SỬA CHỮA - BẢO DƯỢNG CƠ CẤU TRỤC KHUỶU THANH TRUYỀN
GIÁO ÁN LÝ THUYẾT SỐ: 7 Thời gian thực hiện: Lớp: CN ÔTÔ 2n
Số giờ đã giảng: Thời gian: 3 giờ
Thực hiện ngày tháng năm 2008
TÊN BÀI: SỬA CHỮA CHỐT PISTON
Mục tiêu: Sau khi học xong bài học này, học sinh có khả năng sau:
+Kiến thức: Trình bày được nhiệm vụ, cấu tạo, phương pháp lắp ghép, hiện tượng, nguyên nhân
hư hỏng, phương pháp kiểm tra và sửa chữa chốt Piston.
+Kỹ năng: Kiểm tra, sửa chữa được các hư hỏng của chốt Piston đúng phương pháp hoặc chọn
chốt Piston thay thế đúng tiêu chuẩn kỹ thuật do nhà chế tạo quy đònh
+Thái độ: Tác phong công nghiệp ; thói quen hành nghề và có thể biểu đạt bởi sự:
- Hình thành lòng yêu nghề , q trọng lao động.
- Thói quen đúng giờ.
- Kỹ thuật, kỷ luật lao động chính xác.
I. ỔN ĐỊNH LỚP: Thời gian: 4’
- Số học sinh vắng:……………………………………………………………….Tên: ……………………………………………………………….
……………………………………………………………….……………………………………………………………….……………………………………………………………….
II. KIỂM TRA BÀI CŨ: Thời gian: 4’
Câu hỏi kiểm tra:
Dự kiến học sinh kiểm tra:
Tên
Điểm
III. GIẢNG BÀI MỚI: Thời gian:
Đồ dùng và phương tiện dạy học:
Hồ sơ chuyên môn:
Phấn, Giáo án,….
Nội dung, phương pháp: Phương pháp thuyết trình, giảng giải, phân tích, đàm thoại.
TT NỘI DUNG GIẢNG DẠY PHƯƠNG PHÁP
GIẢNG DẠY
Thời
gian
Giáo viên Học sinh
1
Chốt piston: 2h
- Nhiệm vụ: Là bộ phận trung gian để nối nhóm Piston với nhóm thanh truyền.
- Cấu tạo: chốt Piston được làm bằng thép trui cứng gắn vừa vào trong một khâu bằng thau
ráp ở đầu nhỏ thanh truyền và hai lỗ khoét trên thân Piston. Để cản trục Piston di chyển
theo chiều trục cọ sát vào xilanh thì chốt Piston thường được cố đònh theo chiều trục bằng
hững phương pháp sau:
Cố đònh chốt Piston tại lỗ khoét ở phần thân Piston nhờ một vít ép:
Với phương pháp này thì bệ chốt nơi bướu Piston có thể làm nhỏ lại và không cần đưa
nhớt bôi trơn đén đầu nhỏ thanh truyền có thể làm lớn để giảm áp lực tác động lên thanh
truyền. Tuy nhiên vớii phương pháp này thì chốt Piston có độ võng lớn, chốt Piston bò mòn
không đều và con vít ép làm tăng trọng lượng nhóm Piston.
Cố đònh chốt Piston tại đầu nhỏ thanh truyền nhờ vít hay bulông.
Với phương pháp này thì đầu nhỏ thanh truyền có thể làm nhỏ lại và không cần đưa nhớt
bôi trơn lên đầu nhỏ thanh truyền. Tuy nhiên chốt bò mòn không đều và khi động cơ nóng
máy thường có hiện tượng gõ chốt( khi tăng giảm ga ta nghe tiếng gõ cơ khí. Đó có thể là
tiếng gõ của chốt Piston lỏng)
Dùng Khoen Circlip hay nút chận để giới hạn sự dòch chyển theo chiều trục của chốt
Piston: Với phương pháp này thì chốt Piston co thể xoay quanh tự do đường tâm của chốt
và chốt được mòn đều hơn. Nhưng với phương pháp này thì nhớt bôi trơn phải được đưa
đến đầu nhỏ thanh truyền và hai lỗ khoét ở thân Piston
SỬA CHỮA - BẢO DƯỢNG CƠ CẤU TRỤC KHUỶU THANH TRUYỀN
TT NỘI DUNG GIẢNG DẠY PHƯƠNG PHÁP
GIẢNG DẠY
Thời
gian
Giáo viên Học sinh
- Các phương pháp lắp ghép chốt Piston:
2
Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng, phương pháp kiểm tra, sửa
chữa chốt piston:
- Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng:
Thay chốt Piston và bạc lót:
Giữa chốt Piston và lỗ bệ chốt có bạc lót do bôi trơn không tốt và sử dụng lâu ngày nên dễ bò
mài mòn làm cho khe hở tăng lên, khi làm việc sẽ có tiếng gõ không bình thường, cần phải kòp
thời kiểm tra và thay thế.
