Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đo huyết áp ở nhà sao cho đúng? pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.88 KB, 6 trang )


Đo huyết áp ở nhà sao cho đúng?




Đã có nhiều trường hợp lo lắng mất ăn mất ngủ khi đến gặp bác sĩ tại
phòng khám của báo SGTT vì tưởng đang mắc bệnh tim mạch. Đến chừng
hỏi ra mới hay do tự đo huyết áp ở nhà sai nên phát hoảng… nhầm. Số khác
có bệnh huyết áp nhưng cũng vì đo không đúng cách, đưa ra những trị số sai,
làm ảnh hưởng quyết định điều trị của bác sĩ.
Để đo huyết áp được chính xác, điều trước tiên phải bảo đảm là cái
máy đo phải có chất lượng tốt. Hiện trên thị trường có rất nhiều loại máy đo
huyết áp điện tử dành cho người bệnh thực hành ở nhà. Phổ biến nhất là máy
đo cổ tay và đo cánh tay. Chọn loại nào tuỳ điều kiện mỗi người. Tuy nhiên
khi mua nên so sánh kết quả đo từ huyết áp kế điện tử với huyết áp kế đồng
hồ hoặc huyết áp kế thuỷ ngân xem có tương đương không. Trong thời gian
sử dụng cũng phải kiểm tra pin định kỳ. Không làm máy rơi rớt hay va đập
mạnh, không làm ướt máy. Nếu không dùng trong một thời gian dài thì phải
tháo pin ra, cất máy nơi khô mát.




Huyết áp bao nhiêu là bình thường?
Trị số huyết áp phụ thuộc vào áp lực bơm máu của tim, sức co dãn
của thành mạch máu và lượng máu trong cơ thể. Trị số huyết áp bình thường
dao động từ 90/50 – 139/89mmHg (là trị số huyết áp tâm thu/huyết áp tâm
trương) và thay đổi thường xuyên tuỳ theo các trạng thái thời gian, hoạt
động thể lực và cảm xúc.
Làm gì trước khi đo?


– Trước khi đo huyết áp không nên uống cà phê, trà quá đậm hay hút
thuốc lá… Mỗi người nên có một cuốn sổ nhỏ ghi lại ngày giờ và kết quả
đo, gồm: huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa, thường là số đo đầu tiên); huyết
áp tâm trương (huyết áp tối thiểu, thường là số đo thứ hai) và nhịp tim
(mạch, thường có biểu tượng trái tim trên máy).
– Không nên đo quá nhiều lần trong ngày nếu không cần thiết. Có thể
đo vào mỗi sáng hay tối tuỳ theo đặc điểm cao huyết áp từng người; hoặc đo
khi có triệu chứng bất thường như chóng mặt, nhức đầu, hoa mắt, mệt…


Tư thế đo thế nào là đúng?
– Có thể nằm hoặc ngồi, nghỉ ít nhất năm phút trước khi bắt đầu đeo
túi hơi (nhiều người hay gọi miếng quấn) vào tay. Nếu đo ngồi, lưng phải
thẳng, hai chân để trên sàn nhà (không được bắt chéo chân), tay đặt ngang
tầm với tim. Trong khi đo không nên nói chuyện. Đo huyết áp tư thế đứng,
thường áp dụng trong một số trường hợp nghi ngờ có hạ huyết áp tư thế. Tay
chọn đo nên là tay trái.
– Túi hơi phải có kích thước phù hợp (bao được ít nhất 80% cánh tay).
Túi hơi đặt ở mặt trước của cánh tay và sao cho ống nghe (được cấu tạo sẵn
trong dây đo) nằm ngay trên động mạch cánh tay, cách xa túi hơi càng tốt.
Nếu ngồi đo thì nên để khuỷu tay thẳng, tốt nhất là đặt một chiếc gối nhỏ
dưới khuỷu tay. Trong lúc đo, tay thả lỏng hoàn toàn, không được gồng hay
nâng lên hạ xuống. Nếu máy đo báo lỗi hay huyết áp bị nghi ngờ là không
chính xác, chỉ được đo lại sau 15 phút.



Kết quả đo nào phải gặp bác sĩ ngay?
Với những trường hợp sau thì nên đến gặp bác sĩ ngay, không tự uống
thuốc hay ngồi chờ đến đúng ngày hẹn tái khám:

– Kết quả đo không phù hợp với triệu chứng hiện có. Chẳng hạn như
bệnh nhân chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn… nhưng kết quả vẫn bình
thường.
– Kết quả đo được quá cao hay quá thấp.
Với người đang có bệnh huyết áp, không nên tự đo và tự uống hay
ngưng thuốc mà không đi tái khám trong thời gian dài, ngay cả khi kết quả
cho thấy huyết áp ổn định.






Hai cách đo huyết áp phổ biến

Đo cổ tay: Tư thế ngồi giống như khi đo cánh tay. Túi hơi nằm mặt
trong cổ tay, ngang với tim (có thể kê thêm đồ vật dưới cổ tay). Đọc kết quả:
huyết áp tâm thu (116), huyết áp tâm trương (65) và nhịp tim (68).

Đo cánh tay: Ngồi thẳng lưng, chân đặt song song trên sàn nhà. Băng
quấn túi hơi nằm vùng trên khuỷu tay, ngang với tim. Dây đo ống nghe đặt
lên động mạch cánh tay. Đọc kết quả: huyết áp tâm thu (127), huyết áp tâm
trương (82) và nhịp tim (89).

×