Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Làm gì khi đổ mồ hôi tay pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.74 KB, 5 trang )

Làm gì khi đổ mồ hôi tay



Đổ mồ hôi ở hai bàn tay là tình trạng rất thường gặp trong
cuộc sống. Bệnh có vẻ không có gì ghê gớm, nhưng nó lại
gây trở ngại cho người mắc bệnh trong công việc và giao
tiếp hằng ngày.
Tần suất mắc bệnh

Theo PGS.TS Nguyễn Hoài Nam (giảng viên Đại học Y
Dược, TP.HCM): đổ mồ hôi ở hai lòng bàn tay là tình trạng
gặp rất nhiều trong dân số. Các nhà chuyên môn nhận thấy
rằng, hiện tượng tăng tiết mồ hôi là do tình trạng cường
giao cảm của người bệnh. Theo y văn, tỷ lệ mắc bệnh trong
dân là từ 1-2 trường hợp/1 ngàn người. Riêng tại Việt Nam,
tuy chưa có một thống kê chính xác, nhưng theo khảo sát
của một giáo sư của Bệnh viện Việt - Đức (Hà Nội), thì
phần lớn những bệnh nhân bị tình trạng đổ mồ hôi tay đều
ở tuổi rất trẻ (trên dưới 20 tuổi). Phần lớn những người mắc
bệnh làm những công việc, ngành nghề cần phải thao tác
chính xác bằng tay như: lắp ráp điện tử, vẽ kỹ thuật, giáo
viên

Tình trạng ra nhiều mồ hôi ở bàn tay làm ảnh hưởng rất lớn
đến công việc, gây mặc cảm trong giao tiếp và lắm lúc
không được đảm bảo vệ sinh.

Phẫu thuật chữa trị

Nhiều trường hợp bị đổ mồ hôi tay chữa trị bằng nhiều


cách cũng không đỡ bệnh. Theo PGS.TS Nguyễn Hoài
Nam, có nhiều phương pháp để điều trị chứng đổ mồ hôi
tay đã được áp dụng. Chẳng hạn, với các bác sĩ chuyên về
nội khoa, thường sử dụng phương pháp điều trị nội để làm
giảm bớt mồ hôi là các thuốc ức chế giao cảm, các thuốc
làm giãn mạch ngoại vi và các thuốc ức chế kênh Calci
Tuy nhiên, với chứng đổ mồ hôi tay, phần lớn việc điều trị
nội khoa không dứt bệnh hẳn được.

Một phương pháp nữa cũng thường được các bác sĩ áp
dụng cho người bệnh đổ mồ hôi tay cho bệnh nhân trước
đây đó là, tiêm nước nóng vào hạch thần kinh giao cảm để
diệt các sợi giao cảm - phương pháp này cũng cho kết quả
khá tốt, nhưng nhiều khi do không kiểm soát được mức độ
lan rộng của nhiệt do đó những cơ quan khác nằm lân cận
hạch cũng bị tổn thương. Cũng từ lâu, các bác sĩ ngoại khoa
cũng đã áp dụng phương pháp cắt hạch thần kinh giao cảm
để điều trị chứng đổ mồ hôi tay.

Qua nghiên cứu cho thấy, các hạch ngực 2 và 3 chi phối
việc bài tiết mồ hôi của bàn tay và cánh tay, do đó chỉ cần
cắt hai hạch này là giải quyết được vấn đề. Trước đây, việc
cắt hạch thần kinh giao cảm ngực để điều trị chứng đổ mồ
hôi tay phải thực hiện qua phẫu thuật mở lồng ngực rất
phức tạp, thời gian mổ kéo dài trên 2 giờ đồng hồ, phẫu
thuật lớn nhưng phần hạch cắt rất nhỏ, bệnh nhân đau nhiều
sau phẫu thuật. Ngày nay, hầu hết các nước tiên tiến và ở
các khoa phẫu thuật lồng ngực và tim mạch trong nước đều
áp dụng được kỹ thuật cắt thần kinh giao cảm ngực qua ngả
nội soi để điều trị chứng đổ mồ hôi tay.


Một số điểm cần lưu ý đối với bệnh nhân

+ Trước khi mổ, bệnh nhân cần được giải thích rõ khả năng
đổ mồ hôi bù trừ tại những vị trí khác như nách, thân mình,
mông (chiếm tới trên 20% số bệnh nhân được phẫu thuật) -
chính hiện tượng này làm giảm tính chất ngoạn mục của
phẫu thuật. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân đã chấp nhận được.

+ Một số biến chứng khác có thể xảy ra trong điều trị như:
tràn khí màng phổi (chiếm 2,7%), tràn khí dưới da (khoảng
2%), tràn máu màng phổi (0,1-1%), xẹp một phần thùy
phổi (khoảng 0,4%), đau sau mổ hay còn gọi là đau giao
cảm, xảy ra trong 3 tháng đầu, đau ở vai và mặt ngoài cánh
tay mà nguyên nhân của nó là tình trạng tăng tính nhạy cảm
của da vùng không cắt thần kinh giao cảm.

+ Thời gian phẫu thuật cắt hạch thần kinh giao cảm ngực
qua ngả nội soi lồng ngực hai bên diễn ra trong vòng
khoảng trên dưới một giờ đồng hồ. Sau phẫu thuật, bàn tay
sẽ ấm hẳn lại, mồ hôi tay không còn đổ nữa.

×