hạng cố cùng,những số phận
hẩm hiu bị ức hiếp,bị lưu manh hóa Nhà văn đã kết án sâu sắc cái XH tàn bạo làm hủy diệt
cả nhân tính của những con người lương thiện. Ở một số tác phẩm,Nam Cao đã thể hiện
niềm xúc động trước bản chất đẹp đẽ,cao quý trong tâm hồn họ(Lão Hạc).
b.Sau CMT8: Nam Cao sáng tác để phục vụ công cuộc kháng chiến,truyện ngắn “Đôi mắt”,
“Nhật ký ở rừng”và tập bút kí “Chuyện biên giới” của ông thuộc vào những sáng tác đặc sắc
nhất của nền văn học mới sau CM còn rất non trẻ khi đó.Ngòi bút Nam Cao vừa tỉnh táo,sắc
lạnh,vừa nặng trĩu suy tư và đằm thắm yêu thương. Nam Cao là cây bút bậc thầy,ông xứng
đáng được coi là một nhà văn lớn giàu sức sáng tạo của nền văn học VN.
Câu 2: Trình bày Tuyên ngôn nghệ thuật của Nam Cao
Tuyên ngôn nghệ thuật của Nam Cao chủ yếu được thể hiện qua những phương diện sau:
a. Lên án thứ văn chương nghệ thuật vị nghệ thuật:“Chao ôi! Nghệ thuật không cần phải là
ánh trăng lừa dối,không nên là ánh trăng lừa dối,nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ
kia,thoát ra từ kiếp lầm than”(Trăng Sáng)
b. Truyện ngắn “Đời thừa” có lẽ là nơi Nam Cao phát biểu đầy đủ nhất về quan niệm nghệ
thuật của mình:


- Một tác phẩm “thật giá trị” thì phải có nội dung nhân đạo sâu sắc : “Nó phải chứa đựng
được một cái gì lớn lao,mạnh mẽ,vừa đau đớn lại vừa phấn khích.Nó ca tụng tình
thương,tình bác ái,sự công bình…Nó làm cho người gần người hơn.”
- Nhà văn đòi hỏi cao sự tìm tòi sáng tạo và lương tâm người cầm bút: “Văn chương không
cần đến những người thợ khéo tay,làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho.Văn chương chỉ dung
nạp những người biết đào sâu,biết tìm tòi,khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những
cái gì chưa có.”
- Văn chương đòi hỏi phải có trách nhiệm của người cầm bút: “Sự cẩu thả trong bất cứ nghề
gì cũng là một sự bất lương.Nhưng cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện.”
c. Trong tác phẩm “Đôi mắt” viết sau CM, Nam Cao đã nêu lên quan điểm riêng của
mình: “Vẫn giữ đôi mắt ấy để nhìn đời thì càng đi nhiều,càng quan sát lắm,người ta chỉ càng
GV: Trần Nam Phong
1
Trường THPT Đức Thọ Giáo án Ôn thi Ngữ văn 12
thêm chua chát và chán nản.” Tức là phải có sự cách tân trong ngòi bút,tìm tòi và hiểu biết
sâu rộng về thực tế để phục vụ sáng tác văn chương.

II) NGUYỄN ÁI QUỐC – HỒ CHÍ MINH (1890-1969):
Câu 1: Quan điểm sáng tác của HCM:
- HCM xem văn nghệ là một hoạt động tinh thần phong phú và phục vụ có hiệu quả cho
sự nghiệp CM,là công cụ hỗ trợ chiến đấu:Văn chương trong thời đại CM phải có chất thép
“Nay ở trong thơ nên có thép/Nhàthơ cũng phải biết xung phong”.
- Người luôn yêu cầu tính chân thực và tính dân tộc:Người khuyên các nghệ sĩ phải bớt
đi chất mơ mộng,tăng thêm chất hiện thực.Phải miêu tả cho hay,cho chân thật,cho hùng
hồn.Phải diễn đạt giản dị,dễ hiểu,giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
- Bác luôn quan tâm đến đối tượng thưởng thức từ đó quyết định hình thức và nội dung
của tác phẩm văn học: Đối tượng chính là quần chúng nhân dân.Trước khi viết,Người luôn
đặt ra và trả lời các câu hỏi: Viết cho ai(đối tượng thưởng thức), Viết cái gì(nội dung), Viết
để làm gì(mục đích viết), Viết như thế nào(cách viết)
*KL: nhờ có hệ thống quan điểm này,tác phẩm văn chương của Bác vừa có giá trị tư

tưởng,tình cảm,nội dung thiết thực mà còn có nghệ thuật sinh động,đa dạng.
Câu 2: Trình bày sự nghiệp sáng tác của HCM:
Sự nghiệp sáng tác của Người được quy tụ chủ yếu trên ba lĩnhvực:
a) Văn chính luận:
- Nội dung: cổ vũ tinh thần đấu tranh CM củanhân dân,tố cáo tội ác của thực dân,đế quốc.
- Tác phẩm tiêu biểu:
+ Bản án chế độ thực dân Pháp(1925): tác phẩm có giá trị hiện thực sắc sảo là bản án tố cáo
tội ác tày trời của thực dân Pháp đối với nhân dân các nước thuộc địa.
+ Tuyên ngôn độc lập(1945): văn kiện chính trị có ý nghĩa trọng đại: khai sinh ra nước VN
Dân chủ cộng hòa; là áng văn chính luận mẫu mực.
+ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến(1946),Không có gì quý hơn độc lập tự do(1966): đó là
lời hịch truyền đi vang vọng khắp non song làm rung động trái tim biết bao người Việt yêu
nước.
b) Truyện và kí:
- Nội dung: vạch trần bộ mặt gian xảo,tố cáo tội ác của thực dân,phong kiến,kêu gọi tinh
thần đấu tranh của nhân dân.
- Tác phẩm:
+ Lời than vãn của bà Trưng Trắc(1922)
+ Vi hành(1923)
+ Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu.
c) Thơ ca:
- Nhật kí trong tù: phản ánh bức tranh đen tối của XH Trung Quốc dưới thời Tưởng Giới
Thạch.Tấm lòng nhân đạo bao la “sống cho tất cả chỉ quên mình”. Đặc biệt là bức chân dung
tự họa về mặt tinh thần của người tù vĩ đại.Các tác phẩm tiêu biểu: “Chiều tối”, “Lai Tân”,
“Người bạn tù thổi sáo”…
- Thơ HCM và thơ chữ Hán HCM: cổ vũ tinh thần đấu tranh CM và thể hiện tinh thần lạc
quan,yêu nước của Hồ chủ tịch.
GV: Trần Nam Phong
2
Trường THPT Đức Thọ Giáo án Ôn thi Ngữ văn 12


III) TỐ HỮU (1920-2002)
Câu 1:Trình bày ngắn gọn nội dung từng tập thơ của Tố Hữu (sự nghiệp sáng tác)
a. Tập thơ “Từ ấy” (1937-1946): tập thơ gồm ba phầntương ứng với ba chặng đường thơ
trong mười năm hoạt động của Tố Hữu:
- Máu lửa:ca ngợi lý tưởng và kêu gọi quần chúng bị áp bức đứng lên đấu tranh
- Xiềng xích: ghi lại những cuộc đấu tranh gay go của những chiến sĩ CM trong nhà tù thực
dân.Thể hiện sự trưởng thành vững vàng của người thanh niên CM qua thử thách bộc lộ một
tâm hồn yêu đời tha thiết.
- Giải phóng: thể hiện niềm vui chiến thắng,ca ngợi CM thành công.
b. Tập thơ “Việt Bắc” (1947-1954): là chặng đường thơ của Tố Hữu trong những
năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.Tập thơ ca ngợi cuộc kháng chiến, con
người kháng chiến,đồng thời phản ánh những gian lao,lòng anh dũng của quân và dân ta.Sự
trưởng thành của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ đã đưa cuộc kháng chiến
đến thắng lợi (Cả nước, Lên Tây Bắc, Việt Bắc, Bầm ơi, Lượm…)
c. Tập thơ “Gió lộng” (1955-1961): là tiếng hát ca ngợi cuộc sống mới XHCN ở miền Bắc và
bộc lộ tình cảm tha thiết với miền Nam,đồng thời thể hiện ý chí thống nhất đất nước,tình
cảm quốc tế vô sản với các dân tộc anh em trong niềm vui,Tố Hữu không quên nhớ về quá
khứ để thấm thía những khổ đau của ông cha ( Mùa thu tới, Ba mươi năm đời ta có Đảng,
Quê mẹ…)
d. Tập thơ “Ra trận” (1962-1971) và “Máu và hoa” (1972-1977):là hai tập thơ ra đời trong
thời kì cả nước chiến đáu kiên cường,giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.Cả hai tập
thơ khẳng định phẩm chất con người VN,đồng thời là khúc ca khải hoàn kết thúc cuộc chiến
đấu,Bắc Nam một nhà,non song liền một dải (Tiếng hát sang xuân, Nước non ngàn dặm)
e. Tập thơ “Một tiếng đờn” (1992) và “Ta với ta” (1999): viết trong thời kì sau chiến thắng
1975 chan chứa niềm vui,biểu lộ những chiêm nghiệm và suy nghĩ sâu sắc trước cuộc
đời,giọng thơ vì thế trầm lắng,thấm đượm chất suy tư.Điều đáng trân trọng đó là: trước sau
Tố Hữu vẫn kiên định niềm tin vào lý tưởng và con đường CM.
Câu 2: Phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu:
a. Thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình chính trị sâu sắc: bao trùm thơ Tố Hữu là vấn đề lý

