Phương pháp điều trị gãy
cổ xương đùi
Gãy cổ xương đùi là một hình thái gãy nội khớp, ở một xương lớn
nhất của cơ thể, là loại gãy xương có thể gặp ở mọi lứa tuổi.
Ở trẻ em và tuổi trưởng thành, loại gãy này xảy ra sau một chấn
thương mạnh có thể do nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp.
Ở người cao tuổi thì loại gãy này thường gặp nhất sau chấn thương
của chi dưới, có thể do một sang chấn nhẹ (như trượt chân, ngã dập vùng
chậu hông xuống nền cứng). Đối với người cao tuổi đây là một loại gãy
xương nặng, thường để lại di chứng nặng nề, đôi khi dẫn tới tử vong.
Đặc điểm cấu tạo xương ở cổ xương đùi
Càng cao tuổi thì hệ thống vững chắc cũng như phần mạch máu nuôi
dưỡng cho vùng cổ và chỏm xương đùi càng trở nên nghèo nàn hơn so với
lứa tuổi trẻ. Điểm giao nhau giữa hai hệ xương ở trên là điểm yếu nhất trong
cấu trúc của xương, bởi vậy với người cao tuổi chỉ sau một sang chấn nhẹ
cũng có thể dẫn tới gãy cổ xương đùi. Do đặc thù về giải phẫu cũng như
chức năng sinh lý và nuôi dưỡng vùng cổ và chỏm cho nên rất ít khả năng tự
liền xương sau khi được điều trị bảo tồn. Thông thường khi gãy xương thì
xuất hiện sự hao mòn của cổ xương đùi tùy theo thời gian sau chấn thương.
Các tác giả phân chia các hình thái của gãy cổ xương đùi như sau: gãy
nội khớp (nằm trong diện che phủ của bao khớp); gãy ngoại khớp; các hình
thái gãy ảnh hưởng so với trục của góc cổ thân xương; gãy cổ xương đùi ở
người già; gãy cổ xương đùi chẩn đoán muộn; gãy cổ xương đùi ở người trẻ
(dưới 40 tuổi); gãy cổ xương đùi ở các bệnh nhân Paget, Parkinson, sau ung
thư do di căn
Phát hiện gãy cổ xương đùi bằng cách nào?
Gãy cổ xương đùi ở người cao tuổi thường được chẩn đoán và phát
hiện sau khi thăm khám lần đầu tiên. Tuyệt đại đa số bệnh nhân là người có
tuổi, người già, nữ giới chiếm tỷ lệ cao hơn nam giới. Có tiền sử chấn
thương ở các mức độ nặng, nhẹ khác nhau. Thường sau khi ngã, người bệnh
có cảm giác đau ở vùng nếp bẹn và háng bên có tổn thương. Với loại gãy gài
nhau (diện gãy chưa đi lệch hoàn toàn), bệnh nhân còn cử động được một số
động tác của khớp háng, khớp gối, đôi khi có người còn tự đứng dậy và đi
lại được vài bước. Với trường hợp điển hình, khi thăm khám nhận thấy; chi
bên gãy ngắn hơn so với chi bên lành; cổ và bàn chân bên gãy xoay ngoài,
ngã xuống mặt giường; vùng mấu chuyển lớn lên cao hơn so với bình
thường; đối với vùng cùng đùi (nếp bẹn) bệnh nhân có cảm giác đau chói;
khi duỗi thẳng chân, tác động nhẹ vào gót chân cùng bên người bệnh có thể
thấy đau ở khớp háng; không tự duỗi nhấc chân lên khỏi thành giường ở tư
thế nằm.
Trên phim Xquang ở tư thế thẳng và nghiêng cho phép thầy thuốc
chẩn đoán được gãy xương cũng như các hình thái di lệch của xương.
Các phương pháp điều trị mới và ưu việt
Theo lịch sử y học thì nhiều phương pháp nhằm khắc phục và điều trị
gãy cổ xương đùi đã được đề cập: điều trị bảo tồn, phẫu thuật với can thiệp
tối thiểu, phẫu thuật với các phương tiện kết hợp xương (KHX) vững chắc,
phẫu thuật thay thế khớp bán phần, thay thế khớp toàn phần
Ngày càng có nhiều phương pháp cũng như phương tiện KHX khớp
nhân tạo thế hệ mới, mang lại hiệu quả cao cho người bệnh sau quá trình
điều trị. Đặc biệt với những kỹ thuật mổ ít xâm lấn, khớp háng không xi
măng như ngày nay, người bệnh có thể vận động sớm và tự đi lại được
những bước đi đầu tiên chỉ 12 tiếng đồng hồ sau mổ. Việc điều trị bảo tồn
bằng bó bột chậu lưng chân ngày nay không còn được sử dụng ở các cơ sở y
tế trong điều trị gãy cổ xương đùi ở nhiều người cao tuổi. Với phương pháp
phẫu thuật KHX bên trong bằng những chùm đinh nhỏ, các vít xương xốp tự
do có ép hoặc không ép, cũng như các phương tiện KHX vững chắc hơn như
nẹp 1 khối, nẹp 2 khối hoặc DHS thường không mang lại hiệu quả cao.
Nhiều nghiên cứu của các tác giả nước ngoài cũng như các tác giả trong
nước nhận thấy, với gãy cổ xương đùi cần được chẩn đoán và điều trị sớm,
càng mổ muộn thì khả năng hoại tử vô khuẩn và tiêu mòn cổ xương đùi
càng cao. Nhờ sự ra đời của khớp háng nhân tạo bán phần đầu tiên, do nhà
nghiên cứu người Mỹ áp dụng từ năm 1990 đã mang lại hiệu quả đáng khích
lệ trong điều trị gãy xương cổ đùi ở người cao tuổi, đặc biệt đã trả lại khả
năng lao động, cuộc sống sinh hoạt thường ngày cho những bệnh nhân già.
Chỏm Austin Moore được áp dụng lần đầu tiên tại Bệnh viện Hữu nghị Việt
Đức từ cuối những năm 1960 và thực sự phát triển vào những năm 1970 cho
tới nay. Dựa vào tính chất của tổn thương cũng như chất lượng hiện tại của ổ
khớp háng, khả năng lao động, hoạt động thường ngày và đặc biệt là chất
lượng của hệ thống xương mà các nhà phẫu thuật chỉnh hình có những lời
khuyên hữu ích với những người cao tuổi không may bị gãy cổ xương đùi.