Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Huyết áp thấp, làm sao cho bình thường? ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.41 KB, 5 trang )

Huyết áp thấp, làm sao cho
bình thường?



Phần lớn người bị huyết áp thấp thường không cảm thấy triệu chứng
gì khác lạ. Tuy nhiên, huyết áp thấp có thể là dấu hiệu của một vấn đề về sức
khỏe, đặc biệt là khi huyết áp giảm đột ngột hoặc gây ra những triệu chứng
như: hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, ngất, lơ mơ, mất tập trung, nhìn mờ,
nôn ói, da niêm lạnh, tái nhợt, thở nhanh, nông, mệt mỏi, khát nước
Một số tình trạng và bệnh lý gây ra huyết áp thấp là: phụ nữ có thai;
bệnh tim mạch (nhịp chậm, bệnh van tim, suy tim, nhồi máu cơ tim ); bệnh
nội tiết (cường giáp, nhược giáp, suy tuyến thượng thận, hạ đường huyết );
mất nước; mất máu; nhiễm trùng huyết; sốc phản vệ; dùng thuốc (lợi tiểu, ức
chế thụ thể alpha, beta, thuốc điều trị Parkinson, thuốc chống trầm cảm ).
Nếu bạn bị huyết áp thấp và có một số triệu chứng kể trên thì cần đi
khám bệnh để tìm và điều trị nguyên nhân chứ không đơn thuần là nâng
huyết áp. Huyết áp thấp mà không kèm triệu chứng hoặc chỉ có triệu chứng
ở mức độ nhẹ (chẳng hạn chóng mặt, hoa mắt thoáng qua) thường chỉ cần áp
dụng một số biện pháp trong sinh hoạt hằng ngày để nâng huyết áp và phòng
tránh triệu chứng:
Huyết áp là chỉ số dùng đo áp lực trong lòng động mạch vào kỳ tim
bóp (huyết áp tâm thu) và vào kỳ tim nghỉ (huyết áp tâm trương).
Trị số huyết áp bình thường của người lớn là 120/80 mmHg (tâm
thu/tâm trương) hoặc thấp hơn. Huyết áp của một người không phải luôn cố
định, nó có thể thay đổi theo vị trí cơ thể, nhịp thở, mức độ stress, hoạt động
thể lực, chế độ ăn, thời điểm trong ngày
Huyết áp được coi là thấp khi thấp hơn mức 90/60 mmHg (chỉ cần
một trong hai giá trị huyết áp thấp hơn mức trên).
Tuy nhiên, một trị số huyết áp bị coi là thấp vẫn có thể là bình thường
với một số người, chẳng hạn như các vận động viên và người thường xuyên


vận động nặng có huyết áp thấp hơn và nhịp tim chậm hơn mức bình
thường.
- Uống nhiều nước.
- Không uống rượu.
- Có chế độ ăn điều độ, đủ dinh dưỡng.
- Ăn nhiều muối hơn: tăng lượng muối ăn sẽ tăng khả năng giữ nước
của cơ thể giúp nâng huyết áp. Tuy nhiên với người lớn tuổi, những người bị
suy thận hoặc suy tim, ăn nhiều muối không tốt.
- Uống cà phê hoặc trà trong bữa ăn có thể nâng nhẹ huyết áp. Tuy
nhiên, cà phê có liên quan đến một số bệnh lý nên nếu muốn tăng lượng cà
phê uống vào mỗi ngày cần có ý kiến của bác sĩ.
- Sau khi ăn sẽ có tình trạng tăng lượng máu lưu thông về đường tiêu
hóa. Ở những người cơ thể đáp ứng không tốt với thay đổi này sẽ có hiện
tượng hạ huyết áp sau khi ăn. Để phòng tránh nên ăn thành nhiều bữa ăn nhỏ
trong ngày và ăn ít tinh bột.
- Khi thay đổi tư thế từ nằm hoặc ngồi sang đứng sẽ tăng lượng máu ứ
lại ở chân. Ở những người cơ thể đáp ứng không tốt với thay đổi này sẽ có
hiện tượng hạ huyết áp tư thế. Để phòng tránh, không nên thay đổi tư thế
thật nhanh. Nếu bị hoa mắt, nhức đầu khi đứng, nên ngồi gác chân lên ghế
và duỗi thẳng chân, hoặc bắt chéo và ép hai chân lại với nhau nhằm tăng
lượng máu từ chân về tim.
- Mang vớ bó chân: làm tăng lượng máu tĩnh mạch hồi lưu về tim giúp
nâng huyết áp.
- Xem lại các thuốc đang sử dụng: có một số loại thuốc làm hạ huyết
áp, vì vậy nếu đang phải sử dụng thuốc thường xuyên, bạn báo BS biết để
kiểm tra thuốc và chỉnh liều nếu cần.

×