tưởng,lẽ sống: lẽ sống CM,lẽ sống cộng sản,vì mục đích chung của đất nước.Đi liền với lẽ
sống là tình cảm lớn,niềm vui lớn của con người CM đối với lãnh tụ,nhân dân,đất nước.
b. Thơ Tố Hữu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn: nhà thơ chủ yếu quan
tâm đến những vấn đề sống còn của đất nước.Cảm hứng của Tố Hữu là cảm hứng lịch sử dân
tộc chứ không phải cảm hứng thế sự đời tư,với những con người mang phong cách tiêu biểu
cho cả cộng đồng như: chị Trần Thị Lý, anh Nguyễn Văn Trỗi…
c. Thơ Tố Hữu có giọng điệu tâm tình,ngọt ngào,đày tình thương mến: xuất phát từ quan
niệm về thơ: “Thơ là tiếng nói đồng ý,đồng chí,đồng tình – Thơ là điệu hồn đi tìm những tâm
hồn đồng điệu.” Tuy nói về những vấn đề chính trị nhưng thơ Tố Hữu lại như “thơ của một
tình nhân” đầy niềm say đắm.Điều này được thể hiện qua các hô ngữ, câu cảm thán,cách
xưng hô: “anh em ơi”, “đồng bào ơi”…
d. Thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc trong nội dung và hình thức thể hiện: điều này được
thể hiện qua những thi liệu quen thuộc,gần gũi như phong cảnh quê hương đất nước,con
GV: Trần Nam Phong
3
Trường THPT Đức Thọ Giáo án Ôn thi Ngữ văn 12
người bình dân…và ngôn ngữ giản dị,dễ hiểu.Tính dân tộc còn được thể hiện ở thể thơ lục
bát, thơ bảy chữ được biến hóa linh hoạt,cùng với nhiều biện pháp tu từ cổ điển được sử
dụng nhưng lại biểu hiện được nội dung mới của thời đại.Giọng thơ mang đầy tính nhạc
điệu.
>>>>>>>>>>>>>>>>>>>ְ
CHƯƠNGTRÌNH LỚP 11:
I) HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA (Vũ Trọng Phụng)
Câu 1:Ý nghĩa nhan đề đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia”
a. Nhan đề tạo sự đối lập gây tiếng cười thâm thúy:“Tang gia” là đau đớn,u buồn,ảm đạm.
“Hạnh phúc” là sự sung sướng,được thỏa mãnnguyện vọng.Hai trạng thái đó đối lập nhau
trong một nhan đề đã tạo nên nghịchlý gây sự tò mò,chú ý ở người đọc.
b. Nhan đề góp phần bộc lộ nội dung đoạn trích: cái chết của cụ cố Tổ đã đem lại cho cả
gia đình này một niềm hạnh phúc hoan hỉ.Cái chết của cụ cố tổ đem đến hạnh phúc,sung
sướng cho tất cả con cháu,người thân và bạn bè,niềm hạnh phúc đó to lớn đến mức nó cự tự

phát bung ra,tràn trề,không kìm nén lại được.Bởi cụ cố tổ làm di chúc là sau khi cụ chết mới
được chia gia tài. Cái chết của cụ khiến cho cái chúc thư kia thực sự “bắt đầu đi vào giai
đoạn thực hành chứ không còn là lý thuyết suông nữa”,do đó ai cũng hạnh phúc.Ông Phán
mọc sừng sẽ có them vài nghìn đồng nhờ giá trị của đôi sừng hươu trên đầu.Cụ cố Hồng
hoan hỉ nghĩ đến lúc cụ mặc bộ đồ xô gai.Văn Minh thì thầm kín sung sướng vì chúc thư
được thực hiện thì ông được chia một tài sản lớn.Bà Văn Minh và ông Typn thì sung sướng
vì những bộ độ của tiệm may Âu Hóa được dịp lăng xê…nghĩa là mỗi thành viên trong gia
đình này đều có những “hạnh phúc” cho riêng họ.
c. Nhan đề góp phần tố cáo mạnh mẽ,lật tẩy bộ mặt thật của một xã hội tư sản lố lăng,kệch
cỡm,học đòi,đang làm bang hoại giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc.
Câu 2:Khi Xuân tóc đỏ không đến dự đám tang,gia đình cụ cố Hồng đã có những ứng xử
như thế nào? Ý nghĩa nghệ thuật từ những ứng xử ấy.
a. Khi Xuân tóc đỏ không đến dự đám tang,gia đình cụ cố Hồng đã có những ứng xử:
- Ông Văn Minh vì lo chuyện cưới chạy tang cho Tuyết và không biết phải đối xử thế
nào với Xuân vì Xuân tuy mang tội quyến rũ một em gái của ông và tố cáo cái tội trạng
hoang dâm của một em gái khác nữa của ông nhưng lại có công lớn trong việc gây ra cái
chết của cụ tổ. “Hai cái tội nhỏ”,“một cái ơn to” không biết phải ứng xử như thế nào nên cái
mặt của ông Văn Minh lúc nào cũng “đăm đăm chiêu chiêu” rất hợp với nhà có đám.
- Cô Tuyết: phân vân vì Xuân chưa đến hay Xuân giận mình hay sao nên khuôn mặt
Tuyết có vẻ buồn lãng mạn cũng rất hợp mốt với nhà có đám.
Câu 3: Chi tiết kết thúc đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia”:
Đó là chi tiết ông Phán mọc sừng – chồng cô Hoàng Hôn – con rể của cụ cố Hồng vừa khóc
vừa lả người đi.Ông ta giả vờ thương xót nhưng thực chất là muốn ngả vào người Xuân để
hoàn thành việc trả nợ “Xuân tóc đỏ muốn bỏ quách ra thì thấy ông Phán dúi vào tay nó một
cái giấy bạc năm đồng gấp tư.”
GV: Trần Nam Phong
4
Trường THPT Đức Thọ Giáo án Ôn thi Ngữ văn 12
Câu 4: Đám tang cụ tổ được miêu tả như thế nào?
- Người ta vui vẻ đi đưa giấy cáo phó

- Đám ma theo cả lối Ta, Tàu, Tây, có kiệu bát cống,lợn quay đi lọng, có đến ba trăm
câu đối, vài ba trăm người đi đưa.
- Đám đi tới đâu làm huyên náo tới đó.
- Người đưa tang đủ cả giai thanh gái lịch,đủ hạng người.Không mấy ai chú ý đến đưa
tang mà họ bình phẩm nhau,chê bai nhau,chim nhau,cười tình với nhau.
- Một đám tang trịnh trọng gương mẫu theo đúng nghĩa một gia đình chạy theo đồng tiền
làm băng hoại những giá trị đạo đức trong xã hội cũ.Đám to đến nỗi người chết còn muốn
bật dậy gật gù cái đầu.
Câu 5: Thái độ của đám con cháu được miêu tảnhư thế nào trong “Hạnh phúc của một tang
gia”
Ông Phán mọc sừng vui mừng vì sẽ có thêm vài nghìn đồng nhờ giá trị của đôi sừng trên
đầu. Cụ cố Hồng hoan hỉ nghĩ đến lúc cụ mặc bộ xô gai vừa ho khạc vừa khóc mếu máo để
mọi người khen ngợi là đã“già”, là có hiếu.Văn Minh thì thầm kín sung sướng vì chúc thư
được thực hiện thì ông được một tài sản lớn.Bà Văn Minh và ông Typn thì sung sướng vì
những bộ đồ của tiệm may Âu Hóa được lăng xê.Cậu Tú Tân hạnh phúc vì cậu được thực
hành chụp ảnh…
*Ý nghĩa chung của 5 câu trên:
- Lật tẩy bộ mặt thật của XH thượng lưu,học đòi của đám con cháu đại bất hiếu.Tạo nên
tiếng cười thâm thúy,đả kích sâu cay về lối sống rởm đời,coi trọng hình thức mà quên đi
những giá trị đạo đức truyền thống.Nhà văn lên án và tố cáo bộ mặt thật của XH tư sản
đương thời đang chạy theo đồng tiền làm băng hoại những giá trị đạo đức gia đình,đạo đức
XH.
- Ngòi bút của Vũ Trọng Phụng châm biếm sâu cay,bút pháp trào phúng đặc sắc đã đánh bật
được những mặt tối bên trong vẻ bề ngoài hào nhoáng của đám ma “hạnh phúc” nhà cụ cố
Hồng.
II) HAI ĐỨA TRẺ (Thạch Lam)
Câu 1: Tại sao trong tác phẩm“Hai đứa trẻ”, hai chị em Liên đêm đêm lại thức đợi đoàn tàu
từ Hà Nội về? Ýnghĩa?
a. Hai chị em Liên đêm đêm lại thức đợi đoàn tàu từ Hà Nội về vì cuộc sống mà hai đứa trẻ
sinh sống là một cuộc sống nghèo khổ,lãm lũ,tù đọng,đơn điệu,tẻ nhạt. Dường như ngày nào

cũng vậy,từ chập tối cho đến nửa đêm,lúc nào Liên cũng chị thấy lặp đi lặp lại những hình
ảnh quen thuộc (chị Tí,bác Siêu,bác Xẩm…). Chừng ấy người ngồi trong bóng tối dưới
những thứ đèn leo lắt đang chờ đợi một cái gì đó tươi sang hơn sự sống nghèo khổ hang
ngày củahọ. Tất cả những điều đó đã hối thúc chị em Liên tìm đến ánh sáng đoàn tàu từ Hà
Nội về như một sự giải thoát.
b. Ý nghĩa: Ánh sáng đoàn tàu vụt qua phố huyện với“các toa đèn sáng trưng” là nỗi khát
khao chờ đợi của Liên.Đó là ánh sáng của khát vọng,của ước mơ về một cuộc sống tươi mới
GV: Trần Nam Phong
5
Trường THPT Đức Thọ Giáo án Ôn thi Ngữ văn 12
hơn,đẹp đẽ hơn,ánh sáng của nhu cầu tinh thần được sống dù trong một khoảnh khắc. Đó
cũng là tình cảm nhân đạo sâu sắc của Thạch Lam,nhà văn luôn tin tưởng vào khả năng vươn
dậy của nhân vật.
Câu 2: Trong tác phẩm “Hai đứa trẻ”, Thạch Lam miêu tả đếnnhững loại ánh sáng nào? Ý
nghĩa?
a. Nhà văn miêu tả các loại ánh sáng:
- Ánh sáng từ “ngọn đèn con” của hàng nước mẹ con chị Tí; chấm lửa nhỏ từ gánh phở
bác Siêu; ngọn đèn của Liên “thưa thớt từng hột sáng lọt qua phên nứa.”
- Ánh sáng đoàn tàu vụt qua phố huyện với “các toa đèn sáng trưng” là loại ánh sáng rực
rỡ nhất,được mọi người trông đợi nhất.
b. Ý nghĩa:
- Ánh sáng ngọn đèn con của chị Tí trở đi trở lạinhiều lần và đi vào giấc ngủ của Liên
như một ám ảnh tâm lí.Đó là ánh sáng biểutrưng cho cuộc sống thực tại,mòn mỏi,lay
lắt,quẩn quanh,nhỏ nhoi đầy bế tắc,buồnchán của chị em Liên, ; cho kiếp người vô danh,vô
nghĩa,sống lam lũ,vật vờ…trongcái đêm tối mênh mông của XH cũ.
- Ánh sáng đoàn tàu vụt qua phố huyện với “các toa đèn sáng trưng” là nỗi khát khao
chờ đợi của Liên.Đó là ánh sáng của khát vọng,của ước mơ về một cuộc sống tươi mới
hơn,đẹp đẽ hơn,ánh sáng của nhu cầu tinh thần được sống dù trong một khoảnh khắc.
- Đó cũng chính là tình cảm nhân đạo sâu sắc của Thạch Lam,nhà văn luôn tin tưởng
vào khả năng vươn dậy của nhân vật.

