Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Điều trị và phục hồi chấn thương đầu gối ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.35 KB, 6 trang )

Điều trị và phục hồi chấn
thương đầu gối




Đầu gối là khớp dễ thương tổn nhất vì phải mang trọng lượng cơ
thể trong khi làm việc cũng như khi sinh hoạt, đi lại. Trong các khớp
mang trọng lượng cơ thể thì khớp gối là mỏng manh và dễ bị tổn
thương nhất. Với cấu trúc cho phép gập và duỗi, nhưng cử động sang
bên hay quay rất hạn chế, nên đầu gối dễ bị tổn thương bởi những chấn
thương từ hai bên hay do vặn xoay hoặc tác động từ phía trước. Việc
chăm sóc tốt ngay ban đầu các tổn thương đầu gối và hướng dẫn về
phục hồi chức năng là rất cần thiết.
Biểu hiện tổn thương đầu gối
Tùy theo chấn thương nhẹ hay nặng, bệnh nhân thấy các mức độ triệu
chứng là: Đau vừa và nhức nhối, hơi sưng đầu gối, có thể cử động được
khớp gối; Đau và nhức nhối dữ dội hơn, sưng vừa, khó bước đi, không ổn
định khớp, cử động trung bình thấy đau phải dừng lại; Đau dữ dội, sưng to,
chỗ sưng của khớp gối có thể do tích tụ chất hoạt dịch trong bao hoạt dịch
hay chất dịch ở trong khớp, biến dạng khớp gối, hoàn toàn không cử động
được khớp gối. Khi đứng, các đầu gối bình thường duỗi thẳng, nếu gấp
thường xuyên có thể do co cứng đầu gối, hông hoặc thậm chí cả bàn chân.
Bệnh nhân đang đi bộ khi có tổn thương cấp tính, chiều dài của sải chân
ngắn lại, thời gian mang trọng lượng giảm, dáng đi khập khiễng. Nếu tổn
thương mạn tính thấy những biểu hiện của teo cơ, đặc biệt của nhóm cơ tứ
đầu đùi.
Sơ cứu khi bị chấn thương đầu gối
Ngay sau khi bị chấn thương cần làm giảm sưng và đau cho bệnh
nhân bằng các phương pháp: băng ép và chườm đá sớm có thể làm giảm
sưng. Nếu quấn băng đàn hồi, tốt nhất là sử dụng loại băng có bề rộng 15cm,


băng ép chặt, nên dặn bệnh nhân theo dõi xem nếu có sưng ở phần dưới cẳng
chân thì phải nới băng (băng lại với áp lực giảm đi). Chườm đá lạnh có thể
làm giảm sưng trong 48 giờ đầu sau khi bị chấn thương, nên chườm nhẹ trên
vùng bị thương trong 15 phút, cách 4 giờ một lần. Sau 48 giờ nên chườm
nóng trong 30 phút, 3-4 lần một ngày, có thể dùng một miếng đệm nóng,
chai nước nóng, đèn nóng để chườm. Dùng thuốc giảm đau cho bệnh nhân
rất quan trọng để bệnh nhân dễ chịu, có thể dùng một trong các loại thuốc
sau: acetaminophen, các loại thuốc chống viêm không steroid để làm giảm
viêm và mau phục hồi chức năng vận động.
Biện pháp điều trị
Tùy mức độ nặng nhẹ của tổn thương mà dùng bó bột, nẹp cố định,
phẫu thuật. Nếu nghi ngờ gãy xương hoặc thấy bệnh nhân không thể đứng
được cần chụp Xquang để xác định chính xác. Trường hợp có gãy xương,
cần phải cố định khớp gối bằng bó bột hay dùng nẹp. Phải bó bột từ vị trí
trên cổ chân cho tới tận phần trên của bắp đùi. Hoặc cố định bằng nẹp, phải
nẹp từ dưới bắp chân tới khoảng giữa đùi; Nên dùng những thanh cố định có
thể tháo ra được có hiệu quả tốt, có thể phòng teo cơ quá mức, tránh phải
phục hồi chức năng kéo dài. Dùng nẹp đầu gối có đệm, nịt chặt và khóa kéo
Velcro là một lựa chọn tốt vì việc khám lại dễ dàng, chườm đá hay nóng,
vận động nhẹ nhàng và có thể vận động sớm hơn. Dù có gãy xương hay
không gãy xương, mọi bệnh nhân khi đi đứng mà thấy đau đều phải mang
nạng. Chú ý thời gian càng lâu thì bệnh nhân càng không thể mang trọng
lượng cơ thể vì đầu gối đau, do đó hầu hết các thương tích đầu gối đều có
chỉ định cố định thử và đi nạng.
Điều trị bằng phẫu thuật trong các trường hợp: tổn thương ở dây
chằng, rách hoàn toàn; các tổn thương sụn chêm không lành được.
Vì khó tiên lượng thời gian để một dây chằng bị tổn thương sẽ trở lại
bình thường về mặt giải phẫu cũng như chức năng, nên phải thường xuyên
tái khám và theo dõi cho bệnh nhân.
Phục hồi chức năng



Bệnh nhân nên cố gắng luyện tập phục hồi chức năng vận động của
đầu gối càng sớm càng tốt. Tập phục hồi chức năng là làm giảm sự mất mát
không thể tránh khỏi do không hoạt động. Không những cần điều trị cho
mau lành lại của cấu trúc bị tổn thương ở đầu gối, mà còn chú ý đến điều
kiện của các cơ và dây chằng hỗ trợ khác, cũng như sự khỏe mạnh của toàn
bộ cơ thể. Nếu không sớm vận động, sức mạnh của sợi keo, dây chằng và
trương lực cơ nói chung, tất cả bị mất đi trong vòng mấy tuần, thậm chí mấy
ngày nếu không hoạt động. Vì vậy bệnh nhân cần tập sớm theo các hướng
dẫn sau: khi các triệu chứng đã giảm, bệnh nhân có thể tập các bài vận động
nhằm làm mạnh nhóm cơ tứ đầu đùi và các cơ khoeo. Bệnh nhân ở tư thế
ngồi bắt đầu đặt một chân lên một ghế đẩu thấp và đầu gối duỗi khoảng
150°, tập duỗi đầu gối dần tới 180°, lúc đầu không đeo trọng lượng, cử động
10 lần thì thêm trọng lượng vào cổ chân. Tập tăng dần cả trọng lượng và số
lần tùy thuộc sức khỏe và nếu vẫn thấy dễ chịu của bệnh nhân. Nên tập cả
động tác gập đầu gối lại, nhưng không nên gập quá tới 40°. Tập động tác:
hai bàn chân dạng ra hơi vượt quá chiều rộng của vai, nhảy từ bàn chân nọ
sang bàn chân kia tới khi thấy khó chịu thì ngừng lại. Nếu vận động như vậy
mà không đau, các hoạt động của đầu gối được xem như đã bình phục.

×