Kiểm tra chốt Piston:
Chốt Piston trong khi làm việc, do bề mặt của nó chòu lực không đều, nên mòn không đều, tạo
thành độ côn và độ Ôvan. Phương pháp kiểm tra như sau:
Kiểm tra độ côn Dùng Pan me đo ba điểm ở chính giữa và hai đầu của chốt, hiệu số đo được là
độ côn, nếu vượt quá0,005mm thì phải thay.
Kiểm tra độ Ôvan Dùng Panme đo chung quanh ở phần chính giữa của chốt Piston. Hiệu số của
đường kính lớn nhất và nhỏ nhất đo được là độ ôvan nếu vượt quá 0,005mm thì phải thay.
Chọn lắp chốt Piston:
Kích thứơc sửa chữa của chốt Piston có quy cách như sau: 0,05; 0,075; 0,100; 0,125; 0,15; 0,20;
0,25mm. Kích thước tăng lớn nói chung đều ghi trên mặt chốt hoặc trên hộp đựng.
Khi chọn lắp nên căn cứ vào vào đường kính trong của lỗ chốt để chọn chốt tăng lớn gần sát với
kích thước sửa chữa. Nếu đã chọn đúng chốt có kích thước sửa chữa ở cấp lớn nhất, mà khi lắp
vẫn cảm thấy lỏng thì nên thay Piston rồi chọn đúng chốt Piston có kích thước tiêu chuẩn.
- Phương pháp kiểm tra, sửa chữa hư hỏng:
Doa lỗ chốt Piston và bạc lót
Khi thay Piston, cần phải căn cứ vào đường kính ngoài của chốt Piston mới để doa bạc lót và lỗ
chốt Piston. Làm cho nó có khe hở và độ lắp ghép thích đáng, nếu bạc lót đã bò mòn, quá mỏng
thì nên thay bạc lót mới rồi tiến hành doa lỗ.
@ Doa lỗ bạc lót đầu nhỏ thanh truyền.
Thay bạc lót: dùng khuôn ép hoặc đục để ép hoặc đục bạc lót cũ ra( Chú ý không được đục
hỏng đầu nhỏ thanh truyền), sau đó chọn bạc lót có độ dôi 0,10 ÷ 0,20mm đặt trên máy ép tay
hoặc êtô để ép vào thanh truyền. chú ý khi ép, góc vát phải hướng về bên trong, lỗ dầu phải
đúng vò trí, nếu ép trên êtô thì phải có tấm kim loại mềm để đệm.
Doa bạc lót đầu nhỏ thanh truyền: Chọn đúng dao doa ( xe Gát – 51 dùng dao doa 21,75 ÷
23,5mm; xe Zin 150 dùng dao doa 25 ÷ 30mm) cặp chặt vào êtô hai tay giữ thanh truyền nằm
ngang cho đường tâm của nó vuông góc với dao doa, sau đó quay thanh truyền theo chiều quay
của kim đồng hồ để doa lỗ. Khi doa, chú ý không được quay ngược lại, lượng ăn dao của mỗi
lần doa không lớn quá, lực dùng cũng không được lớn quá, luôn giữ cho thanh truyền vuông góc
với dao doa để tránh doa lệch. Sau khi doa xong một lần, có thể lật ngược lại để doa một lần nữa
tránh doa thành hình côn. Trong khi doa phải thường xuyên kiểm tra để tránh khoét lỗ lớn quá
gây hư hỏng, nhất là khi doa sắp xong, lúc này không cần điều chỉnh dao doa lớn thêm nữa.
Trên cơ sở kích thước đó, doa thêm hai lần hoặc dùng mũi cạo để sửa cho vừa. diện tích tiếp xúc
giữa chốt Piston và bạc lót đã doa xong không nêndưới 75% tổng diện tích. Nếu mặt tiếp xúc
không đủ, thì có thể dùng mũi cạo sửa lại rồi đem chốt Piston lắp vào bạc lót và cặp lên Êtô,
dùng tay lắc qua lắc lại thanh truyền, sau đó tháo chốt ra để xem mặt tiếp xúc, nếu cần thiết thì
tiến hành cạo sửa thêm nhiều lần để cho mặt tiếp xúc đạt được tiêu chuẩn.
Thử độ chặt lắp ghép giữa chốt Piston và bạc lót đầu nhỏ thanh truyền: Khe hở lắp ghép giữa
chốt Piston và bạc đầu nhỏ thanh truyền từ 0,0045 ÷ 0,0095mm, khe hở này rất khó kiểm tra. Để
xác đònh khe hở có thích đáng hay không, sau khi doa xong có thể thử như sau: lau sạch chốt
SỬA CHỮA - BẢO DƯỢNG CƠ CẤU TRỤC KHUỶU THANH TRUYỀN
TT NỘI DUNG GIẢNG DẠY PHƯƠNG PHÁP
GIẢNG DẠY
Thời
gian
Giáo viên Học sinh
Piston và mặt trong của ống lót bôi một lớp mỏng dầu máy( khi nhiệt độ trong phòng là 15
0
÷
25
0
C nếu có thể dùng sức của ngón tay cái để ấn chốt vào trong bạc lót thì khe hở lắp ghép đạt
tiêu chuẩn( mặt tiếp xúc đạt yêu cầu)
@ Doa lỗ chốt Piston.