Câu 3: Trong tác phẩm “Hai đứatrẻ”, Thạch Lam viết: “Chừng ấy người ngồi trong bóng tối
đang trông đợi mộtcái gì đó tươi sáng hơn sự sống nghèo khổ hàng ngày của họ.” “Chừng
người ấy”là ai? Họ đang trông đợi điều gì? Ý nghĩa?
a. “Chừng người ấy” là: hai chị em Liên và An, chị Tí, bác phở Siêu, gia đình bác Xẩm…
b. Họ đang trông đợi: chuyến tàu đêm từ Hà Nội về ngang qua phố huyện với cái không
khí ồn ào,náo nhiệt cùng các toa đèn sáng.
c. Ý nghĩa:
- Ánh sáng của đoàn tàu vụt qua phố huyện với “các toa đèn sáng trưng” là nỗi khát
khao chờ đợi của Liên và của người dân nghèo nơi phố huyện.Đó là ánh sáng của khát
vọng,của ước mơ về một cuộc sống tươi mới hơn,đẹp đẽ hơn,ánh sáng của nhu cầu tinh thần
được sống dù trong một khoảnh khắc.Đó là niềm khao khát được vượt ra khỏi sự tù
túng,ngột ngạt để vươn tới cuộc sống khác tốt hơn.
- Đó cũng chính là tình cảm nhân đạo sâu sắc của Thạch Lam,nhà văn luôn tin tưởng
vào khả năng vươn dậy của các nhân vật.Dù cuộc sống quẩn quanh,đơn điệu,bế tắc nhưng họ
vẫn không ngừng hy vọng vào tương lai tươi sáng.
Câu 4: Cuối tác phẩm “Hai đứa trẻ” là hình ảnh nào đọng lại trong tâm trí của Liên? Ý
nghĩa?
a. Cuối tác phẩm “Hai đứa trẻ” là hình ảnh nào đọng lại trong tâm trí của Liên là hình ảnh
chiếc đèn con của chị Tí chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ.
b. Ý nghĩa:
- Ánh sáng ngọn đèn con của chị Tí trở đi trở lại nhiều lần và đi vào giấc ngủ của Liên
như một ám ảnh tâm lý.
GV: Trần Nam Phong
6
Trường THPT Đức Thọ Giáo án Ôn thi Ngữ văn 12
- Đó là ánh sáng biểu trưng cho cuộc sống thực tại:mòn mỏi,lay lắt,quẩn quanh,nhỏ nhoi
đầy bế tắc,buồn chán nản của chị em Liên…;cho kiếp người vô danh,vô nghĩa,sống lam
lũ,vật vờ…trong cái đêm tối mênh mông của XH cũ.
- Niềm đồng cảm sâu sắc của nhà văn đối với số phận con người,đặc biệt là số phận
những người nông dân trước năm 1945. Đồng thời đó cũng chính là tình cảm nhân đạo sâu

sắc của Thạch Lam,nhà văn luôn tin tưởng vào khả năng vươn dậy và sức sống của nhân vật.
III) CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ (Nguyễn Tuân)
Câu 1:Tóm tắt tình huống truyện tác phẩm “Chữ người tử tù”? Ý nghĩa tình huống
truyệntrên?
a. Tóm tắt tình huống truyện tác phẩm “Chữ người tử tù”: Đó là cuộc gặp gỡ đầy trớ
trêu,éo le giữa người tử tù Huấn Cao với viên quản ngục chốn lao tù.Xét về phương diện
XH,họ ở thế đối lập nhau (một bên là tử tù chờ ngày ra pháp trường; một bên là quản ngục
nằm trong tay sinh mệnh của tù nhân). Nhưng xét về phương diện nghệ thuật,họ là những
người có tâm hồn đồng điệu vì họ cùng yêu quý cái đẹp.Lúc đầu Huấn Cao khinh bạc nhưng
sau khi hiểu ra “tấm lòng trong thiên hạ”, Huấn Cao đã đồng ý cho chữ viên quản ngục.
b. Ý nghĩa tình huống truyện:
- Làm bộc lộ,thay đổi quan hệ,thái độ,hành vi khác thường của các nhân vật (Huấn Cao
lặng nghĩ mỉm cười; quản ngục,thơ lại khúm núm,run rẩy; Huấn Cao tỏa sáng uy nghi giữa
chốn ngục tù); làm tỏa sáng vẻ đẹp của cái tài,cái dũng,cái thiên lương.
- Góp phần khắc họa tích cách của các nhân vật,tăng kịch tính và sức hấp dẫn của tác
phẩm.
Câu 2: Tại sao nói cảnh cho chữ trong tác phẩm “Chữ người tửtù” là một cảnh tượng xưa
nay chưa từng có?
Nói cảnh cho chữtrong tác phẩm “Chữ người tử tù” là một cảnh tượng xưa nay chưa từng có
là vì:
- Không gian và thời gian rất đặc biệt (nơi ngụctù bẩn thỉu,tường đầy mạng nhện,đất bừa
bãi phân chuột,phân gián; cảnh diễn ravào lúc đêm khuya trong nhà ngục tối tăm).
- Người cho chữ trong cảnh “cổ đeo gông, chân vướng xiềng”; ngày mai lại phải vào
kinh chịu án tử hình.
- Vị thế các nhân vật bị đảo ngược (tử tù thành thần tượng,ân nhân của cai ngục; cai
ngục thành người ngưỡng mộ,chịu ơn tử tù). Ngục tù sụp đổ,cái đẹp của nghệ thuật thư pháp
và tài hoa,thiên lương thăng hoa.Ánh sáng chiến thắng bóng tối; cái đẹp lên ngôi chiến thắng
cái thấp hèn.
Câu 3: Thái độ của Huấn Cao như thế nào khi thầy thơ lại thong báo việc ngày mai vào kinh
chịu án tử hình? Thái độ ấy cho thấy Huấn Cao là người như thế nào?

a. Thái độ của Huấn Cao khi thầy thơ lại thong báo việc ngày mai vào kinh chịu án tử hình:
thầy thơ lại nói cho Huấn Cao về ý nguyện của quản ngục và ngập ngừng thong báo ngày
mai Huấn Cao sẽ vào kinh chịu án tử hình.Huấn Cao lặng nghĩ,mỉm cười “…suýt nữa ta đã
phụ mất một tấm long trong thiên hạ.”
b. Thái độ ấy của Huấn Cao đã nói lên:
GV: Trần Nam Phong
7
Trường THPT Đức Thọ Giáo án Ôn thi Ngữ văn 12
- Thể hiện khí phách hiên ngang bất khuất củaông,tuy sa cơ thất thế nhưng vẫn lồng lộng
uy nghi giữa chốn lao tù.
- Thể hiện vẻ đẹp tâm hồn,nhân cách Huấn Cao,biếtcảm tấm long “biệt nhỡn liên tài”, có
tâm hồn đồng điệu với những người biếtyêu biết quý trọng cái đẹp.
IV) VĨNH BIỆT CỬU TRÙNG ĐÀI (Nguyễn Huy Tưởng)
Câu 1:Trình bày những xung đột trong đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài”? Ý nghĩa?
a. Những xung đột trong đoạn trích “Vĩnh biệt CửuTrùng Đài:
- Đó là xung đột giữa thợ thuyền,nhân dân lầm thanvới Vũ Như Tô và tập đoàn phong
kiến Lê Tương Dực. Thực chất những mâu thuẫn đóđều có nguyên do từ “Cửu Trùng Đài”
- Đó còn là xung đột giữa quan niệm nghệ thuật caosiêu,thuần túy (xây đài Cửu Trùng
dựng kỳ công muôn thuở,sánh với trăng sao) vàlợi ích trực tiếp,thiết thực của nhân dân.
b. Ý nghĩa từ những xung đột ấy:
- Phản ánh giá trị hiện thực về nỗi khổ cực củanhân dân lao động cần lao dưới thời hôn
quân Lê Tương Dực. Đó là tập đoàn ănchơi,sa đọa,bóc lột nhân dân đến tận xương tủy.
- Thể hiện tấn bi kịch tinh thần đau đớn của VũNhư Tô,vì quá đam mê thi thố tài năng
mà trở thành nỗi oán giận của bao người.Đếnchết vẫn chưa tỉnh giấc mộng.
- Từ đó tác giả đặt ra vấn đề: bi kịch Vũ Như Tôđã thức tỉnh ý thức của chúng ta về vấn
đề muôn thuở: mối quan hệ giữa nghệ thuậtvà cuộc sống – NGHỆ THUẬT PHẢI VỊ NHÂN
SINH thì nghệ thuật mới tồn tại và đượcnhân dân tôn thờ,nâng niu,bảo vệ.

