Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Lú lẫn ở người già pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.18 KB, 6 trang )


Lú lẫn ở người già


Hôm nay là ngày lễ ăn hỏi của cháu gái. Ông nội chỉ thỉnh thoảng mới
xuất hiện. Lâu lâu, ông ra ngó quan khách, cười rồi lại quay vào phòng ngủ.
Có lúc ông ra bàn thức ăn, bốc miếng chả giò bỏ vào miệng ăn thích thú.
Ông cũng nhặt tờ giấy lau tay, vo tròn lại, liệng vào một người khách. Ông
đang đùa nghịch ngây thơ như một đứa trẻ.
Lão nhân trên đây là một trong số nhiều triệu người trên thế giới đang
bị rối loạn về tâm trí, lú lẫn, sa sút trí tuệ, một chứng bệnh mà nhiều người
khi nghĩ tới đều sợ hơn là sợ chết.
Nó huỷ hoại đời sống người bị bệnh. Nó tạo ra gánh nặng cho gia
đình, ngân sách quốc gia. Nó không phải là một bệnh, mà là tập hợp của
nhiều triệu chứng ảnh hưởng tới trí nhớ, đến ngôn ngữ, đến hành vi, đối xử,
đến khả năng lý luận của người bệnh. Nó là sự đi xa hơn của một thoáng
quên, một giây đãng trí ở tuổi già bình thường. Nó không phải là điên dại mà
chỉ là sự thay đổi của trí tuệ, đủ trầm trọng để làm thay đổi cuộc sống con
người.
Nó cũng không phải là một phần của sự lão hoá nhưng nó có liên hệ
tới tuổi con người: từ 1% trầm trọng ở lớp người 65 tuổi, tăng lên tới 15 –
25% ở lớp cao niên trên 80 tuổi.
Nó không những đã rút ngắn tuổi thọ mà còn lấy đi sự độc lập của
người bệnh.
Nó không phân biệt chủng tộc, giới tính, giai tầng xã hội.
Lú lẫn (confusion) là sự thay đổi về tâm trí trong đó bệnh nhân không
còn khả năng suy nghĩ một cách sáng suốt như thường lệ. Nhiều khi, lú lẫn
dẫn tới mất khả năng nhận ra người hoặc nơi chốn, không biết được thời
gian và không gian. Họ cũng có cảm giác mất phương hướng và không còn
khả năng đưa ra quyết định. Lú lẫn có thể xuất hiện bất thình lình hoặc từ từ.
Nguyên nhân chính của lú lẫn sa-sút-trí-tuệ là bệnh Alzheimer (68%).


Rồi đến bệnh trầm cảm, huỷ hoại não do nhiều tai biến não nhỏ, thiếu sinh tố
B12 Khám nghiệm não bộ thấy có nhiều thay đổi ở vùng hải mã
(Hippocampus), chịu trách nhiệm về trí nhớ, học hỏi kiến thức.
Riêng với bệnh Alzheimer, những nguy cơ gây bệnh đã được xác định
gồm có: thay đổi gene ở các nhiễm thể, tuổi cao, gia đình có sa sút trí tuệ,
người có hội chứng chậm trí khôn (Down’s Syndrome).
Người bệnh không qua khỏi được mươi năm, vì những tiêu hao trầm
trọng về trí tuệ, đưa đến sự không tự săn sóc, thân xác suy yếu, đôi khi nằm
liệt giường, rồi ra đi vì nhiễm trùng nhất là sưng phổi. Hàng năm, cả trăm
ngàn người bệnh Alzheimer thiệt mạng.
Có tới 75% trường hợp lú lẫn diễn tiến âm thầm một thời gian khá lâu
trước khi được phát giác, thường thì do thân nhân là người đầu tiên nhận ra.
Lúc đầu, người bệnh hay kiếm cách phủ nhận, nói lảng, đôi khi bịa rất khéo
để che giấu bất hạnh của mình. Thí dụ như khi hỏi họ đang coi phim gì trên
truyền hình, thì họ trả lời “đang coi chương trình tôi thích nhất”, mà thực ra
họ không nhớ tên của chương trình đó. Nhưng với thời gian, người bệnh
không còn che đậy được nữa và triệu chứng lần lần xuất hiện:
1 – Trí nhớ gần, ngắn hạn mất đi
Ngay sau khi nghe hay đọc một tin tức, họ quên liền. Không uống
thuốc mỗi buổi sáng như thường lệ. Không tắt bếp sau khi nấu. Không nhớ
chìa khoá nhà để ở đâu. Nhắc đi nhắc lại cùng một câu hỏi nhiều lần.
2 – Mất ngôn ngữ
Không tìm được từ chính xác để gọi sự vật. Biết nó là con chó, nhưng
gọi nó là con mèo vì không sao tìm được từ “chó” trong trí óc. Đang nói
chuyện, tự nhiên khựng lại, không biết mình đang nói gì
3 – Mất khả năng thực hiện động tác thông thường
Không chải đầu, đánh răng, tắm rửa, không nhớ cách và cơm ăn, mặc
quần áo. Họ hành động như một đứa bé chưa được huấn luyện về những
động tác thông thường này.
4 – Mất nhận thức

Không nhớ tên và nhận ra người quen, nơi hay lui tới, vật hay dùng,
khó khăn trong việc học hỏi, hội nhập kiến thức mới. Rối loạn khả năng sắp
xếp công việc, theo dõi hoàn cảnh chung quanh.
5 – Mất định hướng không gian và thời gian
Lạc lối trên đường quen thuộc hàng ngày, dáng đi thay đổi: đang đi
đột nhiên đứng lại, kéo lê bước đi, hay té ngã.
6 – Sao lãng vệ sinh cá nhân, quần áo xốc xếch, khuy cúc không
cài
Nhiều người bệnh, cứ mỗi khi chiều xuống, mặt trời lặn, là cảm thấy
bồn chồn, bực tức, đứng ngồi không yên, mất định hướng. Họ đi lang thang
trong nhà, ngoài vườn, tự cô lập, không tham gia sinh hoạt chung. Đây có
thể là do bị tước đoạt cảm xúc khi tối trời hay do sự thay đổi hoá chất ở não
bộ sau một ngày hoạt động.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×