Báo cáo thực tập GVHD: Th.S. Lê Phong Châu
MỤC LỤC
SV: Phạm Quang Tăng
Báo cáo thực tập GVHD: Th.S. Lê Phong Châu
LỜI NÓI ĐẦU
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường là nền công nghiệp hoá hiện
đại hoá. Đất nước ta đang ngày càng đổi mới để hoà nhập cùng nền kinh tế thề giới.
Đảng và Nhà nước luôn áp dụng các cơ chế chính sách xuất nhập khẩu đối với
những mặt hàng là thế mạnh của Việt Nam. Quảng Ninh - một trong những tỉnh lớn
và phát triển của Việt Nam. Nơi có nhiều nhà máy xí nghiệp, khu du lịch nổi tiếng
thế giới và có nhiều hải cảng, cửa khẩu quốc tế. Ở đó không thể không kể đến Chi
Nhánh Công ty Cổ phần Máy và Thiết bị Dầu Khí tại Móng Cái - một công ty
chuyên nhập khẩu các loại máy móc, thiết bị phụ tùng. Với sự ra đời chưa phải là
lâu năm nhưng Chi nhánh luôn khẳng định được vị thế cũng như chỗ đứng của
mình, bắt nhịp được cùng với sự tiến bộ của nền kinh tế hiện đại.
Là sinh viên trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân- chuyên ngành Tài chính doanh
nghiệp, em luôn mơ ước khi ra trường sẽ là một nhà quản trị tài chính giỏi. Cũng
chính vì vậy em đã lựa chọn Chi nhánh Công ty Cổ Phần Máy và Thiết bị Dầu khí
tại Móng Cái là nơi thực tập của mình.
Qua thời gian thực tập đầu tiên ở Công ty Cổ phần Máy và Thiết bị Dầu khí
– Chi nhánh Móng Cái, dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của các cô các chú, anh
chị trong công ty và sự hướng dẫn trực tiếp của cô giáo Lê Phong Châu, em đã có
cái nhìn tổng quan về công ty, từ lịch sử hình thành và phát triển của công ty, môi
trường hoạt động kinh doanh, các sản phẩm kinh doanh của công ty và cơ cấu tổ
chức bộ máy hoạt động của công ty. Qua đó, em có những hiểu biết nhất định về
hoạt động của công ty.
Thời gian thực tập chưa dài nhưng cũng đủ để em hiểu được phần nào về Chi
Nhánh và viết bài báo cáo tổng hợp này.
SV: Phạm Quang Tăng
Báo cáo thực tập GVHD: Th.S. Lê Phong Châu
1.Lịch sử hình thành và phát triển của Chi nhánh Công ty Cổ phần Máy
và Thiết bị Dầu khí tại Móng cái.
1.1.Sự hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Máy và Thiết bị Dầu khí.
Công ty Cổ phần Máy và Thiết bị Dầu khí (trước đây là Công ty Máy và Phụ
tùng) có quá trình hình thành và phát triển lâu dài. Công ty Máy và Phụ tùng tiền
thân là Tổng Công ty Máy và Phụ tùng, được thành lập lại theo quyết định
0713/2003/QĐ - BTM ngày 13 tháng 06 năm 2003 của Bộ Thương Mại trên cơ sở
tổ chức lại Văn phòng Tổng Công ty và các đơn vị trực thuộc Tổng Công ty. Cụ thể
như sau:
Theo Quyết định số 163/TMDL-TCCB ngày 02/3/1992 của Bộ Thương mại và
Du lịch, Tổng Công ty Máy và Phụ tùng được thành lập trên cơ sở hợp nhất Tổng
Công ty Xuất nhập khẩu Máy (thành lập ngày 03/3/1956) và Tổng Công ty Thiết bị
Phụ tùng (thành lập ngày 03/3/1960).
Ngày 17/4/1995, Tổng Công Ty Máy và Phụ tùng được thành lập lại theo Quyết
định số 225/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, trở thành Tổng Công ty 90 trực
thuộc Bộ Thương mại. Tổng Công ty có 11 đơn vị thành viên hạch toán kinh tế độc
lập, có bộ máy quản lý điều hành là Cơ quan Văn phòng Tổng Công ty và các đơn
vị kinh doanh hạch toán phụ thuộc Văn phòng Tổng Công ty.
Thực hiện Quyết định số 152/2002/QĐ-TTg ngày 7/11/2002 của Thủ tướng
Chính phủ về phê duyệt Phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp Nhà
nước thuộc Bộ Thương mại, ngày 30/6/2003 Bộ Thương mại ra Quyết định số
0806/2003/QĐ-BTM về việc giải thể Tổng Công ty Máy và Phụ tùng, chuyển 11
đơn vị thành viên hạch toán độc lập của Tổng Công ty về Bộ Thương mại để thực
hiện kế hoạch cổ phần hoá.
