Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT BỆNH UNG THƯ (PHẦN 2) pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (290.94 KB, 5 trang )

ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT BỆNH UNG THƯ
(PHẦN 2)


2.2. Phẫu thuật chẩn đoán ung thư
2.2.1. Chẩn đoán bệnh ung thư chỉ đầy đủ, chính xác và có giá trị khi có kết
quả chẩn đoán mô bệnh học. Vì thế phẫu thuật là phương tiện duy nhất để lấy mẫu
bệnh phẩm. Phẫu thuật chẩn đoán ung thư bao gồm nhiều loại, nhiều mức độ khác
nhau song chúng phải tuân thủ nguyên tắc.
- Đường kim, đường rạch sinh thiết trùng với đường mổ sau này để có thể
cắt gọn tổ chức ung thư.
- Kích thước bệnh phẩm phải đủ, phù hợp với yêu cầu xét nghiệm, phải lấy
ở nhiều vị trí, không lấy ở vùng hoại tử nhằm đưa lại tỷ lệ dương tính cao nhất.
- Quá trình thực hiện thủ thuật nhẹ nhàng, gọn gẽ nhằm tránh lây lan, cấy tế
bào ung thư trên đường sinh thiết.
2.2.2. Có những hình thức phẫu thuật chẩn đoán như:
- Sinh thiết bằng kim:
Là thủ thuật thường được áp dụng trong chẩn đoán các khối u vú, hạch, u
phần mềm, gan, phổi
Ngày nay, được sự hướng dẫn của siêu âm, sinh thiết kim đã lấy được bệnh
phẩm ở khối u nhỏ kích thước chỉ vài centimet.
- Sinh thiết khoét chóp hoặc lấy toàn bộ u:
Với những khối u, hạch nhỏ gọn, tốt nhất lấy bỏ toàn bộ khối u - hạch, làm
như vậy sẽ tránh làm gieo rắc tế bào ung thư vào tổ chức lành, đồng thời sẽ giúp
cho việc chẩn đoán mô bệnh học dễ dàng và chính xác hơn.
Với những khối u lớn, dính, không thể lấy gọn được, ta có thể lấy đi một
phần khối u để làm chẩn đoán. Song phải chú ý rằng: Việc làm này là hết sức hạn
hữu, quá trình phẫu thuật phải nhẹ nhàng và sau khi có kết quả chẩn đoán giải
phẫu bệnh phải xử lý ngay khối u bằng xạ trị, hoá chất hoặc phẫu thuật rộng rãi.
- Mở bụng thăm dò và soi ổ bụng:
Chỉ định này áp dụng cho những trường hợp có tổn thương ổ bụng song


chưa có chẩn đoán chính xác bệnh cũng như giai đoạn bệnh.
Việc mở bụng cho phép người thầy thuốc được nhìn tận mắt, sờ tận tay tổn
thương, qua đó đưa ra những chẩn đoán chính xác, khách quan về loại bệnh giai
đoạn bệnh, đồng thời có thể tiến hành sinh thiết hoặc đánh dấu các vị trí tổn
thương giúp cho việc điều trị sau này.
Với một số ung thư (như ung thư buồng trứng), người ta còn tiến hành mở
bụng lại để đánh giá tổn thương "phẫu thuật second look".
Trước đây, mở bụng thăm dò được chỉ định tương đối rộng rãi, song hiện
một số trường hợp đã được thay thế bằng soi ở bụng và chụp cắt lớp vi tính (CT
Scan) hay chụp cộng hưởng từ (IRM).
2.3. Phẫu thuật điều trị ung thư
Có hai loại chỉ định chính là điều trị phẫu thuật triệt căn và tạm thời. Việc
áp dụng chỉ định nào hoàn toàn phụ thuộc vào giai đoạn bệnh. Tuy nhiên, nhiều
ung thư khi phát hiện ra bệnh đã ở giai đoạn muộn (giai đoạn III và IV) do đó hạn
chế nhiều đến kết quả điều trị. Vì vậy, trước khi mổ, người phẫu thuật viên phải có
chẩn đoán chính xác về giai đoạn bệnh cũng như phải hiểu rõ quá trình tiến triển
tự nhiên của loại ung thư mà mình đang điều trị, từ đó mới có thái độ xử lý đúng.
Phẫu thuật điều trị triệt căn trong ung thư có thể là: Phẫu thuật đơn độc (với
những trường hợp bệnh ở giai đoạn sớm - tổn thương khu trú chưa di căn xa) hoặc
nằm trong kế hoạch điều trị phối hợp nhiều phương pháp. Chiến lược, chiến thuật
phối hợp như thế nào hoàn toàn phụ thuộc vào từng loại bệnh và từng giai đoạn
bệnh một cách cụ thể, chính xác trên mỗi trường hợp. Phẫu thuật là phương pháp
chính để điều trị triệt căn cho nhiều bệnh ung thư như ung thư dạ dày, đại trực
tràng, vú, cổ tử cung, phổi, phầm mềm…

Hình 1: Phẫu thuật điều trị ung thư trực tràng

(còn nữa)






×