V) TỪ ẤY (Tố Hữu)
Câu 1: Trình bày hoàn cảnh ra đời bài thơ “Từ ấy”? Giảithích ý nghĩa nhan đề bài thơ này?

a. Hoàn cảnh ra đời: tháng 7/1938, sau thời gian hoạt động phong trào thanh niên ở Huế,
Tố Hữu vinh dự được đứng vào hàng ngũ của Đảng cộng sản Việt Nam. Niềm vui sướng hân
hoan và tự hào khi được đứng dưới hàng ngũ của Đảng là cảm xúc chủ đạo của Tố Hữu để
viết nên bài thơ này. Bài thơ được trích trong phần “Máu lửa” – phần đầu của tập thơ “Từ
ấy”.
b. Ý nghĩa nhan đề:
- Đánh dấu mốc son chói lọi trong cuộc đời hoạt động CM của nhà thơ Tố Hữu.
- Thể hiện niềm vui sướng hân hoan của nhà CM trẻ tuổi lần đầu tiên bắt gặp lí tưởng
của Đảng, của CM và nguyện dấn thân vào con đường máu lửa ấy.
Câu 2: Trình bày sự chuyển biến trong tìnhcảm của cái tôi trữ tình trong bài thơ “Từ ấy”:
- Khổ thơ thứ nhất là niềm vui sướng,hân hoan của Tố Hữu khi đón nhận ánh sáng của
Đảng,của lý tưởng soi rọi vào tận cả con tim khối óc làm bừng sáng một sức sống mới.Tác
giả gọi Đảng là “Mặt Trời chân lý”,so sánh “hồn tôi là một vườn hoa lá”… để diễn tả phút
giây từ ấy là một mốc thời gian không bao giờ phai nhòa trong trái tim của người CM trẻ
tuổi.
- Khổ thơ thứ hai là nhận thức mới về lẽ sống: khi được giác ngộ lí tưởng CM, Tố Hữu
khẳng định quan niệm mới về lẽ sống là sự gắn bó,hài hòa giữa “cái tôi” cái nhân và “cái ta”
chung của mọi người. “Tôi buộc lòng tôi với mọi người…mạnh khối đời.”
GV: Trần Nam Phong
8
Trường THPT Đức Thọ Giáo án Ôn thi Ngữ văn 12
- Khổ cuối là sự chuyển biến sâu sắc về mặt tình cảm:vượt qua giới hạn cái tôi để đến
với cái ta chung.Nhà thơ tự nguyện là đứa con của nhân dân,vì nhân dân phục vụ.
VI) CHÍ PHÈO (Nam Cao)
Câu 1:Tác phẩm “Chí Phèo” có những nhan đề nào? Ý nghĩa nhan đề “Chí Phèo”?
a. Tác phẩm “Chí Phèo” có những nhan đề:
- Lúc đầu có tên là “Cái lò gạch cũ”: nhấn mạnh sự xuất hiện của Chí Phèo trong cuộc
đời,cách gọi này dựa vào hình ảnh cái lò gạch bỏ không ở phần đầu và được lặp lại ở câu kết
của tác phẩm,điều đó có ý nghĩa nhấn mạnh tính chất quy luật của hiện tượng Chí Phèo,tạo
ra ám ảnh trong tâm trí người đọc.Tuy nhiên nhan đề này đã thể hiện cái nhìn bi quan của tác

giả về số phận của người nông dân.
- Sau đó Nhà xuất bản Đời Mới đổi tên là “Đôi lứa xứng đôi”: nhan đề này dựa vào mối
tình Chí Phèo – thị Nở, gợi sự tò mò của độc giả.Tuy nhiên,nhan đề này cũng chưa khái quát
được ý nghĩa của tác phẩm.
b. Ý nghĩa của nhan đề “Chí Phèo”:
- Nhan đề “Chí Phèo” vẽ nên một con người cụ thể,mộtsố phận cụ thể,cô đơn,cô độc…
- Nhan đề “Chí Phèo” thâu tóm được nội dung của tác phẩm.Chí Phèo là nạn nhân,là sản
phẩm của XH phong kiến nửa thực dân.Chí là người nông dân lương thiện nhưng lại bị đẩy
vào “bước đường cùng” trở thành kẻ lưu manh,côn đồ,mất hết cả nhân hình nhân tính.Trở
thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại.Chí bị cự tuyệt quyền làm người.Nam Cao phát hiện trong
sâu thẳm con người ấy là bản tính lương thiện.Chỉ cần một chút tình thương nhe nhóm sẽ
bùng lên.Cuối cùng nhờ tình yêu của Thị Nở, Chí được thức tỉnh.Anh đến nhà Bá Kiến đòi
lương thiện rồi giết chết Bá Kiến và tự kết liễu đời mình.
- Nhan đề đã góp phần bộc lộ giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm.
Câu 2: Ý nghĩa hình tượng bát cháo hành?
Bát cháo hành là một chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong tác phẩm Chí Phèo góp phần thể hiện
giá trị nhân đạo của tác phẩm:
- Bát cháo ấy không những giúp Chí thoát khỏi trận ốm “thừa sống thiếu chết” mà hơn
hết,nó là liều thuốc khai sáng cho quãng đời tội lỗi của Chí Phèo.
- Chí sung sướng hạnh phúc khi cảm nhận được vị ngọt của tình yêu qua bát cháo hành
của Thị. Vì vậy, bát chào hành của Thị chất chứa tình yêu thương chân thành đã biến Chí từ
một thằng lưu manh chuyên rạch mặt ăn vạ thành một anh nông dân lương thiện với biết bao
cảm xúc,nghĩ suy của một con người khát khao được trở về với XH loài người.Bát cháo đầy
tình yêu thương của Thị đã giúp Chí rũ bỏ lốt quỷ để trở lại làm người.
- Tuy nhiên,hương vị của bát cháo hành cũng làm tăng thêm bi kịch mồ côi của Chí
Phèo. Hương vị bát cháo hành cũng là hương vị tình yêu của Thị Nở,làm xúc động Chí,đây
là lần đầu tiên Chí có tình cảm của một con người: bâng khuâng buồn,vui hồn nhiên như đứa
trẻ “muốn làm nũng với thị như với mẹ”.
Câu 3: Sau khi tỉnh rượu Chí Phèo đã nghe được những âm thanh nào? Ý nghĩa của những
âm thanh ấy đối với sự thức tỉnh của Chí Phèo?

a. Sau khi tỉnh rượu Chí Phèo đã nghe được những âm thanh: tiếng chim hót ngoài kia vui
vẻ quá, tiếng anh thuyền chài gõ mái chèođuổi cá, tiếng mấy bà đi chợ bán vải về.
GV: Trần Nam Phong
9
Trường THPT Đức Thọ Giáo án Ôn thi Ngữ văn 12
b. Ý nghĩa của những âm thanh ấy đối với sự thức tỉnhcủa Chí Phèo:
- Cuộc gặp gỡ bất ngờ với Thị Nở và trận ốm đã làm cho con quỷ dữ có sự thay đổi hẳn
về tâm sinh lý.
- Từ khi đi tù về đây là lần đầu tiên sau bao nhiêu năm Chí hết say, hoàn toàn tỉnh táo và
có được một khoảng ngưng lặng để nghe được những âm thanh quen thuộc của cuộc
sống.Những âm thanh ấy là tiếng gọi tha thiết của cuộc sống trong anh.
- Âm thanh đó đã đánh thức trong Chí những cảm xúc của con người.Chí nhớ về quá
khứ,nhớ lại giấc mơ thời trai trẻ của mình “chồng cuốc mướn cày thuê,vợ dệt vải”. Chí ý
thức được hiện tại và nghĩ đến tương lai“cô độc và đói rét ốm đau”.
>>>>>>>>>>>>>>>>>>>ְ
CHƯƠNGTRÌNH LỚP 12
I) NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU, NGÔI SAO SÁNG TRONG BẦU TRỜIVĂN NGHỆ
DÂN TỘC (Phạm Văn Đồng)
Câu 1:Đánh giá về Nguyễn Đình Chiểu,trong tác phẩm tác giả Phạm Văn Đồng đã sử dụng
mộthình ảnh giàu ý nghĩa,đó là hình ảnh nào? Ý nghĩa của việc sử dụng hình ảnh ấy?
a. Đánh giá về Nguyễn Đình Chiểu,trong tác phẩm tác giả Phạm Văn Đồng đã sử dụng một
hình ảnh: “trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường phải chăm chú nhìn mới thấy
và càng nhìn càng thấy sáng”. Đâylà một hình ảnh giàu ý nghĩa.
b. Ý nghĩa của việc sử dụng hình ảnh ấy:
- Dùng hình ảnh “vì sao có ánh sáng khác thường”,tác giả đã chỉ ra rằng văn chương của
Nguyễn Đình Chiểu có vẻ đẹp và giá trị riêng,độc đáo,khác với thơ văn của các tác giả cùng
thời cũng như trong nền văn học dân tộc.
- Ngôi sao ấy “phải chăm chú nhìn mới thấy sáng”.Nghĩa là văn chương của Nguyễn
Đình Chiểu có những vẻ đẹp tiềm ẩn,không dễ gìnhìn thấy hoặc nếu chỉ nhìn lướt qua có thể
không thấy hết được vẻ đẹp của nó.

- Đó là một ngôi sao “càng nhìn càng thấy sáng”.Ngôi sao tỏa ra thứ ánh sáng lấp lánh
mà càng nhìn càng thấy sáng,là ngôi saocó vẻ đẹp bất biến.Có nghĩa là vẻ đẹp và giá trị văn
chương của Nguyễn Đình Chiểu không phải chỉ là nhất thời,chỉ có trong giai đoạn lịch sử ấy
mà tồn tại vĩnh hằng,càng khám phá càng nhận ra đầy đủ và sâu sắc hơn những tầng giá trị
phong phú của văn thơ Nguyễn Đình Chiểu.
II) TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP (Hồ Chí Minh)
Câu 1:Tuyên ngôn độc lập đã tố cáo tội ác của thực dân Pháp trên những phương diện nào?
Tố cáo như vậy mang đến giá trị gì?
a. Tuyên ngôn độc lập đã tố cáo tội ác của thực dân Pháp trên những phương diện:
- Phương diện chính trị: chúng tuyệt đối không cho dân ta một chút quyền tự do dân chủ
nào; lập ra nhà tù nhiều hơn trường họ;chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước
thương nòi của ta; chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu…
GV: Trần Nam Phong
10
Trường THPT Đức Thọ Giáo án Ôn thi Ngữ văn 12
- Phương diện kinh tế: chúng độc quyền in giấy bạc,xuất cảng và nhập cảng; chúng cướp
không hầm mỏ,nguyên liệu; chúng không cho các nhàtư sản ta ngóc đầu lên; chúng bóc lột
công nhân ta vô cùng tàn nhẫn.
b. Giá trị từ những tố cáo ấy:
- Từ những tố cáo ấy, “Tuyên ngôn độc lập” đã mang giá trị hiện thực và nhân đạo sâu
sắc.Bác đã tranh thủ được sự ủng hộ và tình đoàn kết giữa các giai cấp trong XH.
- Nghệ thuật lập luận sắc bén, lý lẽ đanh thép, dẫn chứng đầy sức thuyết phục mang đến
cho nhân dân thế giới một tập hồ sơ tội ác của thực dân Pháp trên đất nước ta.
Câu 2: “Tuyên ngôn độc lập” láy đi láy lại hai sự thật lịch sử, đó là hai sự thật lịch sử nào? Ý
nghĩa?
a. Tuyên ngôn độc lập” láy đi láy lại hai sự thật lịch sử, đó là:
- Sự thật là từ mùa thu năm 1940,nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải
thuộc địa của Pháp nữa. Khi Nhật hang Đồng minh thì nhân dân cả nước ta đã nổi dậy dành
chính quyền lập nên nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa.
- Sự thật là dân ta đã lấy lại đất nước từ tay Nhật,chứ không phải từ tay Pháp.