Ngày 13/6/2003, Bộ Thương mại ra Quyết định số 0713/2003/QĐ-BTM về việc
thành lập Công ty Máy và Phụ tùng trên cơ sở sắp xếp lại Văn phòng Tổng Công ty
và các đơn vị hạch toán phụ thuộc có thương hiệu PV Machino.
Công ty Máy và Phụ tùng được Sở kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 113655 lần đầu ngày 11/8/2003.
SV: Phạm Quang Tăng
Báo cáo thực tập GVHD: Th.S. Lê Phong Châu
Theo Quyết định số 3690/QĐ-DKVN ngày 05/3/2007 của Tập đoàn Dầu khí
Việt Nam về việc tiếp nhận Công ty Máy và Phụ tùng từ Bộ Công thương làm đơn
vị thành viên Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam, Công ty đã chính thức trở
thành thành viên của Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam thuộc Tập đoàn Dầu
khí Việt Nam và đổi tên thành Công ty Cổ phần Máy và Thiết bị Dầu khí. Ngoài
việc kế thừa quá trình hoạt động 52 năm của Tổng Công ty Máy và Phụ tùng từ năm
1956, Công ty sẽ đảm nhận vai trò sản xuất kinh doanh thiết bị điện, tham gia lĩnh
vực thương mại và đầu tư trong định hướng phát triển chung của Tổng Công ty
Điện lực Dầu khí Việt Nam. Cùng với sự đầu tư, hoàn thiện và sự lớn mạnh của các
nhà máy điện trực thuộc Tổng Công ty, PV Machino sẽ phát triển và thực hiện toàn
bộ mạng cung cấp thiết bị, máy móc, vật tư trọn gói từ khâu xây dựng đến khâu
hoàn thiện hệ thống, đồng thời định hướng phát triển mở rộng đầu tư sang lĩnh vực
khác, hình thành các cụm nhà máy công nghiệp phụ trợ cho ngành điện.
1.2. Sự hình thành và phát triển Công ty Cổ phần Máy và Thiết bị Dầu Khí Chi
nhánh Móng cái.
Xuất phát từ nhu cầu của một nền kinh tế thị trường đang hội nhập toàn cầu,
xuất phát từ nhu cầu của nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập sâu rộng vào nền
kinh tế thế giới. Do đó, để giải bài toán phát triển nền kinh tế quốc dân thì cần phải
thực hiện phát triển nền kinh tế tập trung vào các hoạt động xuất nhập khẩu: Việc
nhập khẩu kỹ thuật máy móc trang thiết bị phuc vụ sản xuất, lắp ráp, xây dựng các
công trình; Xuất khẩu các măt hàng của ngành công nghiệp chế biến ( thuỷ sản,
nông lâm sản ) giúp cho các ngành này phát triển phát huy tiềm năng của đất nước
ta, mặt khác, việc xuất khẩu lao động dư thừa trong nước ra nước ngoài, giải quyết
việc làm cho người lao động tăng thêm thu nhập cho nhân dân. Vì vậy, nhiều chính
sách khuyến khích xuất khẩu đã được thực hiện khá hiệu quả, trong những năm gần
đây kim ngạch xuất nhập khẩu của ta tăng rất mạnh tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng
được nhu cầu của nền kinh tế và nhu cầu của nhân dân. Từ những nhu cầu trên của
nền kinh tế Việt Nam nên đòi hỏi vế sự mở rộng quy mô phát triển hoạt động sản
xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Máy và Thiết bị Dầu Khí (trước đây là Công
ty Cổ phần Máy và Thiết bị Phụ tùng). Với đòi hỏi đó và những mục đích của việc
SV: Phạm Quang Tăng
Báo cáo thực tập GVHD: Th.S. Lê Phong Châu
mở rộng quy mô của Công ty thì việc chọn địa điểm là một điều cần thiết trước khi
thành lập các chi nhánh.
