Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Ghép tủy xương hay ghép tế bào gốc (Kỳ 1) ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.3 KB, 5 trang )

Ghép tủy xương hay ghép tế bào gốc
Bác sĩ Vũ Đình Hào, Lausanne, Thụy sĩ.
(Kỳ 1)

Chắc các bạn đã nghe nói nhiều lần đến ghép tủy xương (bone marrow
transplantation) hay ghép tế bào gốc (stem cell transplantation). Trong bài sau đây,
chúng tôi xin trình bầy những nét chinh của phương pháp trị liệu càng lúc càng
được xử dụng này.
I. Một số định nghĩa:
 Tế bào gốc (sau đây được viết tắt là TBG): có hai đặc tính chính để
phân biệt với các tế bào "bình thuờng": một TBG có thể sinh sản ra nhiều TBG
khác, giống hệt như tế bào nguyên thủy, đến một lúc nào đó, các TBG có thể biến
hóa thành những tế bào có nhiệm vụ chuyên biệt như tế bào thần kinh, tế bào co
vân, tế bào máu như hồng huyết cầu Danh từ TBG bao gồm nhiều hình thức
phát triển khác nhau : toàn năng (totipotent), đa năng (pluripotent), tiền sinh
(progenitor). Hợp bào là TBG toàn năng vì có thể cho ra nhiều loại tế bào thuộc
các co quan khác nhau nhu tế bào thần kinh, tế bào co vân, tế bào máu … TBG
của máu (hematopoietic stem cell) là tế bào đa năng vì có thể cho ra nhiều loại tế
bào máu nhu hồng huyết cầu (HHC), bạch huyết cầu, tiểu huyết cầu, đại thực bào
(macrophage) …
 CD 34: các loại tế bào của máu mang các kháng nguyên (antigens)
khác nhau ở trên màng tế bào. người ta lợi dụng đặc điểm này để phân biệt các tế
bào. (Như chúng ta đã thấy với các hồng huyết cầu, do sự hiện diện của các kháng
nguyên A, B mà người ta định được các nhóm máu ABO). Các TBG mang một
kháng nguyên đặc biệt gọi là CD 34 (2), do đó nhiều người dùng danh từ "tế bào
CD 34+ " để chỉ các TBG. Dùng phương pháp nhuộm bằng fluorescence và một
máy đếm bằng laser, người ta có thể biết được số luợng chính xác của TBG trong
một mẫu xét nghiệm. Muốn cho cuộc ghép tủy thành công, người ta phải cần một
số luợng tối thiểu tế bào CD 34+. Số luợng này được tính theo trọng luợng cơ thể
(trung bình phải cần 2 triệu tế bào CD 34+ cho mỗi kg cân nặng).
 Kháng nguyên bạch huyết cầu (Human Leucocyte Antigens, viết


tắt là HLA): đây là các kháng nguyên hiện diện trên màng các bạch huyết cầu,
cũng như trên đại đa số các tế bào khác của cơ thể. Các kháng nguyên này được
xác định do các genes ở trên nhánh ngắn (short arm) của nhiễm sắc thể số 6. Có 4
nhóm HLA chính: A, B, C, D (nhóm D còn gồm các tiểu nhóm DN, DO, DP, DQ,
DR). Mỗi nhóm có hai kháng nguyên. Trong các cuộc ghép tủy, thuờng người ta
chỉ xác định các nhóm HLA-A, B, DR. Một thí dụ về kết quả xác định HLA: HLA
A2, A29, B27, B44, DR 14, DR 15. Các kháng nguyên bạch huyết cầu được thừa
hưởng do tính di truyền theo định luật Mendel, một nửa số kháng nguyên từ cha,
một nửa từ mẹ. Chúng có vai trò rất quan trọng trong việc ghép tế bào hay ghép co
quan. Nếu HLA giữa người cho và người nhận tế bào / co quan khác nhau, sẽ xẩy
ra tình trạng thải ghép (rejection), hay tình trạng tế bào / co quan ghép chống lại
cơ thể của người nhận (graft-versus-host disease, hay GVHD).
 Dị ghép và tự ghép: nếu lấy tế bào của một người khác ghép cho
người bệnh, đó là dị ghép (allogeneic transplantation). Nếu lấy tế bào của người
bệnh truyền trở lại cho họ, đó là tự ghép (autologous transplantation). Muốn bảo
đảm sự thành công của dị ghép, HLA giữa người cho và người nhận phải giống
nhau hoàn toàn (matched), để tránh tình trạng thải ghép hay tình trạng GVHD.
người ta có thể xử dụng các thuốc chống thải ghép nhu cyclosporine,
corticosteroids …, nhưng việc xử dụng các thuốc này phức tạp, và không tránh
được hoàn toàn sự thải ghép. Nguồn dị ghép tốt nhất là giữa anh em có cùng nhóm
HLA (3), sau đó là những người cho (donors) có HLA giống người nhận. Phương
pháp tự ghép tránh được tình trạng thải ghép, và hiện giờ được xử dụng nhiều hon.
TBG được thu thập trên chính người bệnh ở giai đoạn lui bệnh hoàn toàn
(complete remission), và được truyền trả lại cho người bệnh sau khi dùng hóa chất
trị liệu liều cao (intensive chemotherapy) kết hợp với tia phóng xạ (radiotherapy)
để tiêu diệt tế bào ác tính (malignant cells).
II. Các nguồn tế bào gốc:
 Từ tủy xương (bone marrow): đây là nguồn tế bào gốc được xử
dụng đầu tiên. người ta hút tủy xương từ vùng xương chậu, số luợng tủy hút ra
thuờng từ 700 ml đến 1500 ml. Do phải gây mê trong khi hút tủy, nên đôi khi xẩy

