Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Ghép tủy xương hay ghép tế bào gốc (Kỳ 3) docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.2 KB, 5 trang )

Ghép tủy xương hay ghép tế bào gốc
Bác sĩ Vũ Đình Hào, Lausanne, Thụy sĩ.
(Kỳ 3)


Ghép Tủy xương hay ghép tế bào gốc:
Người dịch: Dược sĩ Mai Lan (Theo ACS)
Tế bào gốc là các tế bào trong tủy xương (phần xốp,chất dịch ở phần trung
tâm xương) liên tục tạo ra các tế bào máu cho cơ thể. Ghép tế bào gốc được sử
dụng để thay thế tủy xương khi tủy xương đã bị huỷ do các trị liệu như hóa trị, xạ
trị, hoặc do căn bệnh. Tế bào gốc có thể được lấy từ tủy xương hoặc máu. Tế bào
gốc có thể được ghép từ của chính bệnh nhân ( tự ghép), hoặc có thể từ một người
nào khác (dị ghép).
Ghép tủy xương (BMTs) là phương pháp đầu tiên để thay thế các tế bào
gốc , nhưng hiện nay ít sử dụng thường xuyên . Người hiến tủy thường được gây
mê trước khi tiến hành lấy tủy xương để đưa vào sử dụng trong một ca ghép tủy.
Với việc hiến các tế bào gốc từ máu ngoại vi, các tế bào gốc được lấy từ
máu tuần hoàn . Điều này cho phép người hiến vẫn tỉnh táo trong khi lấy các tế
bào gốc .
Trước khi hiến, người cho phải dùng một loại thuốc đặc biệt để làm các tế
bào gốc phát triển và đi vào vòng tuần hoàn máu. Đây là phương pháp ghép tế bào
gốc (SCT), là phương pháp thông thường được sử dụng nhiều nhất ngày nay.
Bác sĩ hoặc các điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân ung thư sẽ cho bn biết
thêm chi tiết về điều trị hoặc các ca lâm sàng sử dụng phương pháp ghép tế bào
gốc.
Nếu bênh nhân đã được ghép tủy hay ghép tế bào gốc:

Dấu hiệu cần lưu ý:
 Da bị phát ban, đặc biệt là trên lòng bàn tay hay bàn chân
 Chán ăn, sụt cân
 Thở hổn hển hoặc ho


 Mệt mỏi
 Đau
 Khó chịu ở dạ dày
 Buồn nôn hoặc ói mửa
 Vết loét miệng hoặc khô miệng
 Tiêu chảy
 Vàng da hay vàng mắt
 Chóng mặt, xanh xao, hoặc các dấu hiệu của chỉ số hemoglobin thấp
(xem chỉ số huyết học)
 Sốt, ớn lạnh hoặc các dấu hiệu của nhiễm trùng (xem bài chỉ số
huyết học, chỉ số bạch cầu thấp)
 Máu trong phân hoặc nước tiểu, chảy máu từ bất cứ nơi nào (xem
phần bài chỉ số huyết học, chỉ số tiểu cầu thấp)

Những gì bệnh nhân nên làm
 Đến gặp Bs đúng theo lịch hẹn.
 Đặt câu hỏi. Nhóm chăm sóc bệnh nhân ung thư sẽ giúp đỡ bn.
 Hỏi về phản ứng phụ và cách xử lý khi gặp phải.
 Dùng thuốc theo đúng như Bs kê toa.
 Hỏi về những dấu hiệu nào cần thông báo cho bác sĩ
 Nếu bn bị các triệu chứng khác , vd như buồn nôn hoặc ói mửa, xin
xem lại bài đó , và gọi bác sĩ.

Những gì người chăm sóc có thể làm
 Đi với bệnh nhân đến cuộc hẹn với Bs và hỏi nhóm chăm sóc bệnh
nhân ung thư nếu có bất kỳ thắc mắc.
 Giúp theo dõi phản ứng phụ và các triệu chứng của bịnh nhân, xem
lại những bài đó trong tập sách này.
Gọi cho bác sĩ nếu bệnh nhân:
 Có một trong những vấn đề nêu trên, hay các triệu chứng làm bạn lo

ngại
 Thắc mắc về phương pháp ghép tủy hay ghép tế bào gốc

×