Xét về vị trí địa lý: Móng Cái – Quảng Ninh là một Thành Phố có vị trí vô
cùng quan trọng của đầu mối giao thông Việt Nam – Trung Quốc. Móng Cái có cửa
khẩu quốc tế nên rất thuận tiện cho việc giao thương xuất nhập khẩu hàng hóa, đồng
thời Móng Cái cũng là nơi chu chuyển hàng hóa của Trung Quốc theo hình thức
tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu…Bên cạnh đó, Móng Cái có hệ thống đường bộ
tương đối thuận lợi trong việc chuyên chở tới các các tỉnh, thành phố khu vực miền
bắc và trên cả nước. Từ những điều kiện trên ta thấy Thành Phố Móng Cái là một
nơi có tiềm năng rất lớn, là một thành phố được sự quan tâm rất lớn của các nhà đầu
tư. Cũng chính vì vậy mà Công ty Cổ phần Máy và Thiết bị Dầu khí chọn nơi này là
nơi để Công ty mở rộng quy mô hoạt động của mình, với nhiệm vụ đem lại lợi
nhuận từ hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và dịch vụ tư vấn, dịch vụ vận tải,
dịch vụ cho thuê văn phòng, kho bãi chứa hàng, kho ngoại quan, ăn uống, dịch vụ
bốc dỡ hàng hóa, đưa người lao động đi làm ở nước ngoài có thời hạn…
Căn cứ luật doanh nghiệp được Quốc Hội Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa
Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005. Căn cứ vào quyết định số…của Công ty Cổ
phần Máy và Thiết bị Dầu Khí. Chi nhánh Công ty Cổ phần Máy và Thiết bị Dầu
khí tại Móng Cái được quyết định thành lập vào ngày 6/8/2008 với các quy định
như sau:
Chi nhánh Công ty Cổ phần Máy và Thiết bị Dầu khí tại Móng Cái hoạt động
dựa trên cơ sở các quy định của Pháp luật Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt
Nam; theo đúng chức năng nhiệm vụ quy định, phù hợp với quy chế tổ chức - quản
lý sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Máy và Thiết bị Dầu khí đã được cấp
có thẩm quyền phê chuẩn.
Với những cơ sở trên thì Chi nhánh là đơn vị trực thuộc Công ty và vì thế nó
không phải hạch toán độc lập mà phải hạch toán kinh tế phụ thuộc và chịu sự quản
lý trực tiếp của công ty.
Chi Nhánh có trụ sở làm việc tại Thành Phố Móng Cái – Tỉnh Quảng Ninh
được trang bị cơ sở vật chất bảo đảm cho việc hoạt động (về trụ sở văn phòng làm
SV: Phạm Quang Tăng
Báo cáo thực tập GVHD: Th.S. Lê Phong Châu
việc, thiết bị văn phòng, máy móc, kho bãi, và các điều kiện khác cho sự hoạt động
của Chi nhánh).
1.2.1.Về phần tên gọi:
Tên chính thức: Công ty cổ phần Máy và Thiết bị Dầu Khí – Chi Nhánh Móng Cái.
Tên giao dịch quốc tế: Petrovietnam Machine and Equipment jsc
Tên viết tắt: PVMachino
Địa chỉ: Số 23 Hùng Vương – P.Trần phú – TP.Móng Cái – Quảng Ninh.
Điện Thoại: (84-33) 3772.304 – 298779 .
Fax: (84-33) 3772.305
Email:
Website: pvmachino.com.vn
1.2.2.Ngành nghề kinh doanh
Hoạt động kinh doanh chủ yếu của Công ty cổ phần Máy và Thiết bị Dầu Khí –
Chi nhánh Móng Cái gồm:
-Hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
-Lắp đặt hệ thống xây dựng:
+Xây lắp các công trình lưới điện và trạm biến áp đến 220 KV, các công trình
nguồn điện;
+Xây lắp các công trình lưới điện và trạm biến áp đến 110 KV, các công trình
nguồn điện;
+Xây lắp các công trình lưới điện và trạm biến áp đến 35 KV, các công trình
nguồn điện;
-Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy nông công nghiệp;
-Dịch vụ bốc xếp hàng hóa;
-Hoạt động dịch vụ khác có liên quan đến vận tải;
+Giao nhận hàng hóa;
+Thu, phát các chứng từ vận tải và vận đơn;
+Hoạt động của các đại lý làm thủ tục hải quan;
SV: Phạm Quang Tăng
Báo cáo thực tập GVHD: Th.S. Lê Phong Châu
+Hoạt động liên quan khác như: bao gói hàng hóa nhằm mục đích bảo vệ hàng
hóa trên đường vận chuyển, dỡ hàng hóa, lấy mẫu, cân hàng hóa;
-Sửa chữa và bảo dưỡng phương tiện vận tải;
-Sửa chữa thiết bị điện;
-Sửa chữa thiết bị máy móc;
-Lắp đặt máy móc và thiết bị công nghiệp;
-Kho bãi và lưu giữ hàng hóa trong kho ngoại quan;
-Bán buôn phế liệu, phế thải kim loại, phi kim loại;
-Bán buôn sắt, thép;
-Bán buôn phương tiện vận tải;
Ngoài ra, Công ty Cổ phần Máy và Thiết bị Dầu khí - Chi nhánh Móng Cái còn
thực hiện kinh doanh một số mặt hàng khác theo giấy phép đăng ký kinh doanh.
2. Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp.