b. Ý nghĩa:
- Vào thời gian này,chính quyền thực dân Pháp đang rêu rao với dư luận rằng “Đông
Dương là của Pháp,nay Nhật đầu hang Đồng minh thì Đông Dương phải trả lại cho
Pháp”.Với hai sự thật được nêu ra,Hồ Chí Minh đã đập tan xảo ngon của nhà cầm quyền
Pháp.
- Láy đi láy lại hai từ “sự thật” cũng là cách lập luận sắc sảo, câu văn trùng điệp tạo nên
niềm tự hào về chiến thắng quan trọng của nhân dân ta.Đó là chiến thắng phát xít,chiến
thắng thực dân và làm sụp đổ chế độ phong kiến hàng ngàn năm trên đất nước ta.
Câu 4: Phần cuối của bản tuyên ngôn đưa ra những tuyên bố gì để khẳng định độc lập chủ
quyền của Việt Nam? Ý nghĩa?
a. Phần cuối của bản tuyên ngôn đưa ra những tuyên bố sau để khẳng định độc lập chủ
quyền của Việt Nam:
- Tuyên bố thoát ly hẳn quan hệ thực dân vớiPháp,xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp
đã ký về nước Việt Nam,xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam.Toàn
dân Việt,trên dưới một lòng,kiên quyết chống lại âm mưu của bọn thực dân Pháp.
- Nước Việt Nam có quyền hưởng thụ tự do và độc lập,và sự thật đã thành một nước tự
do,độc lập.Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng,tính mạng và
của cải để giữ vững quyền tự do,độc lập ấy.
b. Ý nghĩa:
- Những tuyên bố ở trên cho thấy tác giả đã xóa bỏmọi quan hệ với Pháp,khẳng định
Việt Nam có quyền độc lập,quyền tự do.
- Tự hào về nền độc lập nước nhà một cách mãnh liệt “Nước Việt Nam có quyền hưởng
tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do,độc lập”.
- Thể hiện quyết tâm mạnh mẽ “trên dưới một lòng,kiên quyết chống lại âm mưu của
bọn thực dân Pháp” và lời tuyên thệ “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần
và lực lượng,tính mạng và của cải để giữ vững nền tự do,độc lập ấy”.
III) SÓNG (Xuân Quỳnh)
GV: Trần Nam Phong
11
Trường THPT Đức Thọ Giáo án Ôn thi Ngữ văn 12

Câu 1:Ý nghĩa nhan đề bài thơ (hình tượng SÓNG):
- “Sóng” là hình ảnh ẩn dụ của tâm trạng người con gái đang yêu,là sự hóa thân,phân
thân của nhân vật trữ tình.
- “Sóng” và “em” là “em” và “sóng”. Hai hình tượng tuy hai mà một,có lúc tách đôi ra
để soi chiếu cho nhau,có lúc lại hòa nhập vào nhau để tạo ra sự cộng hưởng.Hai hình tượng
ấy đan cài,quấn quýt với nhau như hình với bóng.
- Tác giả mượn hình ảnh “sóng” để thể hiện những cảmxúc,cung bậc tình cảm của trái
tim khao khát yêu thương.Nổi bật trong bài thơlà vẻ đẹp tâm hồn thiết tha nồng hậu và niềm
khao khát của người phụ nữ về mộttình yêu thủy chung,bất diệt.
Câu 2: Trong khổ cuối bài thơ, Xuân Quỳnh đã khát vọng:
“Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ.”
Ý nghĩa của khát vọng ấy?
- Đó là khát vọng được bất tử hóa tình yêu,vĩnh cửu hóa tình yêu.
- Một quan niệm nhân sinh cao đẹp: tình yêu chỉ có thể vĩnh hằng khi tình yêu đó hòa
vào biển lớn của tình yêu nhân loại.
- Xuân Quỳnh viết bài thơ này khi mà đất nước đang chiến tranh,nhiều cô gái,chàng trai
phải chia tay nhau để vào chiến trường.Đọc khổ thơ này chúng ta càng thấm thía vẻ đẹp,
niềm tin vào tình yêu của những con người thời đại ấy.
IV) ĐÀN GHITACỦA LORCA (Thanh Thảo)
Câu 1:Giải thích ý nghĩa câu đề từ “Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn”
- Cây đàn là biểu tượng của văn hóa Tây Ban Nha và cũng là hành trang của Lorca trên
con đường sáng tạo nghệ thuật và tranh đấu.Câu đề từ thể hiện lòng yêu quê hương đất nước
và sự gắn bó sâu nặng của Lorca đối với đất nước Tây Ban Nha.
- Là di nguyện và thông điệp của Lorca: anh muốn chôn nghệ thuật của chính
mình,không muốn mình là cái bóng quá lớn ngăn cản bước tiến của thế hệ các nghệ sĩ trẻ
Tây Ban Nha. Anh hi vọng hậu thế sẽ vượt qua cái bóng của mình để sáng tạo nghệ thuật.
- Nhan đề là chiếc chìa khóa mở ra thế giới cảm xúc của Thanh Thảo về bài thơ “Đàn

ghita của Lorca”.
Câu 2: Hình ảnh đàn ghita được miêu tả bởi những màu sắc,đường nét nào? Ý nghĩa?
a. Hình ảnh đàn ghita được miêu tả bởi những màu sắc,đườngnét:
- Tiếng ghita nâu
- Tiếng ghita lá xanh
- Tiếng ghita tròn bọt nước vỡ tan
- Tiếng ghita ròng ròng máu chảy
- Tiếng ghita màu bạc
b. Ý nghĩa của việc miêu tả:
GV: Trần Nam Phong
12
Trường THPT Đức Thọ Giáo án Ôn thi Ngữ văn 12
- Tiếng đàn là biểu tượng nghệ thuật của Lorca,là thế giới nghệ thuật của Lorca.Đồng
thời nó cũng là biểu tượng của tâm hồnLorca.
- Qua nghệ thuật nhân hóa ta thấy đàn ghita có những biến đổi sắc màu,đường nét tạo
nên sự biến ảo đa dạng của tiếng đàn.Tiếng đàn có màu nâu trầm tĩnh (màu chủ đạo của cây
đàn ghita), xanh thiết tha hi vọng, đỏ như màu máu thắm, tròn như bọt nước, biết khóc
thương. Khi Lorca hy sinh, cây đàn cũng chuyển thành màu hư ảo,cùng Lorca “bơi sang
ngang/trên chiếc ghita màu bạc”.
- Tiếng đàn ấy cũng có sinh mệnh,biết đau đớn,biết mất mát.Tiếng đàn ấy chính là vẻ
đẹp bất tử của nghệ thuật Lorca và tâm hồn người chiến sĩ ấy.
V) NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH (Nguyễn Thi)
Câu 1: Nêu ý nghĩa nhan đề “Những đứa con trong gia đình” vàchủ đề của thiên truyện ngắn
này của Nguyễn Thi.
a. Ý nghĩa nhan đề: Nhan đề “Những đứa con trong gia đình” không chỉ có giá trị thông
báo về vị trí thế hệ của hai nhân vật chính Việt và Chiến mà còn gợi nhiều ý nghĩa:
- Đó là những con người được nuôi dưỡng và trưởng thành trong gia đình có nhiều
truyền thống tốt đẹp,đáng tự hào.
- Họ là những con người đã tiếp nối xứng đáng truyền thống CM của gia đình.
- Khẳng định,ngợi ca mối lien kết bền chặt,thiêng liêng giữa các thế hệ trong gia

đình,giữa con người với gia đình.Giữa gia đình và XH,đất nước.
b. Chủ đề: qua hồi ức của Việt khi bị thương về những thành viên trong gia đình,tác giả ca
ngợi tinh thần yêu nước,truyền thống CM của một gia đình cũng là của nhân dân miền Nam
trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ.
Câu 2: Cuối đoạn trích “Những đứa con trong gia đình” là những hình ảnh nào? Ý nghĩa?
a. Hình ảnh cuối đoạn trích: “Chị Chiến đứng ra giữa sân,kéo cái khăn trên cổ xuống,cũng
xắn tay áo để lộ hai bắp tay tròn vo sạm đỏ màu cháy nắng,rồi dang cả than người to và chắc
nịch của mình nhấc bổng một đầu bàn thờ má lên.Việt ghé vào một đầu.Nào,đưa má sang ở
tạm bên nhà chú,chúng con đi đánh giặc trả thù cho ba má,đến chừng nước nhà độc lập con
lại đưa má về.Việt khiêng trước.Chị Chiến khiêng bịch bịch phía sau.Nghe tiếng chân
chị,Việt thấy thương chị lạ.Lần đầu tiên Việt mới thấy lòng mình rõ như thế.Còn mối thù
thằng Mĩ thì có thể rờ thấy được,vì nó đang đè nặng ở trên vai.”
b. Ý nghĩa:
- Thể hiện sự đảm đang,tháo vát,biết chăm lo việc gia đình của Việt và Chiến.Cho thấy
hai chị em đã trưởng thành và có thể gánh vác mọi trọng trách của gia đình và XH.
- Tình cảm của Việt dành cho chị: Việt thấy thương chị.Chứng tỏ Việt tuy ngộc
nghệch,vô tư nhưng có tình cảm gia đình sâu sắc.
- Lòng căm thù giặc của hai chị em và nỗi đau thương mất mát của gia đình “Còn mối
thù thằng Mĩ thì có thể rờ thấy được vì nó đang đè nặng ở trên vai”.
- Có yếu tố tâm linh tạo nên tình cảm thiêng liêng,cảm động.
Câu 3: Câu hò của chú Năm được Việt cảm nhận như thế nào? Ýnghĩa câu hò của chú Năm?
a. Câu hò của chú Năm được Việt cảm nhận: “giọng hò đã đục và tức như gà gáy”. “Không
phải giọng hò trong trẻo đêm bay ra hai bên bờ sông,rồi dội lại trên cái ghe heo chèo mướn
GV: Trần Nam Phong
13
Trường THPT Đức Thọ Giáo án Ôn thi Ngữ văn 12
của chú.Câu hò nổi lên giữa ban ngày,bắt đầu cất lên như một hiệu lệnh dưới ánh nắng chói
chang,rồi kéo dài,từng tiếng một vỡ ra,nhắn nhủ,tha thiết,cuối cùng ngắt lại như một lời thề
dữ dội.”
b. Ý nghĩa câu hò của chú Năm:

- Chú Năm đã lớn tuổi,giọng hò không hay.Nhưng chú rất hay hò.Việc hò này như một
nét đẹp văn hóa của người dân Nam Bộ khi muốn gửi gắm tâm sự. Mỗi khi chú Năm hò,hay
đặt tay lên vai Việt,mắt nhìn thẳng vào mắt Việt.
- Câu hò ấy là những châm ngôn kết tinh của cả một đời từng trải sông nước,lăn lộn với
ruộng vườn.Nó cũng chứa đựng trong đó những giá trị đạo lí,tình nghĩa,thủy chung.Từng câu
hò đã thấm vào tâm hồn hai chị em Chiến và Việt,là giá trị tinh thần hun đúc tình yêu gia
đình,yêu quê hương đất nước cho hai chị em,đồng thời cũng là nguồn cổ vũ hai chị em trong
chiến đấu.
VI) CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA (Nguyễn Minh Châu)
Câu 1: Tóm tắt tình huống truyện “Chiếc thuyền ngoài xa”?Nêu ý nghĩa tình huống?
a. Tóm tắt tình huống truyện “Chiếc thuyền ngoài xa”: Nghệ sĩ Phùng đến ven biển miền
Trung chụp những tấm ảnh đẹp cho cuốn lịch năm sau,anh thấy cảnh đẹp như tranh vẽ.Đó là
bức tranh chiếc thuyền ngoài xa ẩn hiện trong bầu sương sớm.Cảnh đẹp đã làm anh ngây
ngất,thăng hoa.Thấy “bối rối”,thấy “trái tim mình như có gì đó bóp thắt vào”. Nhưng khi
chiếc thuyền lại gần bờ,anh lại chứng kiến đằng sau chiếc thuyền ngư phủ đẹp như trong mơ
ấy là cảnh một người đàn ông đánh đập vợ,người vợ cam chịu,nhẫn nhục.
b. Ý nghĩa tình huống truyện:
- Qua hai phát hiện của người nghệ sĩ,nhà văn chỉ ra: cuộc đời chứa đựng nhiều điều
nghịch lí,mâu thuẫn; không thể đánh giá con người,cuộc sống ở dáng vẻ bề ngoài mà phải đi
sâu tìm hiểu,phát hiện bản chất bên trong.
- Tình huống truyện mang ý nghĩa sâu sắc,thấm thía,nhấn mạnh mối quan hệ giữa nghệ
thuật và cuộc đời: “Nghệ thuật vị nhân sinh”.
Câu 2: Trình bày ý nghĩa nhan đề tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”:
a. Nghĩa tả thực: chiếc thuyền là biểu tượng của bức tranh thiên nhiên đẹp và cuộc sống
sinh hoạt của người dân làng chài “Trước mặt tôi là một bức tranh mực tầu của một danh họa
thời cổ. Mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi
chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im
phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum,đang hướng mặt vào bờ.”
b. Nghĩa biểu tượng:
- Là một ẩn dụ về mối quan hệ giữa cuộc đời và nghệ thuật.Đó là chiếc thuyền có thật

trong cuộc đời,là không gian sinh sống của gia đình người hàng chài.Cuộc sống gia
đình;đông con,khó kiếm ăn,cuộc sống túng quẫn là nguyên nhân làm cho người chồng trở
nên cục cằn,thô lỗ và biến vợ thành đối tượng của những trận đòn.Những cảnh tượng
đó,những thân phận đó nếu nhìn từ xa,ở ngoài xa thì sẽ không thấy được.
- Vì ngoài xa nên con thuyền mới cô đơn.Đó là sự đơn độc của con thuyền nghệ thuật
trên đại dương cuộc sống,đơn độc của con người trong cuộc đời.Chính sự thiếu gần gũi,sẻ
chia ấy là nguyên nhân của sự bế tắc và lầm lạc.Phùng đã chụp được chiếc thuyền ngoài xa
trong sương sớm – một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích,một chân lí của sự toàn diện.
GV: Trần Nam Phong
14
Trường THPT Đức Thọ Giáo án Ôn thi Ngữ văn 12
Nhưng khi chiếc thuyền đâm thẳng vào bờ,chứng kiến cảnh đánh đập vợ của người đàn ông
kia,anh đã kinh ngạc và vứt chiếc máy ảnh xuống đất.Anh nhận ra rằng,vẻ đẹp ở ngoài xa kia
cũng ẩn chứa nhiều oái oăm,ngang trái và nghịch lí. Nếu không đến gần thì chẳng bao giờ
anh nhận ra.Xa và gần,bên ngoài và sâu thẳm…đó cũng là cách nhìn,cách tiếp cận của nghệ
thuật chân chính.
VII) HỒN TRƯƠNG BA DA HÀNG THỊT (Lưu Quang Vũ)
Câu 1: Hãy trình bày xung đột chính trong đoạn trích vở kịch“Hồn Trương Ba da hàng thịt”?
Hãy nêu ý nghĩa tư tưởng của xung đột ấy?
a. Xung đột chính trong đoạn trích vở kịch “HồnTrương Ba da hàng thịt”: đoạn trích vở
kịch có hai xung đột chính là
- Xung đột giữa hồn Trương Ba với xác hàng thịt: hồnTrương Ba tách ra khỏi xác,bị xác
hàng thịt chế giễu đã làm nhiều việc thô thiển.
- Xung đột giữa hồn Trương Ba với những người thân trong gia đình: người thân xa
lánh,trách móc hồn Trương Ba khiến hồn đau khổ,dằn vặt.
b. Ý nghĩa tư tưởng của xung đột: qua hai xung đột này,tác giả muốn phê phán hiện tượng
tiêu cực trong XH: một số người chạy theo những ham muốn vật chất,bị thể xác điều
khiển,trở nên tha hóa,thô lỗ,phàm tục và phải sống một cách giả tạo.Đồng thời vở kịch còn
gửi gắm triết lý nhân sinh sâu sắc: ý nghĩa sự sống con người là ở sự hài hòa giữa linh hồn
và thể xác,ở sự đấu tranh với cái xấu,cái ác để hoàn thiện nhân cách cao đẹp.

Câu 2: Khi Đế Thích yêu cầu Trương Ba nhập vào xác cu Tị,Trương Ba đã có thái độ như
thế nào? Tại sao Trương Ba không chấp nhận sống trong thân xác cu Tị?
a. Khi Đế Thích yêu cầu Trương Ba nhập vào xác cu Tị,Trương Ba đã có thái độ:
- Lúc đầu,Trương Ba phân vân,tưởng tượng ra cảnh mình sống trong xác cu Tị sẽ không
ổn vì: vợ và các con tôi,cháu tôi sẽ nghĩ như thế nào khi tôi mang hình hài của một đứa trẻ
lên mười.Sẽ như thế nào khi bác Trưởng Hoạt,và những người thân mất đi,mà mình thì xứ
trẻ mãi,sẽ sống cô đơn như “ông khách ngồi trơ giữa nhà”.
- Sau đó,Trương Ba dứt khoát: tôi đã nghĩ kỹ rồi ông Đế Thích ạ.Tôi không nhập vào
xác ai nữa.Tôi đã chết rồi.Hãy để tôi chết hẳn.
b. Trương Ba không chấp nhận sống trong thân xác cuTị vì:
- Trương Ba hiểu được những rắc rối khi trú ngụ trong thân xác của một đứa trẻ lên
mười.
- Trương Ba nhân hậu,không muốn giành lấy sự sống của cu Tị để gây đau khổ cho chị
Lụa. Chấp nhận hy sinh để cứu cu Tị.
- Trương Ba đã thấm thía bi kịch sống nhờ,sống gửi,sống không được là chính mình.
Sống mà gây đau khổ cho bao người thì đó là cuộc sống vô nghĩa.
Câu 6: Màn kết cảnh VII của vở kịch “Hồn Trương Ba da hàng thịt” là hình ảnh nào? Ý
nghĩa?
a. Màn kết cảnh VII của vở kịch “Hồn Trương Ba da hàng thịt” là hình ảnh:
- Cảnh khu vườn của Trương Ba, Trương Ba hóa thân vào những hình ảnh quen thuộc
trong gia đình: “Ánh lửa bà nấu cơm,con dao bà giẫycỏ,cầu ao bà vo gạo,trong mỗi trái cây
cái Gái nâng niu”.
GV: Trần Nam Phong
15
Trường THPT Đức Thọ Giáo án Ôn thi Ngữ văn 12
- Cu Tị sống lại và đang cùng ngồi với cái Gái trong khu vườn. Cái Gái “Lấy hạt na vùi
xuống đất…”cho nó mọc thành cây mới.Ông nội tớ bảo thế. Những cây sẽ nối nhau mà khôn
lớn.Mãi mãi…”
b. Ý nghĩa:
- Đoạn kết giàu chất thơ thể hiện tinh thần lạc quan của vở kịch. Trương Ba chết nhưng

hình ảnh của Trương Ba bất tử, bởi ông đã có chỗ để phục sinh. Đó chính là sự phục sinh
trong trái tim của những người thân yêu.
- Tác giả gửi gắm thông điệp về cuộc sống: sự sống thật sự có ý nghĩa khi con người
được sống tự nhiên,hài hòa giữa thể xác và tâm hồn. Hạnh phúc của con người là chiến thắng
được bản thân, chiến thắng sự dung tục, hoàn thiện được nhân cách và vươn tới những giá trị
tinh thần cao quý.
VỢ CHỒNG A PHỦ
1. Ý nghĩa cảnh xử kiện trong vợ chồng a phủ
- Thể hiện sự bất công, tàn bạo của bọn cường hào dưới xã hội phong kiến miền núi. Vụ
xử kiện như một cơ hội để chúng kiếm chác, bóp nặn những người dân nghèo vô tội, thấp
cổ bé họng.
- Tình cảnh đau khổ, tủi nhục của những người dân lương thiện dưới ách áp bức của tầng
lớp thống trị.
=> Giá trị hiện thực của tác phẩm
2. Ý nghĩa chi tết cảnh A Sử trói Mỵ
- Thói gia trưởng, sự tàn nhẫn, độc ác của bọn thống trị. Chúng trói thể xác Mị bằng một
thúng sợi đay và trói cả tâm hồn, sức sống, khát vọng tự do, yêu đương qua hình ảnh mái
tóc dài bị quấn chặt vào cột. Sau khi trói Mị, A Sử tắt đèn, đóng cửa, tiếp tục muốn giam
cầm cô trong tăm tối của kiếp ngựa trâu.
- Tình trạng đau khổ, bế tắc, tủi cực của người phụ nữ khao khát sống, khao khát yêu
thương nhưng mỗi lúc định vùng lên lại bị trà đạp, bị vùi dập tàn nhẫn.
=> Giá trị hiện thực (tố cáo sự tàn ác) và giá trị nhân đạo (xót thương, cảm thông cho số
phận bất hạnh của con người)
CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ
GV: Trần Nam Phong
16
Trường THPT Đức Thọ Giáo án Ôn thi Ngữ văn 12
3. Ý nghĩa chi tiết Huấn Cao dỗ gông
- Thể hiện bản lĩnh cứng cỏi của một đại trượng phu, tuy đã sa cơ nhưng không chịu cúi
đầu trước bạo quyền.

