Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Nhậu "xỉn" té dễ gãy xương đòn ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.16 KB, 4 trang )


Nhậu "xỉn" té dễ gãy xương đòn





Xương đòn hay còn gọi là xương quai xanh là dễ nhìn thấy nhất khi
chúng ta mặc áo hở cổ vì nó nằm ngay dưới da. Xương đòn có tác dụng treo
cánh tay vào thân mình giống như cánh của máy bay gắn vào thân máy bay.
Một đầu xương đòn khớp với xương ức qua khớp đòn, đầu còn lại
khớp với xương bả vai qua khớp cùng đòn để từ đó xương cánh tay được
treo vào qua khớp vai. Người ta nhận thấy những người chơi Judo hay bị gãy
xương đòn do bị dính đòn vật té đập vai xuống đất. Thế nhưng số người chơi
Judo bị gãy xương đòn thì ít nhưng những người "xỉn" bia rượu gãy xương
đòn thì nhiều. Sở dĩ như vậy là vì khi người ta say sẽ mất phản xạ té nên hay
té đập vai xuống đường. Chấn thương mạnh làm xương đòn hay bị gãy ở
đoạn giữa.
Đôi khi xương đòn có thể bị gãy ở 1/3 trong hay 1/3 ngoài nhất là phía
đầu ngoài xương đòn. Loại gãy này phức tạp vì đầu ngoài xương đòn có dây
chằng neo giữ đầu ngoài xương đòn. Xương gãy kèm theo mảnh gãy có dính
dây chằng làm đầu ngoài xương đòn không được giữ lại nên gồ lên dưới da.
Xương đòn gãy hay bị di lệch vì phần đầu trong bị cơ ức đòn chũm
kéo lên trên, đầu ngoài di lệch xuống dưới vì sức nặng của cánh tay. Đa
phần các bợm nhậu đều tỉnh rượu ngay khi thấy phim gãy xương vì hai đầu
xương gãy lệch hẳn đi. Đôi khi đầu xương gồ lên dưới da làm nguy cơ da bị
chết do bị chèn ép thiếu máu nuôi.
Xương đòn vì có chức năng như giá treo cánh tay vào thân mình nên
không thể nói là không có giá trị gì. Tuy nhiên xương đòn có đặc điểm là rất
dễ lành dù có di lệch, thậm chí đôi khi hai đầu xương lệch hẳn mà vẫn lành
dù để lại cục cal xương gồ lên dưới da sau khi lành. Vì nằm ngay dưới da


nên khi được mổ nắn xương tỉ lệ lành xương lại thấp hơn là để tự lành và có
nhiều biến chứng khi mổ.
Gãy xương đòn đa phần là lành tính nghĩa là có thể tự lành dù có di
lệch. Nhưng đôi khi có những biến chứng xảy ra. Vì nằm ngay dưới da, nằm
trên đỉnh phổi và mạch máu thần kinh nên đôi khi đầu xương gãy chọc ra da
làm gãy xương hở dễ nhiễm trùng.
Đầu xương gãy có thể chọc vào đỉnh phổi làm tràn khí màng phổi gây
suy hô hấp có thể chết người. Mảnh xương chọc vào thần kinh hay mạch
máu dưới xương đòn làm chảy máu hay liệt tay. Những người gãy hai xương
đòn một lúc sẽ khó thở vì mỗi khi thở xương đòn di động gây đau.
Một số bệnh nhân lo lắng thấy sao bác sĩ chỉ cho mang một cái đai vải
trong khi xương mình bị gãy, đã vậy lại nắn không hết vì thấy hai đầu xương
còn hở. Các anh chị cứ yên tâm vì rất khó nắn xương đòn cho hoàn chỉnh,
mặt khác dù lành tư thế lệch như vậy nhưng không ảnh hưởng đến chức
năng của cánh tay sau này. Nữ giới thì có hơi phiền vì có một cục gồ lên
dưới da khi mặc áo hở cổ.
Dù đa phần gãy xương đòn không cần phải mổ nhưng một số trường
hợp cần phải mổ như xương đòn di lệch quá nhiều, đầu xương chọc ra da,
mảnh gãy chọc vào màng phổi hay chọc vào mạch máu hay thần kinh hoặc
gãy cả hai xương đòn.
Mấy ngày tết mà không có bia rượu thì mất vui và bị đầy bụng vì quá
nhiều đạm. nhưng nếu uống mà xỉn quá té gãy xương đòn thì phiền phức vì
phải mất hai hay ba tháng xương mới lành và mới làm việc lại được xem
như mất toi nửa năm vì bây giờ đã là tháng 2. Đầu năm, chúc mọi người vui
vẻ bên mâm cỗ nhưng xin đừng quá chén.

×