2.1. Môi trường vĩ mô
Môi trường kinh tế: Môi trường kinh tế của doanh nghiệp là một nền kinh tế thị
trường mở, doanh nghiệp hòa nhập rất tốt trong môi trường kinh tế hiện tại, việc gia
nhập WTO năm 2007 của Việt Nam là 1 thuận lợi cho công ty trong việc nhập khẩu
các trang thiết bị dụng cụ hiện đại tiên tiến trên thế giới, mặt khác cũng có không ít
các khó khăn khi nhu cầu các khách hàng cũng tăng theo, đòi hỏi tính chuyên
nghiệp cao trong công việc.
Môi trường tự nhiên: Chi nhánh Công ty tại Móng Cái được thừa hưởng một
điều kiện tự nhiên rất tốt, công ty nằm ở thành phố Móng cái – nơi có cửa khẩu
quốc tế Móng Cái với hoạt động thương mại nhộn nhịp, chi nhánh công ty có diện
tích mặt bằng rộng, những yếu tố trên đã tạo điều kiện tốt để Công ty mở rộng các
hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ.
Môi trường văn hóa - xã hội: Thành phố Móng Cái – Quảng Ninh là thành phố
trực thuộc tỉnh Quảng Ninh, có điều kiện kinh tế xã hội, an toàn, an ninh hàng đầu
tại các tỉnh khu vực phía Bắc và của Việt Nam. Công ty cổ phần Máy và Thiết bị
SV: Phạm Quang Tăng
Báo cáo thực tập GVHD: Th.S. Lê Phong Châu
Dầu khí được thừa hưởng từ những lợi thế trên, vì vậy công ty luôn có những chính
sách thu hút lao động và thực hiện tốt các chính sách thuế, ủng hộ của địa phương.
Môi trường luật pháp: Tình hình an ninh tội phạm trên địa bàn công ty khá phức
tạp, nhưng nhìn chung không phải là một vấn đề lớn bởi vì công ty có hệ thống an
ninh tốt và phối hợp với lực lượng công an địa phương trong các công tác phòng
chống tội phạm
Môi trường quốc tế: Đối với môi trường quốc tế, Công ty có kế hoạch mở rộng
thị trường ra toàn quốc và các nước trong khu vực (đặc biệt là Lào, Campuchia,
Myanma), đây là môi trường đòi hỏi tính chuyên nghiệp rất cao, nội lực công ty tốt.
Để thực hiện được mục tiêu này Công ty cần phải có sự chuẩn bị về tài chính, năng
lực một cách kỹ lưỡng và an toàn.
2.2. Môi trường ngành
Công ty xác định phương hướng nhiệm vụ chính là cung cấp vật tư, nguyên vật
liệu, máy móc, thiết bị, phụ tùng phục vụ cho các dự án của các đơn vị trong Tập
đoàn Dầu Khí Việt Nam là chủ yếu, đây là một trong những thế mạnh mà Công ty
phát huy được. Bên cạnh đó, Công ty tiếp tục mở rộng, phát triển thị trường hiện
tại, đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng thương mại điện tử để khai thác các nguồn
khách hàng, thị trường
Các sản phẩm máy và phụ tùng nhập khẩu của công ty Cổ phần Máy và Thiết bị
Dầu khí là các sản phẩm nhập khẩu đạt tiêu chuẩn quốc tế. Do đó, công ty có thể
cam kết với khách hàng về chất lượng của các sản phẩm. Tuy nhiên, do là các sản
phẩm nhập khẩu nên nếu như nguồn hàng về trễ thì sẽ khó khăn để tìm sản phẩm
khác để thay thế để có thể đáp ứng cho khách hàng. Bên canh đó, công ty còn phải
chịu sự cạnh tranh của rất nhiều công ty khác, đặc biệt là công ty cổ phần tập đoàn
Hòa Phát – một đối thủ cạnh tranh của công ty rất mạnh và có chuyên môn nghiệp
vụ cao.
3. Một số sản phẩm và dịch vụ chủ yếu
Kinh doanh xuất nhập khẩu là lĩnh vực hoạt động truyền thống của Công ty Cổ
phần Máy và Thiết bị Dầu khí – CN Móng Cái. Ngành hàng chủ yếu mà Công ty
kinh doanh là máy móc, thiết bị phụ tùng phục vụ cho sản xuất. Trong những năm
SV: Phạm Quang Tăng
Báo cáo thực tập GVHD: Th.S. Lê Phong Châu
đầu thành lập, Công ty thực hiện xuất nhập khẩu theo mệnh lệnh hành chính, cung
cấp máy móc phụ tùng, thiết bị vật tư cho sản xuất và tiêu dùng trong nước. Đến
nay, Công ty thực hiện hai hình thức kinh doanh chính gồm kinh doanh ủy thác và
tự doanh.