- Thể hiện tài năng và phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân khi sáng tạo một chi tiết
thật độc đáo để khắc họa tính cách nhân vật.
4. Ý nghĩa chi tiết viên quản ngục so sánh Huấn Cao với “1 ngôi sao hôm nhấp nháy
như muốn trụt xuống phía chân giời ko định’
- Khẳng định và ngợi ca nhân phẩm, tài năng, khí phách của Huấn Cao, tấm lòng ấy, sự
nghiệp ấy sáng tựa sao trời.
- Thể hiện sự tiếc thương đối với con người tài hoa khí phách sắp phải từ giã cõi đời.
- Qua đó thể hiện tài năng nghệ thuật của Nguyễn Tuân trong việc lựa chọn chi tiết đồng
thời kín đáo thể hiện niềm kính ngưỡng của nhà văn với những con người mà nhân cách,
tài năng đều ở vào hàng xuất chúng, kín đáo thể hiện lòng yêu nước.
CHÍ PHÈO
5. Ý nghĩa tiếng chửi chí phèo
- Thể hiện tâm trạng bi phẫn đến cùng cực của Chí Phèo khi bị xã hội tuyệt giao, không
coi là một con người.
- Tiếng chửi là lời kết án toàn xã hội, cái xã hội vô nhân đã sinh ra hiện tượng Chí Phèo
- Thể hiện khát vọng được giao tiếp, được trở lại làm người của Chí Phèo
- Thể hiện tài năng nghệ thuật của Nam Cao trong việc sử dụng ngôn ngữ trần thuật nửa
trực tiếp, trong cách miêu tả và phân tích tâm lí nhân vật.
6. Ý nghĩa hành động của viên ngục quan: “ngục quan cảm động,vái người tù 1
vái,chắp tay nói 1 câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào:kẻ mê
muội này xin bái lĩnh”
- Thể hiện sự xúc động, niềm kính ngưỡng của quản ngục với Huấn Cao.
- Cái cúi đầu bái lĩnh của quản ngục phải hiểu là cái cúi đầu trước vẻ đẹp của tài năng,
khí phách và thiên lương. Đó là sự toàn thắng của cái thiện trước cái ác, cái đẹp trước cái
xấu.
- Hành động ấy tôn vinh cả hai người: người vái lạy và người được vái lạy.
7. Ý nghĩa chi tiết rạch mặt ăn vạ của chí phèo ở nhà bá kiến
- Đánh dấu sự thay đổi trong tính cách Chí: từ một người nông dân hiền lành lương thiện
thành kẻ lưu manh.
- Khẳng định bi kịch của người nông dân bị đẩy vào bước đường cùng, bị lưu manh hóa,

GV: Trần Nam Phong
17
Trường THPT Đức Thọ Giáo án Ôn thi Ngữ văn 12
phải bán cả nhân hình, nhân tính để tồn tại
- Thể hiện bản chất thâm hiểm, gian hùng của Bá Kiến
8. Ý nghĩa chi tiết: “Hình như có 1 thời hắn đã ước ao có 1 gia đình nho nhỏ, chồng
cuốc mướn cày thuê vợ dệt vải…”
- Thể hiện phần tốt đẹp, lương thiện không bao giờ mất đi trong con người Chí. Việc Chí
nhớ lại cái ước mơ thuở nào đánh dấu quá trình thức tỉnh và khát khao trở thành người
lương thiện của anh.
- Thể hiện giá trị nhân đạo của tác phẩm khi nhà văn phát hiện, nâng niu, trân trọng
những phần tốt đẹp bị khuất lấp, bị lãng quên, bị vùi sâu bên trong cái vẻ ngoài độc dữ,
thú vật của Chí.
- Thể hiện tài năng trong nghệ thuật miêu tả tâm lí của nhà văn.
9. Ý nghĩa chi tiết cái lò gạch cũ
- Xuất hiện mở đầu và kết thúc tác phẩm tạo nên kiểu kết cấu vòng tròn (kết cấu đầu cuối
tương ứng), khẳng định một quy luật xã hội khốc liệt: chừng nào chưa thay đổi tận gốc xã
hội thì hiện tượng Chí Phèo sẽ vẫn còn tồn tại.
- Thể hiện cái nhìn hiện thực sâu sắc, toàn diện của nhà văn.
CHÍ PHÈO - NAM CAO
Câu 1: Tác phẩm Chí Phèo từng có những nhan đề nào? Ý nghĩa nhan đề Chí Phèo?
Chí Phèo là kiệt tác của văn học hiện thực nói chung và là kiệt tác của Nam Cao nói riêng. Tác phẩm gây tiếng vang lớn
đã đưa tên tuổi của Nam Cao lên vị trí hàng đầu của Văn học hiện thực. Tác phẩm có nhiều tên gọi khác nhau.
- Đầu tiên, Nam Cao đặt nhan đề : Cái lò gạch cũ. Sau đó NXB tự ý đổi tên thành Đôi lứa xứng đôi. Năm 1946, khi in lại
trong tập Luống cày, Nam Cao đã đặt lại tên tác phẩm là Chí Phèo.
- Ý nghĩa của nhan đề: Chí Phèo, vẽ nên một con người cụ thể, một số phận cụ thể, cô đơn, cô độc… Ngay từ nhan đề
đã gợi nên tấn bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người. Tên gọi của tác phẩm Chí Phèo là hay nhất, đầy đủ nhất góp phần
làm hiện lên giá trị của tác phẩm.
Câu 2: Ý nghĩa hình tượng bát cháo hành ?
Bát cháo hành là một chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong tác phẩm Chí Phèo góp phần thể hiện giá trị nhân đạo của tác

phẩm.
- Bát cháo ấy không những giúp Chí thoát khỏi trận ốm đang hoành hành mà hơn hết, nó là liều thuốc giải độc cho quãng
đời tội lỗi của Chí Phèo.
- Tuy nhiên hương vị của bát cháo hành cũng làm tăng thêm bi kịch mồ côi của Chí Phèo. Hương vị bát cháo hành cũng
là hương vị của tình yêu Thị Nở, làm xúc động Chí, đây là lần đầu tiên Chí có tình cảm của một con người: bâng khuâng
buồn, vui hồn nhiên như đứa trẻ “muốn làm nũng với thị như với mẹ”.
- Chí sung sướng hạnh phúc khi cảm nhận được vi ngọt của tình yêu qua bát cháo hành của Thị. Vì vậy, bát cháo hành
của Thị chất chứa tình yêu thương chân thành của mụ đã biến Chí thành một con người khác hẳn, biến Chí từ một thằng
lưu manh chuyên rạch mặt ăn vạ thành một anh nông dân lương thiện, hiền lành với biết bao những cảm xúc, nghĩ suy
của một con người khát khao được trở về với xã hội loài người. Bát cháo đầy tình yêu thương của Thị đã giúp Chí lột đi
vỏ quỷ để trở lại làm người.
GV: Trần Nam Phong
18
Trường THPT Đức Thọ Giáo án Ôn thi Ngữ văn 12
Câu 3: Trong tác phẩm “Chí Phèo”, Nam Cao đã kết thúc như sau: “Và nhớ lại những lúc năn nằm với hắn, thị đã
nhìn trộm bà cô, rồi nhìn nhanh xuống bụng: - Nói dại, nếu mình chửa, giờ hắn chết rồi, thì làm ăn thế nào? Đột
nhiên thị thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa, và vắng người qua lại…” (Ngữ văn 11, tập
1, tr. 155). Anh (chị) hãy bình luận cách kết thúc nói trên.
Trả lời:
- Kết thúc tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao đầy ám ảnh không chỉ tạo nên một kiểu kết thúc khép kín, đầu cuối tương
ứng mà còn để lại một nỗi day dứt và bi thương trong lòng độc giả. “Cái lò gạch cũ” đầu tác phẩm là nơi mở đầu một số
phận, một kiếp người đau khổ đầy bi kịch thương tâm.
- Hình ảnh “cái lò gạch cũ” ở cuối tác phẩm không phải là một hình ảnh thực mà là một hình ảnh tưởng tượng nói lên
rằng: “Rất có thể từ cái lò gạch cũ ấy, Thị Nở lại cho ra đời một Chí Phèo con ngỗ ngược hơn bố nó để nối nghiệp. Điều
ấy chưa có gì đảm bảo, nhưng có điều chắc chắn rằng chừng nào còn tồn tại xã hội “người ăn thịt người”, thì chừng ấy
còn tồn tại hiện tượng Chí Phèo”.
- Nghĩa là Chí Phèo chết, nhưng hiện tượng Chí Phèo chưa chấm dứt (Hiện tượng Chí Phèo là hiện tượng hàng vạn
người nông dân lao động lương thiện bị đẩy vào con đường tha hóa, lưu manh hóa và khi ý thức nhân phẩm trở về thì lại
bị xã hội lạnh lùng cự tuyệt để phải tìm đến cái chết thảm thương). Giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm được toát ra từ
một chi tiết giản dị như thế. Qua chi tiết này, Nam Cao lúc đó hình như cảm thấy số phận người nông dân cứ rơi vào một