Phương pháp doa lỗ chốt Piston hoàn toàn giống như bạc lót
@ Lắp và thử chốt Piston.
Độ dôi lắp ghép giữa chốt và lỗ chốt Piston nằm trong phạm vi 0,0025 ÷ 0,0075mm, trò số này
cũng rất khó kiểm tra. Piston bằng nhôm, có thể dùng phương pháp lắp nóng như sau:
Dùng Panme đo ngoài để đo độ ôvan của Piston và ghi lại.
Cho Piston vào nước đun nóng 75 ÷85
0
C, lấy piston ra nhanh chóng lau sạch lỗ chốt, sau đó
lắp chốt Piston vào, nếu dùng sức của lòng bàn tay có thể ấn được vào là vừa. Nếu sau khi đun
nóng, chốt Piston vẫn không thể ấn vào được thì chứng tỏ lỗ chốt quá nhỏ, nên doa hoặc sửa lỗ
thêm một chút, không nên miễn cưỡng dùng búa đóng vào.
Sau khi đẩy chốt Piston vào được một đầu, thì bôi ngay mọt lớp dầu bôi trơn vào trong bạc lót
thanh truyền rồi đưa đầu thanh truyền vào trong piston ( chú ý ký hiệu trên thanh truyền nằm về
phía Piston không xẻ rãnh)rồi tiếp tục dùng sức của lòng bàn tay ấn chốt Piston vào qua bạc
thanh truyền và lỗ chốt Piston còn lại. Đợi sau khi Piston nguội, dùng Panme để đo độ ôvan của
thân Piston, nếu biến dạng vượt quá0,025mm thì chứng tỏ lắp ghép quá căng, nên tống chốt
Piston ra, cạo lại lỗ chốt một ít, sau đó vẫn lắp theo phương pháp trên khi không biến dạng mới
thôi.
Sau khi lắp xong, dùng hai tay giữ chặt Piston, đặt thanh truyền nằm ngang và hơi ghếch, nếu
độ chặt của Piston vừa phải thì thanh truyền nhờ sức nặng của bản thân sẽ từ từ hạ xuống, nếu
độ lắp ghép quá lỏng thì thanh truyền hạ xuống rất nhanh, nếu quá chặt thì không hạ xuống
được, cần phải sửa lại.
Cuối cùng lắp khóa hãm chốt Piston vào rãnh hãm chiều sâu của nó không quá ½, nếu không
thì phải tiện sâu rãnh hãm.
Nếu lỗ doa bò rộng, không đua nóng mà cũng có thể ấn chốt Piston vào dễ dàng, thì không
không dùng được, nếu thay chốt Piston lớn hơn một cấp hoặc thay Piston khác để doa lắp lại,
Cho nên khi doa lỗ phải rất cẩn thận để tránh gây lãng phí.
Kiểm tra khe hở giữa lỗ Piston và chốt Piston:
Do trục Piston được chế tạo bằng thép hợp kim, dưới tác dụng của nhiệt độ thì nó giãn nở không
đáng kể. Nhưng vật liệu làm Piston là hợp kim nhôm, có hệ số giãn nử lớn, do vậy dưới tác dụng
của nhiệt độ lỗ Piston sẽ giãn nở lớn ra, nên khe hở lắp ghép sẽ gia tăng sinh ra va đập làm phá
hủy màng dầu bôi trơn. Vì vậy khi chế tạo khe hở lắp ghép giữa lỗ Piston và trục Piston rất bé.
Khe hở lắp ghép được kiểm tra như sau:
Nung nóng Piston từ từ và đật nhiệt độ khoảng 80
0
C.
Dùng ngón tay đẩy trục Piston vào lỗ Piston nó phải di chuyển nhẹ nhành nhưng không được
lỏng.
Kiểm tra khe hở đầu nhỏ thanh truyền và trục Piston:
Dùng Calíp để kiểm tra đường kính trong của đầu nhỏ thanh truyền.
Dùng Panme đo đường kính ngoài của trục Piston.
Khe hở lắp ghép giữa trục Piston và đầu nhỏ thanh truyền từ 0,005 đến 0,01mm. Khe hở đầu
tối đa không quá 0,05mm.
Nếu khe hở lớn hơn cho phép, thay thế bạc lót đầu nhỏ thanh truyền. nếu cần thiết thay mới
trục Piston và Piston
IV. TỔNG KẾT BÀI: Thời gian: 7’
Nội dung Phương pháp thực hiện Thời gian
SỬA CHỮA - BẢO DƯỢNG CƠ CẤU TRỤC KHUỶU THANH TRUYỀN
V. CÂU HỎI, BÀI TẬP: Thời gian: 4’
Nội dung Phương pháp thực hiện Thời gian
VI. TỰ RÚT KINH NGHIỆM :( Chuẩn bò, tổ chức, thực hiện )
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
TRƯỞNG BAN/ TRƯỞNG TỔ MÔN Ngày…… tháng…… năm 2008
Ký duyệt Chữ ký giáo viên
«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»