Kinh doanh nhập khẩu là hoạt động thế mạnh, chủ lực của Công ty gồm có nhập
khẩu kinh doanh trực tiếp và nhập khẩu ủy thác cho các đơn vị trong nước. Hiện
nay, để đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng trong nước, Công ty đã chủ động chuyển đổi
cơ cấu kinh doanh xuất nhập khẩu, trong đó mảng kinh doanh xuất nhập khẩu
chiếm tỷ trọng chủ yếu. Công ty là đầu mối và là bạn hàng tin cậy trong lĩnh vực
nhập khẩu máy móc, thiết bị phụ tùng cho các đơn vị trong nước. Các mặt hàng
nhập khẩu chủ yếu bao gồm:
• Máy khai khoáng, xây dựng
• Máy công cụ
• Phương tiện bốc dỡ
• Thiết bị thí nghiệm
• Phôi thép, sắt thép các loại
• Dây chuyền thiết bị toàn bộ
• Nguyên vật liệu cho sản xuất
• Săm lốp ôtô
• Dây điện từ
• Phụ tùng ôtô
Bên cạnh hoạt động kinh doanh nhập khẩu rất phát triển, hoạt động xuất khẩu
cũng được Công ty đẩy mạnh trong những năm gần đây. Đặc biệt là hoạt động xuất
khẩu lao động có thời hạn.
Ngoài lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu nêu trên, với vị trí thuận lợi nằm cạnh
cửa khẩu quốc tế Móng Cái – cửa khẩu có hoạt động thương mại nhộn nhịp nhất cả
nước. Công ty còn mở rộng lĩnh vực hoạt động sang kinh doanh dịch vụ. Các loại
hình dịch vụ hiện Công ty đã và đang triển khai bao gồm: dịch vụ bốc xếp dỡ hàng
hóa, dịch vụ cho thuê văn phòng, kho bãi; kho ngoại quan; kinh doanh dịch vụ ăn
SV: Phạm Quang Tăng
Giám Đốc
P.Giám Đốc
P. Kinh
tế - Kĩ thuật
P. Kế toán - Tài
vụ
P. Vật tư - Thiết
bị
P. Tổ chức -
Hành chính
Các đơn vị thi
công
Báo cáo thực tập GVHD: Th.S. Lê Phong Châu
uống; tư vấn đầu tư, thương mại…. Đây là lĩnh vực kinh doanh mới mẻ đối với Chi
nhánh Công ty nhưng rất có tiềm năng và hứa hẹn sẽ đóng góp đáng kể vào việc
nâng cao lợi nhuận kinh doanh.
4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Công tác quản lý có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình kinh doanh.
Nó giúp cho công ty hoạt động có hiệu quả, đạt được các chỉ tiêu đã đề ra.
Để phù hợp với hoạt động kinh doanh của mình công ty áp dụng cơ cấu quản lý
trực tiếp. Đứng đầu là giám đốc chỉ đạo trực tiếp các phòng ban, giúp việc cho giám
đốc là phó giám đốc và các phòng ban chức năng.
Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty:
Ban giám đốc:
Giám đốc là người có thẩm quyền cao nhất, có trách nhiệm quản lý, điều hành
toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Giúp việc cho giám đốc là phó
giám đốc.
Phó giám đốc:
Tham mưu cho giám đốc về việc định hướng phát triển và điều hành công ty,
được thay mặt giám đốc giải quyết, điều hành mọi việc trong các lĩnh vực khi giám
đốc phân công, uỷ quyền, chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật về nhiệm
vụ được giám đốc phân công thực hiện.
SV: Phạm Quang Tăng
Báo cáo thực tập GVHD: Th.S. Lê Phong Châu
* Phòng kinh tế – kỹ thuật với chức năng, nhiệm vụ:
+ Nghiên cứu hồ sơ kỹ thuật về các công trình thi công lắp đặt.
+ Lập kế hoạch cung ứng vật tư phục vụ sản xuất theo kế hoạch và tổ chức các
giải pháp thi công để đạt hiệu quả cao nhất.
+ Quản lý tiến độ, sản lượng thi công công trình, giám sát chất lượng, mức độ an
toàn khi thi công.
+ Nghiệm thu, thanh toán khối lượng công trình thực hiện.
+ Tiếp cận thị trường tìm kiếm các dự án, tham gia đấu thầu các công trình dự án lắp đăt
thiết bị máy móc.
+ Tổ chức hướng dẫn đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ của phòng với các đơn
vị trực thuộc.
+ Làm các công việc cụ thể khác do ban giám đốc phân công.
* Phòng Kế toán – tài vụ với chức năng, nhiệm vụ:
+ Tổ chức hạch toán kinh tế và thống kê tài chính của công ty theo quy chế tài
chính, đảm bảo chính xác, kịp thời, trung thực.