vòng luẩn quẩn “Con kiến mà leo cành đa, leo phải cành cụt leo ra leo vào” không lối thoát. Đây là một cái kết đầy bi quan
khác xa với kết thúc của truyện ngắn Vợ Nhặt (Kim Lân). Kết thúc tác phẩm này là hình ảnh đoàn người đói và lá cờ đỏ
báo hiệu cách mạng đã trở về, chỉ có cách mạng mới có thể giải phóng cho nỗi thống khổ của nhân dân.
Câu 4: Ý nghĩa tiếng chửi của Chí Phèo qua đoạn văn sau “Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong
là hắn chửi. Bắt đầu là hắn chửi trời. Có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng
sao: đời là tất cả nhưng cũng chẳng là ai. Tức mình, hắn chủi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai
cũng tự nhủ: “Chắc nó trừ mình ra”. Không ai lên tiếng cả. Tức thật! Tức thật! Ờ thế này thì tức thật! Tức chết đi
được mất! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn, nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp!
Thế có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không? ”
Trả lời:
- Hắn chửi tất cả : từ trời đời cả làng Vũ Đại “cha đứa nào không chửi nhau với hắn” “đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn”=>
đối tượng chửi đã được xác định : xã hội thực dân nửa phong kiến đã sinh ra cái thằng Chí Phèo, đối tượng chửi qua đó
cũng thu hẹp dần chứng tỏ Chí đang rơi vào ngõ cụt của sự bế tắc.
- Cái mà Chí nhận được là : “trời có của riêng nhà nào” “đời là tất cả nhưng chẳng là ai” “không ai lên tiếng cả” “không ai
ra điều” “nhưng mà biết đứa nào đã đẻ ra Chí Phèo”. Đáp lại tiếng chửi ấy trớ trêu thay lại là “tiếng chó cắn lao xao”.
• Ý nghĩa tiếng chửi của Chí Phèo:
Chí chửi tức là Chí muốn giao tiếp với mọi người nhưng tất cả đều im lặng, chỉ có “ba con chó dữ với một thằng say
rượu”) Chí đã bị đánh bật ra khỏi xã hội loài người, tiếng chửi trở nên vật vã, tuyệt vọng.
Tiếng chửi của Chí là tiếng nói đau thương của một con người ý thức về bi kịch của mình: sống giữa cuộc đời nhưng đã
mất quyền làm người Đó chính là sự đau xót của nhà văn đối với nhân vật của mình.
GV: Trần Nam Phong
19
Trường THPT Đức Thọ Giáo án Ôn thi Ngữ văn 12
Thầy Phan Danh Hiếu và học trò của mình!
TRÀNG GIANG - Huy Cận
Câu 1: Chỉ ra chất cổ điển và hiện đại của bài thơ Tràng Giang ?
a. Đề tài, cảm hứng:
- Tràng giang mang nỗi sầu từ vạn cổ của con người bé nhỏ, hữu hạn trước thời gian không gian vô hạn, vô cùng.
- Tràng giang đồng thời thể hiện “nỗi buồn thế hệ” của một “cái tôi” Thơ mới thời mất nước “chưa tìm thấy lối ra”.
b. Chất liệu thi ca:

GV: Trần Nam Phong
20
Trường THPT Đức Thọ Giáo án Ôn thi Ngữ văn 12
- Ở Tràng giang, ta bắt gặp nhiều hình ảnh quen thuộc trong thơ cổ (tràng giang, bờ bãi đìu hiu, cánh chim trong bóng
chiều…), nhiều hình ảnh, tứ thơ được gợi từ thơ cổ.
- Mặt khác, Tràng giang cũng không thiếu những hình ảnh, âm thanh chân thực của đời thường, không ước lệ (củi khô,
tiếng vãn chợ chiều, bèo dạt…).
c. Thể loại và bút pháp:
- Tràng giang mang đậm phong vị cổ điển qua việc vận dụng nhuần nhuyễn thể thơ 7 chữ với cách ngắt nhịp, gieo vần,
cấu trúc đăng đối; bút pháp tả cảnh ngụ tình, gợi hơn là tả …những từ Hán Việt cổ kính (tràng giang, cô liêu…).
- Song, Tràng giang lại cũng rất mới qua xu hướng giãi bày trực tiếp “cái tôi” trữ tình (buồn điệp điệp, sầu trăm ngả,
không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà…), qua những từ ngữ sáng tạo mang dấu ấn xúc cảm cá nhân của tác giả (sâu chót
vót, niềm thân mật, dợn…)
Kết luận
- Tràng giang của Huy Cận không chỉ là một bức phong cảnh mà còn là “một bài thơ về tâm hồn”. Bài thơ thể hiện nỗi
buồn cô đơn trước vũ trụ, trước cuộc đời.
- Từ đề tài, cảm hứng, chất liệu đến giọng điệu, bút pháp, Tràng giang vừa mang phong vị thi ca cổ điển vừa mang chất
hiện đại của Thơ mới.
- Vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại cũng là một nét đặc trưng của phong cách Huy Cận.
CHIỀU TỐI - Hồ Chí Minh
Câu 1: Trình bày hoàn cảnh ra đời của tác phẩm Nhật ký trong tù? Giá trị nội dung của tập thơ ? Hoàn cảnh ra
đời bài thơ Chiều tối.
Hoàn cảnh ra đời tập thơ:
- Tháng 8.1942 Người sang Trung Quốc để tranh thủ sự ủng hộ của anh em bạn bè quốc tế cho Cách mạng Việt Nam.
Sau 15 ngày đi bộ, khi vừa tới thị trấn Túc Vinh tỉnh Quảng Tây thì bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam vì tình nghi
là gián điệp. Từ đó Người bị cầm tù trong gần 30 nhà lao thuộc 13 huyện tỉnh Quảng Tây. Đến tháng 9.1943, Người
được thả tự do.
- Trong hoàn cảnh tù đày suốt “Mười bốn trăng tê tái gông cùm” (Tố Hữu) Người đã sáng tác tập thơ Ngục trung nhật ký
(Nhật ký trong tù). Tập thơ gồm 133 bài thơ bằng chữ Hán ghi lại chặng đường đấu tranh gian khổ nhưng rất đỗi lạc quan
của người tù Hồ Chí Minh.

Giá trị tập thơ: Tập thơ có ba giá trị lớn:
- Giá trị nhân đạo: vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ Hồ Chí Minh, dù trong hoàn cảnh tù đày, lao khổ nhưng luôn hướng đến
sự sống của con người, cảnh vật, thiên nhiên bằng tình cảm nhân ái bao la “nâng niu tất cả chỉ quên mình”.
- Giá trị hiện thực: lên án tố cáo tội ác của chính quyền Tưởng Giới Thạch đã chà đạp lên quyền sống của con người, lên
án xã hội thối nát , bất công của xã hội Trung Hoa dưới thời Tưởng Giới Thạch.
- Bức chân dung tự họa: tập thơ còn là bức chân dung tự họa của người tù vĩ đại, dù sống trong cảnh lao tù khổ ải nhưng
vẫn lạc quan, yêu đời, tràn đầy niềm tin vào ngày mai.
Hoàn cảnh ra đời bài thơ Chiều tối.
- Bài thơ được làm trên đường chuyển lao từ Tĩnh Tây sang Thiên Bảo là bài thơ thứ 31 trong tập thơ Nhật ký trong tù.
Câu 2: Chỉ ra nét cổ điển và hiện đại trong bài thơ Chiều tối – Hồ Chí Minh.
Trả lời:
1. Vẻ đẹp cổ điển trong bài thơ “Chiều tối”
a. Trong bài thơ “ Chiều tối” HCM đã sử dụng hình ảnh cánh chim và chòm mây để diễn tả không gian và thời gian buổi
chiều. Đó là hình ảnh rất quen thuộc trong thơ ca truyền thống.
b. Ở bài “Chiều tối”, chúng ta bắt gặp một pháp nghệ thuật rất quen thuộc - đó là bút pháp chấm phá, tả ít gợi nhiều. Đặc
biệt tác giả dùng chữ “hồng” ở cuối bài thơ để miêu tả cái tối.
2. Vẻ đẹp hiện đại của bài thơ “Chiều tối”
a. Nếu như trong thơ xưa, con người thường trở nên nhỏ bé nhạt nhoà trước thiên nhiên rộng lớn, thì ở bài thơ “Chiều
tối”, hình ảnh người lao động, “cô gái xay ngô” nổi bật lên và là hình ảnh trung tâm của bức tranh thiên nhiên, là linh hồn,
là ánh sáng của bức tranh, chi phối toàn bộ khung cảnh nước non sơn thuỷ.
GV: Trần Nam Phong
21
Trường THPT Đức Thọ Giáo án Ôn thi Ngữ văn 12
b. Trong bài thơ “Chiều tối”, chúng ta nhận thấy tư tưởng, hình tượng thơ luôn có sự vận động khoẻ khoắn, đó là sự vận
động từ bức tranh thiên nhiên chuyển sang bức tranh đời sống, từ nỗi buồn đến niềm vui ấm áp, từ tàn lụi đến sự sống.
Tóm lại, bài thơ mang đậm tính chất cổ điển, hiện đại mang đậm phong cách Hồ Chí Minh vì thế bài thơ viết về chiều tối
mà không những không âm u mà còn bừng sáng ở đoạn cuối.
TỪ ẤY - Tố Hữu
Câu 1: Trình bày hoàn cảnh ra đời bài thơ Từ ấy ? Giải thích ý nghĩa nhan đề bài thơ này ?
Trả lời:

- Hoàn cảnh sáng tác: Tháng 7.1938, sau thời gian hoạt động trong phong trào thanh niên ở Huế, Tố Hữu vinh dự được
đứng vào hàng ngũ của Đảng cộng sản Việt Nam. Niềm vui sướng hân hoan và tự hào khi được đứng dưới hàng ngũ
của Đảng là cảm xúc chủ đạo của Tố Hữu để viết nên bài thơ này.
- Xuất xứ: Bài thơ được trích trong phần Máu lửa – phần đầu của tập thơ Từ ấy.
Câu 2: Trình bày sự chuyển biến trong tình cảm của cái tôi trữ tình trong bài thơ Từ ấy (Tố Hữu) (Giống ý nghĩa
nhan đề)
Trả lời:
- Niềm vui sướng, hân hoan của Tố Hữu khi đón nhận ánh sáng của Đảng, của lý tưởng soi rọi vào tận cả con tim khối óc
làm bừng sáng một sức sống mới. Tác giả gọi Đảng là mặt trời chân lý, so sánh hồn tôi là một vườn hoa lá… để diễn tả
phút giây từ ấy là một mốc thời gian không bao giờ phai nhòa trong trái tim của người cách mạng trẻ tuổi.
- Nhận thức mới về lẽ sống: Khi được giác ngộ lí tưởng, Tố Hữu khẳng định quan niệm mới về lẽ sống là sự gắn bó, hài
hòa giữa “cái tôi” cá nhân và “cái ta” chung của mọi người “Tôi buộc lòng tôi với mọi người… mạnh khối đời”.
- Sự chuyển biến sâu sắc về mặt tình cảm: vượt qua giới hạn cái tôi để đến với cái ta chung. Nhà thơ tự nguyện là đứa
con của nhân dân, vì nhân dân phục vụ “Con đã là…cù bất cù bơ”
GV: Trần Nam Phong
22

×