ra biến chứng (có khi tử vong) vì gây mê.
 Từ máu ngoại vi : trong máu ngoại vi (peripheral blood) có một số
luợng rất ít TBG. người ta dùng các yếu tố tang truởng (growth factors) chích vào
người hiến TBG trong vòng 4 đến 5 ngày để huy động các TBG từ tủy xương ra
máu ngoại vi. Sau đó, với phương pháp phân ly các loại tế bào (apheresis) (4),
người ta tách được các TBG. Phương pháp này ít gây chấn thương hon cách hút
tủy xương, nhưng người ta vẫn còn nhiều do dự vì chưa nắm vững được các tác
dụng lâu dài (long-term effects) của các yếu tố tang truởng trên cơ thể của người
hiến TBG.
 Từ máu cuống rốn (umbilical-cord blood): người ta xử dụng các
TBG trong máu cuống rốn vào việc ghép tủy lần đầu tiên vào nam 1988. Các TBG
này còn "non" (immature) nên phát triển rất mạnh, do đó nhiều khi với số luợng
TBG hiện diện trong 70 đến 100 ml máu cuống rốn, người ta có thể ghép được cho
người bệnh nặng từ 50 đến 70 kg. Hơn nữa, xử dụng TBG từ máu cuống rốn còn
tránh được tình trạng tế bào ghép chống lại cơ thể của người nhận (GVHD). Các
TBG từ máu cuống rốn được trữ lạnh trong các ngân hàng máu cuống rốn (cord
bank). Vào cuối nam 2003, có hon 150 ngàn mẫu TBG từ máu cuống rốn được luu
trữ trên toàn thế giới. Các mẫu TBG từ cuống rốn này đã được phân loại theo
HLA và sẵn sàng được xử dụng khi có người bệnh cần được ghép.
 Từ bào thai (embryonic stem cells): đây không phải là bào thai lấy
từ tử cung của người phụ nữ mang thai. người ta lấy trứng của những phụ nữ tình
nguyện và cho thụ thai với tinh trùng trong ống nghiệm. Sau đó, người ta “nuôi
cấy” trứng đã thụ tinh này để thu lấy TBG. Đây cũng là nguồn TBG rất tốt vì các
tế bào này còn rất non (= tế bào toàn nang). người ta có thể điều khiển được sự
chuyên biệt hóa (differentiation) của các tế bào này để thu được không những các
tế bào của máu, mà còn thu được tế bào của các cơ quan khác như tế bào thần
kinh, tim, gan, tụy tạng (pancreas) Do đó, có thể ghép được các tế bào mới này
thay thế các tế bào đã chết, và có hy vong chữa được các bệnh nhu Parkinson, tê
liệt do chấn thương tủy sống (spinal cord injury), các bệnh suy tim (heart failure),
suy gan (liver failure), hay tiểu đường (diabetes mellitus) … TBG sau khi được

thu thập sẽ được trữ lạnh (cryopreserved) trong đạm khí lỏng (liquid nitrogen) với
một dung dịch bảo quản. Trong tình trạng này, trên nguyên tắc người ta có thể giữ
được các TBG vinh viễn (ad aeternam). Khi cần dùng TBG, người ta mang ra chờ
tan lạnh và truyền vào tinh mạch nhu truyền máu vậy. Các TBG sẽ di chuyển vào
tủy xương (homing), từ đó sẽ phát triển thành các tế bào của máu, và thay thế các
tế bào đã bị hủy diệt truớc đó cùng lúc với các tế bào ác tính do hóa chất trị liệu
liều cao hay phóng xạ trị liệu.

×