+ Phản ánh trung thực tình hình tài chính của công ty, giúp ban giám đốc và các
thành phần trong công ty nắm bắt tình hình tài chính cụ thể của công ty.
+ Thanh toán, quyết toán các công trình với các bên đối tác bên trong và bên
ngoài công ty.
+ Tham mưu tài chính cho ban giám đốc công ty.
+ Thực hiện kiểm tra các hợp đồng kinh tế, hợp đồng giao thầu nội bộ theo quy
định.
+ Thực hiện quản lý chế độ chính sách của công ty và chế độ chính sách với
người lao động trong công ty theo quy định hiện hành.
* Phòng vật tư – thiết bị với chức năng, nhiệm vụ:
+ Quản lý tài sản, máy móc thiết bị của công ty.
+ Nghiên cứu, áp dụng các chế độ khấu hao.
+ Định mức và quản lý tiêu hao vật tư.
+ Cung cấp vật tư, thiết bị cho các đơn vị thi công.
SV: Phạm Quang Tăng
Báo cáo thực tập GVHD: Th.S. Lê Phong Châu
* Phòng tổ chức hành chính.
+ Giải quyết tất cả các công việc hành chính, quản trị.
+ Tổ chức nhân sự và sự vụ của công ty hàng ngày.
+ Thực hiện giao dịch đối nội, đối ngoại; làm đầu mối để giao dịch với các cơ
quan.
+ Lưu trữ các tài liệu của công ty.
+ Đảm bảo các điều kiện về đời sống, vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân
viên công ty.
* Các đơn vị thi công:
Do tính chất đặc thù của từng công trình mà công ty sẽ tổ chức một hoặc
nhiều đơn vị thi công triển khai. Một đơn vị thi công công trình gồm:
+ 1 đội trưởng: Phụ trách, chỉ huy, giám sát trực tiếp các hoạt động ở công trình.
+ Các nhân viên kỹ thuật: Phụ trách kỹ thuật thi công công trình.
+ Nhân viên thống kê đơn vị kiêm thủ kho, quản lý vật tư nhập – xuất phục
vụ cho quá trình thi công công trình, phân loại và tổng hợp các chứng từ gửi về
phòng kế toán.
+ Nhân viên bảo vệ: Trực tiếp theo dõi, quản lý, bảo vệ tài sản tại công trình.
+ Nhân công – người lao động: Lao động phổ thông, lái xe, lái máy… những
người trực tiếp làm việc, thi công, triển khai các công việc.
Các đơn vị thi công được lập và chịu sự quản lý bởi tất cả các phòng ban.
Các phòng ban chịu sự quản lý trực tiếp của ban giám đốc và có mối quan hệ mật
thiết ảnh hưởng lẫn nhau. Nhìn chung với mô hình quản lý kinh doanh như vậy sẽ
tạo cho công ty quản lý chặt chẽ về mặt kinh tế, kỹ thuật cũng như về mặt lao động,
từ đó sẽ nâng cao hiệu quả kinh doanh.
SV: Phạm Quang Tăng
Báo cáo thực tập GVHD: Th.S. Lê Phong Châu
Số lao động làm việc tính đến tháng 6/2012 của
công ty cổ phần Máy và Thiết bị Dầu khí Chi nhánh Móng Cái.
Đơn vị: Người
Stt Chỉ tiêu Số lượng
1 Đại học và cao đẳng 10
2 Trung cấp 16
3 Kỹ thuật dạy nghề 12
4 Chưa qua đào tạo 80
5.Kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm gần đây.
5.1.Tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Máy và Thiết bị Dầu khí – CN
Móng Cái.
Công ty Cổ phần Máy và Thiết bị Dầu khí chi nhánh Móng Cái là công ty trực
thuộc Công ty Cổ phần Máy và Thiết bị Dầu khí, chính vì vậy mà nguồn vốn của
chi nhánh công ty phụ thuộc vào Công ty Cổ phần Máy và Thiết bị Dầu khí. Ban
đầu khi mới thành lập, Công ty Cổ phần Máy và Thiết bị Dầu khí – CN Móng Cái
có số vốn pháp định là 7 tỷ đồng.
Tình hình tài chính của công ty qua các năm 2009 – 2011.
Đơn vị: tỷ đồng
STT Chỉ tiêu 2009 2010 2011
I Tổng tài sản 18,966 16,4942 13,8164
1 Tài sản ngắn hạn 15,8905 13,0665 10,5713
2 Tài sản dài hạn 3,0755 3,4277 3,2451
II Tổng nguồn vốn 18,966 16,4942 13,8164
1 Nợ phải trả 11,3588 7,9475 4,5337
2 Vốn chủ sở hữu 7,6072 8,5467 9,2827
Qua bảng trên ta thấy, vốn của công ty tăng đều qua các năm 2009, 2010 và năm
2011 có sự sụt giảm so với 2 năm trước. Tuy nhiên, vốn lưu động của công ty đang
còn chiếm tỉ lệ khá lớn, điều đó cho ta thấy được trong mấy năm qua tình hình kinh
doanh của công ty có nhiều thay đổi.
SV: Phạm Quang Tăng
Báo cáo thực tập GVHD: Th.S. Lê Phong Châu
Các chỉ tiêu tài chính qua các năm 2009 – 2011.
STT Chỉ tiêu tài chính 2009 2010 2011
1 Tài sản ngắn hạn/Tổng tài sản 83,78% 79,22% 76,51%
2 Tài sản dài hạn/Tổng tài sản 16,22% 20,78% 23,49%
3 Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn 59,89% 48,16% 32,81%
4 Nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu 149,32% 92,99% 48,84%
5 Vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn vốn 40,11% 51,84% 67,19%
6 Lợi nhuận trước thuế/Tổng tài sản (ROA) 4,8% 7,65% 8,2%
7 Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu (ROE) 3,6% 5,7% 6,15%
Nhìn số liệu ở bảng trên, trong cơ cấu tài sản, tài sản ngắn hạn chiếm đa số. Tuy
nhiên tỷ trọng tài sản ngắn hạn giảm đều qua các năm, cụ thể năm 2009 tài sản ngắn
hạn chiếm 83,78% trong tổng tài sản nhưng đến năm 2011 thì tỷ trọng tài sản ngắn
hạn trên tổng tài sản chỉ còn 76,51%, và tỷ trọng tài sản dài hạn tăng đều qua các
năm, từ 16,22% năm 2009 đã tang lên 23,49% năm 2011. Các chỉ tiêu tài chính của
công ty nhìn chung khá lạc quan, điều này cho ta thấy được tiềm năng phát triển của
công ty là khá lớn.
5.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Đơn vị: tỷ đồng
STT Chỉ Tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
1 Tổng doanh thu 14,4655 18,4327 9,2588
2 Tổng chi phí 13,5599 17,1705 8,1261
3 Tổng lợi nhuận trước thuế 0,9095 1,2621 1,1326
4 Tổng lợi nhuận sau thuế 6.821 9.423 8.495
Qua những số liệu cụ thể và kết quả kinh doanh như trên, ta có thể nhận
định đánh giá về tình hình hoạt động của công ty từ năm 2009-2011 như sau:
Từ năm 2009-2010, tổng doanh thu của công ty liên tục phát triển. Tổng
doanh thu năm 2010 tăng so với năm 2009 là 27,4%. Đây là một kết quả đáng
mừng về hoạt động kinh doanh của công ty.
SV: Phạm Quang Tăng
Báo cáo thực tập GVHD: Th.S. Lê Phong Châu
Nhìn vào bảng số liệu trên, ta có thể nhận ra sự giảm sút rõ rệt trong tổng
doanh thu của công ty trong năm 2011 so với năm 20010. Tổng doanh thu đã giảm
đi một nữa, chỉ còn 9,2588 tỷ đồng. Điều này cũng không phải là khó hiểu, bởi nền
kinh tế Việt Nam tăng trưởng giảm sút, đầu tư công bị cắt giảm mạnh, đầu tư trực
tiếp nước ngoài giảm, rồi lãi suất cao đã dẫn đến việc các doanh nghiệp không dám
vay vốn đầu tư nhà xưởng, máy móc. Công ty với ngành nghề kinh doanh chính là
nhập khẩu máy móc, thiết bị phụ tùng cho các nhà máy, khu công nghiêp…giao
nhận hàng hóa và các dịch vụ vận tải liên quan. . Trong tình hình kinh tế như vậy,
Công ty Cổ phần Máy và Thiết bị Dầu Khí – CN Móng Cái đã gặp rất nhiều khó
khăn trong việc tìm kiếm khách hàng, dẫn đến doanh thu của công ty giảm đi rất
nhiều. Tuy nhiên, ta nhìn kĩ vào bảng số liệu, sẽ thấy rằng lợi nhuận của công ty chỉ
giảm sút một ít so với năm 2010. Để đạt được điều đó công ty đã thực hiện rất nhiều
chính sách nhằm cắt giảm các chi phí không cần thiết, điều này đã làm cho tổng chi
phí của công ty giảm mạnh từ hơn 17 tỷ năm 2010 xuống còn hơn 8 tỷ năm 2011,
điều này đã giúp công ty đã đạt được điều mình mong muốn.
6. Mục tiêu và chiến lược hoạt động kinh doanh trong thời gian tới
6.1.Mục tiêu
Phát triển Công ty Cổ phẩn Máy và Thiết bị Dầu khí – CN Móng Cái trở
thành một chi nhánh có sự phát triển vượt bậc trong công ty, đưa thương hiệu PV
Machino trở thành Công ty mạnh trong Tập đoàn Dầu khí Việt Nam về hoạt động
thương mại xuất nhập khẩu máy móc và các thiết bị phụ tùng, kinh doanh dịch vụ
kho bãi, bốc xếp dỡ hàng hóa.
Nắm vững thị trường và nguồn hàng để cung cấp hàng hóa cho ngành dầu
khí và các ngành kinh tế khác, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh và sản xuất
công nghiệp
SV: Phạm Quang Tăng
Báo cáo thực tập GVHD: Th.S. Lê Phong Châu
6.2. Chiến lược phát triển của Công ty Cổ phần Máy và Thiết bị Dầu khí – Chi
nhánh Móng Cái.
6.2.1.Chiến lược phát triển lĩnh vực, ngành nghề
Công ty Máy và Thiết bị Dầu khí – Chi nhánh Móng Cái đã và đang thực hiện
kinh doanh trong hai lĩnh vực chính đó là kinh doanh xuất nhập khẩu và kinh doanh
dịch vụ. Do vậy định hướng phát triển ngành nghề của công ty như sau:
- Hợp tác, liên danh với các đối tác trong và ngoài nước để xây dựng nguồn
hàng ổn định, chủ động cung cấp.
- Cung cấp trực tiếp thiết bị, phụ tùng cho các dự án đã và đang được phê
duyệt để thực hiện chỉ thị về phát huy nội lực của các đơn vị thành viên trong Tập
đoàn Dầu khí.
- Bám sát các dự án để nắm bắt nhu cầu, liên hệ với các hãng để trở thành các
nhà phân phối máy, thiết bị, vật tư, phụ tùng thay thế với giá cả cạnh tranh nhất và
dịch vụ sau bán hàng tốt nhất.
- Hợp tác với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu khác trong việc cho
thuê kho bãi, cung cấp các dịch vụ đại lý hải quan, dịch vụ bốc xếp dỡ hàng hóa,
dịch vụ vận tải…
- Đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh: ngoài việc tập trung phát triển ngành nghề
truyền thống. Chi nhánh Công ty tại Móng Cái sẽ mở rộng đầu tư, kinh doanh sang
ngành nghề mới như cho thuê văn phòng, dịch vụ du lịch, dịch vụ chuyển phát
nhanh, dịch vụ quản lý kho bãi.
- Phấn đấu tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận hàng năm liên tục với tốc độ tăng
trưởng tương ứng là từ 10-12% và 15-18%.
6.2.2. Chiến lược phát triển khách hàng
Bên cạnh khách hàng lâu năm là các tổ chức kinh tế lớn trong và ngoài nước
mà công ty đã xây dựng, Chi nhánh Công ty CP Máy và Thiết bị Dầu khí tại Móng
Cái sẽ tiếp tục mở rộng các đối tượng khách hàng trong ngành là Tập đoàn Dầu khí
Việt nam, các đơn vị thành viên của Tập đoàn. Ngoài ra, Chi nhánh Công ty sẽ
hướng tới thiết lập hệ thống và thắt chặt mối quan hệ hợp tác với khách hàng mới
ngoài ngành là các Tổng công ty, các đơn vị ngoài Tập đoàn, các tổ chức kinh tế
mới trong và ngoài nước.
SV: Phạm Quang Tăng
Báo cáo thực tập GVHD: Th.S. Lê Phong Châu
KẾT LUẬN
Bài viết đã khép lại với sự hiểu biết hơn phần nào của em về Chi nhánh Công
ty Cổ phần Máy và Thiết bị Dầu khí tại Móng Cái. Với địa thế đặt Chi nhánh phù
hợp, cách bố trí công việc khoa học, hợp lý. Em tin rằng Chi nhánh sẽ ngày càng
phát triển đáp ứng kịp thời cùng sự đổi mới của đất nước. Chắc trong tương lai
không xa chúng ta ai cũng sẽ biết đến Chi Nhánh Công ty Cổ phần Máy và Thiết bị
Dầu khí Móng Cái thuộc Công ty Cổ phần Máy và Thiết bị Dầu khí - một thành
viên quan trọng của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam về việc xuất nhập khẩu
các máy móc, thiết bị công nghiệp. Với thời gian đi thực tế ở Chi nhánh công ty
không dài và khả năng phân tích còn hạn chế nên bài viết của em không tránh khỏi
thiếu sót em rất mong được sự chỉ dẫn của cô giáo hướng dẫn cũng như của các cán
bộ chi nhánh để em hoàn thành tốt đợt thực tập của mình .
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn cô giáo Lê Phong Châu và các cán bộ
nhân viên Chi nhánh đã tần tình chỉ bảo, hướng dẫn em hoàn thành bài viết này.
SV: Phạm Quang Tăng